Thế Giới Của Các Vị Thần (Bản Dịch)

Chương 571 - Chương 572: Nguyên Tắc Thứ Nhất (2)

Chương 572: Nguyên tắc thứ nhất (2) Chương 572: Nguyên tắc thứ nhất (2)Chương 572: Nguyên tắc thứ nhất (2)

Nguyên tắc thứ nhất (2)

Valhein nói:

"Đây là một lý luận cực kỳ thâm ảo, nhưng nhìn thì rất đơn giản, chúng ta có thể cơ hồ lập tức hiểu được câu mỗi lĩnh vực đều tôn tại nguyên tắc thứ nhất, chúng ta cũng sẽ tưởng lầm bản thân đã rõ, nhưng trên thực tế, tùy theo chúng ta suy nghĩ sâu thêm, chúng ta sẽ phát hiện bản thân càng lúc càng mơ hồ, nhưng mà, nếu chúng ta tiếp tục suy nghĩ, không ngừng suy nghĩ, không ngừng thực tiễn, chúng ta sẽ chân chính hiểu. Nếu ai nhìn liền cho rằng có thể hoàn toàn hiểu, hoặc là đại não tránh cho mệt nhọc suy nghĩ nên theo thói quen đánh lừa bản thân, hoặc đã giống như bậc thây Sokrates, bậc thầy Plato, thật sự chân chính nắm giữ nguyên tắc thứ nhất, đã thay đổi thế giới. Ngươi nói không hiểu, ta rất vui vẻ, bởi vì ngươi có thể nhận rõ bản thân."

"Làm sao có thể biết rằng hoàn toàn hiểu nguyên tắc thứ nhất?" Chrismay hỏi.

"Lấy nguyên tắc thứ nhất làm chủ đề, viết một quyển sách, một quyển sách mà ngươi có thể xem hiểu, người khác cũng có thể xem hiểu, điều này ý vị ngươi thật sự biết, hiểu, nắm giữ nguyên tắc thứ nhất." Valhein nói.

Trong mắt của thiếu nữ lấp lóe ánh sáng nhạt:

"Ngài hoàn toàn hiểu nguyên tắc thứ nhất rồi chứ?"

"Ta gân đây mới phát hiện khái niệm nguyên tắc thứ nhất, nếu cuồng vọng một chút thì có thể nói, đại khái có thể dùng mười năm nắm giữ. Nếu khiêm tốn hơn thì ta có thể phải dùng thời gian cả đời để học tập."

Chrismay hỏi:

"Vậy làm cách nào học và nắm giữ nguyên tắc thứ nhất?"

Valhein mỉm cười nói:

"Nói xong khái niệm cơ bản của nguyên tắc thứ nhất thì chúng ta cân học cách sử dụng nguyên tắc thứ nhất. Nguyên tắc thứ nhất có mấy trọng điểm để học, trọng điểm thứ nhất là 'Chân lý quản lý chung đạo lý, không cần dùng đạo lý quản lý chung chân lý. Tức là cân dùng chân lý làm nguyên tắc thứ nhất, đừng dùng những đạo lý hời hợt mà mọi người đều nói để làm nguyên tắc thứ nhất."

Chrismay hỏi:

"Ngài có thể nêu một ví dụ không?"

Valhein hỏi:

"Khi chúng ta tiến hành thuật luyện kim hoặc luyện chế ma dược, thoạt nhìn là bỏ tất cả tài liệu vào dụng cụ chứa, giống như nấu ăn, vậy thì phải chăng có thể nói thuật luyện kim và luyện chế ma dược là nấu ăn không?"

"Nghe thì có đạo lý, nghe cũng có chỗ tương tự, nhưng ta cảm thấy không thể nói như vậy.'

"Đúng rồi, nguyên nhân rất đơn giản, trong cách nói sai lâm này, chúng ta chỉ lấy ra 'tính tương tự hoặc tính giống nhau' mà bỏ qua khác biệt' và sai biệt, bỏ qua khác biệt lớn của bản chất. Nếu chúng ta luôn dùng đạo lý hời hợt để giải thích hiện tượng, chúng ta sẽ vĩnh viễn rơi vào cạm bẫy hiểu, do đó bỏ qua chân lý. Chúng ta có thể liên hệ Đạo lý' và 'Chân lý' là nhờ ký ức học tập, nhưng càng phải học được phân chia."

