Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 142


Vệ Minh không rầy rà hai người lâu, vì cậu còn phải xuống bếp làm món chuối chiên và nước chanh hồng cho các con.

Chuối tẩm bột rồi bỏ vào máy chiên không dầu để hạn chế bớt dầu mỡ.

Còn nước chanh hồng thì cho chút si-rô dâu để thức uống thêm phần ngọt ngào.

Món nào cũng không tốn nhiều thì giờ chế biến.

- Chú Kỳ ơi.

- Sao con?
- Dạ, có thuốc nào giúp mau mọc tóc hôn chú?
- Nếu trên đời có loại thuốc đó thì thế gian này không còn ai bị hói đâu con.

- Boo mỡ muốn mọc tóc liền...!Đi ra đường ai cũng cười con...!
- Hết lì với đòi bậy thì tóc sẽ ra nhanh thôi.

- Vệ Minh niết hai gò má phúng phính của con trai.

Rồi mới dọn dĩa chuối chiên và nước chanh hồng lên bàn cho con trai dùng.

- Cưng gầy quá!
- Thì sao? Trước giờ khổ người tôi vẫn mỏng như chiếc lá mà.

- Nói thật cho tôi biết đi, vết mổ lành hẳn chưa? Có bị nhiễm trùng tái phát không?
Vệ Minh nuốt nước mắt vào trong.

Cậu nói lảng:
- Không có chết đâu mà sợ...!
Ô kìa! Hình như cậu vừa thấy chồng yêu bật khóc.

Tuy anh đã vội đứng dậy ngay khi cơn xúc động vừa kéo tới, song cậu vẫn kịp nhìn thấy những giọt nước mắt ấy.

"Phạch."
Một sắc trắng tinh choáng hết màn hình bên phía An Kỳ.

Nheo mắt nhìn thật kỹ, nhưng Vệ Minh cũng chẳng nhận ra đó là vật chi.

- Cái gì thế?
- Khi nào tôi về, cưng phải mặc vừa cái áo này nghen?
Vệ Minh nhíu mày để nhìn cho rõ số cỡ áo, đoạn run giọng trêu:
- Lớn hơn cỡ áo tôi mặc những hai số.

Bộ muốn tôi thành con heo à?
- Ừ, bé heo của anh.

- Quỷ.

Vệ Minh áp tay lên màn hình Laptop.

Bên kia đường truyền, An Kỳ cũng làm tương tự vậy.

Boo mỡ ngồi trong lòng ba, ngước đôi mắt tròn xoe lên nhìn người cha thân yêu, cái miệng vẫn không ngừng nhai chuối chiên nhóp nhép.

Trước khi kết thúc phần trò chuyện của mình, Vệ Minh gửi qua ca khúc "Cần có anh yêu" do ca sĩ Ngọc Lan trình bày.

Rồi gọi hai anh em họ An lại, để hai cu cậu trò chuyện riêng với cha ruột.

Cậu và Boo mỡ ra phòng khách xem truyền hình.

Khoảng đâu ba giờ chiều, hai anh em họ An ra thưa Vệ Minh rằng ba Kỳ muốn gặp riêng ba Minh, cậu bèn dẫn Boo mỡ đi theo, cốt ý bắt con trai xin lỗi vì cách nói chuyện vô lễ ban nãy.

- Dạ, con xin lỗi chú Kỳ.

Mai mốt con không có dám nói trỏng không nữa.

An Kỳ cười xòa.

Anh thừa biết bé cưng của mình hết sức cưng chiều con cái, song cũng vô cùng nghiêm khắc và kỹ tính trong cách nuôi dạy.

Nhờ thế mà đứa nào cũng ngoan.

- Rồi, chú nghe hết rồi.

Boo mỡ ngoan lắm...!- Anh toan hứa sẽ mua thiệt nhiều bánh kẹo cho nó, nhưng sực nhớ vợ yêu đang ở đây nên lập tức nín bặt.

Vệ Minh hôn gió chồng cưng, đoạn ẵm con trai ra phòng khách, sau khi đã đưa bé con đi rửa miệng sạch sẽ; hai anh em họ An đã vào nhà vệ sinh rửa mặt rửa tay sau khi ăn xong bữa xế.

- Mấy đứa chuẩn bị theo ba lên xe đặng ra ngoài ngoại ô chơi thả diều...!
Vệ Khương xụi lơ nói:
- Dạ, ba ơi, con...!
- Không ai cười con đâu.

- Vệ Minh ngồi xuống, ôm con trai vào lòng và hôn lấy hôn để trên mái đầu cắt trụi lủi của nó.

- Dạ.

An Dĩ Mai thuận thế, ôm cặp cổ ba Minh mà hôn lên má cha nuôi một cái thật kêu.

Vệ Minh thấy An Dĩ Thâm ngượng nghịu nên đứng thẳng đơ như cây đơ thì cười phì.

Cậu kéo anh chàng lại gần mình, rồi hôn lên vầng trán "sao y bản chính" của cha nó.

- Chiều nay mấy đứa sẽ ra nhà hàng ăn cơm.

Thích gì kêu nấy.

Ba cho toàn quyền lựa chọn.

Chịu không?
- Dạ chịu!
"Ting."
An Kỳ gửi sang cho vợ yêu bản tình ca "Thú yêu thương" do ca sĩ Elvis Phương trình bày.

Đây là một trong những bản nhạc của bộ phim "Bố già", người viết lời Việt là nhạc sĩ Trường Kỳ.

...!
Đồng hồ đã điểm một giờ hơn, nhưng đèn nhà bếp bên tư dinh của Vệ Thanh hãy còn bật sáng.

Trong bụng dấy lên cơn sốt ruột, cậu vội đi sang nhà anh trai đặng kiểm tra xem có cần giúp đỡ chi không.

"Xạch."
Cửa không khóa trong, do đó Vệ Minh chỉ cần kéo cửa sang trái là xong, không cần phải bấm chuông như mọi khi.

Vệ Thanh đương gục đầu xuống mặt bàn nơi quầy bar, trên mặt bàn có vài chai rượu Whiskey đã mở nắp, một xô đá viên chỉ còn hơn phân nửa và một cái ly thủy tinh nhỏ xíu cạn đáy.

- Có chuyện chi buồn phiền mà uống nhiều dữ vậy anh Hai?
- Càng giao du với Cấp Trên, tôi càng lo lắng cho tương lai của Lạc Hy hơn...!
Nhờ có Vệ Minh mà Angelo mới biết tới nhạc phẩm "Que sera, sera" do Doris Day trình bày.

Lúc trước anh ta thường nhầm bài hát này là tiếng Pháp vì thấy cái tựa là ngôn ngữ của nước này.

Tới tận bây giờ cũng vậy.

Tự dưng cậu cảm thấy ý nghĩa của nhan đề ca khúc ấy rất thích hợp với tình cảnh của cha con anh Hai.

- Tôi sợ con trai mình sau này sẽ trở thành một thằng khốn nạn giống như Cấp Trên.

Nghe đâu anh ta mất cha năm mười một tuổi, phải chịu đựng cuộc sống quản chế gắt gao của người giám hộ...!Tôi không thương hại anh ta đâu.

- Vệ Thanh nhếch miệng cười.

- Tôi nghe tay thám tử thuật lại tới đây thì sực nhớ đến Lạc Hy.

Tuy nó không bị áp lực về mặt tinh thần, nhưng chắc chắn là đang bị thiếu hụt tình phụ tử.

Nếu tôi không sớm hôm kề cận nó thân mật như cậu với Boo mỡ, tôi e rằng nó sẽ dần biến thành một thằng biến thái, bốc đồng, dở ông dở bà, ăn nói hàm hồ, cư xử trịch thượng,...!
- Anh kể một hồi làm em tưởng anh ta là thành phần cần phải dứt khoát khai trừ khỏi xã hội.

- Phải.

- Có muốn ăn gì không?
- Ừ, làm vài món nhắm giùm tôi đi cậu.

Hai anh em băng qua một hành lang nối liền giữa hai dãy nhà riêng quạnh quẽ.

Ngoài trời sao giăng đầy, gió thoảng tới hơi nồng của ngày hè đọng lại; đêm Ba mươi không trăng tối thui, may nhờ có ánh đèn điện chiếu sáng thay, nên bóng tối cũng vơi bớt đi mấy phần.

- Em làm cho anh vài cái bánh xèo kiểu Nhật nghen?
- Ừm.

Trong lúc em trai đang pha chế bột bánh xèo, Vệ Thanh đi dọn bàn ăn, anh ta đặt chiếc vỉ điện đa năng nặng trịch lên bàn.

Rồi dùng mấy ngón tay làm lược chải lại mái tóc rối bời.

- Anh Hai.

- Hửm?
- Lấy khăn lông mềm nhúng nước lau lại lòng vỉ đi.

Kế đó lấy cái khăn vải mềm lau khô cho sạch sẽ.

- Cậu nhấn mạnh chữ "Mềm" hai lần để ông anh không thạo bếp núc biết đường mà lần.

- Ừm.

- Hì, Boo mỡ mà thấy em làm món này, nó sẽ đòi ăn ngay cho mà coi.

- Không định trả thù đám Ngôn Thiệu Phong sao?
- Cũng chỉ là một con chó chủ nuôi sai đâu đánh đó, em đâu rộng lòng để nhét một kẻ không ưa vào bộ nhớ của mình.

Nhưng mà nói đi thì cũng phải nói lại, em cũng mang ơn anh ta một phần, nhờ có anh ta làm bình phong mà anh Kỳ được yên thân một thời gian.

Chờ dĩa thịt bò ướp theo kiểu Bulgogi rã đông trong lò viba xong, Vệ Minh mới phết bơ lên một khoảnh của lòng vỉ điện, khoảnh còn lại cậu để phần chiên bánh xèo.

Nãy giờ anh Hai cậu đi giải hơn bốn, năm lần chỉ trong vòng nửa giờ đồng hồ.

Uống rượu nhiều làm chi cho cực thân thế không biết?
"Xèo..."
- Chưa nướng thịt à?
- Dạ chưa.

Em mới rã đông hà.

- Để tôi nướng giùm cho.

- Anh mới súc miệng hả?
- Ừ, súc miệng, rửa mặt cho tỉnh táo.

- Vệ Thanh day day ấn đường.

Cặp mắt hãy còn lờ đờ lắm, dù hắn đã vốc nước lạnh rửa mặt hơn cả chục bận.

Hắn uể oải kéo ghế ngồi xuống, rồi chống cằm ngồi đợi em trai phân phó nướng thịt.

"Cạch."
- Nè, nướng đi anh Hai.

Vệ Thanh gắp thịt trải lên lòng vỉ điện.

Đối diện hắn, em trai đương chăm chú đổ bánh xèo; bàn tay của người đứng bếp không khi nào ngớt sẹo do cắt phạm hay bỏng, đã thế còn sần sùi và chai sạn nhiều, nhưng em trai hắn dường như không hề phiền lòng hay lấy đó làm cớ mà mè nheo với An Kỳ.

"Xèo..."
Ước chừng cứ một đợt bốn, năm tiếng "Xèo", "Xèo" vang lên, là một phần bánh xèo thơm ngon, nóng hổi ra lò.

Vệ Minh đổ cho mình và anh Hai mỗi người hai cái bánh xèo rồi ngưng, vì sợ ăn không hết.

- Anh có biết người nào đáng sợ nhất không?
- Không.

- Đó là người không sợ chết.

Anh không thể đem cái chết của họ ra làm điều kiện trao đổi hay buộc họ phải phục tùng, nhượng bộ anh.

