Thiên Hải Nguyên Đường

Chương 49

Đêm giao thừa chính là giây phút thiêng liêng nhất “tống cựu nghênh tân” (tạm biệt năm cũ đón năm mới). Mấy ai có thể không xốn xang khi tận hưởng thời khắc đó. Có lẽ vì vậy mà mọi người quyết định thức qua đêm để tận hưởng những phút giây thiêng liêng này.

Canh Kiên Ngô, Từ Quân Thiến triều Lươngcó câu thơ đón giao thừa: “Nhất dạ liên song tuế, ngũ canh phân nhi niên”. Nghĩa là: một đêm liền hai tuổi, năm canh chia hai năm. Như vậy giao thừa chính là sự tiếp giao giữa đêm cuối cùng của năm cũ và ngày đầu tiên của năm mới. Thời xưa đón giao thừa còn gọi “chiếu hổ hao” (chiếu sáng),Hải đường vừa lầm bầm nói chuyện một mình vừa thắp nến và đốt cả đèn dầu.

-Đường tỷ,tỷ nãy giờ nói cái gì vậy?

Tiếng của tiểu Lam nhẹ giọng vang lên quan tâm,Hải đường lập tức ngậm miệng lại,cười cười với nhóc ta.

-Đường tỷ,sao mình phải thắp sáng qua đêm,chỉ đốt lúc cúng không phải là được rồi sao?

-không được đâu,theo tập tục phải đốt nguyên đêm,nhằm xua đuổi điềm xui,loại bỏ tà ôn bệnh tật như vậy một năm mới sẽ đến may mắn và tốt đẹp như ý.

Tế tổ là một nội dung quan trọng của trừ tịch. Chiều 30 tết theo chỉ đạo của Trần đại thẩm Hải đường và Nam cung U liên đã chuẩn bị hương, nến, đèn lồng, pháo… đến lúc hoàng hôn thì bắt đầu cúng tổ tiên. Đó là phong tục cũ lưu truyền từ thời thượng cổ,ngoài việc cầu xin tổ tiên phù hộ ban phước giao thừa cho con cháu còn mang ý nghĩa đoàn tụ gia đình.

Thủ tuế với những bữa cơm giao thừa – bữa cỗ tất niên,Thủ tuế tức đêm trừ tịch người ta thức thâu đêm, ôn chuyện năm cũ, nói chuyện năm mới để chờ hừng đông.

-Đường tỷ,hình như tỷ rất thích nói chuyện một mình?

Tiếng của tiểu Lan cười thích thú vang khẽ bên cạnh làm Hải đường cười ngượng ngùng,tiểu nha đầu hứng thú hỏi.

-Đường tỷ,Thủ tuế có nghĩa là gì?

-Thủ tuế có hai hàm nghĩa: một là từ biệt năm cũ, hai là đón ngày đầu tiên của năm mới. Đêm cuối cùng của tháng 12 âm lịch gọi là đêm “trừ tịch”. “Trừ” có nghĩa là bỏ đi, “tịch” có nghĩa là đêm. “Trừ tịch” vốn có nghĩa là trừ bỏ đêm cuối cùng của năm, bỏ cũ đón mới (tống cựu nghênh tân). Thông thường vào đêm giao thừa, mọi người trong nhà tụ tập quây quần bên nhau ăn bữa cơm cuối năm, gọi là “bữa cơm tất niên”.

Trong sách “Thanh gia lục” của Cố Thiết Khanh viết: “Đêm giao thừa già trẻ tụ tập dọn tiệc gia đình, nói nhiều lời tốt đẹp may mắn gọi là bữa cơm tết,tục gọi là hợp gia hoan”. Bữa cơm đó già trẻ trai gái cùng quây quần vừa ăn vừa trò chuyện nói cười vui vẻ.

Hải đường tuôn ra một tràng dài không ngừng nghỉ như thể tiểu Lan đã điểm trúng huyệt nói nàng ta.Mặc vân,Mặc phong ở bên cạnh thấy vậy cũng rất kinh ngạc,Hải đường lại nhe răng cười cười rồi lẩn ra chỗ khác làm việc.Thói quen nói một mình này bắt đầu từ khi cha mẹ mất,giờ muốn bỏ lại là cả vấn đề.

-Hải đường cô nương,xem ra nàng tuổi còn nhỏ mà hiểu biết không ít đi.

