Thư Kiếm Giang Hồ

Chương 8

Thiếu niên thư sinh mới đấu với Thông Thiên Chưởng và thiếu niên thư sinh xuất hiện sau hình như không hề quen biết, thư sinh đến sau mặc áo bào xanh hướng về thư sinh trước ôm quyền :

- Đa tạ huynh đài đã có lòng trợ thủ đêm nay... tiểu đệ là Hoài Nam Yến Lăng Vân, không biết đại danh quý tánh của huynh đài là gì, xin ban cho biết được chăng?

Thì ra hai người chưa biết ai là thư sinh Yến Lăng Vân thật? Nguyên vì tiểu thư sinh Yến Lăng Vân có ý trợ giúp thiếu phụ trêи chùa núi, đêm ấy sau khi luyện công xong chàng ra đi rất sớm. Tiếc thay vì không quen thuộc đường lối, lạc nẻo mấy lần nên khi tìm đến chỗ Long Vương miếu này chàng đã thấy cuộc chiến đang hồi kịch liệt, ẩn thân ngoài sân miếu chàng thấy thân thủ thiếu niên thư sinh cũng hơn người nên cố ý bàng quan xem cục diện diễn tiến đến đâu. Khi xảy ra việc bọn ác đảng sắp giết chết Từ Phương, vì thiếu niên đang bận giao thủ với Thông Thiên Chưởng Nữu Xung, bất đắc dĩ chàng phải xuất hiện tiếp cứu.

Thiếu niên thư sinh kia nghe tiếng Yến Lăng Vân hỏi câu ấy liền vội đáp :

- Tại hạ thực chẳng có tên tuổi gì trong giang hồ nên chẳng đáng gì trả lời gấp, đợi chút nữa chúng ta hàn huyên, hãy giải quyết việc ở đây trước đã!

Nhận định của thiếu niên quả là chí lý, Yến Lăng Vân gật đầu :

- Tiểu đệ tuân lệnh.

Tiếp đó chàng chuyển mình quét mắt phát ra ánh thần quang nhìn quần tặc quát lanh lảnh :

- Mau mở trói cho tất cả người này, rồi đứng ra đó đợi ta phát lạc.

Thực không tin nổi, âm thanh ra lệnh của chàng cực kỳ hữu hiệu. Tức thì quần tặc như nghe lệnh từ trêи thiên đình, đến độ Hắc Tâm Điếu Khách cũng không thể ngăn cản, vội vàng ra hiệu cho quần tặc mở trói cho bọn Từ Phương bảy tám người.

Thiếu niên thư sinh kia thần sắc dao động nhìn Yến Lăng Vân ngạc nhiên vì công lực thần uy của lời nói Yến Lăng Vân, trong lúc Thông Thiên Chưởng Nữu Xung cất tiếng cười ha hả :

- Đúng là gặp mặt không bằng nghe danh, ta cứ nghĩ quái thư sinh chấn động giang hồ là nhân vật anh hùng, thì ra chỉ là một thuật sĩ chuyên dùng tà pháp mà thôi!

Thực ra câu nói ấy của lão nửa khôi hài, một nửa khích tướng. Yến Lăng Vân quay lại nhìn hắn chợt nhận ra bên lưng hắn có đeo cái hình Thái Cực Đồ nhỏ màu vàng, chàng từ tốn nói :

- Sao gọi là tà pháp? Dùng vào việc chính thì là chính. Các hạ mặc áo nho sinh tức là môn đệ thánh hiền thế mà hành động hôm nay trái nhân trái nghĩa, xin được nghe lời giải thích. Quý giáo có tám điều giáo quy, sáu mươi bốn điều có lẽ các hạ vẫn thuộc lòng mới phải. Hãy đọc lại cho tại hạ nghe, các hạ phạm vào tội nào trong các giáo quy ấy?

Vừa nghe câu ấy Thông Thiên Chưởng Nữu Xung biến liền sắc mặt chưa kịp đáp thì Yến Lăng Vân đã xoay qua Hắc Tâm Điếu Khách Quản Nhân Long, quát to :

- Có lẽ lão này là lão tặc đầu đảng, hôm nay ta không thể tha. Đến đây, đến đây, chỉ cần lão tiếp được ba chưởng của ta coi như hôm nay lão thoát chết.

