Thiết Huyết Đại Minh

Chương 25

Lúc Hồng Thừa Trù phát đường báo 800 dặm khẩn cấp về Kinh sư thì Vương Phác đã dẫn hơn 800 gia đình đi đến Cửu Liên Thành, lại đi về phía trước không xa chính là sông Áp Lục, qua sông Áp Lục chính là biên giới Triều Tiên.

Cửu Liên Thành cũng chính là Trấn Giang, Tổng binh trấn Đông Giang của đế quốc Đại Minh là Mao Văn Long từng huyết chiến một trận với Kiến Nô ở chính nơi này. Trận chiến đó cũng chính là trận chiến thành danh của Mao Văn Long. Nhưng sau đó Mao Văn Long lại bị Viên Sùng Hán giết chết. Kiến Nô cũng từ sơn khu Trường Bạch cằn cỗi dời đến vùng bình nguyên Liêu Hà phì nhiêu. Cửu Liên thành này cũng bỏ đi, hiện tại Cửu Liên thành đã giống như một đống hoang tàn.

Lại giới thiệu sơ lược một chút về Triều Tiên.

Năm 1392 Lý Thành Quế phế bỏ thế hệ Cao Ly Vương cuối cùng, thành lập vương triều Triều Tiên, lại gọi là Vương triều Lý thị. Thời kỳ hưng thịnh của Triều Tiên nhân khẩu đạt hơn 1 trăm vạn. Nhưng trải qua cuộc chiến tranh xâm lược của Nhật Bản và hai lần binh Thanh tàn sát, nguyên khí của Triều Tiên đã bị tổn thương, tổng nhân khẩu giảm mạnh chưa đến 30 vạn người, nhân khẩu của thủ đô Hán Dương giảm mạnh từ 10 vạn xuống còn chưa đến 3 vạn.

Vương Phác dùng roi quất ngựa chỉ về ngôi thành hoang phía trước, hoi Chân Hữu Tài ở phía sau:

- Hữu Tài, phía trước đến đâu rồi?

Châm Hữu Tài nói:

- Tướng quân, phía trước chính là Cửu Liên thành, con sông bên phía nam thành chính là sông Áp Lục. Qua sông Áp Lục chính là biên giới của vương quốc Triều Tiên. Trước khi Kiến Nô chưa hứng khởi, Cửu Liên Thành này là thị trấn của biên giới mậu dịch giữa Đại Minh ta và Triều Tiên, tiểu nhân cũng tới chỗ này mà vào Sâm Cao Ly.

Vương Phác thấy trời đã tối, liền dặn dò Đao Ba Kiểm ở bên cạnh nói: - Mặt Sẹo, truyền lệnh xuống dưới, tối nay hạ trại ở Cửu Liên Thành, sáng mai sang sông.

- Vâng!

Đao Ba Kiểm trả lời rồi lĩnh lệnh rời đi.

Vương Phác xoay người xuống ngựa, duỗi mình bởi cưỡi ngựa thời gian dài chân có hơi tê lặng đi, quay lại nói với Chân Hữu Tài:

- Hữu Tài, nếu chúng ta cứ như vật mà vào biên giới Triều Tiên, có bị người Triều Tiên gây khó dễ không? Dù sao Triều Tiên đã bị Kiến Nô làm cho sợ hãi, hiện tại lại đang là nước phụ thuộc Kiến Nô?

Chân Hữu Tài nói:

- Dọc đường tiểu nhân đã nghĩ về vấn đề này, tiểu nhân cảm thấy nên hành sự cần thận.

Vương Phác hỏi: - Ngươi có cách gì hay không?

Châm Hữu Tài mói: - Giả làm Kiến Nô?

- Giả làm Kiến Nô?

Vương Phác hơi gật đầu:

- Ừ, ý kiến này hay, hơn nữa sẵn có áo giáp, lúc cần thiết có thể giả trang mê hoặc Kiến Nô. Ở Trường Dũng Bảo còn thu được hơn 1 trăm bộ áo giáp Chính Hồng Kỳ, còn có hơn một ngàn bộ áo khoác ngoài Kiến Nô đều chưa ném đi. (Áo khoác ngoài: một loại áo ngắn mặc bên ngoài của nam giới trong lúc cưỡi ngựa, thường là màu đen)

Chân Hữu Tài nói: - Vì để đạt được mục đích, tiểu nhân thấy nên cạo đầu giống như Kiến Nô.