Và anh vẫn sẽ là người thua cuộc, ngay cả khi đã giết được họ, bởi anh chưa bao giờ làm cho họ phải chịu sự khuất phục anh, hoặc bắt họ thay đổi lập trường của mình để được sống sót.

Cũng như Tướng quốc Trần Bình Trọng thuở xưa, khi bị giặc Nguyên dụ dỗ chiêu hàng, ông ấy đã khảng khái hô vang: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc!"
- Cậu đang muốn nhắc tới Cấp Trên sao?
- Phải.

- Chắc có lẽ, chắc có lẽ anh ta sợ già...!- Vệ Thanh ngập ngừng nói.

Những lát thịt bò Bulgogi vẫn chưa chín bề nào, riêng kim chi ngó sen, nấm tùng nhung, măng tây và cà tím thì đã có thể ăn được.

- Tướng Luận và Cấp Trên...!- Nói đến đó, Vệ Minh chợt bật cười khanh khách.

Cậu lắc đầu mấy cái, rồi phết thêm bơ lên khoảnh nướng thịt bò và rau củ.

Vế sau của câu nói dang dở ấy lọt thỏm vào không gian căn bếp ít người.

- Tướng Luận là hình ảnh tương lai của Cấp Trên.

Ông ấy trông cũng còn phong độ chán! - Vệ Thanh cười nửa miệng.

Anh đã ăn được hơn phân nửa cái bánh xèo thứ Nhứt.

- Anh có biết tướng Luận đã từng rất nổi tiếng với một câu nói nào không?
Vệ Thanh cười trừ.

- "Đừng bắt ngư dân đánh giặc thay cho Hải Quân.

Đã mang quân phục trên người, phải nhớ chức trách mà mình được phân phó là gì để cố gắng làm tròn hết bổn phận.

Là lính mà cứ ru rú trong đồn, hễ ai lên tiếng phê bình thì rủa xả người đó, cá biệt có một đám thiểu năng còn ép buộc người lên tiếng đó phải xung trận thay lính, trong khi người lên tiếng đó tay không tấc sắt, và cũng không được vũ trang bất cứ thứ gì trên người..."
- Sau màn phát biểu ấy, tướng Luận đã bị đưa vào tầm ngắm ám sát của vô số thế lực.

"Tí tách...!Tí tách..."
Ngoài trời mưa rả rích rơi.

Ngồi trong gian bếp ấm cúng ăn khuya thật là hợp tình hợp cảnh.

Hai anh em bàn nhau hấp thêm vài cái bánh xếp và chiên ít con tôm "Hỏa tiễn" để bữa ăn ngon hơn.

Phần chế biến vẫn do Vệ Minh đảm trách, bởi cậu không muốn gian bếp nhà mình bị anh Hai "oanh tạc".

Món tôm "Hỏa tiễn" hết sức dễ làm, chỉ cần tôm thẻ, vỏ hoành thánh, hột gà, gia vị ướp đơn giản như bột ngọt, miếng muối, miếng đường là xong.

Sau khi sơ chế tôm sạch sẽ và rút hết chỉ đen trên lưng chúng, đem chúng ướp sơ với các gia vị nêu trên trong khoảng chừng nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ, nếu ướp lâu thì nên gia giảm gia vị để tránh bị mặn.

Tiếp đó lấy hoành thánh đã phết chút lòng đỏ trứng gà mà cuốn từng con tôm một theo chiều dọc, và nhớ chừa phần đuôi.

Bước cuối cùng, thả những cuốn tôm vào chảo dầu chiên giòn, cái bước này rất khó vì phải canh lửa sao cho thật khéo hòng tránh gặp tình cảnh vỏ thì khét lẹt mà con tôm bên trong còn sống nhăn.

Do hình dạng của cuốn tôm dài thoòng như hỏa tiễn mà người sáng chế đã đặt cho nó cái tên ngộ nghĩnh trên.

- Anh ăn bao nhiêu?
- Mười, thôi, mười...!
- Em chiên luôn cho anh mười lăm cuốn.


Vệ Thanh lại cười trừ.

Hắn vừa xịt mù-tạt vào trong chén, vừa cười hỏi em trai:
- Tính dẫn sắp nhỏ đi đâu mà lại làm nhiều thức ăn trữ sẵn thế?
- Dạ, sáng nay em sẽ dẫn mấy đứa đi coi ciné...!- Vệ Minh vừa mở vung xem coi cuốn tôm ra sao, vừa trả lời anh Hai.

-...!nên muốn làm vài món gọn nhẹ đem theo.

- Cuối tuần này, chắc tôi sẽ sang Tân Gia Ba một chuyến.

Tôi sẽ dẫn nó đi chơi Disneyland, rồi thăm thú các viện bảo tàng và khu giải trí nổi tiếng bên đó.

- Anh tính ở bao lâu?
- Khoảng nửa tháng.

Nếu bên mình không có cuộc họp thường niên nào, tôi sẽ ở lại tới trọn một tháng.

- Chà...!Đúng rồi! Em sẽ dẫn sắp nhỏ sang Singapore luôn.

Disneyland Hoa Kỳ xa xôi quá, trước mắt đưa chúng ghé chơi Disneyland Tân Gia Ba vậy.

Vệ Thanh gật đầu thật khẽ.

Rồi nhón một cuốn tôm khác mà nhúng vào chén tương ngũ vị.

Sau đó đưa lên miệng ăn.

Hắn loáng nghe tin em trai đã nhận hai đứa con của An Kỳ làm con nuôi, có giấy tờ xác thực đường hoàng, chỉ không biết di chúc sẽ soạn thảo như thế nào.

"Ầm."
Sét đâu mà bất thình lình đánh ngang tai...!
oOo
Còn những hai ngày nữa là tới kỳ điều tra viên họ Phùng trao trả quả tim Khán Cảnh cho Thường Khán Bình.

Tuy rằng trong bụng đương đánh lô-tô, nhưng nhóm bạn của hắn vẫn cố giữ nét tươi vui, bình thản trên gương mặt, cũng như không dám có những hành vi, cử chỉ đáng ngờ.

Khuya nay, cả bọn kéo nhau ra quán nhậu làm một bữa giải khuây.

Quán nằm đối diện con đê xây đắp kiên cố.

Vệ đường nằm dọc theo con đê trồng rặt một giống cây điệp, mỗi mùa trổ bông hoa nở đỏ thắm.

Thấy cảnh sông nước hữu tình, tình hình an ninh trong khu vực cũng yên ổn, nên nhiều đôi uyên ương thường lui tới đây chụp hình cưới.

Vì đi taxi về nhà nên cả bọn uống bia như uống nước lã, không cần dè dặt nhấp môi từng ngụm một như mọi khi.

Tống Ngạn vẫn đóng vai trò "Người Việt trầm lặng", lâu thật lâu mới thấy anh ta hé môi góp lời, còn những lúc khác toàn là phá mồi và cười mỉm chi.

Thấy thằng bạn Sài Gòn được lòng cặp tình nhân Shivan, Thường Khán Bình nảy sinh ý định cậy nó đứng ra thương thuyết hộ mình.

Hình như hiểu được nỗi khổ của thằng bạn Nội Thành, nên Tống Ngạn đã gật đầu chấp thuận trong khi Thường Khán Bình mới nói được vài câu.

Cái thằng miệng móm và cái thằng có tật ngủ dai kia không hề hay biết chuyện này.

Trước quán có một xe bán kẹo kéo không phát nhạc, vừa nãy có một cậu trai tóc nhuộm màu nâu hạt dẻ ghé mua, coi bộ mua nhiều lắm nên anh chàng bán kẹo kéo mới kiếm bàn ngồi nhậu đủng đỉnh, chớ không có đứng ngó mà mặt mày buồn hiu như ban nãy nữa.

Ông chủ quán nhậu cho phép đứng bán tự do, nhưng về phần phát nhạc thì phải để ổng "quản lý", ổng nói ổng nghe nhạc trẻ thịnh hành bây giờ dễ đứt gân máu chết bất đắc kỳ tử lắm.

Ca khúc đương phát trong quán mang tựa đề "Những đêm chờ sáng", người trình bày là ca sĩ Anh Khoa, một sáng tác của nhóm nhạc Lê Minh Bằng.

Giọng ca thê lương của ca sĩ Anh Khoa cứ thế đưa những thực khách trong quán ven đường chìm vào màn đêm tư lự và sâu hun hút.

Có nhiều người hay đùa, Nhật Trường và Anh Khoa là hai ca sĩ "điệu" không nhứt thì nhì trong số các nam ca sĩ trước 75.

- Mày ơi, sao tao nuỗng quá mậy ơi...!Ổng hát một hồi chắc tao "thăng" luôn quá...!
- Mày nuỗng hỉ? - Thường Khán Bình chợt cười rạng rỡ như vừa trúng số độc đắc.

Anh ta kéo ghế đứng dậy, rồi bước tới quầy thu ngân, nói nhỏ vào tai cụ ông vài câu.

Hai ông cháu nhìn nhau hỉ hả cười, khiến cho gã trai "ăn đu đủ không cần muỗng" bỗng dưng "giác ngộ" điều chi mà sởn hết tóc gáy.

Quả đúng như hắn đoán, bản nhạc "Tình đầu Tình cuối" do ca sĩ Ngọc Lan trình bày cất lên như một nốt son buồn giữa đêm hè âm u.

- Ca sĩ Tuấn Ngọc thời trẻ hát không hay bằng ca sĩ Anh Khoa, nhưng khi đứng tuổi lại hát xuất sắc hơn rất nhiều.

Nếu muốn kiểm chứng, có thể nghe thử giọng hát của Tuấn Ngọc trước năm 75 qua ca khúc "Chuyện tình" do cha vợ Phạm Duy viết lời Việt từ nhạc phẩm bất hủ "Love story".

- Ông Năm vừa lắc chảo, vừa vui miệng bình phẩm về giọng hát của các ca sĩ năm cũ.

- Tôi đồ rằng, nhờ có cha ruột là nhạc sĩ Lữ Liên và cha vợ là nhạc sĩ Phạm Duy, nên anh ấy có được lợi thế về mặt rèn giũa và hướng dẫn tập luyện hơn là Anh Khoa.

Giọng hát của Anh Khoa vốn hay bẩm sinh, nhưng vì không có ai hướng dẫn rèn giũa và tập luyện đúng cách, nên càng ngày càng...!
- Ê mày.

- Gì?
- Biết đâu sau này tao hát hay hơn cả hai ổng thì sao?
Nguyễn Chí Công vỗ đầu thằng bạn mình mấy cái, rồi lay lay bả vai của nó:
- Tỉnh, tỉnh con...!Con tỉnh chưa con? Vịt đực thì vẫn hoàn là vịt đực, không thể tiến hóa thành le le hay bói cá đâu con.

- Ủa mấy con mày lấy làm ví dụ có biết hót hay biết gáy đâu?
- Thì mày cũng y khuôn như tụi nó vậy á.

Có biết hát hay đọc "rap" đâu.

- Muốn hiểu rõ hoàn cảnh của một tác phẩm nhạc Vàng, nên tìm nghe hoặc đọc bài viết của chính nhạc sĩ sáng tác, chứ đừng nên chọn đọc hoặc nghe bài viết của các ca sĩ trình diễn cùng thời hay không cùng thời.

Họ là đấng sinh thành của tác phẩm ấy thì làm sao không nắm rõ được sự ra đời và nguồn thi hứng để sáng tạo ra nó chứ? Điển hình như chuyện tình của cô Kim Lệ Thi, nên tìm xem bài viết "Bí ẩn câu chuyện "người trinh nữ tên Thi" trong các ca khúc của Hoàng Thi Thơ" để nhận được lời giải đáp chính xác nhất.