Câu nói ấy của chàng nhiều người cho rằng quá ngông cuồng. Kỳ thực, chàng vừa trải qua suốt một ngày hành công phát giác ra khẩu quyết của lão nhân truyền âm kỳ diệu không thể nghĩ bàn, cứ theo cách ấy mà vận hành đủ chuyển dụng hai loại chân khí Tam Âm Lục Dương, uy lực rất lớn. Thêm vào đó là Miêu Lãnh tuyệt học mà chàng vừa thử lúc nãy cũng hết sức tự tin. Riêng Hắc Tâm Điếu Khách trong giang hồ nổi tiếng nhiều mưu kế xảo trá, lão tính toán thầm chàng chỉ có tà pháp là lợi hại như đã thấy trước mắt còn nếu như nói về nội công hỏa hầu thực lực, với tuổi trẻ như chàng không thể nào so với lão được. Lão nghe câu thách của chàng, tinh thần liền phấn chấn, đảo mắt đáp :

- Như quả sử dụng pháp thuật, bản nhân cam bái hạ phong nhưng thực tình không phục. Nhưng nếu bằng chân tài thực học thì dù chết lão cũng không ân hận, nếu lão thua xin tùy người xử trí lão quyết không dám nói một lời.

Yến Lăng Vân cười đáp :

- Vậy thì hay lắm! Xét đi lão đã biết phận mình, ta xin nhường trước một chiêu hãy lên!

Bấy giờ Từ Phương đã được tự do, tự biết cả hai vị thiếu niên thư sinh đều là ân nhân cứu mạng mình, hắn biết rất rõ bản lãnh của Hắc Tâm Điếu Khách, nên nghe lời thất kinh vội vàng chen lời can ngăn :

- Ân nhân tướng công! Việc này không nên đâu, lão tặc ấy luyện được Cương Thi công, trong chưởng có độc đó!

Cả thiếu niên thư sinh kế bên cũng lo lắng can ngăn :

- Huynh đài không nên nhường chiêu người không xứng đáng, sợ rằng hối hận không kịp.

Nhưng Yến Lăng Vân vẫn rất tự tin, chàng cảm động vì lòng tốt của cả hai, nghiêng đầu mỉm cười :

- Đa tạ nhị vị chỉ giáo, tiểu đệ một lời đã nói, chẳng có gì phải ân hận cả!

Không ngờ trong khi họ đối đáp, Quản Nhân Long đã thừa cơ quát lên một tiếng, song chưởng múa lên độc hiểm đánh ra một luồng hắc khí mau lẹ phủ xuống người hai tiểu thư sinh. Có lẽ lão ác tặc nhân cơ hội đối phương chưa chuẩn bị, đánh một đòn bất ngờ tiêu diệt. Theo lẽ thường hai bên đứng rất gần nhau, đối phương lại đang phân thần, không thể nào không trúng đòn được.

Nào ngờ tiếng quát của lão vừa phát, tức thì chỉ thấy hai mắt hoa lên, trước mắt hai thư sinh đã biến mất. Sau lưng lão có tiếng nói sang sảng :

- Đó là chiêu thứ nhất chăng?

Tình hình như thế khiến lão tặc bất giác thất kinh, hốt hoảng xoay thân lại. Hai tiểu thư sinh an nhiên đứng đó như không hề có chuyện gì xảy ra. Chỉ thấy Yến Lăng Vân quát nhỏ :

- Lão tặc chuẩn bị, chỉ còn hai chiêu tối hậu, coi thiếu gia đây!

Chàng từ từ vẫy tay ra phía trước như không hề vận lực. Lập tức có một luồng kình phong màu tía cuốn tới như một con thần long nóng như thiêu đốt quét vòng một chu vi mười trượng. Chưa nói luồng chân khí thuần dương này đã là khắc tinh của người luyện Cương Thi công, mà đến muốn đào thoát cũng không phải dễ gì.

Trong đấu trường lão tặc Quản Nhân Long không kịp kêu một tiếng đột nhiên ngã vật xuống đất, quả là ác báo. Kết quả ấy đến Yến Lăng Vân cũng bất ngờ, chàng không nghĩ Lục Dương Ly Hỏa thần công của chàng hôm nay lại có uy lực lớn đến thế, vừa xuất thủ đã giết chết đối phương liền. Đương nhiên tất cả quần tặc ai nấy đều kinh dị bỏ chạy xô nhau tán loạn. Phút chốc trong sân Long Vương miếu chỉ còn hai thiếu niên thư sinh và vợ chồng Từ Phương, Cam Ngọc Nương.

