Thời Đại Game Quật Khởi

Chương 222

Editor: Nguyetmai

(*) Tự thuật thiếp: Tên tác phẩm thư pháp của thiền sư Hoài Tố (725-785) nhà Đường, viết năm 776 (hoặc 777), là tác phẩm thư pháp viết theo lối chữ Thảo dài nhất của Hoài Tố, một trong những cuốn thư pháp chữ Thảo nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Lão Kim và Chung Minh trò chuyện đôi câu, rồi nhanh chóng trở lại bàn ban giám khảo.

Chung Minh nhìn thoáng qua, ban giám khảo có sáu người, xem ra có hai, ba người trong Hiệp hội Thư pháp, nói chuyện rất sôi nổi với lão Tiền, anh không quen những giám khảo khác, có điều ở giữa có một người, Chung Minh lên mạng thử tìm hiểu, là giám đốc của bảo tàng này.

Cuộc thi nhanh chóng bắt đầu, nội dung thi rất đơn giản, viết thơ. Đội thiếu niên là bài "Quan thương hải"*, đội thanh niên là bài "Thương tiến tửu"**. Có thời gian quy định, trong thời gian đó nếu không vừa lòng với bài viết của mình có thể viết lại, cuối cùng là phần đánh giá, cho kết quả.

(*) Quan thương hải: Bài thơ của Tào Tháo trong tập "Bộ xuất hạ môn hành", khi Tào Tháo lên phía Bắc chinh phạt dân tộc du mục Ô Hoàn, đi qua núi Kiệt Thạch đã viết bài thơ này.

(**) Thương tiến tửu: Bài thơ rất nổi tiếng của Lý Bạch, thường được đưa vào giáo trình giảng dạy cho học sinh Trung Quốc.

Đương nhiên, lúc cho kết quả không phải tất cả bài thi đều nộp lên ban giám khảo, trên bàn của mỗi thí sinh dự thi có một cái máy quay nhỏ, quay lại quá trình viết, trên sân cũng sẽ có người quay phim ghi lại cảnh này. Ban giám khảo có thể trực tiếp nhìn mỗi người viết qua màn hình, để có được cái nhìn bao quát, người nào viết tốt, người nào viết không ổn, chờ đến khi thời gian kết thúc, bàn bạc một chút là có thể cho kết quả.

Trên sân, các thí sinh lần lượt đặt bút viết. Phần lớn mọi người đều viết rất chậm, từng đường từng nét, cẩn thận từng li từng tí. Mặc dù thời gian có hạn, nhưng vẫn tương đối dư dả, nhất là bên đội thiếu niên, "Quan thương hải" không phải một bài thơ dài, hoàn toàn không cần gấp. Nếu không viết sai rồi lại phải viết lại, thành ra lỡ mất thời gian.

Trên khán đài, Chung Minh nhìn Y Y từ xa, thấy cô bé viết hết sức chăm chú. Không nhìn rõ chữ viết như thế nào, nhưng cách trình bày trông khá ổn, có vẻ hai ngày nay rèn giũa cũng có hiệu quả.

"Không ít người nước ngoài tham gia dự thi nhỉ." Khương Uyển Na nói nhỏ bên tai Chung Minh.

Chung Minh nhìn qua, đúng là vậy. Bên đội thanh niên có mười mấy người phương Tây, đội thiếu niên còn nhiều hơn, ít nhất cũng gần hai mươi người.

Đây cũng là một trong những kết quả của hội nhập văn hóa ở thế giới này, rất nhiều người phương Tây cảm thấy hứng thú với văn hóa truyền thống Hoa Hạ, sẽ tìm cách tiếp cận. Hơn nữa, có nhiều người nước ngoài sống ở thành phố tập trung nhiều người Hoa Hạ, cũng luyện tập thư pháp từ nhỏ, tài hoa không hề kém người Hoa Hạ.