Còn "Giọt lệ đài trang" của nhạc sĩ Châu Kỳ cũng vậy, trong chương trình Paris by Night có chiếu một màn giới thiệu của chính cụ ấy, nên tìm xem nếu muốn biết rõ chi tiết về thân phận nữ chính trong nhạc phẩm mang nội dung vô vàn đắng cay đó.

- Mà càng tìm hiểu về đời tư của các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc tiền chiến và nhạc Vàng, con càng không hiểu tại sao các cụ lại có nguồn thi hứng vô tận như vậy? Chỉ cần cảm thương cho một thân phận, nội chưa đầy một tháng là họ sẽ viết xong một khúc tình ca bất hủ.

Trong khi giới viết nhạc thời nay, con thành thật xin lỗi khi phải nói rằng, con không hề cảm nhận được sự rung cảm nơi đáy tim khi nghe họ trình diễn.

Con là đàn ông, nhưng đã rất nhiều lần bật khóc khi nghe nhạc tiền chiến và nhạc Vàng.

- Tống Ngạn nhỏ giọng thổ lộ tâm tình.

- Cái gì xuất phát từ trái tim, sẽ vĩnh viễn nằm lại ở trái tim.

Cái gì sinh sôi từ thời vụ, sẽ mãi mãi nằm lại ở thời vụ.

Viết một bản nhạc theo trào lưu đương thịnh hành, rồi tới lúc trào lưu hết thịnh hành, nó cũng sẽ tan biến cùng với thứ trào lưu ấy.

Cũng như nhạc sĩ Lê Thương, vì tình yêu dân tộc này mà khi tuổi đời hãy còn rất trẻ, đã sáng tác nên "Trường ca Hòn Vọng Phu" bất tử.

Trong mỗi phần của Trường Ca, cụ đã lồng ghép tên của vô số địa danh lịch sử và sự tích thiêng liêng trên Quê Hương mình.

Có nhiều kẻ tài khôn, cho rằng viết về hình tượng người Lính dễ ợt...!Ờ, dễ lắm mà có khi cả đời không "rặn" ra được một chữ.

Những bài hát ca ngợi Lính của Y Vân, Y Vũ, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Vũ,...!có thể dùng cho bất kỳ thời đại nào, bất cứ chế độ nào mà không hề bị lỗi thời hay gượng ép.

Để bầu không khí vơi đi nỗi niềm chua chát, cụ bật bài hát "Mộng dưới hoa" do danh ca Duy Trác trình bày.

Có nhiều người thích nghe tác phẩm này qua giọng ca của Jo Marcel, Tuấn Ngọc, Elvis Phương hay Sĩ Phú, nhưng nhìn chung, nhạc phẩm này thích hợp với nam ca sĩ hơn là nữ ca sĩ, do đây là lời tự tình của thi sĩ Đinh Hùng dành cho cô người yêu nhỏ bé, người phổ nhạc cho bài thơ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương.

Nghe xong tình khúc tuyệt hay, Tống Ngạn chợt cao hứng đọc thơ:
"Sao ông ăn hiếp mãi thằng bần,
Gió táp mưa sa chọc tấm thân,
"Ai ăn bánh mì không?"...!rao rát miệng
Đường bùn lầy quá bước chồn chân,
Trương liều tấc bụng cho trời thấy,
Bấm chặt đôi giò kẻo đất lăn,
Đành tủi cho em nhưng chẳng tủi,
Xưa nay hào kiệt lắm gian tân."
- Bài thơ "Đêm mưa thương người bán bánh rao bài 1" của cụ Phan Bội Châu đúng hông mậy? - Lê Đức Hoàng vừa tách càng cúm lấy thịt, vừa hỏi thằng bạn kiệm lời.

- Ừ.

- Tao hổng hiểu tại sao bài này lại có trước bài thơ "Bánh mì", nếu xét ý hai bài thì bài "Bánh mì" phải sáng tác trước mới đúng chứ?
- Mày hỏi nhầm thằng dốt Sử rồi.

Nhưng theo thiển ý của riêng tao nghen, mày hãy đọc luôn bài "Đêm mưa thương người bán bánh rao bài 2" là sẽ tìm được câu trả lời.

- Ê, mày giỏi ghê đa!
- Tao đâu phải sử gia Trần Trọng Kim.

Cái chi cũng biết, cái chi cũng rành.

Mày khen hớ rồi con.

Trước lúc họ tính tiền ra về, trong quán đương phát bản nhạc "Xin còn gọi tên nhau" của nhạc sĩ Trường Sa, người trình bày là ca sĩ Tuấn Ngọc.

Nhạc sĩ Trường Sa là cựu sĩ quan Hải Quân đóng quân ở Trường Sa nên chọn địa danh này làm bút hiệu sáng tác, tên thật của ông là Nguyễn Thìn, quê gốc Ninh Bình.

Khác với Nguyễn Vũ và Anh Thy, ông viết rất ít bài có chủ đề về biển cả và thủy thủ, mặc dù nhiệm sở trong quân đội tương tự họ.

Tống Ngạn biểu mấy thằng bạn về trước.

Rồi không đợi tụi nó hỏi vặn lại mình đi đâu, anh ta đã rồ máy dông thẳng.

Nhà xác nơi nhà thương huyện nghèo im ắng đến rợn người.

Thường ngày, chỗ này chỉ chuyên đặt xác những người chết già hoặc không may chết vì bệnh nặng, lâu thật lâu mới có mấy cái xác chết vì tai nạn xe cộ hoặc bất cẩn trong lúc làm việc, nên sự hiện diện của một cái xác bị giết dã man đã khiến những người bảo vệ phụ trách ca trực đêm sởn hết cả tóc gáy khi đi ngang qua đây, bởi họ quan niệm rằng, chết do bị giết thường linh hơn những kiểu chết kia.

- Tôi tới giao cơm cho pháp y Cảnh.

- Trời, cẩu đang trong giờ làm, hổng có ra lấy được đâu.

- Bác bảo vệ lắc đầu từ chối thẳng.

- Dạ, vậy bác ký tên nhận giùm được không?
- Hông.

Rủi bên trong có mấy thứ bậy bạ thì tui chịu hả? Thôi...!Ráng chờ thêm chừng nửa tiếng đi, cẩu đi ra cẩu lấy cho.

- Dạ được.

"Cạch."
- Là cậu à? - Trần Cảnh Chiêu ló đầu ra khỏi cửa phòng và nhe răng cười.

- Mang theo cái gì thì để cái đó ngoài kia, xách đ*t không vô thôi.

Tống Ngạn được một cậu thực tập sinh dẫn vào phòng thay trang phục để chỉ cách mặc đồ bảo hộ.

Xong đâu vào đấy mới được dẫn ra "trình diện" Trần Cảnh Chiêu.

- Chỉ có một cái xác, mà cả chục case đòi nhận.

- Trần Cảnh Chiêu lắc đầu ngao ngán.

Anh ta thấy Tống Ngạn có biểu hiện sắp nôn mửa, bèn vội vàng kêu ngồi xuống cái ghế sạch đặt cạnh cửa ra vào.

- Sao hồi nãy hổng cho anh ta uống thuốc chống ói?
- Thưa thầy, tại em nôn coi thầy thực hành mổ xác quá nên quên khuấy.

- Cậu thực tập sinh trình bày bằng tiếng nói nhỏ xíu như muỗi kêu.

- Tôi còn nhớ một kỷ niệm trong lớp dạy Anh Văn, thầy dặn viết bài "Outline" như thầy chỉ, rốt cuộc ngứa nghề, tôi viết luôn thành một dàn ý dài thòng như lúc học Quốc văn.

Thầy hỏi bộ tôi không hiểu bài hay sao mà lại viết ra như thế.

Tôi chỉ biết im lặng cười trừ.

Viết văn mà cụt ngủn, cụt ngơ tôi chịu không thấu.

Nhưng viết vừa ý mình thì lại trật ý người.

Nên đành chịu thôi.

Phân bua chỉ tổ sinh sự.

- Tống Ngạn thoáng buồn khi nhắc đến chuyện cũ.

- Vả chăng, họ cần mình viết đúng cấu trúc và ngữ pháp tiếng Anh, chứ đâu hề câu nệ văn mình hay hay dở.

Cũng tại cái tật yêu Văn chương như sinh mạng nên tôi đã tự làm khổ mình và nhọc tâm trí người ta.

Trần Cảnh Chiêu biết thừa Tống Ngạn đánh trống lảng để cứu nguy cho cậu thực tập sinh, nhưng cũng chẳng muốn vạch trần.

- Hì, tôi hiểu cảm giác đó mà.

Dẫu mình cố gắng làm tốt tới đâu, vẫn sẽ bị ít nhất vài người không hài lòng và chỉ trích.

- Anh Chiêu.

- Ơi?
- Theo như suy đoán của anh thì cái xác này là của case nào?
- Phật dạy, "Không thể nói."
Trần Cảnh Chiêu không rõ mục đích Tống Ngạn tới đây là để tìm tài liệu viết báo hay là muốn thăm dò động tĩnh nơi mình, nên trong suốt nửa tiếng chuyện trò, anh thôi không còn giỡn cợt như thường ngày, mà suy nghĩ thật kỹ lưỡng rồi mới mở miệng trả lời.

"Cạch."
Đã đóng cửa rồi, nhưng bỗng đâu linh tính ập tới, nên cậu thực tập sinh vội mở cửa phòng, rồi dáo dác nhìn khắp dãy hành lang, như thể đang tìm kiếm vật chi đó.

- Thầy ơi.

- Chuyện gì?
- Ảnh để lại hai hộp cơm ở ngoài băng ghế...!Thầy! Coi chừng trúng tay, thầy!
Tại sao Tống Ngạn lại biết rõ trong nhà xác hiện giờ có hai người mà mua sẵn hai phần cơm cho anh và cậu thực tập sinh? Trong khi cậu thực tập sinh ghé đây một cách đột xuất, chứ không phải là giao hẹn trước gì?
- Có bác Tám ở đó không?
- Tui đây.

- Dạ, cảm phiền bác mở giùm con xem bên trong có mấy hộp cơm? Nếu là một hộp cơm và hộp đồ ăn thì bác...!thì bác...!
Bác Tám ngại tay mình bẩn, nên cứ dụ dự hoài, chừng nghe thấy tiếng thúc giục của pháp y Cảnh thì đành thất lễ mở ra xem.

Mỗi hộp là một phần cơm sườn nướng thập cẩm thơm lừng.

- Chà, cơm sườn nướng nhìn ngon lắm cậu.

Trần Cảnh Chiêu như thể nghe thấy sét đánh bên tai.

Anh ta gượng cười, nói:
- Dạ, vậy chắc là lộn rồi.

Con...!Con dặn mỳ xào và dồi trường xáo sả...!
Bác Tám và cậu thực tập sinh mau mắn ngỏ lời ăn giùm một hộp.

Trần Cảnh Chiêu gật đầu ngay tắp lự, bởi anh tin chắc rằng Tống Ngạn không dám đầu độc mình công khai như thế này đâu.

Tới gần hai giờ sáng, Trần Cảnh Chiêu mới trở về nhà nghỉ ngơi, tắm rửa.

Cậu thực tập sinh đã xách hộp cơm về nhà ăn, còn bác Tám thì kiếm góc ngoài sân rồi mở hộp ngồi ăn ngon lành.

