Thiên Hạ Kiêu Hùng

Chương 870

Triều Tùy ba lần đánh Triều Tiên, hao tổn hàng trăm ngàn tấn lương thực và vô số vật tư quân giới, tất cả trở thành chiến lợi phẩm của người Triều Tiên. Triều Tiên đầy rẫy lương thực, ba mươi ngàn tấn thừa sức lấy được, cho dù là trong kho phủ của Uyên Thái Tộ cũng có đủ lương thực.

Uyên Thái Tộ duỗi tay đè chặt công văn:

- Điện hạ là người nhất ngôn cửu đỉnh, lời nói ra không thể đổi. Chúng ta cứ quyết định như vậy …

Triều Tiên (Triều Tiên) chỉ là một tên gọi tắt, thực tế nó tên là Cao Câu Ly, là một quốc gia dân tộc thiểu số do vương tử nước Phù Dư sáng tạo, tổ tiên là người dân tộc Uế Mạch cổ xưa.

Dù là huyết thống hay chủng người thì Cao Câu Ly cũng không phải là ý nghĩa truyền thống của quốc gia bán đảo Triều Tiên. Trong phương diện phong tục tập quán ngôn ngữ thì Cao Câu Ly, Tân La và Bách Tể khác nhau rất lớn, thậm chí khi sứ thần tới còn phải dùng phiên dịch.

Cao Câu Ly đương nhiên có ngôn ngữ riêng nhưng không có chữ viết riêng mà mượn chữ Hán để ghi chép lịch sử. Thực tế cho dù là Cao Câu Ly, Tân La hay Bách Tể thì quý tộc xã hội thượng tầng đều coi việc nói tiếng Hán là vinh quang.

Thủ phủ của Triều Tiên là Bình Nhưỡng, kế bên là một tòa thành lớn gần bờ Tây Hải, thuộc vùng hạ du Bối Thủy. Bình Nhưỡng cũng là thành trì lớn nhất của bán đảo, chu vi ba mươi dặm, dân số đạt hơn hai trăm ngàn, bên trong thành đóng khoảng ba mươi ngàn quân.

Triều Tiên vốn là một quốc gia tương đối hùng mạnh ở đông bắc, nhưng sau khi trải qua ba lượt đông chinh của triều Tùy và chiến dịch Liêu Đông nửa năm trước thì sức mạnh quân sự của Triều Tiên suy yếu khá nhiều. Binh lực vẫn còn khoảng hơn trăm ngàn chủ yếu phân bố ở biên giới phía nam sông Hán để phòng ngự Tân La, tiếp theo phân bố ở phía đông Liêu Hà tại phương bắc để phòng ngự triều Tùy.

Lúc này trong nước Triều Tiên không hề bình tĩnh. Bình Nguyên vương của Triều Tiên là Cao Nguyên chết bệnh năm ngoái, con y Cao Kiến Vũ lên ngôi xưng là Vinh Lưu vương, nhưng quân quyền lớn của Triều Tiên lại nằm trong tay tể tướng Uyên Thái Tộ.

Uyên Thái Tộ bị quân Tùy bắt làm tù binh trong chiến dịch mùa xuân Liêu Đông. Con lão Uyên Cái Tô Văn nhanh chóng tiếp quản quyền lực của phụ thân, nắm giữ quân quyền của Triều Tiên.

Cái Tô Văn cũng không đóng tại Bình Nhưỡng mà là trong thành phía bắc sông Áp Lục, bố trí bảy mươi ngàn trọng binh tại đó, mặt khác ở bắc sông Hán cũng bố trí năm mươi ngàn trọng binh. Một trăm hai mươi ngàn quân này đều nằm trong tay Cái Tô Văn.

Vinh Lưu vương Cao Kiến Vũ thì ở tại thủ phủ Bình Nhưỡng, trong tay y cũng có một ít quân đội. Đây cũng chính là ba mươi ngàn quân thủ thành.