- Không thành vấn đề. Vương Phác nói: - Cùng lắm thì sau khi lên thuyền này các huynh đệ sẽ cạo đầu, cả đám thành đầu trọc là được.

(Từ ban đầu kiển tóc Mãn Thanh không hề giống như là cạo nửa đầu trong các bộ phim về Thanh cung mà mọi người thường xem, sau đầu cũng cạo chỉ để một vùng tóc to khoảng bằng một đồng tiền, cũng kết thành bím tóc nhỏ, có cái tên rất đẹp là: Kim tiền thử vĩ)

Con ngươi của Chân Hữu Tài vừa chuyển rồi nói tiếp:

- Tướng quân, bảo các huynh đệ giả trang Kiến Nô còn có cái lợi khác nữa.

Vương Phác nói: - Um, nói thử xem?

Chân Hữu Tài nói:

- Bảo các huynh đệ giả trang Kiến Nô, có thể ở Triều Tiên có cướp bóc, hơn nữa người Triều Tiên sẽ ghi nhớ khoản nợ này trên đầu của Kiến Nô. Tướng quân và các huynh đệ lại vừa có thể vui vẻ vừa có thể lợi lộc, làm xong lại đổ tiếng xấu cho Kiến Nô chịu, cớ gì mà không làm chứ?

- Khá khen cho Chân Hữu Tài, đầu óc ngươi đúng là thông minh.

Vương Phác cười gian nói: - Cứ làm vậy đi, Tiểu Thất ngươi lại đây.

Vurong Tiểu Thất vội vàng chạy đến trước mặt Vương Phác hỏi: - Tướng quân, ngài tìm tiểu nhân?

Vương Phác nói:

- Truyền lệnh, cạo trọc đầu của tất cả huynh đệ, làm thành kiểu tóc của Kiến Nô. Chọn ra hơn 100 người thay bằng áo giáp của kỵ binh Chính Hồng Kỳ Kiến Nô, những hynh đệ còn lại thay bằng chiến bào của Kiến Nô.

- Ôi, cạo thành kiểu tóc Kiến Nô?

Vương Tiểu Thất cau mày nói:

- Tướng quân, có câu cửa miệng là da tóc cơ thể của cha mẹ ban cho, không thể tùy tiện làm bừa được, hơn nữa cạo thành kiểu tóc Kiến Nô lúc về Đại Minh bị kẻ khác vu tội là chúng ta đầu hàng Kiến Nô thì chẳng phải là có nhảy xuống Hoàng Hà cũng không rửa hết tội sao?

- Đừng lôi thôi.

Vương Phác không nhịn được liên nói:

- Ngươi hãy đi nói với các huynh đệ, chỉ cần bọn họ đồng ý cạo đầu, sau khi vào Triều Tiên bọn họ muôn làm gì cũng được. Ta không tin đám người सि9b không chịu cạo đâu đâu.

- Làm gì cũng được?

Vương Tiêu Thât sáng mắt lên:

. - Vậy con gái Triều Tiên.

- Có thể.

Vương Phác nói: - Có thể “vui vẻ”, nhưng không được mang theo nữ nhân hành quân.

- Được được được, chuyện này không thành vấn đề.

Vương Tiểu Thất cười xảo trá nói: - Tiểu nhân đi truyền lệnh, ha ha.

Lại nói đến Dự thân vương Mãn Thanh Đa Đạc dẫn 5 ngàn thiết kỵ ngày đếm cấp tiến, sau khi đuổi đến đảo Liên Vân mới biết căn bản là quân Minh không đến đây. Đa Đạc cho rằng Trịnh thân vương Tế Nhĩ Cáp Lãng không thể lừa mình. Nếu quân Minh không đến đảo Liên Vân, như vậy chắc chắn trên đường đi đã đổi hướng hành quân rồi.