Tiếng của Nam cung u liên vang lên ngay bên,nàng ta tò tò đeo bám Hải đường,khuôn mặt xinh đẹp tươi cười ẩn chứa sự ranh mãnh.

-nàng nói đi,mỗi món ăn trong bữa cơm tất niên hình như đều có dụng ý?

Hải đường vừa rửa rau vừa liếc mắt nhìn nhìn U liên cũng đang ngồi bên cạnh đem bát đũa mới tinh toàn bộ mang ra rửa sơ. U liên bổ sung thêm.

-ta từng tuổi này rồi,cũng đón vô số cái tết nhưng có nhiều tập tục trong buổi lễ mà ta không hiểu,tò mò muốn biết thôi mà.

-Bữa cơm tất niên nhất định phải có rất nhiều món ăn,mỗi món đều mang ý nghĩa,người ta còn gọi bữa cơm này là “phân tuế”, phải có 10 món, trong đó có mấy món đặc biệt như món “lục tuân”,một bát thịt viên có ý nghĩa đoàn tụ sum vầy, đĩa thịt thủ lợn (gọi là “Nguyên báo nhục”) cá viên – tượng trưng cho sự đoàn viên, gà luộc vàng ươm (gà trong “gà vàng”,kê trong “kim kê”),âm “gia” tức “thực kê khởi gia” nghĩa là ăn thịt gà gia đình sung túc.

Cá chiên(魚- yú- ngư) không được ăn hết phần đầu và đuôi,được để lại vì câu “có đầu có đuôi” và để qua đêm, vì câu : "Niên niên hữu dư" (年年有餘- nián nián yǒu yú)- năm năm có dư, phát âm giống như "Niên niên hữu ngư"- năm năm có cá,trong đó, từ “cá” phát âm theo tiếng gần giống với từ “dư” trong “dư thừa”.

Mấy món ăn cầu kỳ ngon miệng đẹp mắt đó do Trần đại thẩm và Mặc vân chịu trách nhiệm chính,đám Hải đường vẫn chỉ là chân lon ton phụ việc vặt vẵn.Hải đường nhà ta ở bên cạnh không ngừng xuýt xoa khen ngợi,đồ cúng,có muốn ăn vụng cũng phải cố mà kiềm chế cái tay.

“Rượu đồ tô” bắt buộc uống dịp tết,bất kể già trẻ, bất kể biết uống hay không biết uống đều phải uống một chút, cơm bày cùng rượu đồ tô chủ yếu uống vào khiến mặt đỏ hồng hào, dạt dào ý xuân cho nên thường là loại rượu nhẹ dưới 20 độ,có thể là Bồ đào tửu hoặc Lệ chi tửu có vị thơm dễ chịu của trái cây và ngọt đậm. Với Hải đường thì bất kể rượu uống bao nhiêu cũng không thành vấn đề,yêu cầu rất đơn giản chỉ cần là rượu ngon.

-Một số món ăn chiên,rán là biểu thị “giờ vận hưng vượng” (gia đình làm ăn thịnh vượng)còn món rau khi ngồi quanh bếp lửa (vi lư) không được dùng dao để cắt mà rửa sạch cả gốc đem nấu.Đương nhiên là rau mầm non mềm và khi ăn cũng không được cắn đứt mà chậm chậm ăn từ đầu đến cuối để chúc phúc bố mẹ, ông bà trường thọ.

Như vậy, bữa cơm tất niên không chỉ đơn thuần là “tế tổ” mà nó còn thể hiện tình cảm trong gia đình, là bữa cơm đoàn viên mang nặng hơi ấm tình người, tình cha con, tình vợ chồng, anh em. Vì vậy người ta còn gọi bữa cơm tất niên là “bữa cơm đoàn viên”.

Hải đường lại tuôn một tràng trơn tru,Trần đại thẩm,Nam cung phu nhân,Mặc vân ở bên cạnh đang làm đồ ăn cũng gật gù đồng tình,huynh đệ nhà Trần thị háo hức vỗ tay khen ngợi,Nam cung U liên cũng cười rất tươi tắn.