Chính vì Bình Nhưỡng được quốc vương nắm giữ nên Cái Tô Văn ít khi ở Bình Nhưỡng, mỗi tháng chỉ tới một hay hai ngày xử lí ít công vụ rồi rời khỏi để tránh bị Cao Kiến Vũ ám hại.

Kể cả trẻ con trong Bình Nhưỡng cũng biết mâu thuẫn sâu nặng giữa quân và tướng Triều Tiên.

Trư một thương đội từ phía bắc tiến vào thành Bình nhưỡng. Thương đội tầm hơn hai trăm con ngựa, trên lưng ngựa vác một lượng lớn da lông.

Thương nhân có vài chục người, khá hỗn tạp. Trong đám bọn họ có người Đột Quyết, người Khiết Đan, cũng có người Hán và người Triều Tiên. Cầm đầu đám thương nhân là một gã người Hán tuổi chừng ba mươi, làn da màu đồng, dáng vẻ khôi khô, thân thể cường tráng.

Bọn họ dẫn ngựa vào thành. Trên đường cái dòng người hối hả ngược xuôi vô cùng náo nhiệt, có thể nhìn ra Bình Nhưỡng quả thật là một thành trì buôn bán khá phát đạt.

Đoàn người họ đi vào thành được khoảng hai dặm thì vào trong một quán trọ, có cả tiệm cơm và phòng ở, diện tích rất lớn, chừng mười mẫu đất.

Thương nhân cầm đầu nhìn vào bảng hiệu trên quán trọ, có một chữ Hán: “Nhã”. Gã gật đầu, dùng tiếng Hán nói với mọi người:

- Các vị, đến rồi. Hôm nay nghỉ ngơi trước, mai mới bán hàng.

Một gã tiểu nhị vội chạy tới. Gã kiến thức khá rộng, có thể nói vài lời tiếng Hán nên nhiệt tình tiếp đón khách nhân:

- Đồ ăn trong quán nhỏ rất rẻ mà ngon, phòng trọ cũng sạch sẽ, vài vị khách thương đường xa đều ở trọ ở chỗ chúng tôi đó.

Thủ lĩnh gật đầu, dẫn mọi người đưa ngựa vào quán trọ.

Quán trọ này tuy rộng, nhưng có vẻ khá cổ xưa. Các phòng đều làm từ gỗ, làm toàn quán trọ lộ ra màu xám đen, khiến người ta cảm thấy có chút khó chịu. Cho nên việc kinh doanh của quán không phải tốt, chỉ có vài khách nhân thưa thớt.

Nhưng khi nhóm thương nhân vào ở, quán trọ liền trở nên náo nhiệt. Mọi người được an bài chỗ ở, năm sáu tên tiểu nhị bắt đầu bận rộn chuẩn bị cơm chiều cho khách.

Lúc này, người cầm đầu nhóm thương nhân lấy ra một tấm đồng bài, tùy tiện lắc lắc trước mặt một tiểu nhị. Sắc mặt của tiểu nhị trở nên nghiêm túc, thấp giọng nói:

- Mời đi theo tôi!

Người tiểu nhị nói tiếng Hán rất lưu loát. Quán trọ này thực tế là khu tình báo của triều Tùy lập ra ở Triều Tiên. Triều Tiên ở triều Tùy thu thập tình báo, triều Tùy cũng giống như Triều Tiên đặt tình báo ở đây.

Quán trọ này do Nội vệ của triều Tùy mở ra. Có hai mươi quân sĩ được phân bố ở đây. Họ đều là người Liêu Đông, có khả năng nói trôi chảy tiếng Triều Tiên. Bọn họ giả mạo người Triều Tiên, vào nửa năm trước, đặt mua chỗ quán trọ ế ẩm này.

Nhóm thương nhân này kỳ thực cũng là do quân Tùy giả dạng. Bọn họ có ba mươi lăm người, đều là những thám báo có võ nghệ cao cường, cải trang thành thương nhân đi vào Bình Nhưỡng.

