Bệnh nhân ngay khi nghe anh ấy nói mấy lời này liền cười lớn.
Bày trò cười để khiến cho bệnh nhân vui vẻ, tiếp theo, Tào Dũng sẽ chụp để kiểm tra cho bệnh nhân nam khoảng bốn mươi tuổi, phải căn dặn với anh ta những điều cần phải biết: "Sau khi xuất viện, anh cần phải đến khoa phục hồi chức năng và tiếp tục tập luyện phục hồi chức năng."
“Tôi biết rồi, bác sĩ Tào. Tốt hơn hết là không gặp lại anh trong tương lai, phải không nào?” Bệnh nhân cười hỏi.
“Cần phải uống thuốc đều đặn và theo dõi huyết áp ở nhà, đừng để thành ra như thế này nữa.” Lúc này Tào Dũng đang cằn nhằn với bệnh nhân y như một người mẹ già.
Ai nói rằng bác sĩ ngoại khoa phẫu thuật xong là xong, họ vẫn cần phải tiếp tục thực hiện các công việc theo dõi bệnh nhân. Thật giống như một người mẹ già chăm sóc con thơ vậy.
Bệnh nhân này đã gần hồi phục và có thể xuất viện rồi, cần phải nhường giường để tiếp nhận bệnh nhân mới. Hoàng Chí Lỗi ghi ghi chép chép vào tờ giấy, sau đó dặn dò cấp dưới, muốn xuất viện thì cần phải viết hồ sơ xuất viện và phải có y lệnh xuất viện của bác sĩ. Trong khoảng thời gian này, Tào Dũng và bệnh nhân đã vừa cười vừa nói chuyện với nhau mấy câu.
Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười đẹp trai của anh ấy, Tạ Uyển Doanh dường như hiểu tại sao anh thích cười.
Vì cười có thể mang lại niềm vui cho người bệnh. Khác với bệnh nhân các khoa ngoại khác, những bệnh nhân của khoa ngoại não cần điều chỉnh tâm lý rất rất nhiều trong khoảng thời gian sau đó và những bệnh nhân này sẽ phải đối mặt với cơ thể rối loạn chức năng trong suốt quãng đời còn lại. Vì vậy, bệnh nhân của khoa ngoại não phần lớn sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Sau khi nói chuyện xong với bệnh nhân số 22, Tào Dũng dẫn mọi người đến chỗ bệnh nhân số 23 và bệnh nhân số 24. Sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, anh ta đã lấy lại được trạng thái ý thức nhưng chỉ có thể nằm trên giường mà không thể đi lại.
Kiểm tra phòng vào ngày đầu tiên sau khi trở lại văn phòng khoa, Tào Dũng đã tự mình khám sức khỏe cho bệnh nhân nên anh cảm thấy đôi chút yên tâm.
Khám lâm sàng ngoại khoa thần kinh mang tính đặc trưng của ngoại khoa thần kinh, nói một cách đơn giản thì bộ phận cần điều trị là não bộ nên phải kiểm tra các chức năng liên quan đến não bộ. Ví dụ, cần phải kiểm tra xem bệnh nhân nói năng, ăn uống như thế nào, đầu hay mặt có đau không, chân tay có cử động được hay không, có cảm nhận được hay không, vân vân. Đây là nói một cách dễ hiểu, trên thực tế, có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành cho mấy bài kiểm tra này.
Có các bài kiểm tra sức mạnh cơ bắp để phát hiện rối loạn chức năng chi, để kiểm tra trạng thái tinh thần của bệnh nhân, phải chấm điểm trạng thái ý thức, kiểm tra trí nhớ, vân vân. Khứu giác, thị giác, thính giác,… tưởng chừng chỉ là vấn đề của bệnh tai mũi họng, nhưng trên thực tế, một số bệnh liên quan đến ngoại khoa thần kinh, và chúng đều cần được kiểm tra.
Bệnh nhân liệt nửa người thường hay thè lưỡi sang một bên, và hành động nuốt của bệnh nhân liên quan đến việc bệnh nhân có tự ăn được hay không. Khó nuốt thì phải đặt ống thông dạ dày, nếu không bệnh nhân có thể bị nghẹt thở.
Việc kiểm tra cẩn thận về mọi mặt là rất quan trọng, chỉ cần sơ suất một chút là bệnh nhân có thể tử vong. Mặc dù những bệnh nhân này là bệnh nhân nội trú, việc khám tổng thể đáng lẽ đã được thực hiện sớm, bây giờ kiểm tra phòng tương đương với việc tái khám, tương đối đơn giản, tuy nhiên cần quan tâm đến những tiến triển, thay đổi hay tái phát về tình trạng của bệnh nhân.
Các bác sĩ cấp trên nên có trách nhiệm giảng dạy, chẳng hạn hôm nay khi có thời gian rảnh có thể gọi sinh viên y khoa cấp dưới lên khám sức khỏe cho bệnh nhân, hướng cho sinh viên y khoa đến việc đặt vấn đề và các sinh viên y khoa khóa dưới giải đáp các câu hỏi có thể thảo luận một chút.
Hôm nay, Tạ Uyển Doanh chịu trách nhiệm giữ hồ sơ bệnh án đứng phía sau đàn anh của mình, kể từ khi cùng đàn anh ra khỏi phòng, cô đã cầm tổng cộng mười một bộ hồ sơ bệnh án.
Lẽ ra, đàn anh Hoàng cố ý rèn luyện thực hành cô ấy, vấn đề giữ hồ sơ y tế cho các đợt điều trị của bệnh viện ban đầu là công việc của các sinh viên y khoa. Tuy nhiên, hồ sơ bệnh án chung sẽ được chia cho nhiều người cùng nắm giữ. Tạ Uyển Doanh suy nghĩ, phỏng đoán lúc đàn anh Hoàng đến đây cũng giống như vậy, được huấn luyện nắm giữ hơn chục bệnh án, nên huấn luyện cô một cách máy móc như thế.
Sinh viên y khoa mang theo sổ hồ sơ bệnh án để thuận tiện cho bác sĩ cấp trên kịp thời lấy xem hồ sơ bệnh án mỗi khi cần kiểm tra bệnh án. Vì vậy, Tạ Uyển Doanh phải điều chỉnh thứ tự hồ sơ bệnh án trước và sau mỗi giường bệnh mà bác sĩ cấp trên kiểm tra, để bác sĩ cấp trên không cần tìm cho dù bất kể ở đâu hay khi nào, trên tay cô lúc nào để bản hồ sơ mà bác sĩ cấp trên muốn lấy ở trên cùng.