Sau khi cố từ chối lời mời về nhà để tiếp đãi tạ ân của phu thê họ Từ, Yến Lăng Vân quay sang hỏi thiếu niên thư sinh :

- Huynh đài bây giờ định vân du nơi đâu?

Chàng rất có hảo cảm với thư sinh này và có cảm giác đây chính là người đồng điệu với chàng. Thư sinh ấy mỉm cười hòa nhã :

- Tiểu đệ có ước hẹn ở Kim Lăng núi Chung Sơn tất phải đến tương hội... Tiểu đệ Lâm Anh, nhân có việc ở Kim Lăng vẫn cho neo thuyền ở dưới chân Hoàng Hạc lâu.

Nếu không bị huynh đài chê bỏ, chúng ta có thể kết bạn đồng hành nhưng không biết huynh đài có vui lòng coi tiểu đệ là bạn?

Đương nhiên Yến Lăng Vân rất vui lòng. Từ khi ly hương đến giờ, tương giao của chàng nửa phần nếu không là lão nhân thì là nữ nhân, chưa bao giờ có bạn tri kỷ cùng phái. Tuy trước đây chàng kết bạn với Võ Đang Địch Tiểu Diêu nhưng hai người vẫn một văn một võ khác nhau, không thể nào so sánh được với thiếu niên anh tuấn Lâm Anh này được. Đường đời còn xa vạn dặm, nếu có được bạn hiền không đáng mừng sao? Nhưng đối phương tựa hồ dày dặn kinh nghiệm giang hồ, bất luận về ngôn ngữ phẩm mạo hoặc là võ công tất cả đều xuất sắc, kết bạn như thế còn gì tốt hơn? Yến Lăng Vân vui vẻ đáp :

- Mong được huynh đài kết giao hân hạnh nào bằng, nhưng sợ đi cùng thuyền có gì bất tiện chăng?

Lâm Anh cả cười :

- Cổ nhân nghiêng lọng đãi nhân, chúng ta có gì mà ngại. Huynh đài chớ nên gọi đệ như thế, tiểu đệ năm nay mới mười bảy, có lẽ còn nhỏ hơn huynh đài chút ít, xin cứ gọi là tiểu đệ cho hợp lẽ...

Người chàng đã tuấn dật phong lưu ngôn ngữ lại hào sảng chân thực, chẳng những ôn nhu mà còn mười phần phong thú. Yến Lăng Vân rất hưng phấn vội đáp lời :

- Hiền đệ nói rất phải, tiểu huynh năm nay mười chín. Hay lắm, từ nay trêи giang hồ diệu vợi chỉ mong hiền đệ chỉ giáo thêm cho!

Sau đó hai người bạn tuy mới gặp mà như đã cố tri, tìm một chiếc thuyền nhỏ vượt qua sông đến Võ Xương.

Lâm Anh tiễn Yến Lăng Vân đến tận khách điếm, lưu luyến mãi không nỡ rời, cuối cùng đành nói :

- Sáng sớm mai tiểu đệ sẽ sai người đến đón nhân huynh nhé.

Đêm hôm ấy tiểu thư sinh bồi hồi khó ngủ, thi triển võ công nội lực đạt hiệu quả lại kết được bạn hiền đồng hành giang hồ. Tuy vẫn còn thương cảm về cái chết của Độc Hành Tẩu và sự thất lạc của Cát Phi Quỳnh nhưng lòng chàng vui nhiều hơn buồn, so với nửa ngày trước quả có khác xa.

Thấm thoát đã qua một đêm. Quả nhiên ngày hôm sau mới sáng sớm đã có một vị lão nhân tới cung thỉnh. Yến Lăng Vân vội tính hết tiền phòng đeo túi hành trang vô cùng hứng khởi theo chân lão nhân. Khách điếm chàng trọ không xa Hoàng Hạc lâu là mấy, chỉ trong một khắc hai người đã tới nơi.