Thủ lĩnh họ Ngô, tên là Ngô Giai, là một Giáo Úy thám báo Liêu Đông của quân Tùy. Y phụng mệnh đến Bình Nhưỡng làm nhiệm vụ. Ngô Giai đi theo tiểu nhị qua mấy cánh cửa, đi tới một căn phòng ở trong sân.

- Đi theo ta, chưởng quầy của chúng ta ở ngay chỗ này.

Bọn họ đi vào sân, chỉ thấy một người đàn ông trung niên da ngăm đen từ trong phòng đi ra. Người này chính là chưởng quầy của nhà trọ, cũng là người phụ trách tình báo. Ông ta họ Lý, tên thật là gì, mọi người đều đã quên, nên chỉ gọi ông ta là Lý Hắc Thát (Lý mặt đen)

Lý chưởng quỹ vừa rồi đã thấy Ngô Giai. Hiện tại thấy y được đưa tới sân sau, không khỏi ngẩn ra. Tiểu nhị tiến lên nói thầm vào tai ông ta vài câu. Lý chưởng quỹ lập tức vui mừng, ông ta vươn tay ra nói:

- Xin vui lòng đưa tấm đồng bài cho ta xem.

Ngô Giai lấy tấm đồng bài đưa cho ông ta. Lý chưởng quỹ nhìn kỹ một lượt, lập tức nhiệt tình nói:

- Hóa ra là người một nhà, mau vào phòng nói chuyện.

Ngô Giai khẽ mỉm cười, đi vào phòng. Hai người ngồi xuống, Lý chưởng quỹ rót một chén trà lạnh cho Ngô Giai, cười hỏi:

- Ngoại trừ tấm đồng bài, chắc còn có thư phải không?

Ngô Giai lấy ra một bức thư từ trong lòng. Đây là thư của Thái Thú quận Yến Tôn Gia Diên. Y đưa bức thư cho Lý chưởng quỹ, nói:

- Những việc mà ngươi muốn biết, trong thư đều có nói rõ, ta sẽ không nói nhiều.

Lý chưởng quỹ nhận lấy thư nhìn một lần. Sắc mặt ông ta trở nên ngưng trọng, chậm rãi gật đầu nói:

- Ta đã hiểu, các ngươi cứ an tâm ở nơi này. Hết thảy đều có ta an bài…

Ở quận Dự Chương, cuộc tranh giành quyền lực của Tiêu Tiển và Lai Hộ Nhi đang vào hồi gay cấn. Vì muốn cướp lấy quân quyền trong tay của Lai Hộ Nhi, Tiêu Tiển không tiếc sử dụng một loại thủ đoạn hoang đường. Đó là tự phong mình là Thiên Hạ Binh Mã Đại Nguyên Soái, tự mình suất lĩnh tám mươi nghìn đại quân chiếm cứ quận Kiến An, vốn do tàn quân của Lâm Sĩ Hoằng đang đóng ở đấy.

Đồng thời bổ nhiệm Lai Hộ Nhi làm Binh Mã Phó Soái. Nhưng không cho phép y tùy tiện xuất chinh, mà là mệnh lệnh y dẫn hai mươi nghìn quân đóng ở quận Cửu Giang, phòng ngự quân Đường xâm phạm từ phía Đông.

Ngay sau khi đại chiến Trung Nguyên kết thúc, Tiêu Tiển suất lĩnh tám mươi nghìn tinh binh Tây Lương cũng đã tới quận Kiến An, tấn công năm mươi nghìn quân cuối cùng của Lâm Sĩ Hoằng.

Lúc này, thế lực của Lâm Sĩ Hoằng đã trở nên suy yếu, quân lương không đủ, quân tâm tan rã. Cho nên chỉ cần một trận chiến đã bị quân đội của Tiêu Tiển đánh bại. Lâm Sĩ Hoằng chết trong loạn quân. Một trận chiến này, có hai mươi nghìn người tử trận, bắt sống được ba mươi nghìn người, thế lực của Lâm Sĩ Hoằng hoàn toàn bị tiêu diệt.