Ngôi nhà mái ngói đỏ nằm đơn côi trong khoảnh vườn xanh mát, vuông đất mà anh đương sinh sống bốn bề là mé mương bồi đắp, nên mỗi lần muốn vào nhà đều phải đi qua cây cầu bê-tông xây từ thời ông cố anh còn sống.

Giờ giấc của anh rất thất thường, do đó gia đình anh hiếm khi nào ăn cơm chung với nhau, cũng như chừa phần cơm cho anh.

Anh Hai anh có nuôi con chó mực, đặt tên là Phidel, nó rất tinh khôn và giữ nhà thạo lắm, nên gia đình anh ai cũng thương nó sất.


Con chó này cùng xuất xứ với mấy con cảnh khuyển khác như con Phelan của Triều Dương, nên mỗi chủ nuôi đồng lòng đặt tên mỗi con theo vần "Ph" làm ký hiệu hòng ghi nhớ nguồn gốc.

Tóc chưa kịp khô, anh lại xách xe đi rong, dù rằng ngoài trời đang chuyển mưa.

Gió lay hàng dừa đung qua đưa lại, có trái dừa khô rớt xuống đất nghe cái "Bịch", làm đám chuột cư ngụ trên tàu dừa kêu la chí chóe.

Tiếng cú đêm vang vọng trong không gian mịt mù, tăm tối.

Có tiếng ai đó đi khuya về ho sù sụ, âm thanh vỡ vụn theo làn sương mờ ảm đạm.

Chiếc xe Air Blake xanh dương của anh đơn côi trên con lộ tráng nhựa hẹp té.

Dân địa phương lơ là còn lọt mương mấy lần nếu lái xe mà không để tâm, huống hồ chi là người xa quê lâu ngày, nên thỉnh thoảng nghe ngoài mé mương vang lên một tiếng "Ùm" thật lớn, bà con tự khắc biết mà chạy tới phụ vớt người và xe lên; đôi khi cũng bị tổ trác hoặc "hành hiệp hớ", do tiếng dừa rụng xuống nước cũng giông giống tiếng người bị lọt mương.

Ngang qua nhà ông từ giữ đình, anh thoáng nghe thấy tiếng ca của Phi Nhung trong bài "Dạ cổ hoài lang", người soạn nhạc là cụ Cao Văn Lầu.

Bài hát này cụ viết để tặng người vợ muộn con của mình, vì thể trạng của cụ bà không mang thai sớm như những nàng dâu khác trong xóm, nên bị má chồng ép phải nhượng chồng kiếm vợ bé để gia đình bà ta sớm có cháu.

Về sau, trải qua bao phong ba trắc trở, hai cụ lại sum hiệp bên nhau, cụ bà sinh được năm trai, hai gái, vượt quá ước mong của bà má chồng khắc nghiệt.

"Từ là từ phu tướng, báu kiếm sắc phán lên đàng
Vào ra luống trông tin nhạn, năm canh mơ màng
Em luống trông tin chàng, ôi gan vàng quặn đau í a..."
Cải lương, vọng cổ, điệu ru, câu hò,...!là một trong những phần xây dựng nên linh hồn Văn hóa và Nghệ thuật miền Nam.

Bây giờ có nhiều kẻ không hiểu âm luật và quy tắc soạn nhạc, viết lời, đã biến những loại hình ấy trở nên thô kệch và tệ hại.

Mỗi một nhạc sĩ, soạn giả thuở xưa đều có học thức rất cao, kiến thức về mặt Lịch sử và Văn hóa nước nhà vô cùng phong phú, nên lời nhạc thường hay, giai điệu đặc sắc, ngoài ra còn khắc họa rõ nét nội dung mà bản thân muốn truyền đạt tới công chúng.

Chợ đêm đông đúc không kém chợ sáng.

Chiếc xe gắn máy của anh luồn lách như con lươn con lạch đương tìm đường thoát nơi con suối hẹp.

Hương hoa sớm thoang thoảng bên mũi anh, hương cúc, hương vạn thọ còn đẫm sương khuya.

Một tốp phu khuân vác đương đứng dưới gầm cầu ăn bánh mì trước khi vào ca mới.

- Mới đi làm dìa hả bây?
- Dạ.

- Trần Cảnh Chiêu bắc ghế xúp ngồi xuống.

Thân hình gầy mảnh của anh ta ngồi vừa vặn với mặt ghế.

Bản nhạc "Bài không tên số Bốn" do ca sĩ Thanh Vũ trình bày.

Hai câu hát "Triệu người quen, có mấy người thân.

Khi lìa trần, có mấy người đưa" luôn khiến trái tim anh thổn thức.

Nhiều người thích nghe bài này qua giọng ca của Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Vũ Khanh, Ngọc Lan,...!riêng anh lại thích giọng ca đặc sắc của Thanh Vũ.

Ngồi nghe hết bản nhạc, thím Tư mới cất giọng hỏi anh:
- Y như cũ phải hôn?
- Dạ.

Thím Tư thấy thằng Ba nhà anh Bảy Hội không miệng mồm tía lia như mọi hôm ghé ăn thì hơi tò mò, song cũng biết điều mà không gặng hỏi.

Trong bụng thím đương liên tưởng tới vụ tìm thấy cái xác nữ không rõ tính danh kia, và chắc mẩm rằng đây chính là nguyên nhân khiến viên pháp y của xã mình âu sầu.

- Nè, ăn tẩm bổ đi bây.

Dĩa gỏi vịt có thêm hai miếng huyết nếp và vài miếng thịt vịt ngọt lừ.

Thím còn cho thêm một nhúm gỏi bắp chuối để ăn đỡ ngán.

- Dạ, con cảm ơn thím Tư.

.

truyện đam mỹ
- Ơn nghĩa gì mậy? Khách sáo quá đi mất.

Trần Cảnh Chiêu cười xòa, rồi soạn muỗng đũa để dùng bữa.

Anh có thói quen nhúng đầu đũa vào chén nước chấm trước khi ăn để lường việc mặn, lạt.

Không biết có phải do tâm trí mỏi mệt ảnh hưởng tới vị giác, mà anh cảm thấy chén nước mắm gừng thật nhạt nhẽo.

Anh bèn xin thím Tư múc thêm một chút muối vào chén nước mắm, thím vui vẻ cho ngay mà không hề thắc mắc tí gì.

- Mai có tổ chức đấu lôi đài, mày muốn đi coi hôn?
- Tao sợ tao ngứa tay rồi vung tiền ra cá độ nữa thì chết.

- Thì đem theo vài chục mua vé vào coi thôi.

Bỏ hết mấy tờ tiền lớn ở nhà.

Người đàn ông ham cờ bạc kia gục gặc đầu, ra chiều đồng ý với lời khuyên của chiến hữu.

Nghe tới đấu lôi đài, máu huyết trong người Trần Cảnh Chiêu bỗng chốc sục sôi.

Anh thích xem các chương trình tỉ thí võ thuật và đấm bốc, để bù vào nỗi niềm đam mê học võ nhưng không có đủ sức lực để theo học trường kỳ.

Hình như môn võ nào anh cũng từng học, từ Hiệp Khí Đạo, Thái Cực Đạo, Không Thủ Đạo, Triệt Quyền Đạo, Nhu Đạo, Kiếm Đạo, cho đến Wushu, Vịnh Xuân Quyền, Thiếu Lâm, rồi quành về Tổ Quốc với Vovinam, Cổ truyền,..., nhưng phái nào anh cũng chỉ kinh qua hai tuần rồi nghỉ vì kiệt sức.

Riết rồi bạn bè ở trường Y hay trêu anh rằng, "Mày học Y giỏi đến thế, thì tốt nhất nên gặp Tiểu Lý Phi Đao bái sư đi.

Mày cầm dao mổ giỏi thì chắc chắn phóng dao cũng rất giỏi y chang ổng." Anh vẫn còn nhớ sư huynh Đặng Thừa Tân sau hai hôm quan sát anh tập đã phán cho anh một câu xanh rờn, "Tôi thấy cậu nên theo Mai Hoa Quyền." Anh đã tưởng thiệt, nên hăm hở tra cứu tài liệu về nó.

Anh hãy còn nhớ tâm trạng khi ấy giống hệt lúc Khổng Minh trông thấy cha con Tư Mã Ý thoát chết, sau khi biết vũ khí chính của phái Mai Hoa là cây quạt! Ông sư huynh dạy được hai buổi đã nhắn nhủ anh chỉ có thể đi múa quạt chứ không có khả năng múa quyền.

Khách vô ra tấp nập khiến thím Tư không thể ngơi tay một giây.

Hết thoăn thoắt chế nước mắm vào chén, lại day qua múc bánh canh vào tô, rồi đơm gỏi vịt lên dĩa.

Con trai của thím soạn tiền riết mồ hôi mồ kê làm ướt đẫm vầng trán và mái đầu lấm tấm sợi bạc.

Một chiếc xe gắn máy phân khối lớn đậu bên kia đường đã thu hút sự chú ý của viên pháp y xã nghèo.

Anh nhớ mang máng đã từng nhìn thấy kiểu xe này ở đâu đó rồi, nếu có thể đọc được biển số xe thì sẽ xác minh nhanh hơn.

Nhưng tiếc rằng trời tối, cộng thêm ngồi xa nên chẳng trông rõ.

Thường Khán Bình ngồi xuống ghế xúp, rồi kêu một tô bánh canh bột xắt và một dĩa gỏi vịt.

Anh ta không mấy ngạc nhiên khi thấy anh, có vẻ hắn đã thấy từ lúc băng qua lộ rồi.

- Bình?
- Ừ, nó đó.

- Lại ngồi ăn chung cho vui.

Tay nhà báo và viên pháp y ngồi đâu mặt nhau ăn bánh canh bột xắt với gỏi vịt luộc, uống trà đá mát lạnh ê răng.

- Anh Chiêu.

- Ơi?
- Tôi có chút chuyện riêng muốn nói với anh, nhưng phải về tận tư gia mới được.

- Em của Cảnh phải không?
Thường Khán Bình mau mắn gật đầu.

Đôi mắt hắn ánh lên nét buồn vời vợi.

- Được.

Ăn xong rồi theo tôi về nhà nói chuyện.

Trần Cảnh Chiêu chạy xe trước mở đường cho em trai nghi phạm, hòng giúp anh ta dễ giữ vững tay lái.

Anh không muốn đêm hôm khuya khoắt phải nhảy xuống mương "hành hiệp trượng nghĩa" đâu.

- Cẩn thận nghen.

Cầu tuy rộng nhưng vì rêu phong nên khá trơn trượt.

- Hai người sóng vai nhau mà dắt xe qua cầu.

Những bông hoa đậu biếc mọc uốn theo lan can cầu nom thật duyên.

- Ông Trời làm dữ quá mà nỏ mưa anh hí?
Trần Cảnh Chiêu gật đầu thật khẽ, rồi chợt khơi gợi chủ đề mới:
- Nhắc tới Huế là nhớ tới ông Duy Khánh, nhắc tới Nha Trang là nhớ tới thân vương Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ - Ông Minh Kỳ, nhắc tới Gò Công là nhớ tới cô Phương Dung và ông Lê Dinh, nhắc tới Mỹ Tho là nhớ tới cô Hoàng Oanh, nhắc tới Bến Tre là nhớ ông Hùng Cường, nhắc tới Tiền Giang là nhớ tới ông Anh Việt Thu và ông Anh Việt Thanh, nhắc tới người Chăm là nhớ tới ca sĩ Chế Linh kiêm nhạc sĩ Tú Nhi.