"Trọng điểm thứ nhất kéo dài ra nữa là chúng ta 'tốt nhất' phải dùng lý luận vững chắc của ngành học cơ bản làm nguyên tắc thứ nhất của chúng ta, chứ không phải dùng tục ngữ, đạo lý trong sinh hoạt làm nguyên tắc thứ nhất." Valhein nói.

Chrismay hỏi:

"Ngài có thể nêu ví dụ chứng minh không?”

Valhein mỉm cười nói: "Rất tốt, ngươi không nói mình hiểu, cũng không hề thấy xấu hổ vì đặt câu hỏi."

"Thí dụ như, chúng ta muốn tìm một loại nguyên tắc thứ nhất trong Tĩnh vực học tập. Phát hiện trong thực vật học có phương pháp phân loại, lúc bình thường chúng ta đặt đồ vật cũng tiến hành phân loại. Như vậy, chúng ta hẳn là lựa chọn phương pháp phân loại có hệ thống hơn trong thực vật học, chứ không phải lấy phương pháp phân loại trong sinh hoạt làm nguyên tắc thứ nhất của chúng ta."

"Hoặc ví dụ trao đổi đồng giá là nên móng của thuật luyện kim, nhưng chúng ta trong ngày thường mua bán giao dịch, dường như cũng tính là một loại trao đổi đồng giá, có tính tương tự. Nếu phải lựa chọn nguyên tắc thứ nhất giữa hai thứ, chúng ta nhất định phải chọn trao đổi đồng giá trong thuật luyện kim chứ không thể chọn mua bán giao dịch trong sinh hoạt.”

Chrismay hỏi:

"Ta vẫn không hiểu lắm, tại sao thứ tương tự nhưng không thể trao đổi? Ta hiểu đạo lý đó nhưng ta không hiểu tại sao."

Valhein suy nghĩ một hồi, chậm rãi nói:

"Mỗi người nhìn đạo lý với góc độ khác nhau, góc độ của ta là nếu chúng ta phải chọn một con đường thì chọn đường tùy thời thay đổi dài ngắn, rộng hẹp, địa hình hay chọn một đường thời gian dài không thay đổi?"

Chrismay đáp:

“Cái thứ hai." "Nếu chúng ta phải chọn một ngọn đèn đường thì chọn đèn lúc sáng lúc tối, lúc lớn lúc nhỏ, lúc có lúc không hay chọn ngọn đèn ổn định, sáng tỏ, cố định, rõ ràng?"

Chrismay đáp:

"Cái thứ hai."

Valhein nói:

"Vậy là ngươi sẽ hiểu, mua bán giao dịch trong chợ là thay đổi, thậm chí bán giá rẻ, có bán giá cao, không có tiêu chuẩn tính toán thật sự. Nhưng trong luyện kim thuật, trao đổi đồng giá là hiện tại, thậm chí trong một khoảng thời gian dài về sau không thể bị lật đổ. Vậy thì khái niệm trao đổi đồng giá trong thuật luyện kim càng giống đường cái bằng phẳng, ngọn đèn sáng vĩnh hằng."

Chrismay nói:

"Vấn đề là, chúng ta làm sao xác định nguyên tắc thứ nhất của mình là đường cái bằng phẳng, ngọn đèn sáng vĩnh hằng?"

Valhein xòe tay nói:

"Không cách nào xác định, thậm chí dù là lý luận vững chắc của các loại ngành học đều có thay đổi, bị đột phá. Nhưng lý luận vững chắc của các loại ngành học cơ bản 'Tương đối mà nói càng đến gần chân lý so với lý luận và đạo lý khác. Nếu có thứ đến gần chân lý hơn nữa thì tại sao chúng ta chọn rời xa chân lý?
Bình Luận (0)
Comment