“Ta rất thích bức tranh con vẽ ta, con có thể viết tên mình lên, tặng bức tranh này cho ta được không?” Ta cười tủm tỉm chống cằm nhìn nó.
“Đương nhiên được ạ, nhưng con không biết chữ.” Nó gãi đầu.
Ta nhận lấy thanh than trong tay nó, “Tên con là gì?”
“Lý Sơn.”
Ở góc bức tranh, ta từng nét từng nét viết tên nó, vừa viết vừa đọc cho nó nghe.
“Nhớ chưa?”
Nó gật đầu lia lịa, cười toe toét, ngây thơ vô cùng.
Ta nhét thanh than vào tay nó, dắt nó viết tên mình lại mấy lần nữa một cách nghiêm túc.
Nó rất thông minh, học cực nhanh, ta hài lòng xoa đầu nó.
“Con vẽ đẹp như thế, sau này nhất định phải viết tên lên mỗi bức tranh, những người đi thuyền nhà con, mang tranh con đi khắp nơi, người ta nhắc đến tên con, sẽ biết, núi của Lý Sơn, là ngọn núi đẹp như thế này trên sông Thục Trung.”
Ninh Dịch dựa vào mạn thuyền nhìn chúng ta nói chuyện, ánh mắt chan chứa ánh chiều tà lấp lánh trên mặt nước, dịu dàng vô cùng.
Ta cất kỹ tờ giấy, lại ngồi xuống, nắm lấy tay Ninh Dịch.
“Lần này về, ta muốn xin phụ hoàng ban cho ta chút quyền lực, lại ban thêm cho ta người.”
“Ta không muốn an phận thủ thường nữa, ngày ngày ngắm hoa thưởng nguyệt, ta muốn đi ra ngoài, mở trường học, xây dựng y quán, dạy những đứa trẻ không có tiền đi học biết chữ biết tính, dạy những người nông dân khổ sở vì thuế má cách canh tác và dệt vải tốt hơn.”
“Ta muốn sống vì xã tắc.”
Ninh Dịch im lặng không nói, chỉ nắm c.h.ặ.t t.a.y ta, cho ta sức mạnh kiên định và an tâm.
“Vậy ta sẽ sống vì bảo vệ nàng, và tất cả những gì nàng muốn làm.”
Tuy nhiên, ta còn chưa kịp xin ân điển, vừa đến Kinh Châu, liền nhận được mật báo khẩn cấp từ hoàng thành.
Phụ hoàng bệnh nặng nằm liệt giường, triệu Cửu công chúa hồi cung.
Ninh Dịch đưa ta cưỡi ngựa, thay ngựa từng trạm, ngày đêm chạy, cuối cùng vào ngày đầu tiên của tháng Chạp, cũng đã về đến kinh thành.
Cả hoàng thành bao trùm một bầu không khí ngột ngạt và căng thẳng bất thường, mọi người đều vội vã, cẩn thận từng li từng tí.
Ta bước vào Cần Chính điện, mùi hương nồng nặc và mùi thuốc xông đến khiến ta không nhịn được mà ho khan, ta đứng ở cửa hồi lâu, mới cúi đầu cung kính bước vào hậu điện.
Hậu điện trong ngoài đều đầy người.
Mắt Tạ quý phi sưng đỏ như quả đào, hoàng hậu đang bình tĩnh chỉ huy thái y bắt mạch châm cứu sắc thuốc, ánh mắt ta chuyển sang mẫu phi, trong lòng giật mình.
Mẫu phi không chút gợn sóng, bà gầy đi nhiều, má hóp lại, toát lên vẻ bình tĩnh đến c.h.ế.t lặng.
Nghe thấy ta bước vào thỉnh an, bà mới chậm chạp, trợn mắt nhìn ta.
“Tiểu Cửu về rồi.” Hoàng hậu gọi ta một tiếng, giọng khàn đặc mệt mỏi, “Mau vào xem phụ hoàng con, lần này ngất đi, hai ngày rồi chưa tỉnh.”
Ta quỳ gối tiến lên hai bước, quỳ trước long sàng, cung kính khấu đầu, mới nắm lấy tay phụ hoàng, nuốt nước mắt vào trong, cất tiếng thỉnh an.
“Phụ hoàng, Tiểu Cửu về rồi.”
Trên long sàng, phụ hoàng sắc mặt xám xịt, hai mắt nhắm chặt, tóc bạc thêm nhiều, khác hẳn với lúc ta rời khỏi hoàng thành.
Dù ta và phụ hoàng có nhiều mâu thuẫn, nhưng lúc này, một nỗi trống rỗng nặng nề bao vập lấy ta.
Ta và các hoàng huynh hoàng tỷ, cùng các vị nương nương trong hậu cung thay phiên nhau túc trực ở Cần Chính điện ba ngày.
Khi mùi hương liệu nồng nặc và mùi thuốc xông khiến chúng ta như sắp bị hun chín, thì phụ hoàng đã tỉnh lại vào một buổi sáng sương mù dày đặc, ẩm ướt.
Những người đang trực, hoặc vừa ngủ một giấc rồi vội vàng quay lại, đều quỳ xuống dưới điện.
Phụ hoàng tiều tụy, dựa vào gối mềm, mí mắt sụp xuống, chậm rãi, nhìn qua từng người trong điện.
Bầu không khí như đông cứng lại, ở nơi ánh mắt lướt qua, mỗi người đều không dám thở mạnh.
Một lúc lâu sau, phụ hoàng mới lên tiếng, giọng nói như chiếc quạt mo cũ kỹ, kéo lê mệt mỏi.
“Các con lui ra hết đi.”
“Tiểu Cửu và Dung phi ở lại hầu bệnh.”
Ta ngẩng phắt đầu lên, không dám tin nhìn phụ hoàng.
Ánh mắt xung quanh đột nhiên trở nên sắc bén, kiềm chế và khó hiểu xuyên qua ta.
Ta như ngồi trên đống lửa.
Nhưng rốt cuộc cũng không ai dám nói gì, mọi người thỉnh an, lần lượt lui ra.
Chỉ còn lại ta đang kinh ngạc, và mẫu phi đang ngồi bình thản bên giường.
Ban đầu tưởng rằng phụ hoàng chỉ nhất thời hứng thú, hoặc chỉ muốn ta và mẫu phi hầu bệnh trong thời gian ngắn, thậm chí là thương xót các phi tần và con cái khác vất vả, lâu dần ắt sẽ thay phiên nhau.
Anan
Nhưng sau đó, phụ hoàng lại luôn luôn, chỉ cho ta và mẫu phi, cùng Chu công công thân cận vào tẩm điện hầu hạ. Bất kể là ai, mang gì đến thỉnh an hay dâng tặng, đều bị cản lại.
Ta cũng từ lo lắng bất an ban đầu, đến sau này, trở nên gần như chai sạn.
Tẩm điện của phụ hoàng, ta tự tay thay đổi cách bài trí cây cỏ hoa lá, mở toang cửa sổ bốn phía, không gian trong phòng vốn ngột ngạt vì mùi hương cũng trở nên sạch sẽ thoáng đãng, thoáng mát trong lành.