Nhưng mục đích thực sự của Tiêu Tiển không phải là tiêu diệt Lâm Sĩ Hoằng. Mà là muốn đoạt lấy quân quyền. Tự mình điều quân chính là một loại thủ đoạt cướp lấy quân quyền hữu hiệu nhất.

Thông qua trận chiến này, Tiêu Tiển đã nắm chặt được quyền điều khiển tám mươi nghìn quân đội. Hai đứa con trai của Lai Hộ Nhi cũng bị tẩy trừ ra khỏi quân đội. Một người bị bổ nhiệm làm Thái Thú quận Kiến An, một người thì bổ nhiệm làm Thái Thú quận Lâm Xuyên.

Nhưng huynh đệ hai người cũng không dám đi nhậm chức. Bọn họ biết, chỉ cần đi nhậm chức, hẳn phải chết trên đường. Vì vậy, hai người liền suốt đêm trốn về quận Cửu Giang, hội hợp với phụ thân.

Lúc này, một trăm ngàn quân Tây Lương, Tiêu Tiển đã nắm giữ tám mươi nghìn. Lai Hộ Nhi rõ ràng rơi xuống cuối gió. Trên tay y chỉ có hai mươi nghìn người, chỉ cần Tiêu Tiển dẫn quân trở về Cửu Giang, hai mươi nghìn quân này chắc chắn sẽ không giữ được.

Ban đêm, Lai Hộ Nhi đang cùng người con cả suy nghĩ sách lược ứng đối. Người con cả Lai Giai lo lắng nói:

- Phụ thân, ai cũng biết Tiêu Tiển là một kẻ lòng lang dạ sói. Y tuyệt đối sẽ không hạ thủ lưu tình. Phụ thân đã trở mặt với y như vậy, kết cục chỉ có một, đó là y sẽ giết phụ thân, chấm dứt hậu hoạn.

Lai Hộ Nhi chắp tay phía sau đi lại trong phòng. Ông ta biết đứa con nói rất có đạo lý. Lần này Tiêu Tiển cướp đoạt thành công quân quyền, chủ yếu là bởi vì mình không đủ ác độc, không dám giết Tiêu Tiển. Nhưng Tiêu Tiển lại dám giết mình. Điều này khiến ông ta cảm thấy rất là uể oải.

Ông ta thở dài, lời nói có chút rã rời:

- Xem ra ta phải nghĩ đến đường lui. Mấy huynh đệ các con cứ thương lượng đi. Thương lượng xong thì nói cho ta biết kết quả.

Lai Giai cả kinh hỏi:

- Vậy còn phụ thân thì sao?

- Ta đang định lui về ở ẩn, mang theo mẫu thân của các con trở về quận Đan Dương an hưởng tuổi già, quên hết mọi phiền não.

- Nhưng phụ thân, cây muốn lặng mà gió chẳng muốn ngừng. Phụ thân tuy có ý thoái ẩn, nhưng thiên hạ chưa yên ổn, chỉ sợ ý muốn của phụ thân sẽ không làm được. Nhóm quần hùng ở phía nam đều nhìn chằm chằm vào phụ thân. Đặc biệt là Lý Mật, liệu y có thể bỏ qua cho phụ thân không?

Lai Hộ Nhi nhướn mày. Đây đúng việc ông ta chán ghét nhất. Lý Mật không ngờ muốn phát triển về đông nam, binh Trung Nguyên không quan thủy chiến không ngờ cát cứ ở Giang Hoài. Liệu y có thể buông tha mình sao?

Đúng lúc này, ngoài cửa có thân binh bẩm báo:

- Khởi bẩm lão tướng quân, dưới thuyền có sứ giả của quân Tùy đến cầu kiến. Chính là vị Tạ tiên sinh lần trước. Ông ta nói là ngàn dặm xa xôi tới, mong rằng lão tưởng quân có thể gặp mình.

