Thứ Nguyên Chi Môn

Chương 270

Tần quốc đô thành Hàm Dương, cửa thành hướng bắc.

Hàm Dương thành nằm ở phía Nam của núi Cửu Trọng, phía Bắc của dòng Vị Thủy, cả núi lẫn sông đều vượng dương khí, vì vậy nơi đây mới có tên là Hàm Dương.

Thiên An nhìn xung quanh dòng người qua lại nhộn nhịp đông đúc, các con đường rộng lớn đến gần 4 mét địa phương lát lấy gạch đá xung quanh.Điều khiển chiếc xe của mình theo chế độ tự động, với tốc độ 20km/h di chuyển trên con đường rộng lớn này. Hắn cũng không phải là lần đầu đến nơi này.

“ So với Thiên Hạ Vô Song thành thì kém xa vạn dặm” Tử Dận phía sau lên tiếng, nhìn đám người bên cạnh kinh ngạc ngó chằm chằm hai người, đủ loại thanh âm kinh hô đối với việc này nàng đả sớm quen lấy.

Nàng nhiều năm nay không phải là một mực ở Tề quốc khổ luyện trong phòng trọng lực, dù sao con gái nàng Thiên Ngôn ở Đại Việt đô thành đây. Tại nơi này sinh hoạt không ít thời gian, lại quen với môi trường ở nơi này. Trong mắt nàng Hàm Dương so với đô thành Đại Việt kém xa quá nhiều.

Mặc kệ đám người phản ứng Thiên An chạy một hồi xuyên suốt trên con đường, cũng bơ luôn những ánh mắt từ nhiều cổ thế lực trong thành theo dỏi, chạy đến một tòa kiến trúc cao lớn đến gần ba mươi mét hình hộp chử nhật, bao vây là một lớp tường gạch cao đến mười lăm mét dày đến tận nửa mét, chiếm cứ một diện tích không nhỏ trong tòa thành.

“ Trang chủ, phu nhân” hàng loạt thanh âm vang lên, hơn hai trăm người nam nử lẫn lộn quần tây trang màu đen áo trắng thêm một chiếc vét đen, phía sau áo theo lấy ba chữ Thanh Y Lâu màu vàng nổi bậc xếp hàng ngay ngắn phân bố trên lối vào cửa lớn, chắp tay hành lể khi thấy hai người Thiên An bước vào.

Nơi này là một trong những sản nghiệp của hắn được dựng lên, vị trí khá là cách xa trung tâm tòa thành, ban đầu là một mảnh sơn trang nhỏ được thu mua lại. Sau đó cứ việc đập tiền thu mua những nhà dân lân cận với giá tiền cao, liền thu về một mảnh thổ địa tương đối lớn.

Việc tiếp theo thì đơn giản hơn có đất liền xây dựng cơ sở hạ tầng, các vật dụng theo chân các thương đoàn Thanh Y Lâu sơn trang đến, mang theo vật liệu lẫn nhân lực.

Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng những mặt hàng của sơn trang đều được giới thượng lưu vương tôn quý tộc lẫn quan lại giàu có thu mua. Là một trong 108 tòa Thanh Y Lâu, có Triệu Cơ đứng phía sau thế lực của hắn cũng nhanh chóng cắm dùi vững chắc ở đây.

Từ khi Trang Tương vương chết, Doanh Chính lên ngôi hắn đem Triệu Cơ kéo lên giường đả qua 8 năm thời gian. Thanh Y Lâu trở thành một thế lực mà Lử Bất Vi muốn nhổ bỏ cũng không làm được. Nhiều năm qua vẫn hút lấy đại lượng tài chính nước Tần, là nơi mà đem lại thu ngạch tài sản nhiều nhất cho Đại Việt.

Nhìn chán chê một hồi liền đem vải rèm phủ xuống, thân ảnh ngồi trong cổ xe ngựa theo xa phu điều khiển gần hai tiếng đồng hồ quanh co di chuyển thì đến được một tòatrang viên rộng lớn, từ bên ngoài nhìn vào thấy được một tòa đại lâu năm tầng cao lớn.

Đập vào mắt hắn lúc này là thân ảnh của Vô Song Quỷ to con cường tráng đứng chặn lấy lối vào, hai bên là hai mươi thanh niên nam tử khỏe mạnh to con xếp ngay ngắn ở cửa trước, một tấm biển to lớn với 3 dòng văn tự nước Tần to lớn màu vàng kim trên đó, hắn mặc dù không hiểu nhưng biết lấy ba chữ này là gì- Tử Lan Hiên.