Đa Đạc không dám chậm trễ, vội vàng phái ra kỵ binh đi điều tra bốn phía, cuối cùng đã thám thính được có một chi quân Minh gióng chống khua chiêng đi về hướng Cửu Liên Thành. Sau khi Đa Đạc biết được tin tức đang định suất quân truy kích thì Đa Nhĩ Cổn phái khoái mã đưa mật thư tới, trong thư nói Thịnh Kinh có biến cố lớn, yêu cầu Đa Đạc hỏa tốc suất quân chạy về Thịnh Kinh.

Ở đây chắc phải giới thiệu một chút về quan hệ của A Tế Cách, Đa Nhĩ Cổn và Đa Đạc. A Tế Cách là con trai thứ 12 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Đa Nhĩ Cổ là con trai thứ 14 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Đa Đạc là con trai thứ 15 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, ba người đều do Đại phi A Ba Hợi sinh ra. Đa Nhĩ Cổn là Kỳ chủ Chính Bạch Kỳ, A Tế Cách, Đa Đạc là Kỳ chủ Tương Bạch Kỳ.

Đa Nhĩ Cổn bảo Đa Đạc hỏa tốc dẫn 5 ngàn thiết kỵ Tương Bạch Kỳ chạy về Thịnh Kinh. Mục đích rất đơn giản chính là đã chuẩn bị săn sàng cho cuộc chiên tranh đoạt ngôi vị hoàng để sắp diễn ra.

Đối thủ lớn nhất của Đa Nhĩ Cổn là Túc thân vương Hào Cách. Hào Cách là con trai cả của Hoàng Thái Cực, Chính Hoàng, hai kỳ Tương Hoàng đều trung thành với y, bản thân Hào Cách lại là Kỳ chủ Chính Lam Kỳ, thế lực vô cùng to lớn. Trong thời khắc quan trọng này, Đa Đạc và 5 ngàn thiết kỵ dưới tay y đương nhiên là không thể rời xa Thịnh Kinh được.

Không hề do dự, Đa Đạc liền quyết định không đuổi giết quân Minh nữa, hiện tại quạn trọng nhất là dẫn quân quay về kinh trợ giúp cho thập tứ ca Đa Nhĩ Cổn cướp ngôi vị hoàng đế.

Suy nghĩ của Đa Đạc và Tế Nhĩ Cáp Lãng không khác nhau là mẩy, những người này tuy bề ngoài hô hào bằng bất cứ giá nào cũng phải cứu Hoàng Thái Cực trở về nhưng thực ra ai cũng hiểu đó là điều không thể. Nói những câu này chẳng qua là lấy lệ một chút mà thôi. Trong nội tâm họ thực ra bắt đầu tính toán sắp tới phải chiến đấu thế nào để ngôi vị hoàng để trở về tay mình?

Từ Kim Thành, Càn Thanh Cung.

Trời mới sáng, quan lại đã xếp thành hàng dài dưới sự dẫn dắt của nội thị từ từ đi vào đại điện cung Càn Thanh, giống với bình thường. Hoàng để Sùng Trinh đã ngồi trên ghế rồng, từ khi nhà Minh thành lập tới nay đã có mười sáu đời Hoàng đế, Hoàng đế Sùng Trinh là vị Hoàng đế cần chính nhất, thậm chí so với Hoàng đế khai quốc Minh triều Chu Nguyên Chương còn cần chính hơn nhiều.

Thậm chí có những nhà sử học nói Hoàng để Sùng Trinh từ khi đăng cơ đến lúc treo cổ trên Môi Sơn chưa bao giờ vắng một buổi lâm triều nào. Chia đều mỗi ngày đều ngủ chưa đến 2 tiếng đồng hồ. Điều này khó tin nhưng Hoàng để Sùng Trinh là vị hoàng để cần chính hiếm có trong lịch sử hơn 2 ngàn năm Phong Kiến của Trung Quốc, điều này rất chính xác không thể nghi ngờ được.