Lai Hộ Nhi ngẩn ra, bước nhanh đi ra khoang thuyền. Từ mép thuyền nhìn xuống phía dưới. Chỉ thấy trên bờ cách đó không xa có đứng mấy người. Dưới ánh sáng của cây đuốc, mơ hồ nhìn thấy là vị Tạ Tư Lễ lần trước. Lai Hộ Nhi gật gật đầu nói:

- Bảo y đến đây!

Lai Hộ Nhi và Tạ Tư Lễ coi như là đồng hương. Tạ Tư Lễ là hậu nhân của danh môn Tạ thị ở Giang Nam. Y theo cha dời đi quận Đôn Hoàng, nguyên quán ở Giang Ninh. Mà Lai Hộ Nhi là người Giang Đô, quê hương ngay tại bờ Trường Giang, cách quê hương của Tạ Tư Lễ bởi con sông.

Cho nên hai người có chút thân thuộc. Lần này Dương Nguyên Khánh lại phái Tạ Tư Lễ đến, là có ý tình thế bắt buộc.

Rất nhanh, Tạ Tư Lễ được binh lính dẫn tới khoang thuyền. Y tiến đến khom người thi lễ nói:

- Vãn bối tham kiến lão tướng quân!

- Hóa ra là Tạ tiên sinh, chúng ta lại gặp nhau.

Tạ Tư Lễ cười cười, chắp tay hướng Lai Giai chào, Lai Giai vội vàng nói:

- Mời tiên sinh ngồi xuống rồi nói.

Lai Hộ Nhi cảm giác đứa con có chút xao động. Ông ta không khỏi liếc nhìn một cái, rồi mới nói Tạ Tư Lễ:

- Tiên sinh mời ngồi!

Tạ Tư Lễ ngồi xuống. Y cũng không vòng vo, mà đi thẳng vào vấn đề:

- Vãn bối nghe nói Tiêu Tiển dẫn tám mươi nghìn đại quân tiêu diệt Lâm Sĩ Hoằng. Hiện đang trên đường trở về, ít ngày nữa là tới quận Cửu Giang. Lão tướng quân hẳn là hiểu được hậu quả nếu Tiêu Tiển trở về. Chỉ sợ ngay cả Sầm Văn Bản cũng không khuyên được y. Lão tướng quân đã nghĩ tới đường lui cho mình chưa?

Lai Giai tiếp lời nói:

- Phụ thân định đi quận Đan Dương ẩn cư. Nhưng chúng ta đều cho rằng ý này khó mà làm được. Hiện tại, phụ thân cảm thấy rất khó xử, không biết Tạ tiên sinh có phương pháp hay nào xử lý không?

Tạ Tư Lễ lấy ra một phong thư từ trong lòng đưa cho Lai Hộ Nhi nói:

- Đây là thư do chính Sở Vương điện hạ viết, mời lão tướng quân xem một chút!

Lai Hộ Nhi tiếp nhận phong thư, chỉ thấy trên phong thư viết:

- Tùy Thượng Thư lệnh, Thiên Hạ Binh Mã Đại Nguyên Soái, Sở Vương Dương Nguyên Khánh gửi cho Lai Đại tướng quân.

Dương Nguyên Khánh từ trước đến nay chỉ đồng ý thân phận Đại tướng quân triều Tùy của Lai Hộ Nhi, chứ không tán thành thân phận của ông ta ở Tây Lương triều. Trong lòng Lai Hộ Nhi thở dài một tiếng, lấy ra bức thư.

Nội dung bức thư khiến ông ta có chút giật mình, rồi lại trở nên hưng phấn. Dương Nguyên Khánh lại muốn tấn công Triều Tiên, triệu tập ông ta trở về Đại Tùy hiệu lực.

Trong cuộc đời của Lai Hộ Nhi, ông ta tiếc nuối nhất chính là thất bại ở Triều Tiên. Thất bại này là nỗi nhục, là chuyện ăn năn suốt đời của ông ta.

Ông ta cũng tiếc nuối mình chắc không còn cơ hội bù đắp. Nhưng không ngờ, Dương Nguyên Khánh lại cho ông ta cơ hội đó.

