Thiên Mã Hành Không

Chương 132



Theo sau tiếng báo danh của thị vệ, Tiêu Phong rảo bước vào phòng tiếp khách, ông nghe có tiếng kéo ghế đứng dậy của hai người, một là Hốt Tất Liệt, người kia dĩ nhiên mang tên Ngột Lương Hiệp Đài.



Hốt Tất Liệt cười ha hả, nói:



- Người Hán có câu cửa miệng "Nhắc tên Tào Tháo thì có ngay Tào Thán hiện đến!", bọn ta chính đang nói chuyện về ông, đã thấy ông bước vào !



Hành lễ theo kiểu Mông Cổ, Ngột Lương Hiệp Đài chào Tiêu Phong



- Ngột Lương Hiệp Đài bái kiến Tiêu tướng quân!



Từ người Hán chuyển về làm tộc nhân Khiết Đan, Tiêu Phong sau đó sinh hoạt trong lòng dân Mông Cổ, nhưng ông vẫn giữ kiểu cách chào hỏi hành lễ của người Hán, không theo các cách khác.



Ông chắp tay hoàn lễ, nói:



- Chào Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân!



Ba người an toạ, rồi Hốt Tất Liệt hỏi:



- Tiêu tướng quân đi rồi còn trở lại, chắc đã có xảy ra chuyện gì chăng?



Tiêu Phong đáp:



- Không có chuyện gì cả, chỉ vì ở tại vương phủ thấy buồn, mà đi ra ngoài thì phải chen chúc người qua kẻ lại cũng mệt, nên tôi nảy ý định đến gặp gỡ Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân, nghe ông ta kể chuyện lạ vùng thảo nguyên.



Ngột Lương Hiệp Đài vui vẻ nói:



- Giở trên thảo nguyên, người ta không nói chuyện xưa tích cũ nữa, đâu đâu cũng kháo nhau các sự tích anh hùng của Tiêu tướng quân ngài. Lần này mạt tướng đến đây, ước nguyện lớn lao nhất là được xem qua phong thái hào hùng của Tiêu tướng quân!




Tiêu Phong đáp:



- Tôi chỉ là một kẻ mãng phu, hàmh sự chỉ cần sao không thẹn với lương tâm là được, tôi đã có làm nên chuyện gì là sự tích anh hùng đâu?



Hốt Tất Liệt cười, bảo:



- Đại tướng quân lại quá khiêm nhường nữa rồi, lũ đại điêu oai hùng trên thảo nguyên vì ngài mà đều đã phải co đầu rụt cổ, trời sanh ngài làm anh hùng, cũng như trời sanh cái nàng Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi của Đường Minh Hoàng) đó, nhan sắc mĩ miều nàng không chối cãi đi đâu được!



Ngột Lương Hiệp Đài trợn mắt hỏi:



- Dương Ngọc Hoàn là ai thế?



Hốt Tất Liệt trả lời:



- Ông đúng là ít đọc sách, đến cả nàng mỹ nữ trong số tứ đại mỹ nhân của người Hán mà ông cũng không biết nữa!



Ngột Lương Hiệp Đài nheo mắt, hỏi:



- Tứ đại mỹ nhân của người Hán? Họ hiện thời đang ở đâu? Để tiểu tướng đến bắt họ về cho vương gia?



Hốt Tất Liệt cười ngất, rồi đập bàn, nói:



- Hay tuyệt! Ngột Lương Hiệp Đài, ông mà đem về được cho ta tứ đại mỹ nữ đó, muốn gì, ta cũng thưởng tất!



Ngột Lương Hiệp Đài vỗ ngực:



- Không cần thưởng! Bất kể là mỹ nào, khi tiểu tướng xuống đến Trung nguyên, nếu truy được tông tích, là bảo đảm sẽ bắt đưa về dâng vương gia!



Lòng Tiêu Phong không cùng ý nghĩ đó, nhưng ông không cười, vì ông cũng không rõ tứ đại mỹ nữ là ai, ông cũng nghĩ hệt Ngột Lương Hiệp Đài rằng bốn nàng ấy hãy còn đang sinh sống dưới Trung nguyên.



Hốt Tất Liệt gắng nhịn cười, nói:



- Được lắm! Chờ ông đem về đây, ta sẽ tính tới chuyện thưởng, bây giờ mình bàn về đề tài chính đã, lần này, Đại Hãn ra lệnh Tiêu tướng quân nam chinh, đương nhiên muốn Tiêu tướng quân làm nguyên soái, còn tướng tiên phong, ta tính để Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân làm. Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân từng trải trăm trận, nhiều kinh nghiệm tác chiến, cũng rền vang danh mãnh tướng trên khắp thảo nguyên. - Dừng một chặp, ông ta hỏi Tiêu Phong - Tiêu tướng quân nghĩ sao?