Mặc phong và Dạ phong ngồi đánh cờ vây ở bàn ăn cơm ngăn với phòng bếp bởi một lớp mành trúc,hắn khá tập trung đấu cờ với tên thư sinh trắng trẻo trước mắt,tuy thế âm thanh trong veo của Hải đường vẫn thỉnh thoảng lọt vào tai.Lúc trước Mặc phong thường đứng sau lưng thánh nữ nhìn người chơi cờ với ma đao Vô Huyết Mặc Huyền,sau này cố giáo chủ ngoài việc chỉ dạy hắn và Dạ vũ đao pháp còn truyền thụ cờ vây.

Hắn đấu với Dạ vũ nhiều năm mới phân ra thắng bại để xem tên nào được bồi cờ với thánh nữ.Cảm giác đánh với tên Dạ vũ đó không tốt chút nào,rất khó chịu,tưởng như có thể thắng dễ dàng kỳ thực lại khá chật vật.Với tên Dạ phong này cũng tương tự,cứ đến thời điểm then chốt lại xảy ra tình huống “đe dọa kiếp”,rõ ràng bề ngoài trông y có vẻ nhởn nhơ lơ đãng hạ quân kỳ thực chính là hồ ly dấu đuôi.

Mặc phong khẽ liếc mắt nhìn Nam cung Dạ phong,tên bạch diện thư sinh trông hiền lành dễ bắt nạt này kỳ thực cùng với tên Dạ Vũ mặt như yêu nghiệt kia chính là phúc hắc ngầm,chỉ một chút sơ xẩyở giai đoạn trung bàn chiến này là có thể khiến ta tự chịu thua mà không cần đến giai đoạn quan tử.

(Đe dọa kiếp: Đây là một phương thức hay khi bị "kiếp" trong những tình thế quan trọng cờ vây liên quan đến sự sống chết của một đám quân lớn. Nếu bị "kiếp" như vậy, hãy đặt quân của bạn vào những ô có thể "đả cật" (chẹt) các đám quân lớn quân đối phương mà thực tế quân của bạn sẽ chết. Đối phương sẽ phải chọn 1 trong hai trường hợp: Hoặc ăn đám lớn của bạn và bạn ăn đám lớn mà bạn vừa chẹt, hoặc ăn quân mà bạn vừa chẹt để cứu đám quân của mình.)

Mộc y tiền bối vuốt vuốt chòm râu dài trắng như cước gật gù nhìn thế trận giằng co trước mắt,lão trước kia tuy rất thích cờ vây nhưng chơi lại dở tệ nên chỉ có thể ngậm ngùi đứng bên lề nhìn,thỉnh thoàng lão nhân gia lại vào phòng bếp xem mọi người chuẩn bị đón tết đến đâu. Nhưng thực chất là nhìn Hải đường nhà ta lanh chanh như con chim nhỏ không ngừng chuyền cành.

Bánh Tổ được làm từ gạo nếp, loại tốt, dẻo và thơm, đường bát tượng trưng cho vàng bạc được "thắng" kỹ, loại bỏ hết tạp chất và bỏ ít gừng tươi để tạo hương vị.Khi thắng không cần nhiều kỹ thuật,chỉ cần chuyên tâm ngoáy cho đều tay là được,cũng khá tốn sức,công việc tẻ nhạt đó đương nhiên do Hải đường đảm nhận.Nàng ta thường có xu hướng vừa làm việc tay chân vừa suy nghĩ miên man.

-Bánh tổ còn được gọi là “Nian Gao” (Niên cao), mang ý nghĩa phát triển lâu bền, cuộc sống trường thọ “cao niên”. Bên cạnh đó, “niên cao” còn được gọi là “niên niên cao”, với mong ước đời sống và công việc mỗi năm mỗi được nâng cao.

"Gao" là bánh, "Nian" là chất dính, nghĩa là bánh nếp, bánh dính, mọi người dùng món bánh này với mong ước các thành viên trong gia đình lúc nào cũng sẽ luôn kết dính, gắn bó với nhau bền vững.

Hải đường dùng khuôn gỗ quét một lớp mỡ để hấp bánh,làm vậy chiếc bánh làm ra đều đặn đẹp mắt. Trên mặt bánh có dán giấy đỏ truyền thống như “Phước” hay “Chiêu tài tấn bửu”, ngụ ý cầu mong cho năm mới được phước đức, tiền bạc vào nhà.
Hải đường lại vừa làm vừa tám chuyện với U liên,sau đó đặt một quả cam lên rồi đưa ra bàn thờ.

- ăn cam tức là “phát tài sung túc”.

