Thịnh Thế Diên Ninh

Chương 11

Từ dưới bếp Nguyễn Vô Niệm mang lên một bình rượu cùng hai cái chén cho hắn và Lê Bang Cơ, còn những người khác thì cũng không cần, dù sao Nguyễn Vô Niệm kết nghĩa là với chủ tử, còn hạ nhân thì để sang một bên đi. Hắn không có tư tưởng muốn giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hắn rất rõ ràng một việc chế độ nào, giai cấp đó, quan hệ sản xuất chỉ thay đổi khi lực lượng sản xuất có sự thay đổi về chất. Nguyễn Vô Niệm nếu cố gắng đi ngược lại với quy luật phát triển của xã hội sẽ trở thành dị biệt và bị cái bánh xe lịch sử nghiền nát.

Hắn đặt hai cái chén xuống, sau đó mở nút rượu rót đầy. Hương rượu toả ra hương thơm ngào ngạt của men nếp khiến người ta say mê. Ở mấy kiếp trước hắn nghe nói xuyên không trở về nấu rượu độ cao làm giàu dễ lắm, nhưng thực ra không phải vậy, tại Đại Việt lúc này sau 20 năm Minh thuộc cũng đã tiếp thu được những cách làm rượu mới, nâng số độ của rượu lên, những làng chuyên nấu rượu. Nấu rượu đã xuất hiện ở đất Việt chừng trước thế kỷ I trước Công Nguyên, truyền thống nấu rượu đó phát triển qua ngàn năm, lại tiếp thu nhiều tinh hoa nghề nấu rượu từ các triều đại phương Bắc kỹ nghệ tuyệt đối không phải nói chơi, đặc biệt là rượu nếp của người Dao luôn là một cống phẩm luôn phải có cho triều đại phương Bắc.

Rượu này của hắn lấy từ huyện Thuần Hựu (Hậu Lộc) trở về, ở đây có 2 thứ quan trọng nhất của rượu là bánh men và nguồn nước, tại xứ Thanh Hoá này không có nơi nào bằng, do đó rượu sản xuất ở đây cũng rất ngon. Bình thường Nguyễn Vô Niệm chỉ dùng rượu vào ngày giỗ mẹ, một nửa cất giữ, một nửa lại lần nữa chiết xuất thành rượu cao độ để sát khuẩn. Hắn bình thường hay vào rừng, bị thương không ít, do đó cần thứ này. Hôm nay vui vẻ hắn mới mang lên một bình.

- Rượu Thuần Hựu sao?

Lê Bang Cơ vừa ngửi mùi liền nói, phải biết đây chính là đất tổ của họ Lê, làm sao hắn không biết được. Nguyễn Vô Niệm cười nói.

- Coi như ngươi biết hàng. Đến, chúng ta tại đây có trời đất cùng mẹ ta chứng giám cùng kết thành huynh đệ.

Lê Bang Cơ cũng hứng chí, từ khi hắn lên ngôi đến bây giờ chưa có kẻ nào có thể nói chuyện với hắn tự nhiên đến như vậy, xung quanh đều là bề tôi cung cung kính kính, Nguyễn Vô Niệm lại làm hắn thấy mới lạ. Lê Bang Cơ rút kiếm ra nói.

- Đến đây, chúng ta cắt máu ăn thề.

Uy!

Lê Bang Cơ vừa mới định cắt thì đã thấy một cái lư hương đặt trước mặt hắn, Nguyễn Vô Niệm đã cầm trên tay hai nén hương lúc nào không biết. Lê Bang Cơ trợn mắt ngạc nhiên.

- Không cần cắt máu ăn thề hả?

Nguyễn Vô Niệm đưa một nén hương đã châm lửa cho hắn nói.

- Ta nghĩ có hương là đủ rồi, y tế thời này đụng tí là nhiễm trùng sinh mủ, ta vẫn thấy không cắt máu vẫn tốt hơn, ai biết ngươi có bị viêm gan B gì hay không?

Đối với lời nói loạn thất bát tao của Nguyễn Vô Niệm Lê Bang Cơ có nhiều chỗ thật không hiểu, thế nhưng cũng âm thầm cảm thấy may mắn một chút, không mất máu là tốt, sẽ rất đau. Hai con hàng kết bái thực sự không biết làm người ta nên khóc hay nên cười nữa. Nguyễn Vô Niệm đặt lư hương trên bàn, hai người quay hướng ra ngoài. Lê Bang Cơ nói rằng hắn lớn tuổi hơn vì vậy để hắn khấn trước. Lê Bang Cơ nói lớn.