Tiêu Phong đáp:



- Sắp xếp như thế là hay lắm, tôi không có ý kiến gì trải ngược.



Ông dư biết Hốt Tất Liệt có phần nào e dè mình độc quyền đái lãnh quân binh, nên đã đặc biệt cử Ngột Lương Hiệp Đài này theo kề cận, ông không chịu nghe theo lời y, chẳng được gì hay ho, mà lại còn đưa đến chỗ Hốt Tất Liệt sanh lòng ngờ vực, ông đành thuận miệng đáp lời ưng chịu.



Thần thái hoan hỉ, Ngột Lương Hiệp Đài chắp tay vái dài Tiêu Phong:



- Mạt tướng tạ ơn nguyên soái! Không biết chừng nào thì nguyên soái ban lệnh xuất phát?



Tiêu Phong xua tay, đáp:



- Tướng quân bình thân, thời điểm xuất phát là do vương gia ấn định.



Hốt Tất Liệt do dự một hồi, rồi bảo:



- Ngày mốt là ngày lành, vậy sẽ ra quân ngày đó. Ngày mai cho trảm quyết Thất Liệt Môn và Não Hốt, tế cờ trước đại quân!



Ngột Lương Hiệp Đài thưa:



- Vương gia anh minh! Trảm quyết hai thằng nghịch tặc đó, dư đảng chúng nó lập tức tan tác, ma dân cư toàn thành thảy đều oán hận chúng, cho hành quyết chúng ngày mai sẽ có tác động nâng cao tinh thần quân dân, đúng là một công hai chuyện. Nhưng không rõ, số tám vạn quân đó thuộc biên chế nào?




Hốt Tất Liệt đáp:



- Ngươi dẫn từ Trảo Hốt Đô về bốn vạn quân, cộng hai vạn quân ở đây của Dã Tốc cùng với hai vạn quân bản bộ của A Lam Đáp, tròn chẵn tám vạn.



Tập 19: Lĩnh binh nam chinh



Hồi 132: Hoãn binh chi kế (II)



Ngột Lương Hiệp Đài mừng rỡ:



- Tuyệt quá! Lần nam chinh này, không những có Tiêu đại tướng quân, lại còn thêm Dã Tốc tướng quân cùng A Lam Đáp Nhân tướng quân, đừng nói tại Trung nguyên, ngay trên thảo nguyên, một đội ngũ như thế đủ để cho người ta mới nghe tới là đã khiếp đảm rồi. Lần nam hạ này, thể nào cũng "kỳ khai đắc thắng, thủ hạ Ngạc Châu!"



Hốt Tất Liệt lắc đầu, bảo:



- Chưa chắc! Ngạc Châu nằm kế bờ Trường Giang, là địa điểm chiến lược khẩn yếu của Đại Tống, nếu để mất Ngạc Châu, họ cũng như bị chém một vết thương cực lớn mé tây Lâm An, thì thể nào Đại Tống cũng sẽ đưa toàn lực đến thủ thành, bên ta dẫu binh cường mã tráng, nhưng người Hán luôn đề cao bảo vệ nước nhà, để cho họ hợp quần, sức mạnh của họ sẽ không thể coi thường được. Lần ra quân nàyl là để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ngoan cường sắp tới, mình không thể coi nhẹ địch quân được !



Ngột Lương Hiệp Đài đập bồm bộp vào đầu, nói:



- Vương gia giạy chí phải! Mạt tướng đã từng vì khinh khinh địch mà thua trận, sao chóng quên thế!



Hốt Tất Liệt vui vẻ:



- Ông cũng chẳng nên tự trách, lần này có được Tiêu tướng quân thống lãnh, ta không thấy e ngại ông tái phạm căn bệnh khinh địch đó. Ông chớ có trông vào ngoại hình thô dã của Tiêu tướng quân mà lầm, ông ta bên trong cực kỳ tinh tế đấy!



Ông ta đứng lên, nói tiếp:



- Trời tối rồi, mình đi ăn thôi. Cũng là dịp cho Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân thưởng thức món ngon của Kinh Triệu



Bữa sau,Thất Liệt Môn và Não Hốt bị áp giải ra pháp trường, trước mắt chứng kiến của hàng vạn dân cư toàn thành cùng các vùng lân cận, đầu hai đưá bị chém rơi lăn lông lốc trong tiếng hoan hô rầm trời cuả người người, kế đó, thân quyến của những nạn nhân của hai đứa đến bày bàn thờ cáo tế hòng xoa dịu vong linh người đã khuất.