Bách quan ba quỳ chín khẩu, sau khi hô 3 tiếng vạn tuế đều tự lui về vị trí của mình, sau đó một đám cúi đầu xuống không nói gì. Triều Đại Minh mấy năm nay liên tiếp bất lợi rồi, Kiến Nô phương bắc hung hăng bạo ngược, Lưu tặc Trung Nguyên tàn sát bừa bãi. Các tỉnh Hồng Quảng, Chiết Giang, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Tây hạn hán mấy năm liền, đất đai cằn cỗi, nạn châu chẩu hoàng hành, rất nhiều châu phủ đã bắt đầu người ăn thịt người rồi.

Quốc gia đang gặp phải nguy hiểm, rất có thể vô lực xoay chuyển thời thế, trong thời kỳ phi thường như vậy chỉ có thể giả câm điêc thôi.

Hoàng để Sùng Trinh cau mày nhăn mặt, biểu hiện của đám quan lại khiến ông ta không hài lòng, ăn lộc của vua, đât nước bây giờ lâm nguy đám quan viên lại giả vờ câm điêc, chuyện này là thế nào?

Ánh mắt của Hoàng đế Sùng Trinh rơi vào Binh bộ Thượng thư Trần Tân Giáp, ông ta hỏi:

- Trần ái khanh, có từng phái viện binh đi giải vây cho Tùng Sơn không?

Trần Tân Giáp vội vàng bước ra khỏi hàng tấu nói:

- Khởi bẩm Vạn tuế, thần đã sắp xếp cho 3 đường viện quân đến Tùng Sơn giải vây rồi.

- Ừ..

Sừng Trinh hoàng để gật gật đầu, sắc măt khó chịu đã bắt đầu dịu đi, ông ta hỏi tiếp:

- Ba lộ đại quân lúc nào mới đến Tùng Sơn? Có bao nhiêu binh lực?

Trần Tân Giáp khó xử nói: ;

- Chuyện này...

Hoàng để Sùng Trinh hỏi: - Sao, Trần ái khanh có chỗ nào khó nói?

Trần Tân Giáp bất đắc dĩ đành phải nói: - Vạn tuế, 3 đường viện quân tông cộng binh lực có hơn 9 ngàn người.

- Cái gì? Chỉ có hơn 9 ngàn người? Hoàng đế Sùng Trinh giận dữ nói: - Chỉ có chừng ấy quân đội, sao phá giải được vòng vây Tùng Sơn?

Vẻ mặt của Trần Tân Giáp như cầu xin nói:

- Vạn tuế, Kinh Doanh, Kê Châu. Tuyên Phủ. Mật Vân, Đại Đông cũng không còn nhiêu quân đội để điều động nữa, thực sự không lấy đâu ra viện binh hơn nữa.

- Trẫm không để ý những thứ này.

Hoàng để Sùng Trinh giận tím mặt nói:

- Không phái nổi viện binh chính là ngươi vô năng, nếu mất Tùng Sơn và Cẩm Châu, trẫm sẽ hỏi tội ngươi.

Trần Tân Giáp sợ đến múc phải khẩu đẩu, không dám nói nhiều hơn 1 câu. - Báo, Tùng Sơn đường báo.

Đúng lúc này, một gã tiểu thái giám giơ hai tay lên đi nhanh vào đại diện.

Đại thần hai bên vẻ mặt đờ đẩn, mấy ngày nay gần như ngày nào cũng nhận được tin báo từ Tùng Sơn. Nói thế cục Tùng Sơn, Cẩm Châu nguy cấp thê nào, thúc giục triều đình sớm phái viện quân đến...

Tiểu thái giám bước thẳng xuống thểm ngọc, Bình bút thái giám Vương Thừa Ân đứng dưới bậc vội nhận đường báo dâng lên trước ngự án của Sùng Trinh. Ông ta mở đường báo ra đọc sắc mặt không đổi, đọc chưa đến mấy hàng thì bỗng nhiên ông ta đổi sắc, cả người như nhảy dựng lên ghế rồng, tay cầm tờ đường báo bắt đầu run rẩy.

Các đại thần đang cúi đầu lén lút quan sát động tĩnh quả tim bắt đầu đập mạnh như trống, thầm nghĩ Tùng Sơn và Hồng Thừa Trù hẳn không xong rồi, nếu không Vạn Tuế gia đã không tức giận đến nỗi như vậy.
Bình Luận (0)
Comment