- Ta, Lê Quốc.

- Ta, Nguyễn Vô Niệm.

- Tại đây có thiên địa chứng giám, từ nay trở thành huynh đệ kết bái, có phúc cùng hưởng, có hoạ cùng chia.


Nguyễn Vô Niệm suýt nữa nói luôn có gái cùng chơi, có nạn ta chạy trước, may mắn hắn dừng lại kịp. Lê Bang Cơ cầm lên chén rượu nói.

- Vô Niệm, uống hết chén rượu này chúng ta là anh em một nhà.

- Được, cạn!

Nguyễn Vô Niệm quát lớn, hai người rất nhanh uống hết chén rượu, độ rượu không quá cao nhưng cũng xông lên ngợp mũi, may mắn Nguyễn Vô Niệm đã phòng trước nên rót cũng ít. Uống cạn xong Lê Bang Cơ nói lớn.

- Nhị đệ!

- Huynh trưởng!

Nguyễn Vô Niệm cũng đáp lại, người có học thường dùng những từ Hán – Việt để xưng hô với nhau như vậy, Nguyễn Vô Niệm cũng biết chữ, cũng xem như là nửa cái người có học. Nguyễn Như Đổ nhìn Nguyễn Vô Niệm không vừa mắt, thế nhưng cũng không có cách nào. Vẫn may mắn là bệ hạ còn chưa có ý định tiết lộ thân phận với kẻ này.

- Huynh trưởng đi theo ta, nếu huynh trưởng đã có người quen trong Dân bộ thì thứ này sẽ có tác dụng lớn cho con đường thăng tiến sau này.

Nguyễn Vô Niệm nói. Hắn nếu khó ra làm quan được thì ngược lại hắn cần có một người có địa vị trong triều đình, hắn nhìn Lê Bang Cơ có thể là người đáng tin cậy liền muốn nâng đỡ Lê Bang Cơ một chút. Nếu Nguyễn Vô Niệm biết được đứng trước mặt hắn là đại boss của cả quốc gia thì không biết cảm tưởng của hắn sẽ như thế nào.

Lê Bang Cơ tò mò không biết Nguyễn Vô Niệm trong hồ lô có bán thuốc gì. Đoàn người đi theo Nguyễn Vô Niệm đến bờ suối, đi qua một cây cầu gỗ, phía bên đó là đồng ruộng, lúc này là tháng giêng, lúa xanh mơn mởn. Lê Thái nhìn qua không khỏi ồ lên một tiếng nói.

- Làm sao có thể, lúa ở đây vậy mà còn tốt hơn cả lúa ở Đông kinh.

Đồng bằng Bắc bộ chính là vựa lúa của cả nước, với đồng bằng sông Hồng phù sa màu mỡ cùng với hệ thống thuỷ lợi trải khắp đồng bằng cung cấp đầy đủ nguồn nước, do đó dù những năm hạn nhất thì đồng bằng sông Hồng vẫn là nơi có sản lượng lúa cao nhất, lúa tốt nhất. Thế nhưng nhìn những cây lúa chắc khoẻ vươn mình trước mắt Lê Thái như không thể tin vào mắt mình, xứ Thanh Hoá này làm sao có thể bồi dưỡng lên được những cây lúa tốt đến như vậy.

Lê Bang Cơ dù không hiểu biết quá nhiều về nông nghiệp, nhưng Lê Thái chính là làm ở Dân bộ, điều hắn nói ra tuyệt đối đáng tin, Lê Bang Cơ quay sang Nguyễn Vô Niệm hỏi.

- Vô Niệm, chẳng lẽ đây chính là giống lúa mới sao?

Nguyễn Vô Niệm gật đầu nói.

- Đúng vậy, đây chính là giống lúa mới, tuy nhiên cây lúa lớn lên khoẻ mạnh như vậy cũng không không hẳn là nhờ giống lúa mà là nhờ phương pháp trồng.

- Phương pháp trồng?



Lê Bang Cơ đối với cái này hiển nhiên không hiểu, ngược lại Lê Bí cùng Lê Thái lại rất hứng thú không ngừng nghiên cứu, rất nhanh Lê Thái nói.