Ban giám khảo không ngừng theo dõi phần thi của mỗi thí sinh qua màn hình.

"Số 39 viết rất tốt."

"Số 55 cũng được đấy."

"Hỏng rồi, chữ này viết hỏng rồi. Quả nhiên lại phải viết lại. Chà, thật đáng tiếc."

"Thí sinh này là người phương Tây sao? Người phương Tây sao lại viết giỏi đến vậy?"

"Nhất định là từ nhỏ đã học thư pháp, không kém người Hoa Hạ chút nào. Nói đi nói lại, thực ra bây giờ người Hoa Hạ chuyên về thư pháp cũng không còn nhiều nữa."

"Ôi, đúng vậy."

Đối với các thí sinh mà nói, thời gian một tiếng không được tính là dài, có thể vài người sẽ viết chậm, yêu cầu đối với bản thân tương đối cao, khoảng thời gian đó thậm chí không đủ hoàn thiện tác phẩm, nhưng đối với khán giả mà nói thì thật nhàm chán.

Chung Minh nhìn hai thí sinh nhỏ tuổi cách mình không xa vài phút, cảm thấy không có gì thú vị, ngẩng đầu nhìn vô định về phía sân thi đấu.

Đột nhiên anh chú ý thấy cái bàn cách ban giám khảo rất xa, trên đó bày những chiếc cúp, đội thiếu nhiên, đội thanh niên có tất cả sáu cái cúp, một cái giải nhất, hai cái giải nhì và ba cái giải ba. Trừ cúp ra, còn có một vật trông khá dài, bên trên phủ một tấm vải nhung đỏ, không biết là cái gì.

Nghĩ đến đồ vật bí ẩn đã nói trước đó, nếu không lầm thì đây chính là thứ đó.

Chung Minh cũng không biết Y Y có đoạt giải được hay không, thấp nhất là giải ba, phải trong top sáu mới được nhận thưởng, trong khi đội thiếu niên tận hơn một trăm người.

Có điều Chung Minh nhìn trình độ của các thí sinh khác, cảm thấy Y Y vẫn có cơ hội.

Rất nhanh đã hết giờ.

Sau khi hết giờ, tất cả thí sinh đều dừng bút, có mấy thí sinh nhỏ tuổi lúc đó chỉ "oa" một tiếng bật khóc, vẫn chưa viết xong!

Đương nhiên, không viết xong không phải vì viết quá chậm, quá nửa là vì viết gần xong mới phát hiện ra viết sai, phải viết lại từ đầu, đâm ra không đủ thời gian.

Nói cho cùng cũng vì yêu cầu đối với bản thân quá cao, quá nhập tâm, không chú ý thời gian.

Sức chịu đựng về tâm lý của trẻ nhỏ còn yếu, nên một số em bật khóc ngay tại chỗ.

Đương nhiên, nhìn chung số này rất ít, phần lớn thí sinh đều hoàn thành thuận lợi. Thí sinh viết xong bài thi đặt thật chỉnh tề trên bàn, chờ ban giám khảo nhận xét.

Ban giám khảo ngồi trước màn hình bình luận sôi nổi, hiển nhiên là đang thảo luận ai giỏi ai kém.

Khoảng một phút trôi qua, người dẫn chương trình nói: "Tiếp theo đây, xin mời Hội trưởng Hiệp hội Thư pháp ông Tiền Thái Thụ nhận xét qua một chút, đồng thời công bố danh sách trúng giải."

Hội trưởng đứng lên, hắng giọng mấy cái rồi nói: "Thư pháp là một môn nghệ thuật cổ xưa, là kết tinh của văn hóa Hoa Hạ, cuộc thi viết thư pháp hôm nay có ý nghĩa vô cùng to lớn…"

"Có điều chúng ta được vinh dự chứng kiến, nghệ thuật thư pháp vẫn không ngừng được kế thừa, rất nhiều người trẻ tuổi đã lựa chọn đến với nghệ thuật thư pháp…"

"Tiếp theo, tôi xin trân trọng tuyên bố giải thưởng cuộc thi này: giải nhất đội thiếu niên: số 19, giải nhì số 33 và số 62, giải ba…"

Giải thưởng hai đội lần lượt được tuyên bố.