- Nhắc tới Hà Nội có ban hợp ca Thăng Long, Phạm Duy, Anh Bằng, Phạm Đình Chương, Phạm Thế Mỹ, Văn Cao, Lữ Liên, Lê Thương,...!Nhắc tới Phan Thiết có ông Trần Thiện Thanh, ông Anh Khoa,...!
- Hình như trên khắp mọi miền đất nước của mình, đều sản sinh ra ít nhất một người nhạc sĩ hoặc ca sĩ tài hoa.

- Vừa tra chìa khóa để mở cổng rào, Trần Cảnh Chiêu vừa tâm tình với Thường Khán Bình.

Ổ khóa cổng nhà anh trang bị hẳn một sợi xích sắt được máng vòng qua hai khe hở của mỗi bên cánh cổng, cái ổ khóa được móc ở trên đấy nên mỗi bận đứng phía ngoài muốn mở khóa thì chỉ cần luồn sợi dây xích sắt ra là xong.

Hình dạng của bộ ổ khóa này nom tựa như sợi dây chuyền có mặt trang trí vậy.

Trần Cảnh Chiêu chỉ cho Thường Khán Bình biết chỗ để xe.

Gọi là cái garage cho sang, chứ thực tế nó chỉ là một cái nhà mát lợp ngói có ba vách tường, một vách còn lại không xây nhằm để lắp khung cửa kéo bằng sắt.

Hai người dựng xe xong, liền rảo bước vào nhà qua lối đi lát đá ong xanh.

Vài con đom đóm lập lòe trên bụi cây trang kiểng.

Hoa dạ lý hương nở bông thơm ngát, mùi hương dễ chịu vô cùng.

Tuy đã cố hết sức đẩy nhẹ cánh cửa, nhưng đêm hôm thinh vắng vẫn làm rõ tiếng "Ken két" chói tai.

Tiếng gõ mõ vọng đến tai hai người, thì ra bà nội của Trần Cảnh Chiêu đương tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Bà ngồi xếp bằng trên tấm bồ đoàn màu cát, tay trái không ngừng lần chuỗi tràng hạt, còn tay phải thì gõ mõ, miệng thì tụng kinh.

- Ai vậy Ba?
- Dạ, là bạn học quen trên Sài Gòn.

- Ui, bạn tận Xì-Gòn hả mậy? - Bà nhướng đôi mắt nặng trĩu lên nhìn theo thói quen, chứ thằng Ba đã đưa bà đi mổ mắt vào dịp trước Tết rồi.

Bà chậm chạp vịn cái đôn cây đứng lên.

Dáng hình bà ngả nghiêng như ánh sáng của cây liên đăng thắp bằng ngọn đèn cầy sáp, bà thường đặt cây liên đăng ấy ở trên bàn thờ Phật mỗi khi tụng kinh, nó là vật gia bảo của gia đình bà.

Thường Khán Bình trải ghế bố ra nằm.

Hắn nằm vắt chân chữ ngũ, miệng hát nho nhỏ theo tiếng hát của cô Thanh Lan trong ca khúc "Từ đó em buồn".

Thuở còn áo trắng vương màu mực tím, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh có quen với một cô bạn học, người bạn này có một cô chị rất đẹp, nổi tiếng là giai nhân thành phố biển Phan Thiết.

Nàng yêu một chàng lính chiến, chàng hẹn nàng hai năm sau sẽ về làm đám cưới.

Nàng đợi mòn mỏi mười năm, nhưng không thấy người thương quay trở về.

Rồi bỗng một hôm, tin chàng chết trận đến với tai nàng, như tiếng sét chia ly mối nhân duyên của họ.

Cảm thương cho mối tình sương khói của hai người, ông mới viết thành bài hát trên.

Vốn có sở thích sửa lời, nên ca khúc này cũng hệt khuôn những sáng tác trước của ông, là có tới hai phần lời khác biệt nhau đôi chút.

Trần Cảnh Chiêu ngồi đọc lại bản giám định tử thi của cái xác nữ không rõ danh tính.

Ngọn đèn bàn hắt thứ ánh sáng trắng sữa lên khuôn mặt tuấn tú của anh.

"Lạch cạch."
Bất thình lình, Trần Cảnh Chiêu xoay ghế đẩu, mặt hướng về phía tay nhà báo tên Bình, đoạn hất cằm hỏi:
- Thường Khán Cảnh cai nghiện thành công không?
- Thành công.

Anh Cả không còn lên cơn thèm thuốc nữa.

Gia đình tôi mừng húm, nên bày tiệc ăn uống linh đình suốt mấy ngày liền.

Trần Cảnh Chiêu chợt ngồi xuống ghế bố, đoạn ngoắc Thường Khán Bình ngồi dậy để xem phía sau ót anh.

- Đầu khâu mấy mũi mà vẫn còn sẹo vậy?
- Bị đánh tét đầu.

Anh tin không?
- Không.

Bị cướp tấn công à?
- Ừ.

"Cướp ngày."
- "Cướp đêm là giặc.

Cướp ngày là quan." Chẳng lẽ anh...!
- Tôi phụ trách case của Khán Cảnh, và bị tra tấn để bịt đầu mối.

Người điều tra viên lên tiếng kêu oan cho anh của anh hiện đương "định cư" trong nhà thương điên.

Thường Khán Bình ôm đầu suy nghĩ lung thật lung.

Đôi mắt hắn đảo qua đảo lại.

Bờ môi cắn chặt.

Nhìn dáng vẻ khổ sở và căm hận khôn cùng.

- Trên đời này thiếu cha gì án oan, không dám lên tiếng cùng nghi phạm thì sẽ có ngày mình sẽ trở thành nạn nhân của một nền tư pháp bẩn thỉu và "ô dù".

Nó muốn bắt ai thế mạng cho con cháu nó thì bắt, bản thân chỉ cần biết câm cái miệng lại và chun đầu lo làm ăn là yên ổn rồi.

Và Đất Nước này sẽ đi về đâu? Và Dân Tộc này sẽ ra sao? Họ suốt ngày niệm trong đầu cái câu, "Không phải chuyện của mình", và rồi...!- Trần Cảnh Chiêu bỗng lảo đảo đứng dậy, rồi bước tới hộc tủ lấy hộp thuốc làm dịu thần kinh.

Thường Khán Bình vội vã rót nước cho ân nhân.


Hắn không hiểu ai đã "chống lưng" cho anh ta để anh ta được tiếp tục làm pháp y - Một nghề nghiệp đòi hỏi sự tỉnh táo và khỏe mạnh cao độ nhằm giảm thiểu tối đa sự sai lệch trong công việc giám định tử thi.

- Bây giờ dựng một tình huống rất đơn giản: Má tôi mua được một tá trứng gà ta, định bụng chiều sẽ nấu món chè hột gà.

Nhưng sau khi đi khui hụi về, má thấy chỉ còn lại nửa tá, má liền đâm ra nghi ba tôi chôm đi làm mồi nhậu đãi đằng bạn bè, nên bà lôi ba tôi ra hạch hỏi.

Do lúc trước đã có nhiều lần bị bắt gặp chôm đồ nhà làm mồi nhậu, nên dẫu ba tôi thanh minh thanh nga cỡ nào má cũng không tin.

Bà nhiếc móc một hồi, ba tôi đổ quạu mà nhận tội đại để được yên cái đầu...!
Thường Khán Bình gật gù.

- Đấy là một dạng hình thức ép cung theo kiểu tra tấn tinh thần.

Và không bao giờ có chuyện một trăm phần trăm người nhận tội đều là hung thủ thực sự của vụ án.

- Vậy ai là người đã chôm trứng gà trong tình huống mà anh dựng nên?
- Là tôi.

Tôi chôm nửa tá hột gà để đem tới lớp học thêm vì muốn hùn vốn với bạn bè nấu mỳ gói.

Tôi sợ bị ba má chửi nên im luôn.

Và ba tôi là người hứng chịu hết cơn thịnh nộ của má tôi.

- Má anh không nghi anh sao?
- Trong tình huống đó thì không, vì ba tôi vừa về nhà sau khi đã nhậu xỉn quắc cần câu ở nhà bác Chín đầu xóm, cũng tức là có chứng cứ và mục đích gây án.

Thường Khán Bình thầm suy nghĩ xem tại sao họ lại chọn anh trai mình làm kẻ thế mạng cho hung thủ thực sự.

Chẳng lẽ là vì họ biết anh trai anh ta từng bị cảnh sát bắt rất nhiều lần vì tội quấy rối trật tự công cộng, và bị nhiều chủ nhà trọ căm ghét do phá nhà của họ à? Do đó, chỉ cần mướn vài người nhân chứng giả mạo tố cáo sự côn đồ và nghiện ngập của anh Cảnh, là số đông sẽ dễ dàng cho rằng anh ấy có mục đích gây án sao?
- Nếu ai tới nhận tội cũng đều cho là người đó nói thật, ̀thì trên đời này cần đách gì điều tra viên, công tố viên hay pháp y, pháp chứng.

Cũng dẹp mẹ cái tòa án và bồi thẩm đoàn đi.

Và đừng có lập nên trường Luật.

"Cạch." Cửa phòng chợt bật mở.

Hai người đồng loạt rướn người lên xem.

Hình bóng người bà đã bước vào hàng tuổi hạc hiện ra như một ảo ảnh.

- Nội.

- Ra đây nội cạo gió cho con.

- Trên tay bà cầm chai dầu nước xanh và thẻ bài cạo gió, hai món đồ luôn có mặt trong cái nhà này hằng bao năm qua.

Chiếc bộ ngựa đặt ở một góc trong gian phòng khách.

Tuy choáng chỗ khá nhiều, nhưng không ai nỡ di dời hay muốn rao bán, vì cả ông sơ, bà sơ, ông cố, bà cố và ông nội khi mất đều nằm ngả lưng trên đó trước khi đem đến nhà quàn lo việc chôn cất.

Sắp nhỏ thì ớn, còn người lớn trong nhà mỗi bận nhìn thấy lại bùi ngùi tưởng nhớ hương hồn Tổ Tiên.

Thường Khán Bình cũng ớn, nên tự giác ngồi xuống một băng ghế trong bộ trường kỷ gỗ cẩm lai quý giá.

Biết thằng nhỏ sợ, bà cười móm mém đôi ba giây, rồi cất giọng trêu:
- Muốn cạo gió hôn? Xong nó rồi tới cậu.

- Dạ thôi.

Dạ thôi.

- Trai tráng gì mà nhát quá mậy?
- Ảnh hông quen đâu nội.

- Trần Cảnh Chiêu cười xòa, đỡ lời cho em trai nghi phạm.

- Ui da đau! Nội.

- Mới cạo có mấy cái mà mày la rầm trời rồi.

- Bà bĩu môi mắng yêu cháu trai.

Hai người đàn ông trẻ tuổi đưa mắt nhìn nhau, mỉm miệng cười.

- Để sáng nay tao đi chợ sớm mua về cho bây hai tô bún thịt nướng bà Năm.

Ăn ngon dữ thần nghen bây.

Thường Khán Bình được bà nội Cảnh dán cho hai miếng Salonpas giảm đau vai gáy.

Hắn run giọng cảm ơn người bà không chung máu mủ.

Sau án oan của Khán Cảnh, bà nội hắn tức quá mà lên tăng-xông máu chết tươi ngay tại phiên tòa phúc thẩm.

- Mình làm, nhưng Trời nhìn.

- Bà chợt nói với theo họ.

Như là một lời cổ vũ ngầm cho con đường chông gai mà họ sắp phải trải qua.

- Dạ, tụi con hiểu, thưa nội.

Mỗi người trải qua một giấc ngủ nông và chập chờn, những cơn mê mang theo mộng mị kỳ dị cứ thế hành hạ thần kinh họ suốt ngày hôm sau.