Qua ngày thứ ba, Tiêu Phong cùng Ngột Lương Hiệp Đài ra quân nam chinh, Hốt Tất Liệt đưa tiễn họ tận ngoại thành, hai bên chắp tay từ biệt nhau xong, quân binh nườm nượp kéo về phía đông nam, tinh kỳ phất phới, vó ngựa dồn dập, bốc bụi mù trời, mãi tận khi hình bóng Tiêu Phong khuất hẳn, Hốt Tất Liệt mới ra về.



Tiêu Phong dẫn quân đi một mạch, bữa đó, đã đến được Đặng Châu, vì Tương Dương còn trong vùng kiểm soát của Tống quân, nên Ngột Lương Hiệp Đài đề nghị đi phía đông qua ngả Hà Nam, Thái Châu, rồi sẽ quặt xuống phía nam nhắm Ngạc Châu. Tiêu Phong cũng không muốn dọc đường sanh chuyệm lằng nhằng, cũng không muốn đụng chạm với quân dân phòng thủ Tương Dương, ông lập tức đồng ý.



Tối ấy, Tiêu Phong hạ lệnh cắm trại dừng chân bên ngoài Đặng Châu



Quan viên văn võ toàn thành Đặng Châu hay tin có Tiêu đại tướng quân nơi ngoại thành, đèu bảo nhau ùn ùn kéo đến, phần để nịnh nọt làm quen, phần muốn xem mặt mũi Tiêu Phong ra sao. Báo hại



Tiêu Phong bị đám đó vây khổn, ông vốn muốn về chỗ lều Dương Qua cùng Liễu Như Lãng, nhưng không sao rứt ra được, cứ phải chắp chắp tay, cứ phải đáp lễ liên miên ... thật khó lòng phủi tay bỏ đi ngay được. Gắng gượng được một lúc, ông thấy quá mỏi mệt, không sao dằn được, ông đành thất lễ, đứng thẳng người lên, dõng dạc nói:



- Ngột Lương Hiệp Đài tướng quân, ông hãy thay ta tiếp kiến khách khứa! Xin mời chư vị cứ tự nhiên, ta xin từ biệt!



Nói xong, ông rảo bước đi đến vén màn lều, bước ra ngoài, thây kệ bọn khách khứa đến chiêm ngưỡng ông đang trợn tròn mắt ra mà nhìn.



Tiêu Phong thả bộ về chỗ lều Dương Qua và Liễu Như Lãng, thấy cả hai đang đứng nói chuyện dưới một rặng liễu.



Nghe tiếng bước chân, Liễu Như Lãng ngoái trông, gã nhận ra ông, bèn cười, hỏi:



- Đại ca đã về rồi đấy ư? Trướng soái của huynh thật là náo nhiệt, đứng đây còn nghe ồn ào rõ mồn một, sao huynh lại có thể bỏ đi ngon lành vậy?



Tiêu Phong khoát tay, đáp:



- Đừng hỏi chuyện đó! Cả một đám kéo nhau dến dòm dòm ngó ngó, tính chờ xem có màn ca múa nào hay ho không, ý định họ tuy chẳng tệ, nhưng ta không kham nổi, đành bỏ chạy thôi!



Đứng nhìn quanh quất về các doanh trại chung quanh rạng ánh đèn lửa, tưởng chừng mênh mông đâu đâu cũng lều trại, ông xoa xoa hai tay vào nhau, hỏi:




- Dương huynh, tứ đệ, hai vị thấy đại quân di chuyển kiểu này, chẳng mấy chốc là đến Ngạc Châu, đánh đấm ra sao, khoan bàn tới, mình có cách nào làm chậm tiến trình, kéo thật dài thời gian ra lâu chừng nào hay chừng nấy và hay hơn nữa, mình làm sao để hạ thấp đấu chí của quân binh?



Dương Qua vui vẻ nói:



- Vừa rồi, chính là ta đang bàn cùng Liễu huynh đệ đề tài đó, đâu ngờ đấy cũng là mối bận tâm của Tiêu huynh.



Tiêu Phong "ồ" một tiếng, mừng rỡ:



- Thế có nghĩ ra cách nào chưa?



Liễu Như Lãng lắc đầu:



- Chỉ là cách tạm lấy cớ này cớ kia nói cho qua chuyện, nhưng không dùng mãi được, nói một kiểu đó hoài lâu ngày thuộc hạ sẽ đâm ra nghi ngờ!



Tiêu Phong xua tay:



-= Kệ tụi nó! Cách gì đâu, nói cho ta nghe thử?