Khương Uyển Na vội vàng hỏi Chung Minh: "Ơ, số báo danh của Y Y là bao nhiêu?"

Chung Minh nói: "Hình như là số 62, giải nhì."

"Giỏi quá!" Khương Uyển Na kinh ngạc nói: "Đạt giải thật kìa, lại còn là giải nhì!"

Chung Minh cười cười: "Trình độ của Y Y vốn đã tốt, đạt giải nhì cũng không có gì lạ."

Nhân viên nhanh chóng đi tới cẩn thận thu toàn bộ tác phẩm dự thi, các tác phẩm dự thi sẽ được triển lãm tại bảo tàng nghệ thuật trong vòng một tháng, cũng coi như trưng bày thành quả của cuộc thi này với công chúng.

Trao giải thưởng xong, người dẫn chương trình còn nói thêm: "Tiếp theo, còn có một tin tức cực kì thu hút, đó là món đồ bí mật lần này! Thực ra món đồ bí mật này là của một nhà sưu tầm, sẽ được trưng bày cùng với tác phẩm ưu tú của cuộc thi thư pháp lần này ở bảo tàng nghệ thuật một tháng. Mời mọi người cùng chiêm ngưỡng "Tự thuật thiếp" của bậc thầy thư pháp Thôi Thừa Lộc dựa theo nguyên bản của Hoài Tố!

Lời này vừa nói ra, hội trường náo động!

Nhất là bên phía giám khảo, lão Kim và Hội trưởng Tiền đều sửng sốt, sau đó không kìm được mừng rỡ như điên!

Hiển nhiên, công tác bảo mật của cuộc thi này rất tốt, ngay cả lão Kim và Hội trưởng Tiền đều không biết món đồ thần bí kia rốt cuộc là gì.

Đương nhiên, giám đốc của bảo tàng nghệ thuật không kích động đến vậy, bởi vì ông đã biết chuyện từ sớm, dù sao chính ông là người liên hệ với nhà sưu tầm để đem Tự Thuật Thiếp đến cho mọi người.

Khương Uyển Na không rõ, hỏi Chung Minh: "Đây là một tác phẩm thư pháp rất quý giá phải không? Sao cả ban giám khảo cũng kích động đến vậy?"

Chung Minh mở đồng hồ tìm kiếm thông tin về nhân vật Thôi Thừa Lộc này, bèn hiểu ra.

"Tự thuật thiếp" là một tác phẩm của Hoài Tố, danh xưng là "Thiên hạ đệ nhất thảo thư", là một tác phẩm thư pháp kinh điển thực sự.

Trong thế giới này, rất nhiều tác phẩm thư pháp đã bị mất, nhưng vẫn có một số tác phẩm được lưu truyền. Thôi Thừa Lộc là một bậc thầy thư pháp của Hoa Hạ trước thời kỳ khủng hoảng máy móc công nghệ cao. Sở dĩ "Tự thuật thiếp" do ông viết được coi là một tác phẩm trân quý, vì ông đã từng nhìn thấy bản gốc của "Tự thuật thiếp".

Mặc dù bản "Tự thuật thiếp" mà Thôi Thừa Lộc viết là bản giấy, nhưng lại được bảo tồn nguyên vẹn xuyên suốt chiến tranh, cũng có thể nói, mức độ trân trọng bảo vật của thế giới này rất cao!

Đây là cách duy nhất để người trong thế giới này thưởng lãm phong thái của "Tự thuật thiếp". Đây là bảo vật từ trước chiến tranh được lưu giữ đến ngày nay, mang giá trị phi phàm!
Bình Luận (0)
Comment