Lai Hộ Nhi cũng biết việc Dương Nguyên Khánh ở Liêu Đông đánh bại quân Triều Tiên, cho nên ông ta rất có lòng tin với Dương Nguyên Khánh. Hiện tại Dương Nguyên Khánh mời ông ta lại xuất chinh Triều Tiên, Lai Hộ Nhi thực sự động tâm.

Tạ Tư Lễ lại tiếp tục khuyên:

- Năm đó Sở Vương điện hạ cũng tham gia cuộc chiến thứ hai với Triều Tiên. Không ngờ bởi vì Huyền Cảm tạo phản, khiến điện hạ mất đi cơ hội tấn công Triều Tiên. Đây cũng là tiếc nuối lớn nhất của điện hạ. Lần này, điện hạ chuẩn bị lại đánh Triều Tiền, ngài ấy hy vọng lão tướng quân làm phó tướng, cùng bù đắp lại tiếc nuối năm đó.

Lai Hộ Nhi mặc dù đã sáu mươi tuổi, nhưng trí óc vẫn cực kỳ tỉnh táo. Ông ta lập tức đoán được vài phần, Dương Nguyên Khánh như vậy là muốn lôi kéo mình, hắn nhất định là muốn đi đường biển.

Lai Hộ Nhi lập tức lại hỏi:

- Sở Vương điện hạ có thuyền đi biển không?

- Có! Ở cửa sông của quận Bắc Bình, đã có hơn một nghìn thuyền lớn đi biển.

Lai Hộ Nhi trầm ngâm rồi thởi dài nói:

- Tạ tiên sinh có thể ngủ lại trên thuyền, để cho ta suy nghĩ một chút. Sáng mai, bất kể kết quả như thế nào, ta đều sẽ nói cho tiên sinh.

Ban đêm, sóng nước đập vào thành thuyền, khiến thuyền có chút dao động nhỏ. Lai Hộ Nhi khoanh tay đứng ở mép thuyền, nhìn thật lâu trên mặt nước đen bóng. Trong lòng ông ta cũng nổi sóng giống như mặt sông phập phồng kia.

Ông ta đã qua tuổi hoa giáp, cuộc đời cũng đã trải qua quá nhiều khúc chiết. Vận mệnh của ông ta gắn liền với sự bấp bênh của thiên hạ.

Nhưng sự biến đổi lớn nhất trong lòng ông ta, đến khi ông ta đã về già. Đó chính là hiện tại, ông ta gặp phải sự lựa chọn lớn nhất trong đời.

Ông ta có thể hiểu, triều Tùy mà Dương Nguyên Khánh đang khống chế, đã không phải là triều Tùy trước kia. Vương thất nhà Tùy từ trước đã đi theo Dương Quảng mà diệt vong rồi.

Bây giờ triều Tùy là một vương triều mới. Mà chủ nhân của vương triều này là Dương Nguyên Khánh, không ngờ tự tay viết thư cho mình. Giọng điệu thành khẩn, thỉnh cầu mình lần nữa rời núi, phục hưng Đại Tùy, tái hiện thịnh thế lúc Khai Hoàng.

Khai Hoàng thịnh thế, là lúc mà Đại Tùy có vũ lực cường thịnh nhất. Đông diệt Bắc Tề, nam quét Lương Trần, bắc đuổi Đột Quyết, thành lập chiến công lưu vào sử sách.

Giờ khắc này, trong lòng Lai Hộ Nhi lại dâng lên chí khí hào hùng, muốn xông ra vạn dặm non sông, lưu lại chiến công bất thế.

Lai Hộ Nhi mạnh mẽ rút ra chiến đao, nhìn ở mũi đao lạnh lẽo, mắt híp lại thành một đường. Ai nói bảo đao của Lai Hộ Nhi ông đã già…

Trời tối om, một đội kỵ binh phóng ngựa chạy như bay. Gió thổi vù vù qua tai, cảnh vật hai bên liên tục biến hóa. Đội kỵ binh đi qua cánh đồng, vượt qua con sống, đi qua rừng rậm. Ngựa chiến chạy nhanh như điện, không biết mệt mỏi. Đêm tối yên tĩnh, chỉ có mặt trăng tròn cô độc nhìn xuống bọn họ, làm bạn với bọn họ trên suốt hành trình.