"Ò...!Ó...!O..."
Mấy con gà trống trong xóm thi nhau gáy ầm ĩ trên những ụ rơm nhuộm màu nắng Hạ.

Xa xa vẳng tới tiếng kêu trọ trẹ của đàn bò nhà bác Tư.

Bầy ong vò vẽ ở đậu trên cây mù u sau hè nhà Trần Cảnh Chiêu lại bắt đầu làm công việc xây tổ.

- Bộ bún thịt nướng ăn hổng ngon sao mà tụi bây gắp thấy rầu vậy hả? - Bà nội nhìn đôi mắt thâm quầng của từng đứa mà móm mém cười.

Rồi cúi mặt xuống lặt tai nấm rơm để lát nữa làm một bữa bánh xèo thiệt ngon đãi đằng thằng bạn của cháu trai.

- Dạ, qua dìa dầm sương trúng gió nên giờ miệng con lạt phèo hà nội.

Bà nội vội đặt cái rổ nấm rơm đương lặt dở xuống bàn:
- Trời, nghỉ ở nhà cho tao, hổng có được xách xe đi làm nghen hôn?
- Dạ...!
Bà đắp tay lên trán thằng Ba, đôi mắt rưng rưng như sắp khóc.

Cháu của bà bị cảm sốt rồi.

Bà phải đi hái lá thuốc về bắt nó xông mới được.

Mà nghĩ cái nhà này cũng ngộ đa! Nó thì theo Tây Y, bà thì tin Đông Y, đôi khi bà cháu gặp cảnh hục hặc với nhau về chuyện bất đồng quan điểm.

Bà nội quày quả bỏ vô nhà sau.

Khi trở ra, trên đầu bà đội nón lá, tay cắp cái rổ khác, nom cái rổ ấy nhỏ hơn cái rổ đựng nấm rơm ban nãy nhiều.

- Ở nhà nghen hôn? Tui đi hái lá thuốc một chút tui về.

Tui nấu cháo giải cảm cho hai cậu ăn.

- Dạ.

Tiễn chân nội ra tận cổng xong, Trần Cảnh Chiêu mới quay vào nhà ăn nốt tô bún thịt nướng.

Anh ngước nhìn cây xoài bị hái gần hơn phân nửa, lòng thầm hy vọng bà chị dâu tốt tính sớm có thai để nội anh có đứa chắt hú hí cho đỡ buồn.

Mà nếu chị ấy không có thai, thì anh sẽ không dám tin nổi số xoài trên cây này đều do một tay chị ấy "tiêu thụ" hết.

Gặp anh Hai anh cưng vợ, cứ hễ tan sở là lại leo tót lên cây xoài tìm trái chín cho cục cưng ăn.

Riết trong nhà ai cũng gọi vợ chồng họ là Marsupilami.

- May quá...!Nội hổng có đòi đem tôi đi xông hơi nữa...!
- Cảm sốt xông hơi cho xong luôn.

- Thường Khán Bình lắc đầu mà cười trừ.

Im lặng ăn bún được hơn dăm phút, bỗng tay nhà báo khơi gợi chủ đề bị gián đoạn:
- Tôi muốn lên Biên Hòa thăm...!
- Anh ta đâu có ở nhà thương điên Biên Hòa?
Thường Khán Bình chưng hửng.

- Ở gần đây thôi cha.

Nhà thương điên Nhơn Ái, nằm trong địa phận giáo xứ Bá Đa Lộc.

- Vậy là ở xóm dưới?
- Anh ta là giáo dân mà.

Như tôi á.

Matin Trần Cảnh Chiêu.

Matin trong tiếng Pháp có nghĩa là "Buổi sáng".

- Anh chàng pháp y nói một lèo, chẳng kịp để gã trai miền Trung chen vào một giây.

- Ăn xong lên đường luôn được không?
- Được.

Lát quá giang xe chở vật liệu xuống đó, khỏi cần đi xe riêng chi cho tốn công dòm ngó.

- Ủa, giáo xứ mình tính xây cái chi vậy?
- Có một ông người Nam Mỹ mang tên Thánh là Jayden đã bỏ tiền xây dựng trường dòng cho những trẻ em mồ côi, cơ nhỡ.

Mấy bà phước ở đó mừng dữ thần, vì dãy nhà cũ lụp xụp, lại tới mùa nước dâng nó ngập úng hôi thúi kinh khủng.

- Tên thật của ổng là gì?
Trần Cảnh Chiêu đánh lưỡi mấy lần, rồi mới "nhả" cái tên đó ra được:
- Judas Amadeus Monteclaro.

- Judas?
- Ờ.

- Tên gì kỳ vậy cha???
- Trời ơi, sao tui biết!
Hai người thấy mình có nguy cớ nói hớ gây mất vui, bèn giục nhau ăn cho mau đặng còn lên đường cho sớm.

- Trời ơi! Biểu nó ở nhà nghỉ cho khỏe! Nó đợi tui đi, nó xách xe dông theo thằng bạn Xì-Gòn rồi.

- Bà ôm cái rổ tre đầy thảo dược mà tức mình nói.

- Nội ơi, nội vô coi cải lương cho khỏe.

Em chồng con học Y mà, nó...!- Cháu dâu của bà vội vã chạy tới, nằng nặc đòi cầm giùm cái rổ đầy nhóc thảo dược.

- Đi nội.

Vô nghỉ ngơi đi nội.

- Thiệt bà thương nó, mà nó hổng hiểu cho bà.

Cứ ỷ sức thanh niên rồi lơ là với sức khỏe của mình.

- Bà lấy khăn lau nước mắt.

- Thôi con thương nội mà.

Đi.

Vô trong nhà với con nè nội.

Lát con có mần món cá kho mẵng nội thích nhứt nữa.

Đi.

Vô với con đi nội.

- Ừ, từ từ mậy.

- Bà bật cười, đoạn xoa đầu đứa cháu dâu đẹp nết chứ không đẹp người nhà mình.

Rồi hai bà cháu kề vai nhau bước vào nhà sau.

Nắng tỏa muôn vàng ánh sáng lấp lánh.

...!
Judas lắp xong cái giàn trồng mướp ở sân sau trường dòng, khắp người toàn là mồ hôi mặn chát.

May phước gã biết khôn, nên hôm nay mặc áo thun ba-lỗ và quần lửng ngang đầu gối, đi dép kẹp chớ không mang giày như thường khi.

- Trường dòng mình mang tên Đức Mẹ phải không, Cha?
- Phải.

Nhưng mình sẽ lấy tên Thiên Mẫu.

- Dạ, Cha và các bà phước muốn đặt sao cũng được.

Con xin không góp ý kiến.

Cha xứ năm nay đã hơn sáu mươi tuổi, tóc không còn lại sợi nào, đám nít quỷ nơi đây hay trêu ông là Cha Rùa, ông cũng vui vẻ mà tiếp nhận biệt danh ngộ nghĩnh ấy.

Mấy hôm trước xảy ra một vụ lùm xùm đáng tiếc, có cô hoa hôi, hoa héo ở đâu đăng trên mạng xã hội rằng vừa quyên góp cho trại trẻ mồ côi chỗ ông một tạ gạo ngon; báo chí thấy tin "sốt dẻo" bèn xúm lại phỏng vấn ỏm tỏi, làm ông phải tốn thì giờ bác cái tin vịt ấy.

Rồi chẳng hiểu đầu cua tai nheo ra sao, đám ký giả đó "phiên dịch" thành ông ăn chận một tạ gạo hòng bán kiếm lời bỏ túi riêng.

Giờ thấy cậu Ju...!À không, Jayden không khua chiêng gióng trống rình rang, mà lại làm việc hết mình thì ông thương lắm.

Cứ dặn cậu ta phải nhớ ký tên và chụp hình lưu niệm sau khi trường dòng xây cất xong.

Tuy rằng có đôi chút bất đồng ngôn ngữ, nhưng chưa bao giờ ông và Jayden hiểu lầm nhau chuyện chi quá nghiêm trọng.

Nhờ tính chất công việc của mình, Judas quen biết được Dylan, Nathan,...!và một số đứa con muốn hoàn lương của đám xã hội đen khắp năm châu.

Bởi vậy mà gã hiếm khi nào bị bên thắng hay bên thua trả đũa, dằn mặt tí ti thì có, nhưng nặng tay thì chưa.

Richard mới được nhận lại, mà đã muốn tiếm quyền của người anh cùng cha khác mẹ Levi.

Cực chẳng đã, Levi phải bắn vào đùi anh ta một phát súng răn đe.

Levi chỉ cho người dính chút xíu máu mủ với mình cơ hội thứ Hai, chứ còn người ngoài thì không.

Việc Levi tôn trọng quyết định hoàn lương của William nhận được rất nhiều lời ngợi khen của anh em đồng đảng, dầu rằng trong quá khứ, William chưa từng tự tay giết người, nhưng xét về chuyện hiến kế trừ khử kẻ thù thì anh ta có khác nào Gia Cát Lượng năm xưa, gián tiếp hay trực tiếp thì vẫn ác như nhau.

Dylan là em trai của Levi, cũng tức là anh thứ của Richard, hiện đương hành nghề luật sư ở Hoa Kỳ, chán chẳng muốn nhúng mũi vào cái dòng họ ấy, nên ngay cả khi cha chú vào tù, anh ta cũng không muốn trở thành luật sư biện hộ cho họ.

Và Judas là người thế vào chỗ đó...!
Được sự giới thiệu của bà con giáo dân, nên địa chỉ của những quán hàng bán thức ăn ngon giờ nằm gọn trong lòng bàn tay Judas.

Cha xứ bận tiếp đãi khách khứa, nên đành lỡ hẹn ăn trưa với gã.

Gã bèn lên xe lam nhờ chở ra chợ huyện.

Bác tài xế bật nhạc inh ỏi, nhưng vì là những bản nhạc rất hay nên chẳng có người khách nào phàn nàn.

Gã thích nhất là bản "Người ngoài phố" do cô Thanh Tuyền trình bày.

Và còn bài "Khi người lính trẻ trở về Quê Hương" do đôi song ca Họa Mi - Nhật Trường biểu diễn.

Chiếc xe lam dừng lại trước một tiệm bánh ngọt rất sang trọng và bề thế.

Hành khách lần lượt bước xuống chiếc xe cũ kỹ, không quên chúc bác tài xế những câu tốt lành.

Judas vào tiệm bánh mua một ly nước chanh đá và hai cái bánh Donut khác vị ăn lót dạ, trước khi đi xe buýt tới quán ăn đã chọn.

Gã lựa bàn ngoài sân và có dù che, vừa dùng món khai vị vừa ngắm nghía phố phường sôi động.

Những giai điệu vui tươi của nhạc phẩm "Sống cho qua hôm nay" do Elvis Phương trình bày như một lời nhắc nhở đáng yêu dành riêng cho gã.

- Ê, bể thùng sữa này là mày thành "dân quý tộc" liền nghe.

- Sao kỳ vậy ba?
- Tại chỉ có dân quý tộc mới tắm sữa bò nguyên thùng thôi con.

- Tao hổng có thành dân quý tộc, mà tao thành dân mặc áo sọc đó con.

Đền nhiêu đây là trả nợ lòi hai con mắt luôn.

Gã lơ xe vỗ đầu thằng bạn thân, rồi tiếp tục đứng trên sàn container chuyền thùng sữa xuống cho nó để nó đem vô giao cho mối hàng.

Ước khoảng nửa tiếng sau, số hàng cần giao đã đưa đủ.

Rồi anh ta kêu thằng bạn mau cùng mình thu xếp lại container, trước khi lái xe đi kiếm quán ăn trưa.