U liên nghe thế cũng chỉ biết gật gật nghi nhớ.
-có quá nhiều điều lệ,làm sao mà cô nương nhớ hết được vậy?

Hải đường nghe hỏi thế chỉ biết thở dài,nàng có muốn biết mấy thứ này đâu,năm nào đến dịp tết bà nội cũng nhai đi nhai lại mấy điệp khúc đó,có muốn không nghi nhớ cũng không được.

-là bà nội nhồi nhét cho ta đó.

Sau những ngày Tết, chiếc bánh tổ cứng lại,Hải đường có thói quen ăn bánh tổ chiên. Từng lát bánh cắt mỏng, cho vào chảo chiên với lửa nhỏ, bánh mềm mặt này thì trở sang mặt kia, khi bánh mềm cả hai mặt thì nhúng miếng bánh vào trứng gà đánh tan, chiên lại một lượt thật nhanh, lấy ra ăn ngay.

Vị béo của dầu và trứng hòa quyện nhau, lúc này ăn mới “đã”. Bánh tổ chiên phải ăn khi còn nóng ấm mới cảm nhận hết vị thơm ngon, mềm bên trong nhưng giòn bên ngoài.Hải đường vừa đặt cái bánh tổ thành phẩm lên bàn thờ tổ tiên rồi thầm mong chờ lúc ăn được lát bánh đó.

Người xưa rất coi trọng đến phong tục đặc biệt là trong ngày Tết, cho nên bàn tiệc đầu năm ở đây rất được trú trọng,có rất nhiều những món ăn may mắn. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là cá và gà,hai món ăn này mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, no ấm. Bên cạnh đó, món mì trường thọ và bánh sủi cảo hình dáng giống quan tiền cũng được quan niệm là món ăn mang lại may mắn cho cả năm.

Sủi cảo cũng là một món ăn truyền thống rất được ưa chuộng, đặc biệt là vào ngày tết. Đây cũng là món ăn biểu tượng sự may mắn và đoàn tụ của gia đình. Thành phần chính để chế biến Sủi cảo là sự kết hợp của hai loại gạo: gạo trắng và gạo nếp,người xưa cho rằng hai loại gạo này sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong cuộc sống.

Sủi cảo (còn gọi là bánh Chẻo hay là “jiao zi” (giảo tử - bánh xếp miếng) trùng âm với “jiao zii” (giao tử) là dành riêng cho giờ giao thừa), tiền thân của Sủi cảo là Vằn thắn, lấy bột mì gói nhân thịt làm thành hình tròn đem luộc. Về sau có người thay đổi hình tròn Vằn thắn thành hình mặt trăng non, gọi là ''phấn giảo'', hoặc ''giao tử'' tức Sủi cảo.

Nhân sủi cảo có loại chỉ dùng thịt, có loại lại chỉ dùng rau, nhưng thường là thịt và rau trộn lẫn với nhau. Trong quá trình làm nhân đương nhiên cầu kỳ nhất là khâu băm thịt ba chỉ và rau trộn.Mặc vân đã chuẩn bị mọi nguyên liệu xong xuôi,giờ chỉ còn việc cho lên thớt cùng băm.

Hải đường nói như máy phát thanh một cách say sưa, nàng ta vốn chẳng mấy khi trở thành tâm điểm của sự kiện gì,hay nói đúng hơn trước kia vẫn thường trốn vào một góc đứng ngốc nhìn mọi người túm tụm trò chuyện.Không hiểu sao xuyên không rồi lại có hứng thú nói như thể bù cho lúc trước,còn nói rất trơn trượt,không hề vấp.

-mọi người biết không,ở cố hương của ta,có tục lệ khi băm nhân, dao và thớt chạm vào nhau cần phát ra tiết tấu thay đổi lúc mạnh lúc nhẹ lúc nhanh lúc chậm theo nhịp điệu, như một bản nhạc trầm bổng và truyền sang hàng xóm.

Tâm lý mọi người đều muốn tiếng băm của nhà mình vang vọng nhất, kéo dài nhất,bởi băm nhân tiếng to mà thời gian lại dài, có nghĩa là “lâu dài và dư thừa”,băm nhân thời gian càng dài tức là gói sủi cảo càng nhiều, tức là cuộc sống đầm ấm, khá giả.

