Thiệu Hoa

Chương 42

Có lẽ nhờ “phúc” của cái tay trái này mà những việc nặng nhọc cần nhiều thể lực như khuôn vác Thiệu Hoa làm không nổi, cho nên, anh thường xuyên được giao cho những công việc gọi là “kỹ thuật sống” như làm hộp giấy hay những thứ linh tinh khác. Nhưng cho dù là anh có đi chỗ nào thì Vượng ca cũng sẽ bám theo anh. Lúc này hắn cũng đi theo anh “hưởng lợi” làm mấy thứ nhàn nhã cái gì mà “kỹ thuật hóa” này, ngoài miệng còn có thể phì phò hút điếu thuốc.

Bình thường không có chuyện gì, cứ đến buổi tối Vượng ca đều có thể tìm cớ gây chuyện với Thiệu Hoa. Dần dần Thiệu Hoa cũng thành thói quen: bị gây sự — đánh người — bị người đánh. Trong nhà tù này, nếu ngày nào đó Thiệu Hoa cùng Vượng ca không gây gổ thì có lẽ mọi người sẽ cảm thấy không quen.

Thời tiết càng ngày càng lạnh, Thiệu Hoa nhờ dì Tình mang đến hai cái áo len, dì Tình trong mắt lóe lên, nói một tiếng “Được.” Ngày cuối tuần đến, dì Tình đem hai chiếc áo đến cho Thiệu Hoa, còn có thêm cả một chiếc quần ấm, đều là chính tay dì đan.

“Dì Tình, dì còn tự tay đan cho cháu, cái này phiền toái dì quá! Cháu ở trong tù thì chỉ cần tùy ý lấy hai bộ là tốt lắm rồi.”

“Đại thiếu gia không muốn quần áo dì đan sao?”

“Không phải, không phải!”

“Đại thiếu gia, sau này cần gì cứ nói với dì, lần sau dì sẽ mang đến cho.”

“Không cần thêm nữa đâu dì.”

Hai bộ quần áo ấm, đã là nhiều lắm rồi.

Dùng cách xử phạt về thể xác, nghe nói tới giờ chưa từng có? Vậy mà đây chính là cái đang nghiễm nhiên tồn tại trong cái nhà tù này. Thiệu Hoa từ trước đến nay chưa bao giờ cho phép mình lười biếng, anh tự cho rằng cứ làm việc thì sẽ không bị soi mói, nhưng mà anh vẫn cứ luôn bị người ta bới móc ra những khuyết điểm, cho nên vẫn là thoát không khỏi bị xử phạt, mà đó tuyệt đối là hình phạt “tích cực” nhất.

Mùa đông, cách xử phạt về thể xác đơn giản nhất mà lại tuyệt đối không cần hao phí sinh lực chính là đuổi người ra đứng ở ngoài trời một đêm, hơn nữa còn không được mặc áo ấm. Có một lần Thiệu Hoa bị bắt đứng hai buổi tối, đến sáng ngày thứ ba, khi bị kêu đến nhà xưởng làm việc, hai mắt anh vừa nhấc lên thì lập tức sau đó liền ngất đi. Ai ngờ lần này mở mắt thế nhưng lại được nằm bệnh viện hơn hai tuần. Bác sĩ rất quan tâm anh, cả y tá cũng rất cẩn thận. Trừ việc phát sốt, bệnh viện còn chủ động kiểm tra phát hiện ra viêm ruột thừa cấp tính. Khi Thiệu Hoa tỉnh lại, bác sĩ nói đã phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa cho anh. Thiệu Hoa xúc động không biết phải nói gì cho tốt, sau khi xuất viện, anh nhất đinh phải kể cho dì Tình chuyện vui này.

Ở trong nhà tù này, hai bộ quần áo ấm là quá ít. Cho dù có hai mươi bộ cũng chẳng đủ. Cùng Vượng ca ở chung một chỗ, thật sự là Thiệu Hoa đã bị khuyết mất đạo đức mấy đời! Nửa đêm, anh thường bị dội nước lạnh làm tỉnh giấc, chăn gối toàn bộ đều ướt, quần áo cũng ướt. Mà với cái mùa đông lạnh thấu xương này, Thiệu Hoa cũng chỉ kiên cường chịu đựng được hai ngày, thật sự chống đỡ không nổi nữa, đến ngày cuối tuần, anh nhất định phải nhờ dì Tình đem thêm hai bộ quần áo nữa đến. Mà trong cái tuần chờ đợi này, Thiệu Hoa thật sự bị cái lạnh tàn phá thân thể, cũng may có bạn cùng phòng cũ là Triệu Bảo Căn cho anh mượn một chiếc áo ấm. Ba bộ quần áo cứ thay phiên bị ướt rồi lại phơi khô (thật ra cũng chỉ mới khô một nửa), rốt cục cũng sống quá một tuần.

Ngày chủ nhật đến, dì Tình cầm thêm hai bộ quần nữa đến, vẫn là chính tay dì tự đan.