Liễu Như Lãng đáp:



- Tỉ như bữa nay, lấy cớ thời tiết xấu, mưa nhiều, đại quân không thể dầm mưa mà đi, dừng chân lại chờ, làm cho người nhác,ngựa biếng, nói thêm nữa, tỉ như hôm nay đến Đặng Châu, quan viên trong thành tới uỷ lạo tinh thần quân sĩ, đại quân vì thế nên tạm dừng ít bữa, để cho tụi quan lại đến bái phỏng, đồng thời mình cũng vào thành đáp lễ, mấy chuyện lễ tiết đó toàn là mượn cớ, nhưng giỏi lắm thì trì hoãn được một hai ngày, chẳng phải duyên cớ có thể dùng kéo dài cho lâu hơn được.



Tiêu Phong bảo:



- Vậy cũng khá rồi! Đại quân mà đi nhanh, thể nào thành Ngạc Châu cũng sẽ thất thủ. Trước đây, ta có lần ta đi từ Ngạc Châu đến Tương Dương, đã phát hiện quân dân phòng thủ không nghiêm nhặt, bọn tướng sĩ ơ hờ, chẳng chút sĩ khí, bọn mình cứ rề rề hành quân, chỉ mong Đại Tống nhanh chóng điều động binh mã đến tăng cường phòng thủ, thì khi đến sát chân thành Ngạc Châu, mình cho tấn công vờ vĩnh, qua quít, cho thua một trận, rồi ta sẽ kéo quân trở về bắc, ta hy vọng sau một lần bại trận như thế, khi xin từ chức, Hốt Tất Liệt là thôi không còn muốn lưu giữ!



Dương Qua nói:



- Ta thấy Ngột Lương Hiệp Đài tuy có chút ngạo khí, nhưng hắn là kẻ tâm tư ngay thẳng, nếu không, Hốt Tất Liệt đã chẳng cử hắn theo giám sát trọng trách của huynh. Kế hoạch huynh tuy có hay , nhưng khi đem thi hành, huynh phải hết sức cẩn thận, đừng để hắn nhìn ra sơ hở trong đó.



Tiêu Phong đáp:



- Ta cũng thấy điểm đó, chẳng những hắn, mà ngay cả Dã Tốc cùng A Lam Đáp Nhân cũng đều tinh tế, ta đã có lưu tâm đề phòng rồi, nhưng chuyện này phải làm theo cách ta nghĩ ra, muốn cho chúng nó không thấy sơ hở, cũng khó lắm đấy, còn may có hai vị huynh đệ kề cận góp ý thêm cho ta.



Liễu Như Lãng nói:



- Mình là huynh đệ, đại ca chẳng nên quá khách sáo vậy, tạm thời chưa có cách nào hay hơn cách trì hoãn tốc độ ấy, mình hãy cứ tạm mượn cớ nọ cớ kia ...



Tiêu Phong bảo:



_ Tốt lắm! Cứ thế mà làm, chỉ mong ông trời giúp thêm, ngày nào cũng mưa dầm mưa dề, thì hay lắm!



Trong những ngày hành quân sau đó, Tiêu Phong toàn viện hết cớ này đến cớ nọ, đều hợp tình hợp lý để trì hoãn tiến độ. Mà được cái, mưa gió cũng không ngừng, ngày nào mây đen đầy trời, ông đều hạ lệnh lập trại, dừng chân. Khổ nỗi, đang vào giữa mùa hè, ông trời thôi giúp đỡ, mấy ngày liền ngừng mưa. Tiêu Phong đành ngao ngán cho đi tiếp, vào đến địa phận Hà Nam, ông cho ngừng quân lập trại gần các thành trì lớn nhỏ dọc đường, tiếp kiến vô số các quan viên đầy ắp hiếu kỳ tới thăm viếng, cho uống thả dàn, lại được thêm hai trợ thủ đắc lực là Dương Qua cùng Liễu như Lãng, khi đãi các quan viên, bắt uống cho tới con mắt trắng dã, thành thử, trên đường hành quân kế tiếp, ông đã được phong tặng ngoại hiệu "Tiêu Tửu Tiên". Ngột Lương Hiệp Đài , Dã Tốc cùng A Lam Đáp Nhân thấy Tiêu Phong hành quân chậm rãi vừa đi vừa uống rượu như vậy, họ dẫu sốt ruột , nhưng nghĩ ông thích rượu, ông lại chẳng có chút gì khả nghi, cả ba sẵn hết sức kính phục Tiêu Phong, nên cũng không thấy có gì đáng ngờ vực!



--- Xem tiếp hồi 133 ---


Bình Luận (0)
Comment