Tiệm Trà Sữa Của Tôi Toàn Là Dân Nằm Vùng Hệ Liệt

Chương 150


Ivan Choi đến nhà đôi vợ chồng Kỳ Minh vào lúc mười giờ tối, khi ấy trời mưa tầm tã, biển động nhẹ và dông gió kéo tới như dọa nổi bão.

"Hắt xì."
- Anh bị cảm lạnh rồi.

- Vệ Minh đưa xấp khăn giấy cho cựu luật sư của cha mình chùi mũi.

- Có việc gấp nên tôi mới phải ghé thăm hai người một cách đường đột như thế này.

Vệ Minh hỏi anh ta muốn ăn gì không, anh ta đáp rằng muốn ăn mỳ cay; món đó dễ nấu nên cậu tự làm, không cần nhờ tới thím Tám chi cho rộn chuyện.

- Uống Kombucha không? Tuy hơi khó uống nhưng rất bổ dưỡng.

- GTs?
- Giám đốc của nhãn hàng Kombucha này là người đồng tính, nên tôi mua uống ủng hộ "đồng hương".

Ivan Choi nhấp môi một chút, rồi nhăn mặt vì độ chua như giấm vắt thêm chanh của ly nước.

- Trà nấm thủy sâm mà lị.

Uống với đá viên sẽ bớt chua hơn.

An Kỳ vỗ vai Ivan Choi, ra hiệu nhận diện "đồng minh".

Vệ Minh liếc chồng cưng một cái, rồi cười tủm tỉm và quay lại vớt mỳ.

Mỳ gói Đại Hàn thường phải nấu lâu để sợi mỳ mềm ra, và nhằm tránh bị cứng hay nhai vào bị sần sật khó nuốt.

Nhất là những loại mỳ khô, cần phải luộc trong nước sôi gần nửa tiếng để loại bỏ bớt dầu chiên và một số chất phụ gia có trong vắt mỳ.

"Rào."
Vừa nhìn Vệ Minh trút mỳ vào rổ lược, Ivan Choi vừa bình luận:
- Mua mỳ cay Buldak của hãng Samyang ăn ngon lắm.

- Oa, vậy hai ta là "đồng minh" rồi.

- Hễ mỗi lần tôi bị cảm lạnh là lại ăn một gói mỳ cay.

Ra mồ hôi ngay lập tức.

- Tôi sợ bị hư bao tử nên ít ăn món này...!
Ivan Choi tự trộn tô mỳ của mình.

Y rất vui khi thấy món quốc hồn quốc túy của quê mẹ mình: Kim chi.

Cậu Út học muối kim chi theo công thức trên mạng, vị chắc có lẽ sẽ hơi khang khác so với vị kim chi mà anh ta đã từng ăn ở quê mẹ.

- Anh cài nhạc chuông gì mà nghe vui vậy?
- "Horror show" của MC Mong.

- Nghệ sĩ Đại Hàn hả?
Ivan Choi mỉm miệng cười, gật đầu thật nhẹ.

Đoạn đi thẳng vào vấn đề chính:
- Vụ hỏa hoạn đã khiến cho giới điều tra nghi ngờ ngài Vệ có liên quan tới chuỗi thảm sát liên hoàn mấy năm gần đây; dù rằng thời gian giữa hai sự việc cách nhau vô cùng xa.

Hai bàn tay Vệ Minh chắp vào nhau và để hờ nơi miệng.

- Do nghi phạm là khách hàng thân thiết của chuỗi khách sạn thuộc sở hữu của dòng họ cậu, nên tổ trọng án mới chú tâm tới cậu, ngài Vệ và cậu Hai.

Bà Lưu hiện thời không bị dính líu.

- Phì...!Vậy mà cũng đổ vấy cho gia đình tôi nữa.

Số là cái nhà kho ấy xập xệ quá rồi nên cha tôi quyết định đốt luôn cho khỏi tốn công tháo dỡ.

Xui xẻo sao anh Địch...!
Tới đây thì Vệ Minh khựng lại.

Cậu tự hỏi ai là người đã đánh bất tỉnh anh Ba rồi bỏ vào trong nhà kho và nổi lửa đốt.

Hình như biết được Vệ Minh đã nhớ ra chỗ khúc mắt nào đó, nên Ivan Choi quyết định dừng chủ đề.

Y không muốn bị tình nghi là người được bên tổ trọng án điều đến.

Ngoài trời, mưa mỗi lúc một lớn hơn.

...!
- Chú Kỳ lỡ ăn hết rồi, con có giận chú Kỳ hông nè?
Vệ Khương nghe xong, khuôn mặt bụ bẫm xìu xuống như cái bánh bao chiều.

Bé con ráng nín khóc mà nói:
- Dạ hông.

Mốt chú Kỳ thích thì chú Kỳ ăn đi.

Nhưng...!nhưng nhớ chừa cho con nghen?
An Kỳ phì cười, nựng đôi gò má bầu bĩnh của con trai vợ chồng anh:
- Chú Kỳ nói giỡn thôi mà.

Để chú lấy sầu riêng cho con ăn nghen?
- Dạ chịu.

An Kỳ chưa kịp mở tủ lạnh lấy tô sầu riêng, đã nghe thấy tiếng đằng hắng của vợ yêu vang lên bên tai.

- Ê tòng phạm, biết nó bao nhiêu ký rồi hay không mà còn cho nó ăn sầu riêng nữa?
- Chưa có cho.