- Ê! Anh Tây! Muốn đi xe nhờ hôn?
- Mày...!
Judas vui vẻ nhận lời.

Cửa xe không đóng, nên anh ta chỉ cần leo vào một cách vô cùng nhẹ nhàng.

- Mẹ...!Cái xe cao nhồng, ngó người ta sải chân một cái là leo vô cái rụp...!Mày cười cái gì mày? Tao lùn tao tủi thân tao rồi.

Mày còn cười tao nữa.


- Hồi trước mày đi lựa xe, tao biểu mày kiếm chiếc nào phù hợp với chiều cao của mày...!Rồi mày quất chiếc này về, giờ ngồi đó than Trời trách Đất chi nữa?
Judas cất giọng can ngăn.

Rồi hỏi họ có muốn đi ăn cơm gà xối mỡ không.

Hai người liếc nhìn nhau hội ý, sau đó nói "Ăn".

- Hổng biết anh có từng nghe tới quán cơm cô Tư Rằn chưa? Ngon số dzách luôn.

Mà tiếc là đóng cửa rồi.

Nghe đồn là do chuyện gia đình lục đục nên cổ đứng bán hổng nổi.

- Có người nói cái xác ấy là con gái cổ.

Có người lại nói nó là bạn thân với con gái cổ.

Ôi thôi đủ cả.

Thiệt tôi với thằng bạn cũng tò mò hết sức.

Cái quán đó bán đắt thấy ham, mỗi ngày thu về chắc không dưới một ngàn đồng.

Tự nhiên nghỉ ngang xương thiệt là uổng phí.

Để tăng phần ly kỳ cho câu chuyện, hai người quyết định cho xe chạy ngang qua quán cơm của cô Tư Rằn.

Judas ngó thấy bề ngang của quán to gấp ba lần các quán hàng lân cận, lại có một tầng lầu, lòng thầm nghĩ phải bán đắt lắm mới đủ sức trả tiền thuê nhà mà vẫn có dư trong túi.

- Trên đó viết gì vậy hai anh?
- À...!- Tay lơ xe thò đầu ra ngoài ô cửa sổ, rồi nhướng mắt mà đọc thật to nội dung ghi trong tấm bảng treo trên ổ khóa cửa.

- "Ai biết con gái của cô Tư Rằn xin liên lạc với gia đình.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và sẽ hậu tạ chu đáo."
- Không đề tên thì ông nội tao cũng không biết người cần tìm là ai...!
Judas chép nhanh số nhà và số điện thoại bổn tiệm vào cuốn sổ tay.

Gã loáng thoáng nhớ lại số điện thoại này trùng khớp mấy số cuối với số điện thoại đã từng gọi cho gã vào lúc nửa đêm.

oOo
Hội trường mà Hội Nhà Văn đô thành tổ chức tọa lạc tại đại lộ Đức Thánh Trần, với sức chứa hơn ba ngàn người.

Yến tiệc được đặt tại một nhà hàng rất nổi tiếng trong nước, để tránh xảy ra tình trạng mất vui do có một số hội viên và khách mời bị dị ứng thức ăn, ban tổ chức quyết định đãi tiệc theo kiểu buffet, tức ai thích gì thì lấy nấy.

Sự xa hoa, cầu kỳ ấy thật là tỉ lệ nghịch với sự cống hiến về nền Văn học - Nghệ thuật của Hội Nhà Văn!
Đặng Xương Tuyết biết không ai ưa mình, nên tự giác chọn một góc bàn sát mé rìa hội trường, đây là một trong những nơi xa sân khấu nhất.

Anh thích thú theo dõi đám "Văn học thì ít, mà văng miểng thì nhiều" khoác lác về những "thành tựu vĩ đại" đã gặt hái được trong năm vừa qua.

Cái chi cũng "vĩ đại", cái chi cũng "hoành tráng", mà chẳng có cái gì ra cái gì hết.

Một đống bùi nhùi rách nát mà cứ tưởng tơ lụa thượng hạng.

"Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao."
Đấy là hai câu thơ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm, nó minh họa súc tích cảnh ngộ của anh lúc bấy giờ.

Đặng Xương Tuyết ngồi coi thiên hạ đóng kịch một hồi chùn chân mỏi gối, nên đứng dậy dạo vài vòng nhằm thư giãn gân cốt.

Có nhiều người đem theo cả gia đình, họ hàng đến dự tiệc, mục đích chính đa số nhằm để "gửi gắm" con cháu và sẵn dịp ăn uống thoải mái mà không mất tiền.

Anh gắp một con cua sốt trứng muối vào trong dĩa của mình, rồi trở về chỗ ngồi.

Anh không ngại khi thấy bàn mà mình chọn đã có một nhóm gồm ba người ngồi.

- A, ký giả Sương Tuyết.

- Là tôi.

- Tôi muốn hỏi anh về một số chi tiết trong cuốn "Trò người - Thói đời" của anh được không?
- Được.

- Sao anh lại ngầm cổ xúy người tài ở luôn bên nước ngoài vậy? - Rồi anh ta mở điện thoại di động, đọc to đoạn cuối của cuốn "Trò người - Thói đời".

- Chú Tùng nhìn lại mình, rồi nhìn lại đám con bắt đầu học thói chụp mũ và vu vạ bằng những câu từ tục tĩu, mất dạy mỗi khi tranh biện không lại bạn bè, chú ngước mặt lên trời mà cười gằn: "Tạm biệt nước non."
- Kêu gọi người tài về quê hương cống hiến, trong khi trả lương thì rẻ mạt, không đủ sống; chưa kể tới phúc lợi về mặt an sinh xã hội bằng không.

Còn thêm một đám tham nhũng hễ thấy ai có tài đức thì lập kế trừ khử.

Bản thân thì biết lựa chỗ tốt để xin vào làm việc, còn người ta thì vận động hy sinh vì Quê Hương.

Ăn cái gì mà toàn chơi trên đầu cha người ta chơi xuống không vậy hả ông?
- Anh đưa ra bằng chứng tôi mới tin.

- Cầu thủ đá banh Lee Nguyễn đấy.

Nhân chứng sống đấy.

Khuôn mặt xương xương của người đàn ông ấy thoáng chùng xuống.

Nhưng có vẻ vẫn quyết không phục những luận điểm mà ký giả Sương Tuyết nêu ra.

- Tôi nghe nhiều luận điệu của thứ hai hàng riết rồi thuộc nằm lòng.

Lên tiếng thì chúng bảo "Không thích thì cút qua nước ngoài sống" hoặc "Có giỏi thì về đây mà nói", còn không thì "Ở bên bển thì biết cái gì mà bình luận".

Tranh biện như vậy là tranh biện ngu.

Ba câu trên thốt ra chỉ tổ chứng tỏ kỹ năng tranh biện của mình thấp kém nên phải "đá giò lái" sang một câu không ăn nhập gì với chủ đề mà hai bên đang tranh biện để hòng chấm dứt cho lẹ.

- Nhưng anh không thấy nước nhà đương mở rộng vòng tay đón họ về à?
Đặng Xương Tuyết gõ gõ kìm bấm càng cua lên cái mai con cua, rồi ung dung tranh biện:
- Cũng hệt như anh mời khách quý vào nhà mà lại rải than hồng trên lối đi vậy.

Họ làm sao có thể vượt qua được bức tường Trù dập trong lòng anh chứ? Cái miệng anh và cái tâm anh không hề thuận chiều, thì đừng có bắt một con phượng hoàng đang tung cánh nơi phương trời xa lạ phải quay về cái nơi có những kẻ đứng đầu luôn rình rập thời cơ nhằm triệt hạ nó.

Khi nào Tổ quốc có biến, nó sẽ quay về.

Quay về để phụng sự cho Quê Hương, cho Dân Tộc, cho Tổ Tiên của nó, chứ không phải vì đảng phái hay chế độ nào sất...!
Đặng Xương Tuyết nói đoạn, gác cái kìm bấm lên vành dĩa men sứ trắng nõn.

Rồi thong thả kéo ghế đứng dậy.

Trước khi bỏ đi, anh nói:
- Còn những kẻ đã cố tình sống ngu, sống hèn, giả đui giả điếc giả câm trước mọi vấn nạn của giống nòi Đại Việt chỉ để bảo vệ cái kiếp sống mong manh như loài giun dế, thì tôi cũng tặng luôn cho chúng hai câu trong bài thơ "Sống" của cụ Phan Bội Châu: "Sống mà như thế đừng nên sống.

Sống tủi làm chi đứng chật trời!"
Rời khỏi chốn hí trường đểu giả ấy, Đặng Xương Tuyết có cảm giác như mình vừa thoát khỏi vũng lầy nhơ nhớp.

Anh không thể nào hòa hợp với bất cứ ai, từ lý tưởng cho đến tư tưởng, từ sở thích cho tới sở ghét, chưa bao giờ anh tìm thấy được một tiếng nói chung, chứ đừng nói chi việc tìm được một nhóm bạn tâm đầu ý hợp.

Tiếng ve ngân da diết bên tai, và nắng, và gió ngày hè quét sạch đi những thứ phẩn dơ đương quanh quẩn trong tâm trí anh.

Anh thanh thản rảo bước trên con đường lát đá vỉa hè viên vỡ viên nguyên, bóng mát của những tàng me xanh che bớt nắng nôi.

Tiếng xe cộ ầm ĩ trên con lộ thênh thang mang đến cho anh một hơi thở uyên nguyên của cõi Sống.

Anh châm một điếu thuốc lá, rồi vừa đi vừa hút phì phèo.

"Kịch."
- Cậu Tuyết!
Đặng Xương Tuyết quay người lại nhìn.

Cụ ông sống vạ vật nơi chợ búa bữa ni ăn mặc bảnh tỏn nên anh nhận không ra.

- Là tôi, người đã được cậu đãi một bữa bún thịt nướng tuyệt ngon.

- Dạ? À...!Dạ, con nhớ ra cụ rồi.

Lạc Tương Giang khẩn khoản nài ép Đặng Xương Tuyết lên xe.

Anh cũng chẳng khách sáo, bèn ném mẩu thuốc đang hút dở vào sọt rác, rồi leo lên xe của cụ già.

Chiếc BMW, màu bạch kim, biển số tứ quý Tám, năm chỗ ngồi.

- Cậu có biết Quản Trọng Quản Di Ngô nước Tề thời Đông Châu Liệt Quốc không?
- Dạ biết.

- Ông ta cho rằng, trồng lúa chỉ gặt một, trồng người gặt một trăm...!Ui!
Suýt nữa thì cụ đã tông trúng một bà bán hàng rong.

Bà ấy làm rớt thứ gì không biết, mà lại hớt ha hớt hải chạy ra đường nhặt nhạnh.

Đặng Xương Tuyết vỗ ngực mình trấn an.

Anh và cụ ông nhìn nhau mà cười lớn.

Rồi anh xin phép cụ cho mình xuống để thu xếp với bà thím.

- Lá...!Lá...!
Đặng Xương Tuyết nghĩ ngay đến "Lá thư", nên vội vàng quỳ mọp xuống ngó gầm xe.

Quả thật lá thư bị mắc ở đấy.

Anh cởi áo vest ra, rồi dùng nó bọc bàn tay để tránh bị phỏng, sau đó chụp lấy lá thư.

Nhận được lá thư, bà thím mừng rỡ làm dấu Thánh, rồi luôn miệng rối rít cảm ơn:
- Chúa ban phước cho cậu.

Chúa ban phước cho cậu...!
"Rầm."
Vừa cài dây đai an toàn, Đặng Xương Tuyết vừa nhìn cụ ông mà cười thật tươi.