Đến bình minh, ánh mặt trời tỏa khắp đại địa. Đội kỵ binh đã đi tới một ngọn đồi, chiến mã vẫn không dừng bước. Ánh nắng màu đỏ tím chiếu rọi trên mỗi khuôn mặt bọn họ.

Dương Nguyên Khánh dừng lại trong rừng, nhìn về hướng thành trì phía xa xa. Trải qua bốn ngày bốn đêm đi nhanh, bọn họ đã tới huyện Lư Long.

- Đi!

Dương Nguyên Khánh ra lệnh một tiếng, một nghìn thân vệ đi theo hắn phóng xuống núi.

Đến giữa trưa, Dương Nguyên Khánh dừng lại ở khu tạo thuyền tại cửa sông Bắc Bình. Trải qua nửa năm phát triển, vùng này đã có những biến hóa cực lớn.

Một tòa thành trì mới đứng sừng sững trước cửa sông, dòng người đi lại náo nhiệt. Nơi đây đã xây dựng một thị trấn mới, tên là huyện Nhu Khẩu. Bao gồm hai trấn nhỏ xung quanh. Nhân khẩu đạt tới ba nghìn hộ. Đại bộ phận đều là gia quyến của thợ làm thuyền.

Dương Nguyên Khánh suất lĩnh hơn nghìn kỵ binh đến đây, đã sớm kinh động tới quan viên của huyện. Các vị Huyện lệnh, Huyện thừa, Tạo Thuyền Sở Thự Thừa Triệu Quảng Tài, Ưng Dương lang tướng Ngu Chấn Ngũ, hai huynh đệ đứng đầu thợ thủ công Trương Long, Trương Hổ, cùng hơn mười vị quan viên đều đi ra đón chào.

Dương Nguyên Khánh khẽ mỉm cười:

- Các vị xin miễn lễ, cũng không phải là lần đầu tiên ta đến đây.

Mọi người đều rất hưng phấn, liên tục mời Dương Nguyên Khánh đi vào thị trấn nghỉ ngơi. Dương Nguyên Khánh nhìn thấy những cột buồm chi chít như rừng phía xa xa. Từng chiếc thuyền lớn giống như những ngọn núi đứng sừng sững trên mặt sông và bờ biển.

Trong lòng Dương Nguyên Khánh dâng lên một nỗi cảm xúc, hắn dùng roi ngựa chỉ hướng bờ biển nói:

- Đi xem chiến thuyền trước!

Hắn giục ngựa chạy đến xưởng đóng thuyền. Xưởng đóng thuyền vẫn là một vùng đất trống trải, nhưng so với trước náo nhiệt hơn rất nhiều. Khắp nơi là các đội thợ bận rộn làm việc. Có mấy chục người thợ đang khiêng một cái cột buồm đi qua bọn họ.

Năm đó, triều Tùy vì tấn công Triều Tiên, đã mở quy mô lớn tạo thuyền. Lúc đó, những tài liệu đóng thuyền được chồng chất vô số kể. Nhưng những tài liệu này đã không được sử dụng, bị chất đống trong kho. Lúc này mới được lôi ra dùng.

Nơi này chỉ có xưởng đóng thuyền, còn chiến thuyền đã được tập trung tới cửa sông nằm giữa quận Hà Gian và quận Trác. Chỗ cửa sông kia chính là Thiên Tân ngày nay.

Trải qua hơn nửa năm cố gắng, xưởng thuyền đã sửa chữa được mấy trăm thuyền lớn đi biển từ khắp nơi chuyển đến. Lại cải tạo được rất nhiều thuyền lớn đi trên sông. Giúp chúng có thể chịu đựng được sóng to gió lớn trên biển.
Bình Luận (0)
Comment