-lão phu từng này tuổi đầu,tết đến cũng chỉ biết làm giống như mọi nhà khác,cụ thể vì sao thì cũng không rảnh tra hỏi rõ nguyên nhân…hôm nay lại được Hải đường cô nương nói cho minh bạch nhiều điều…thật sự rất thú vị…

Mộc lão tiền bối vừa vuốt vuốt chòm râu dài trắng như cước vừa nheo nheo cặp mắt già nua nhưng sáng quắc gật gù nhận định.Nam cung phu nhân vẫn luôn dõi theo mọi nhất cử nhất động của Hải đường hồi lâu cũng mỉm cười an ổn với nàng.

-đúng là thế!

Mặc vân hài lòng đồng tình,nàng theo bên thánh nữ cũng mấy chục năm nhưng chưa từng nhìn qua biểu cảm nói cười hớn hở của người.Có thể thông qua hình ảnh của Hải đường mà liên tưởng tới thánh nữ khiến nàng vô cùng thỏa mãn.

Thánh nữ lúc nào cũng khoác vẻ trầm ổn mà thong dong,thường khẽ mỉm cười hơn là nói,quanh quẩn quanh người có một luồng khí nhè nhẹ thanh thoát,ánh mắt thường nhìn những cây hoa thụ Thanh Mộc và Lân ngư nhiều hơn cả,những lúc đó dường như người càng tịch mịch,tưởng như tùy thời người sẽ tan vào hư vô khiến Mặc vân chỉ biết lặng người đứng nhìn.

Sau khi làm xong nhân, gói sủi cảo theo hình thù gì cũng rất cầu kỳ. Phần lớn người ta đều gói kiểu truyền thống là hình bán nguyệt,gói theo hình này thì khi gói cần gấp đôi vỏ bánh hình tròn lại, dùng ngón tay cái và ngón trỏ của tay phải viền theo diềm bán nguyệt là được, phải viền cho đều gọi là “viền phúc”.

Có gia đình kéo hai đầu của hình bán nguyệt nối liền với nhau như nén bạc, bầy trân nắp, tượng trưng cho tiền của để khắp mọi nơi, vàng bạc đầy nhà. Ở nông thôn, ngoài vỏ sủi cảo bà con in hình bông lúa mỳ, chẳng khác nào những bông lúa mỳ trĩu hạt, với ngụ ý là sang năm mới ngũ cốc được mùa.

Hải đường cùng mọi người bắt đầu quầy quần gói bánh,nàng không khéo tay,gói hỏng mấy cái,nhìn xấu xí không chịu nổi nhưng vẫn để chung vào.Sau đó thì chỉ biết ngồi nhìn người khác làm,cảm thấy những việc con con đơn giản đó không hiểu sao luôn có thể khiến nàng thất bại,thật quá mất mặt.

Gói xong, bắt đầu nấu,đợi khi nước trong nồi sôi,lần lượt từng người nhẹ nhàng bỏ sủi cảo xuống,sau đó Mặc vân lấy vợt quấy đến đáy nồi để cho sủi cảo không bị dính,trong khi nấu nàng ấy thêm 3 lần nước lạnh, vì từ này đồng âm với “phúc đi rồi lại đến”.

Gói bánh, ăn bánh vằn thắn là nội dung quan trọng không kém,phải gói trong đêm giao thừa, ăn vào giờ Ngọ. Đó chính là lúc tiếng chuông năm mới vang lên, năm mới bắt đầu liền ăn bánh mì vằn thắn có ý nghĩa “ranh giới giữa năm cũ và năm mới”, “giao” với “giảo” (bánh) gần âm (hài âm),còn phải gói 3 loại bánh:

Thứ nhất là bánh nhân thịt ăn tối giao thừa. Thứ hai là bánh chay dùng để cúng thần. Thứ ba là bánh ăn thử nghiệm (nghiệm thuế) gói kèm tiền xu táo đỏ ăn vào sáng mùng một tết. Ngày tết, tất cả mọi người cùng nhau ngồi gói bánh dù làm không khéo tay cũng không sao vì chủ yếu mang ý nghĩa đoàn viên.

Hải đường thầm nhủ nếu như sáng mồng một tết ăn được chiếc bánh có tiền xu hoặc táo đỏ thì coi như năm mới cực kì may mắn luôn,nàng ta chính là thích thú cùng háo hức nhất tiết mục đó,cực kỳ mong mỏi a.
Bình Luận (0)
Comment