Chỉ thấy bên sông neo chiếc thuyền cực lớn, bạn hiền Lâm Anh hoan hỷ đón chào chàng. Sáng nay Yến Lăng Vân mới nhìn rõ gương mặt tuấn tú của Lâm Anh chẳng khác nào Phan An, Tống Ngọc, phong thái ung dung tiêu sái trong bộ y phục hoa lệ rõ ràng là một nghi thái công tử đại gia.

Sau khi lên thuyền mới biết bên trong cực kỳ mỹ lệ, trước mắt Yến Lăng Vân lại thêm một nữ lang áo tía hàm tiếu đứng đợi. Mặt nàng đẹp như trăng rằm, mi như núi mùa xuân, da thịt hồng hào, hai mắt long lanh như nước mùa thu cười bày ra hai hàm răng trắng không kém hàng ngọc, không có điểm nào không đẹp chẳng khác nào hằng nga nguyệt điện, tiên nữ dao trì. Nàng chẳng những diễm lệ chiếu nhân mà còn ra chiều phong vận. Nhân đó Yến Lăng Vân tức thì ngẩn người mặt ửng hồng, nhất thời không biết thế nào cho phải, nghĩ bụng :

“Người ta có nữ nhân mỹ mạo ở đây thế mà đêm qua ta không biết, nếu cứ lên thuyền có phải bất tiện hay không?”

Chính lúc chàng đang ngập ngừng, vị thiếu niên Lâm Anh kia liền giới thiệu :

- Đây là gia tỷ Lâm Yên năm nay thanh xuân mười tám, Yến đại ca cứ coi là muội được rồi, chúng ta đều khác người thế tục, xin đừng câu nệ tiểu tiết.

Nói xong chàng nhìn Yến Lăng Vân nở nụ cười thần bí :

- Gia tỷ bác thông kinh sử, rất giỏi từ chương nên được gọi là Nữ Học Sĩ. Tiểu đệ khổ vì không có thực học, mỗi khi cùng gia tỷ xướng họa rất mệt, như nay có Yến đại ca đến đây thật là hay cho tiểu đệ lắm!

Yến Lăng Vân vội ôm quyền thi lễ với Lâm Yên, miệng tiếp lời xưng tụng :

- Tại hạ không biết có phương giá cô nương ở đây, mạo muội tìm đến kính xin được lượng thứ.

Bản tính chàng đối với các nữ nhân vốn rất tôn trọng, huống gì mới quen. Không ngờ đối phương lại khác thế, Lâm Yên cô nương nhẹ nâng tà áo trả lễ đưa đôi mắt diễm lệ nhìn em, đôi môi anh đào khẽ động :

- Yến thiếu hiệp bất tất quá khiêm nhường. Anh đệ nói không sai, chúng ta đều đâu phải tục nhân, đã kết giao với nhau không câu chấp tiểu tiết, như thế để khỏi thành người ngoài.

Hai tỷ đệ dẫn Yến Lăng Vân đến cho biết trước gian phòng riêng đã chuẩn bị cho chàng trêи thuyền, sai thị nữ cất hành lý cho chàng, sau đó tất cả trở lại khoang chính giữa cùng ngồi uống trà đàm luận.

Thuyền cũng vừa nhổ neo đi về hướng đông. Cả ba đều rất tự nhiên coi nhau như cố giao. Nhờ thế Yến Lăng Vân bớt dần sự e ngại, lúc cười lúc nói rất vui vẻ.

Thêm phần Lâm Yên cô nương quả thật tinh thông kinh sử bác lãm quần thư xúc động đến sở trường Yến Lăng Vân. Hai bên đối đáp xướng họa cực kỳ tương đắc. May mà tiểu thư sinh Yến Lăng Vân trước đây đã có mười năm đèn sách không phí quang âm lại thêm ứng đối mẫn tiệp, biến giải cao siêu, nếu không về phương diện văn chương chưa chắc đối địch lại vị Nữ Học Sĩ ấy.

Tự nhiên hai người đều mến tài nhau, huống gì nữ nhân vốn là loại rất mẫn cảm.

Vì thế hai người chỉ trong vài ngày đã quên hết mọi sự, tình ý càng nồng chẳng khác gì huynh muội thực sự. Nhưng đối với Yến Lăng Vân, thân thế của họ chàng nhận không ra, đoán không thấu. Đối phương cũng chẳng đề cập gì đến lai lịch gia đình, nên chàng không tiện hỏi tới căn đế, nhưng có điều chàng tin chắc hai tỷ đệ này quyết phải là con cái của cao nhân nào đó chứ không thể thuộc loại tà ác cho được.