Hai cụ chắt trước khi nổ máy rời đi, đã mua giùm bà thím hai phần nước sâm mía lau ướp lạnh, và không ai chịu lấy tiền thừa.

- Trò Việt nó nói, chứ mấy ai hiểu được thâm ý của nó.

Có những kẻ ăn tàn phá hoại Quốc gia đến nỗi, chỉ cần nhìn vào những công trình mà bọn nó đảm trách, là sẽ có ngay một mớ bằng chứng đủ để luận tội chúng ở tòa.

Nhưng không một ai trông thấy dám lên tiếng, vì sợ bị thủ tiêu.

Một khi chấp nhận bước chân vào vũ đài Chính trị, thì phải có bản lĩnh dám nói và dám làm, cũng như nếu phe mình sai thì phải thẳng thắn nhận tội, chứ không được cậy nhờ người ủng hộ mình lấp liếm giùm.

Còn cái hạng thích tô vẽ thành tích bản thân, nên bị bài trừ trước khi chúng trở thành dân biểu, bởi xạo láo và khoác lác đã ăn sâu vào trong xương tủy chúng rồi, thì trông mong gì vào việc chúng sẽ thành thật và làm việc chu toàn với nhân dân chớ?
Đặng Xương Tuyết gật đầu thật mạnh.

- Càng quan sát cậu, tôi lại càng thấy cậu giống nhan đề tiểu thuyết phóng tác "Người thất chí" của cụ Hồ Biểu Chánh.

- Dạ, con là "Người mất trí", chứ không phải là "Người thất chí".

Lạc Tương Giang bật cười.

Cụ mở bản nhạc "Buồn vui đời người" do ca sĩ Khánh Ly trình bày, nhạc sĩ sáng tác nên khúc hát triết lý ấy đến giờ vẫn không có ai rõ danh tính.

Nhưng nhiều người đồn đoán là Trịnh Công Sơn, vì tiết tấu và giai điệu của các tác phẩm do cụ viết ra rất tương đồng với bản nhạc này.

- Biết bản nhạc chuông mới nhất của tôi là bài gì không?
- Thưa không.

- "Những gì sẽ đem theo về cõi Chết", trong ba danh ca Thái Thanh, Khánh Ly và Duy Quang, tôi chọn tiếng hát của ca sĩ Duy Quang nhằm để giảm thiểu bớt sự u tối và bất mãn của ca khúc.

Đặng Xương Tuyết chăm chú nghe cụ ông hát.

Giọng ca đã bị tuổi tác làm cho hư hao và dở tệ, nhưng không hiểu sao, anh vẫn nghe ra được nét tươi vui, mỉa đời rất ăn khớp với nội dung bản nhạc.

"...!Tôi không đem theo với tôi được quyền hành trong giai đoạn
Tôi không đem theo với tôi được giới hạn tiếng anh hùng
Tôi không đem theo với tôi được tượng đồng bia đá trắng
Tôi không đem theo với tôi được tuổi vàng trong cõi Sống..."
Ngừng hát một đoạn, Lạc Tương Giang gãi cằm một đỗi, rồi nói tiếp:
- Với khổ nhạc nối tiếp, nhạc sĩ Phạm Duy làm tôi gợi nhớ đến mối tình của ông ấy với cô vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương, một mối tình loạn luân khiến cho thanh danh cả ba người bị hoen ố.

Phạm Đình Chương và Phạm Duy chỉ trùng họ, chứ không phải là anh em ruột thịt, em gái ông Chương là bà Thái Hằng kết hôn với ông Duy, nên theo vai vế thì ông Chương phải gọi ông Duy là anh rể.

- Dạ, khổ nhạc ấy ra sao, thưa cụ?
"...!Tôi xin đem theo với tôi một mối tình không quen thuộc
Đôi uyên ương xin mến thương không khó nhọc hay ngượng ngùng
Trong đêm thâu ôm ấp nhau bên cột đèn hay khóm trúc
Không ai ngăn hay lấy cung vì phạm thuần phong mỹ tục..."
Đặng Xương Tuyết kề miệng hút một ngụm nước sâm mía lau, rồi chưa kịp mở miệng hỏi thêm thì cụ ông đã kéo thắng tay để dừng xe.

Quán bún riêu nằm sát mé sông, những bông lục bình neo lại dưới chân cột nhà sàn, điểm một sắc biên biếc xinh xinh cho mặt sông đục ngầu phù sa.

Trên trần treo mấy cây đèn măng-xông có phần khung bện từ xơ dừa rất lạ mắt, không biết đặt làm chỗ mô mà khéo tay quá.

Lại quầy gọi hai tô bún riêu theo khẩu vị của từng người xong, cụ chắt dắt nhau ra ngoài khúc nhà sàn ngồi ăn cho thoáng mát.

Gió sông thổi lạnh tê.

Nắng chiều nghiêng mình nằm nép trên đụn mây ngũ sắc thanh nhã.

Vài chú chim se sẻ đậu trên hàng dây điện thi nhau nói cười tíu tít.

Hai cụ chắt nói chuyện với nhau rất vui vẻ, nhất là về chủ đề tên đường mà quán hàng này tọa lạc.

Alexander de Rhodes là người đã khai sinh ra Quốc ngữ Đại Việt.

Cuộc đời ông ấy là một đề tài gây tranh cãi về mọi mặt, nhất là chuyện bất đồng tôn giáo, song không thể vì thế mà phủi sạch và chối bỏ công lao tạo nên bộ chữ Quốc ngữ của ông ấy được.

Người góp phần tranh đấu cho sự phát triển và thông dụng của bộ chữ Quốc ngữ là ông Nguyễn Văn Vĩnh, ông là người đầu tiên dịch truyện Kiều sang tiếng Pháp, và cũng đồng thời là người biên soạn ra rất nhiều tập tài liệu quý giá về cách thức học tập và viết văn bằng chữ Quốc ngữ.

Nối tiếp hoài bão của ông, về sau có Petrus Trương Vĩnh Ký, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu,...!và vô số người chí sĩ yêu nước khác.

Hai cụ chắt bỗng nghe thấy tiếng Khánh Ly hát bài "Lệ đá", tiếng hát ấy vọng ra từ dưới chiếc ghe neo đậu gần quán bún riêu.

- Đi chửi thuê cho đám tham nhũng chỉ được dăm ba đồng bạc cắc, còn không bằng số tiền chúng nó "boa" cho gái gú một đêm, ấy thế mà cứ hễ thấy ai lên tiếng thì hăng hái quy chụp họ là thành phần này thành phần nọ với những lời lẽ hết sức mất dạy để bảo vệ chủ thuê.

Sao cái đầu, cái mặt đẹp thế mà cứ thích đội bô mãi nhỉ? Yêu nước không phải là lấp liếm hay bao biện cái xấu, cái dở của nước mình, mà là nói thẳng, nói thật về cái sai, cái hư thối để cùng nhau chung tay khắc phục và sửa chữa.

Chỉ có kẻ vô cùng bất tài mới sợ người ta nhận xét mình là đứa bất tài.

Còn những người có tài có đức thực sự, người ngoài chưa kịp mở miệng khiển trách, họ đã tự giác phê bình bản thân và tự sửa đổi chỗ sai quấy của chính mình rồi, nên đầu óc càng ngày càng thông minh, lòng quảng đại càng lúc càng dào dạt, và đức khiêm tốn không bao giờ bị mài mòn.

- Thưa cụ, con nghĩ đó là phần số của mỗi người.

Đấng Thế Tôn hồi còn tại thế đã khuyên giải không biết bao nhiêu kẻ lầm đường lạc lối, nhưng có mấy ai chịu sám hối chứ? Tới chừng nghiệp ác nặng nề, quả báo bủa vây mới lật đật thay đổi tâm tính.

Mình thương đồng bào mình.

Mình lo lắng cho tương lai Đất Nước mình.

Mình mới không sợ nguy hiểm mà dốc hết ruột gan ra viết những dòng chữ nhắn nhủ và can gián ấy.

Họ ghét cái lời thẳng của mình, họ thích huyễn hoặc bản thân rằng mình là thành phần thế này thế nọ để giúp bản thân họ thoát khỏi ánh sáng bỏng rát của Sự Thật.

Suốt cuộc đời mà chỉ yêu mến núp mình nơi bóng râm của Dối Trá, nhưng có chắc họ sẽ được yên thân ở đó mãn kiếp không?
Đợi bản nhạc rung lên những nốt cuối cùng, Đặng Xương Tuyết chợt kể chuyện đời mình:
- Con vẫn còn nhớ có một việc, năm ấy nhà con túng tiền, con không có tiền mua sách đi học, con mới nằm đắp tay lên trán, con khấn nguyện hồn thiêng sông núi nước Nam, cụ Phan Châu Trinh, cụ Tản Đà,...!có linh thì làm ơn làm phước giúp con có tiền đi học.

Và như một phép màu, sáng hôm sau, bà chị họ chuyển tiền vào trong tài khoản của con.

Trong khi hôm trước chị ấy biểu thứ Hai tuần sau mới chuyển tiền giúp được, nhưng nhờ buôn bán trúng mánh đột xuất nên gửi sớm cho con mấy ngày.

Ngày hôm sau, con có đầy đủ sách vở tới trường.

Trên đường về, hai cụ chắt đang đứng đổ xăng ở một cây xăng ngay góc đường Pasteur - Huỳnh Thúc Kháng, chợt thấy một gã ăn mày nhếch nhác ngồi dưới gốc cây trứng cá sum sê.

Nếu không nhờ đôi mắt sáng quắc lạ thường, ắt hẳn họ đã tưởng anh ta đã chết khô từ đời tám hoánh.

Thấy gã ăn mày ấy đáng thương quá, hai cụ chắt bèn cho anh ta một trăm đồng, dặn rằng có tiền rồi thì hãy mua đồ đàng hoàng mà mặc, sau đó kiếm việc tử tế nào là làm.

Có thể anh ta bị câm, hoặc giả là bị điên, nên chỉ biết đưa mắt lơ láo ngó trừng hai cụ chắt.

Coi tuồng không muốn lấy tiền.

- Thằng Khánh nên ngó xuống mà coi cảnh tượng này.

- Lạc Tương Giang nghiến răng trèo trẹo.

Để giúp thiếu niên không bỏ học và người tâm thần bị mất lý trí đi hoang khỏi nơi cư trú, Hác Đăng Khánh đã thành lập một đội cảnh sát tuần tra như bên Nhật Bản.

Nhưng do mới thành lập nên bị nhiều kẻ xấu lợi dụng kẽ hở hòng bắt cóc tống tiền.

Cuối tuần này, ông chú lại phải đứng ra giải trình và xin lỗi với toàn dân.

Hồi đầu năm nay, ông chú đã làm một chập rồi.

Bản nhạc "Mặt trời đen" do ca sĩ Elvis Phương trình bày hệt như một bài nhạc dạo bị đệm sai cảnh phim.

Đó là đối với hai cụ chắt, còn khi ướm lên người gã trai mất trí kia lại hợp tình hợp cảnh đến lạ.

- Bán cà-phê mà mở nhạc rock? Gu của chủ quán lạ ghê.

- Lạc Tương Giang xoa xoa ngực trái hòng làm dịu cơn nhức nhối.

- Có người bất đắc dĩ phải làm nghề tay trái để mưu sinh, nên trong lòng còn vấn vương niềm đam mê đích thực của cuộc đời mình lắm.

- Đặng Xương Tuyết nhún vai, cười rạng rỡ..

Bình Luận (0)
Comment