Gật đầu thân ảnh nhanh chóng theo thuộc hạ dẫn đường bước vào bên trong, bên tai nghe được thanh âm ồn ào của nam lẫn nữ vang lên, tòa đại lâu này chính là nơi vui chơi giải trí sòng bạc là máy bòn rút thu tiền.

Mỗi một tầng lâu là chuyên buôn bán riêng biệt, có tầng là nơi bán ra các mặt hàng cho nữ tử, son phấn trang sức vật dụng cho phụ nữ, một nơi là nơi văn nhăn nhã sỉ đến chơi cờ tướng. Một tầng khác lại là nơi buôn bán các mặt hàng khác như rượu, xà phòng.. các loại.

Thanh Y Lâu tầng 5, một gian nhã phòng.

Thiên An nhìn trên tay xấp giấy ghi chép văn tự, là tình báo mới nhất thu thập cho hắn, tay gõ nhẹ lên bàn nhìn thế lực trong thành Hàm Dương. Cũng không quá hứng thú, về đa phần thông tin trên đó hắn đả biết từ lâu. Dù sao tình nhân của hắn chính là thái hậu Triệu Cơ nử nhân có quyền lực nhất Tần quốc.

“ Lử Bất Vi sáng lập nên Lử Thị Xuân Thu được xưng là Kiêm Nho Mặc, hợp Danh Pháp. Năm xưa dùng kế đưa công tử Tử Sở lên thượng vị, lại dâng thị thiếp là thái hậu Triệu Cơ sau này Trang Tương vương bị hắn hạ độc thủ, Doanh Chính kế vị trở thành Trọng Phụ quyền lực thao thiên” Tử Dận thân thể không xương ở trong lòng hắn rót rượu, tuy nàng rất ít khi ra ngoài nhưng không phải là chậm lụt thông tin người.

Thiên An gật đầu nhiều năm sinh sống ở thế giới này hắn cũng biết Chư Tử Bách Gia trăm nhà đua tiếng, nhưng mà chân chính lưu truyền rộng khắp cũng không nhiều, chỉ có Đạo gia, Mặc gia, Nho gia, Âm Dương gia, Danh gia, Tạp gia, Nông gia, Tiểu Thuyết gia, Tung Hoành gia, Binh gia, Y gia, Tắc Hạ Học Cung, Pháp Gia những này mà thôi.

Tạp Gia trước kia chỉ là một gia nhỏ lẻ tẻ mà thôi nhưng đến khi đến tay Lử Bất Vi thì lớn mạnh lên, hấp thu tư tưởng của bách gia mà tăng trưởng cho mình. Hiện giờ thân cư Tướng quốc hắn còn là chưởng môn Tạp Gia, nước lên thuyền lên thì Tạp Gia cũng lớn mạnh thành một cự đầu trong giang hồ.

Mà Lử Thị Xuân Thu chính là ba ngàn môn khách của hắn hay trắng ra là Tạp Gia môn hạ biên soạn, tổng hợp sở trường của các nhà. Gồm 26 quyển, 160 thiên, nội dung tương đối phong phú và phức tạp. Toàn bộ sách chia làm 12 kỷ, 8 lãm, 6 luận, hơn 20 vạn chữ. Nội dung phong phú, cho là đủ hết những việc trời - đất, muôn vật, xưa - nay.

Lã thị Xuân Thu có kết cấu chặt chẽ, cân đối. Ba phần lớn là Kỷ, Lãm, Luận mỗi phần chia ra những thiên nhỏ, từ những góc độ mệnh đề khác nhau; các chủ trương mệnh đề rạch ròi, mạch lạc thành một hệ thống, có một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Mười hai thiên sắp xếp theo 4 mùa, mỗi mùa có 3 kỷ: Mạnh, Trọng, Quý.

Kỷ thủ là nguyệt lệnh của tháng; xuân chủ sinh, hạ chủ trưởng, thu chủ thu, đông chủ tàng. Các thiên mùa hạ nói về "trồng người", về giáo hóa; mùa thu nói dụng binh, dụng hình và về lẽ dụng hiền thì hơn dụng binh; mùa đông thì nghỉ ngơi, lương thực cất giấu, làm việc tử táng…

Lã thị Xuân Thu có thái độ "trạch thiện nhi tòng" (chọn cái hay mà theo), vì thế nó chọn hình thức chủ yếu là kế thừa và phát huy, chứ không thể hiện thái độ hẹp hòi độc tôn một nhà, vùi dập những nhà khác.

