Chương 1688: Cô giáo như mẹ
Chương 1688: Cô giáo như mẹ
Trước khi cô Lê đến, hai bạn học đã lấy giẻ để lau và khử trùng sạch sẽ bàn rồi, rồi dọn lại ghế gọn gàng. Bác sĩ Trịnh mở ngăn kéo bàn làm việc, lấy ra bút và một chồng đơn đăng ký khám bệnh đã được phân loại rồi đặt trên bàn tạo thành một ngọn núi nhỏ, sau đó dạy hai bạn học cách điền vào những mẫu đơn này.
Mẫu đơn đăng ký khám lâm sàng của mỗi bệnh viện đều giống nhau, không gì khác hơn là ghi những dấu hiệu dương tính khi khám bệnh, tiền sử bệnh lý, chẩn đoán mang thai và mục đích đăng ký.
Trong khi hai bạn học nghe bài giảng của cô giáo Trịnh và đặt một vài câu hỏi, thì đã gần đến giờ khám bệnh, và hành lang trở nên sôi nổi.
"Bác sĩ Viên, anh đi làm việc của anh đi. Hôm nay tôi có hai bạn nhỏ sẽ đi theo giúp, tôi có thể để hai đứa nó đi làm."
Nghe giọng nói này, rõ ràng là cô Lê đã đến.
Hai sinh viên Tạ Uyển Doanh cùng Cảnh Vĩnh Triết lập tức quay người lại và kêu lên: “Cô giáo.”
“Ừm.” Giọng nói dịu dàng ấm áp của cô giáo Lê giống như tấm lòng của một người mẹ vậy, và nụ cười tỏa nắng của cô khiến cả phòng khám bệnh như lập tức biến thành mùa xuân.
Từ tinh thần này của cô mà xem thì cô không giống như là bị bệnh, nhưng cô đúng là bị cảm, giọng hơi khàn, chỉ cần nói vài câu thì sẽ ho vài tiếng.
Thấy vậy, Tạ Uyển Doanh cầm lấy bình thủy giữ ấm trên bàn giúp cô Lê đổ đầy nước nóng từ ấm điện mới đun, bởi vì cô bị cảm cần uống nhiều nước hơn.
Tuy bị cảm cần nên uống nhiều nước, nhưng các bác sĩ khi khám bệnh thì hoàn toàn không thể uống nhiều nước. Vì uống nhiều nước nhất định sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn. Người bệnh thì hết người này đến người khác, bác sĩ chữa không hết được. Đơn giản là người bệnh không đủ kiên nhẫn để đợi bác sĩ đi vệ sinh thường xuyên.
Bình thủy giữ ấm chỉ chạm một chút vào môi dưới của cô Lê, cô không dám uống thêm. Bác sĩ Trịnh lúc trước đã giải thích lý do tại sao hai người họ phải giúp giáo viên nói nhiều hơn, giờ thì Tạ Uyển Doanh và bạn học Cảnh đã hiểu rõ.
Chỉ là người bệnh đến khám muốn nghe ý kiến của chuyên gia chứ không phải học trò của bác sĩ. Hai bạn học có chút đau đầu, suy nghĩ như thế nào phá vỡ tình huống này.
Bác sĩ Trịnh có việc riêng cần phải làm, lúc rời đi còn cười với hai lính mới: “Hai ngày nữa chị sẽ dẫn hai em đi trực ca đêm đầy phấn thích.”
Không cần. Hai bạn học kêu rên trong lòng.
Đã tám giờ, người bệnh đầu tiên vào phòng khám vội vàng vì sợ bị cướp chỗ.
Những người bệnh hiếm khi lần đầu tiên đến khám tại bệnh viện tuyến ba, họ sẽ đến khám nhiều hơn ở các bệnh viện khác sau đó họ sẽ mang theo hồ sơ bệnh án trước đây đến đây gặp bác sĩ.
Bác sĩ Lê Vũ n ngồi nghe người bệnh miêu tả tình trạng của họ, thỉnh thoảng cúi đầu xuống xem qua hồ sơ bệnh án và các báo cáo kiểm tra trước đó mà người bệnh đưa đến.
Người bệnh là một phụ nữ khoảng hơn hai mươi tuổi, cô ấy khẳng định rằng ngày thường
không mắc bệnh gì nghiêm trọng, chỉ bị viêm “ m” đạo (từ “ m” đồng âm với hòa hợp). Vì vậy, đã lầm tưởng rằng bệnh hiếm muộn của mình là do viêm “âm” đạo nên đã điều trị tích cực theo hướng này. Tại bệnh viện nơi cô ấy hay khám, cô đã được điều trị viêm “âm” đạo kéo dài mấy tháng, các chỉ số của cô đều cải thiện tốt hơn, nhưng điều kỳ lạ là cô ấy vẫn chưa có con. Lúc này, bệnh viện kia đề nghị người bệnh làm siêu âm B thì phát hiện là bị u nang buồng trứng.
Khám phụ khoa ở các bệnh viện lớn thường ít có khả năng bác sĩ nói rằng họ sẽ không siêu âm B. Họ sẽ trực tiếp chỉ định một loạt các thao tác khám thông thường cho người bệnh trong lần tư vấn đầu tiên, trong đó chắc chắn sẽ bao gồm siêu âm phụ khoa B. Không thể nói rằng các bác sĩ ở bệnh viện lớn chỉ định khám lung tung, bởi vì có những ca bệnh thường xuyên xảy ra như vậy, cho nên bọn họ chỉ cần kiểm tra toàn bộ trước cho người bệnh là xong. Hậu quả của việc điều trị sai cách giống như người phụ nữ trước mặt đây, một là không đạt được tới mục đích điều trị còn tốn tiền mà lại hại thân, hai là căn bệnh ẩn ban đầu bị chậm trễ chữa trị, càng về sau thậm chí còn nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.