Bất quá chàng chỉ lấy làm kỳ quái, Lâm Anh thì rất giỏi võ công và tự nói là do gia truyền, còn hiền tỷ lại biểu hiện là người văn nhã, từ chương không ai bằng, hình như không biết gì võ học. Cứ theo như nếu là võ học thế gia sao lại phân biệt nam nữ như thế? Huống gì Lâm Yên cô nương long lan chất huệ đâu phải là người không có căn cơ? Nhân vì đó mối nghi vấn ấy cứ luôn ám ảnh chàng chưa có lời giải đáp.

Một ngày nọ, thuyền qua cách Cửa Giang hơn mười dặm xa trông có một Tiểu Cô sơn đứng dựng giữa dòng nước chảy, vách núi xanh biếc nhìn xuống mặt sóng lăn tăn như ngón tay ngọc đưa lên nền trời. Những cánh buồm nhỏ tí ti lướt sóng dưới chân núi khiến ngọn núi càng đẹp một cách hùng vĩ độc lập. Nhìn lên huyền nhai rũ đá xuống gần chạm mặt nước, thấy có đề mấy chữ đại tự: “Hải Môn Đệ Nhất Quan”, cảnh sắc cực quyến rũ lòng người.

Nhân đó Lâm Yên cô nương lập tức sai phu thuyền chạy thẳng đến ghé sát chân núi, đề nghị tất cả lên núi du lãm một phen. Nhất là Yến Lăng Vân từ lâu vốn đã nghe tiếng nơi đây, tự nghĩ không nên bỏ qua dịp may.

Thuyền vừa đậu yên, họ liền rủ nhau lên bờ ai nấy hứng thú khôn xiết chuẩn bị theo con đường mòn lên cao. Bấy giờ vào khoảng giờ ngọ, giờ mùi gì đó mặt trời đang ở đỉnh đầu, trời nước xanh biếc một màu, chính là lúc du khách rất đông mới phải.

Nhưng hôm nay, ngoại trừ bên nham thạch phía hữu có một lão ngư phủ đang buông cần xuống nước, chẳng còn thấy một du khách nào nữa cả. Đó chính là lúc ba người cất bước định lên núi.

Hốt nhiên thấy cần câu lão ngư phủ lay động mạnh, lão kéo lên một con cá chép màu vàng óng quẫy mạnh văng ra xa bảy tám trượng nhắm thẳng vào Yến Lăng Vân, nó đang quẫy trêи không bỗng đưa thân thẳng chúi xuống như một mũi tên đâm xuống chàng.

Xem tình hình rõ ràng không phải là ngẫu nhiên. Tức thì lại nghe lão ngư phủ cười ha hả :

- Đây là đệ nhất quan (cửa thứ nhất) Lý Ngư Vượt Long Môn, xem tiểu tử đối phó ra sao!

Xưa nay Yến Lăng Vân không muốn đa sự nhưng hai bên chẳng hề quen biết, đối phương lại đùa giỡn quá tay như thế khiến chàng bất giác nổi giận, lập tức ngầm đề chân khí không đáp, đẩy chân lực ra thành một luồng kình phong cuốn con cá vất xuống nước. Vị lão ngư phủ kia đang cầm cần câu liền vươn vai tung thân đến trước mặt ba người chận được đi họ, đưa mắt nhìn Yến Lăng Vân như đo lường một lúc rồi vuốt râu trầm giọng :

- Lão phu Phiên Dương Điếu Tẩu Đồ Long được tin báo các vị đến Kim Lăng phó ước nên đến đây đợi, trêи núi còn có ba vị đồng bạn có ý muốn thỉnh giáo, ba vị đã qua được cửa này, lão phu xin dẫn đường, xin mời!

Liền đó chuyển thân dẫn ba người họ đi tiếp. Hiển nhiên vị lão ngư phủ này là người đến đây theo lời mời trong thϊế͙p͙ của Võ Đang phái và nhà họ Bạch ở Giang Nam.

Bấy giờ tuy Yến Lăng Vân biết người ta đã ngộ nhận chàng với quái thư sinh Lăng Vân Yến nhưng không biết làm sao ngoài nhận tội giùm người.
Bình Luận (0)
Comment