Trong toàn bộ 160 thiên của cuốn sách đã thể hiện quan điểm học thuật của chư tử, trong đó chủ yếu có: Lão Tử, Trang Tử, Mặc Tử, Nho gia, Âm dương gia, Binh gia, Nông gia…

Lã Bất Vi là thương gia, ông không thực thi tư tưởng "trọng nông ức thương" như Thương Ưởng trước đây mà là "nhất nông nhì thương". Tư tưởng này được thực thi thành chính sách có lợi cho sự phát triển của xã hội.

Phạm trù tư tưởng trong Lã thị Xuân Thu rất lớn, không chỉ đề cập tới triết học, nhận thức luận mà luận giải cả về tình dục, bày tỏ kiến giải về nhân tính luận.

Về phương pháp nhận thức, Lã thị Xuân Thu cố gắng gạt bỏ tính chủ quan và tính phiến diện; chủ trương xét danh để tìm cái thực, danh thực tương đương và chủ trương vận dụng đúng đắn phương pháp tư duy logic, phê phán ngụy biện.

Sách lấy tư tưởng Nho giáo làm chủ, song bao hàm đủ cả các chủ ý của các phái Danh gia, Pháp gia, Mạc gia, Nông gia...

Ngoài ra, Lã thị Xuân Thu rất coi trọng dưỡng sinh và thẳng thắn phê phán các vua đương triều, không kiêng dèVề việc cai trị quốc gia: Lã thị Xuân Thu có một loạt quan điểm: muốn xã hội yên trị và hưng thịnh thì trước hết phải thi hành đạo làm vua, vua phải làm lợi cho dân, lợi cho thiên hạ chứ không được làm lợi cho mình; nghĩa là chỉ có thuận lòng dân thì mới có thể thực hiện được "trị thế" (đời bình trị).

Lã Thị Xuân Thu chủ trương một nền chính trị tiến bộ và cởi mở, rộng đường ngôn luận, vua chọn lời nói mà theo; chủ trương "tôn sư dưỡng sĩ" (coi trọng nhân tài).

Nhưng sau này Tần Thủy Hoàng đã không sử dụng Lã thị Xuân Thu mà thi hành chính sách dùng hình phạt tàn bạo hà khắc, bó chặt chính trị nên đế quốc Tần chỉ truyền được 2 đời thì mất.

Về sử dụng quyền lực của vua: Lã Bất Vi phê phán việc vua độc đoán, nên giao bớt quyền hành cho các bầy tôi thi thố tài năng và nghe lời can gián; nhưng thực tế Tần Thủy Hoàng rất độc đoán, luôn có thái độ không tín nhiệm bầy tôi, thường đề phòng và tự mình làm mọi việc.

Nhận thức mối quan hệ giữa vua và dân: Lã thị Xuân Thu mang quan điểm "dân quý quân khinh", "phải thuận lòng dân", "yêu thương dân", "cái gốc của tôn miếu là ở dân".

Trong khi đó thì Tần Thủy Hoàng xem dân chúng như cỏ rác, gọi là "bọn đầu đen", không chấp nhận lời nói nào trái ngược ý mình, cấm học hành tiếp thu tư tưởng.

Thiên An gõ gõ tay trên bàn cười nhạt nói: “ Ngàn vàn sửa một chữ, thật có phách lực hắn tài hoa trác tuyệt, thành tựu một đời cho Doanh Chính”

Ngàn vàng sửa một chữ chính là Lử Bất Vi cho trưng bày bộ sách Lử Thị Xuân Thu này ở cửa thành Hàm Dương, để văn nhân khắp thiên hạ đến coi và nếu ai thêm bớt được một chữ sẽ thưởng cho nghìn nén vàng.

Lã Bất Vi có thể từ ngày xưa thương nhân trở thành Tần quốc Tướng Quốc, Tạp Gia môn chủ, tự nhiên cũng coi như được với là hữu dũng hữu mưu, đáng tiếc đối thủ của hắn là Doanh Chính sau này bị đối phương mài chết.

“ Nếu để cho đám tiểu quỷ nhà chàng đến, không phải kiếm lời rồi” Tử Dận cười nói.

Khẻ hớp lấy ngụm rượu do Tử Dận, cười nói: “ cái đám phá phách đó, đừng quên cũng có bảo bối của nàng trong đó. Nhắc mới nhớ bảo bối chúng ta sinh thêm đứa nữa thế nào, cho anh em bọn chúng thêm đông vui”

Tử Dận gò má đỏ hồng lên, tay đánh lấy bàn tay hắn muốn luồn vào áo nàng: “ hoàng cung mỗi ngày đều không yên, chàng có bao giờ nhìn đều để cho đám tỷ muội chúng ta quản, đi mà sinh”
Bình Luận (0)
Comment