Lần thứ ba, Thiệu Hoa lại vẫn phải da mặt dày nhờ dì mang áo len đến, vẫn là dì tự tay đan. Thiệu hoa thật ra cũng thấy lạ tại sao dì không lấy quần áo ở trong tủ của anh, mỗi lần hỏi dì đều nói qua loa rồi chuyển chủ đề.

Dì Tình không biết phải nói với Thiệu Hoa thế nào, phòng của anh, sớm đã bị thanh lý toàn bộ, tất cả mọi thứ của anh, cho dù là đáng giá hay không đều bị Địch Vân Vân ném vào thùng rác. Cũng may dì Tình lén giữ lại một vào thứ quan trọng: ba tập album ảnh, hai cái hộp đựng đá sưu tầm và cái máy ảnh kỹ thuật số. Còn chiếc đàn cello của anh, thời điểm dì Tình đến ký túc xá tìm lại thì nó đã không còn nữa. Thì ra một người bạn cùng phòng của anh sớm đã đem chiếc đàn đó bán đi lấy tiền rồi.

Dì Tình cũng thấy lạ, Thiệu Hoa tại sao lại cần nhiều áo ấm như vậy, dì tò mò hỏi: “Cậu sao lại cần nhiều áo như vậy?”

“À… có một cậu bạn ở cùng cháu, không có ai đến thăm cậu ấy, cho nên cháu cho cậu ấy hai bộ rồi.”

“Ra vậy.”

“Đúng rồi, chị Minh Lệ đâu dì? Lâu rồi không thấy.”

“Nó… nó đi nước ngoài rồi!” Nói xong, dì Tình nâng tay lên lau nước mắt: “Cậu xem, cứ nhắc đến là dì lại nhớ nó !”

“Ha ha.”

“Dì về trước, đại thiếu gia, cậu nhớ chú ý sức khỏe đấy!”

“Vâng, hẹn gặp lại dì.”

Bị giày vò suốt mùa đông này, Thiệu Hoa tự cảm nhận được thân thể của mình đã kém hơn rất nhiều. Trước kia, thời điểm đầu tháng 5 anh đã mặc áo sơ mi ngắn tay, anh rất sợ nóng. Năm nay, đến tận tháng 7 anh vẫn mặc áo dài tay, có nhiều lúc còn cảm thấy lạnh.

Mùa hè, nói đến hình phạt về thể xác thực ra lại càng đơn giản, chỉ là có chút lãng phí sức lực. Đó chính là để cho tù nhân đứng dưới trời nắng chói chang 5 tiếng đồng hồ, việc này đương nhiên là muốn chiếm dụng thời gian lao động của họ. Đứng thế nào chẳng là đứng, thế nhưng lại còn phải đứng đúng tư thế. Mẹ nó, rõ ràng là phạm nhân, còn tư thế cái gì? Mà thắt lưng của Thiệu Hoa cũng thật kiên cường, chính là suốt thời gian đó cứ đứng như vậy.

Với tình trạng này, hạ đi đông đến, sau mấy năm bị hành hạ giày vò, Thiệu Hoa phải mua một cái đồng hồ báo thức, mỗi buổi sáng nhất định phải đặt chuông trước 1 tiếng, nếu không sẽ không thể dậy được.

Có một ngày, Thiệu Hoa nhìn vào chính mình trong gương, đột nhiên bị cái người trong gương kia làm cho hoảng sợ, đây còn được gọi là người sao? Qủa thực phải gọi là quỷ mới đúng. Khó trách mỗi lần dì Tình đến đều thở dài rồi nước mắt ròng ròng.

“Dì Tình, dì đừng tới thăm cháu nữa.”

“Làm sao vậy?”

“Dù sao thì dì cũng đừng tới nữa.” Nói xong, Thiệu Hoa đứng dậy rời đi.

Sau đó, vài lần dì Tình vẫn đến thăm anh, anh đều kiên quyết không ra. Dì Tình mỗi lần đến đây đều khóc không biết bao nhiêu nước mắt, Thiệu Hoa lần này đã quyết định sẽ không ra gặp dì nữa. Anh còn nói lại với quản trại gửi lời cho dì, nếu dì còn đến thăm anh, anh sẽ lại gặp phiền toái. Cuối cùng dì cũng không đến nữa.

Thiệu Hoa rất muốn gặp dì nhưng anh cảm nhận được chính mình không biết sống được bao lâu nữa, vẫn là nên chậm rãi để dì quên đi sự tồn tại của anh.

3 năm trước khi Thiệu Hoa ra tù, đồn trưởng của nhà tù này được đề bạt thăng chức; hay trước đó 2 năm, Vượng ca ra tù. Cứ như vậy, hai năm này Thiệu Hoa được sống yên ổn qua ngày cho đến ngày anh được thả.

Thiệu Hoa ngồi tù đúng 10 năm, sự nỗ lực không đủ để giúp anh được giảm án.

p/s: tác giả ngược anh thảm quá T_T

Bình Luận (0)
Comment