- Những cây lúa này được trồng thẳng tắp với nhau.

Nguyễn Vô Niệm gật đầu nói.

- Đúng vậy, hiện tại nông dân cấy lúa theo phương pháp truyền thống trồng khá loạn, không chỉ tốn kém nhiều phân mà còn xảy ra tình trạng những khóm lúa ở phía ngoài biên bởi vì được hưởng ánh sáng mặt trời nhiều hơn, quang hợp tốt hơn do đó sinh trưởng tốt, cho năng suất tối đa, trong khi những khóm lúa ở giữa ruộng vì trồng mật độ dày đặc, ít nhận được ánh sáng mặt trời cũng như không nhận đủ dinh dưỡng, do đó năng suất thấp hơn so với ở ngoài biên.

Lê Thái gật đầu, dân bộ mỗi vụ đều có người đến giám sát tình hình gieo trồng ở địa phương, do đó không quá khó để thấy trường hợp này. Chỉ là hắn không hiểu được quang hợp có nghĩa là gì nhưng hắn biết cây cối muốn sinh trưởng cần có ánh nắng mặt trời, cần có nước, cần có phân, châm ngôn của người nông dân Đại Việt là nước, phân, cần, giống vì vậy mà điều Nguyễn Vô Niệm nói cũng không hẳn là không có lý.

Nguyễn Vô Niệm nói tiếp.

- Vì vậy ở đây ta đã nghĩ ra một phương pháp cấy lúa mới gọi là phương pháp “hiệu ứng hàng biên” hay gọi là cấy lúa hàng rộng – hàng hẹp cũng được, ở đây cấy lúa theo hàng theo hướng Đông – Tây, mỗi hàng sông hẹp trồng cách nhau chừng 15 đến 20 phân, hàng sông lớn cách nhau chừng 45 phân, khi cấy đảm bảo cấy nông tay, hai đến ba rãnh một khóm, các khóm giữa các hàng lại trồng so le nhau. Như vậy vừa có thể đảm bảo được mỗi khóm lúa đều có thể nhận đầy đủ ánh sáng, đủ nước, đủ chất dinh dưỡng mà còn có thể tiết kiệm được phân bón nhờ chỉ cần bón theo từng hàng sông con mà không cần bón theo hàng sông lớn, tiết kiệm được rất nhiều phân bón so với bón phân toàn đồng ruộng.

Phân bón xếp hàng thứ tư trong châm ngôn đã chứng tỏ tầm quan trọng của nó, thế nhưng lúc này nông dân sử dụng chủ yếu là phân xanh (thực vật), phân chuồng (động vật), hai loại phân này không đủ cung ứng cho đồng ruộng bọn hắn trực tiếp lấy cả phân người để đi bón cho cây. Do đó tiết kiệm được phân bón đồng nghĩa với việc càng có nhiều đồng ruộng nhận được sự chăm bón của phân hơn. Nguyễn Vô Niệm nói tiếp.

- Nếu làm đúng theo phương pháp này, thuận lợi mà nói năng suất của giống lúa này thậm chí có thể đạt 1250 đến 1300 cân một mẫu, thậm chí còn cao hơn nữa nếu đất đai màu mỡ.

- Mẹ nó, 1300 cân?

Lê Bang Cơ vậy mà không nhịn được phun ra một câu nói tục, hắn cứ tưởng rằng 100 đến 120 cân như lời trưởng làng nói đã là rất cao, không ngờ qua phương pháp của Nguyễn Vô Niệm lại có thể tăng trưởng như vậy. Nếu năng suất lúa Đại Việt có thể tăng lên như vậy thì chẳng mấy chốc Đại Việt lúa sẽ đầy kho đây?







































Mười vạn năm trước, Kiếp tộc phủ xuống. Cổ Thiên Đình chỉ còn lưu lại di chỉ, Tây Phương Linh Sơn đã sớm đổ nát hoang tàn, Cổ Ma Uyên lùi về trong tĩnh mịch. Hoang Cổ Thánh Vực bị đánh vỡ tan tành, trở thành Tứ Hoang Nhất Hải.
Mười vạn năm sau, Đông Hoang Việt quốc, một gã Chân Nhân cao thủ tuổi già thọ cạn, bỗng nhiên tuyệt địa phùng sinh, quét ngang võ giới.
Mời đọc:
Bình Luận (0)
Comment