- Chưa gì? Tôi nghe thấy hết rồi.

- Nói đoạn, Vệ Minh bẹo má chồng cưng.

- Trời ơi lì ơi là lì...!Lì Lớn, Lì Nhỏ!
- Dạ.

- Biết lỗi của mình chưa? Lì Nhỏ nói trước, Lì Lớn nói sau.

Vệ Khương biết thế nào chú Kỳ cũng nói đỡ cho mình nên "hùng dũng" trả lời:
- Dạ, con bị dư cân mà còn ăn đồ ngọt...!
- Ăn đồ ngọt sẽ bị sao?
- Dạ bị mập, bị tiểu đường...!
- Mốt có ăn nữa không?
- Dạ ăn nữa.

- Cười cái gì mà cười hả Lì Lớn?
- Con nít mà cưng, cho nó ăn đại đi rồi bắt nó chạy bộ vài vòng là OK thôi...!
- Không có OK, "Ô-ca" gì hết.

Dính tiểu đường là khổ suốt cuộc đời, người lớn cao tuổi không may mắc phải đã đành, trẻ nhỏ ngừa bệnh được mà không chịu ngừa, để tới khi nó phát bệnh mới hối...!Làm cái gì đấy?
Thấy vợ yêu đã xuôi xị, An Kỳ mới mở tủ lạnh lấy tô sầu riêng đưa cho con trai.

Vệ Khương hớn hở bưng tô sầu riêng ra phòng khách ngồi ăn, trước khi đi không quên cất tiếng cảm ơn baba và chú Kỳ.

- Đừng tưởng hôn tôi là tôi bỏ qua cho anh.

- Dạ.

Vệ Minh bẹo má chồng cưng, rồi rủ người thương theo mình đi ngắm biển.

Mấy năm gần đây thị trưởng xứ Bạc Liêu có mở tuyến đường xe buýt dành riêng cho du khách, giá vé rất phải chăng, có thể giúp du khách chu du muôn nẻo Bạc Liêu mà chỉ tốn một lần tiền mua vé.

Để đáp ứng thời buổi hiện nay, du khách có thể đặt mua vé qua mạng trong giờ hành chính; khi lên xe chỉ cần quét mã là xong, không phải mất thời gian chờ nhận vé hay làm các thủ tục lằn nhằn khác.

Hai vợ chồng thả bộ ra bến xe buýt.

Dọc đường đi, Vệ Minh ghé vào quán cà-phê hạng sang mua cho mỗi người một ly Expresso kem trứng cỡ lớn.

Hôm nay trời nắng gắt như đổ lửa, nhưng nhờ đi dưới bóng mát của cây cối trồng trên vỉa hè mà họ đỡ cảm thấy mệt người.

- Chỗ này bán ngon ghê luôn.

- Thích thì lát tụi mình quay lại mua thêm ly nữa.

- Không được, Boo mỡ sẽ đòi.

- Tự nhiên kêu tôi ra đây ngắm biển chi vậy cưng?
- Cưng không thấy nhóm người mới dọn tới ở đối diện nhà mình khả nghi sao?
- À, "Tứ quái Sài Gòn" đó hả?
- Tôi nhờ thím Tám lân la dò hỏi thì được biết họ là nhà báo, mới ra trường được vài năm có lẻ, nhưng kinh nghiệm cộng tác với các toà soạn thì đã trên chục năm.

- Chà, cưng sợ...!
- Phải.

Tôi đang rất lo lắng.

Hy vọng cha và anh Hai không xảy ra tai tiếng gì.

"Xịch."
Trên xe buýt đông nghẹt khách, tuy đặt vé từ ngày hôm qua nhưng hôm nay họ cũng không giành được chỗ tốt, đành phải ra băng chót ngồi cùng với hai mẹ con xa lạ.

Người mẹ chắc trên bốn mươi, tạng người phốp pháp và đẫy đà; đứa con cũng không "kém cạnh" mẹ nó là bao, trông cậu bé béo tròn hơn tuổi thật rất nhiều.

Bản nhạc "Hoa học trò" do đôi song ca Duy Quang - Ngọc Lan trình bày.

Nhạc phẩm do cố nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ "Hoa học trò" của thi sĩ Nhất Tuấn.

Ngoài Duy Quang và Ngọc Lan ra, những đôi song ca thành công nhất phải kể đến Tuấn Vũ - Hương Lan, Nhật Trường - Hoàng Oanh,...!
"...!Lên trời hai đứa hai nơi
Thôi em chỉ muốn làm người trần gian..."
- Cười gì vậy cưng?
- Nhạc sĩ Anh Bằng từng bị cảnh sát Mỹ rượt đó.

- Sao?
- Tuổi tác ngày càng cao, thính giác ngày càng suy giảm, cho đến một ngày cụ ấy bị điếc đặc.

Một nhạc sĩ mà bị điếc đặc thì phải nói kinh khủng tới nhường nào, song cụ vẫn tiếp tục sáng tác cho đến lúc qua đời.

Lần nọ, cụ chạy xe vượt đèn đỏ, cảnh sát hú còi yêu cầu cụ tắp vào lề đường để xử phạt.

Nhưng vì không đeo máy trợ thính nên cụ không nghe thấy, cứ bình tâm chạy về nhà.

Phía sau lưng cụ, viên cảnh sát đã gọi đồng nghiệp tới trợ giúp, do tưởng lầm cụ là tội phạm nguy hiểm.

Hai bên đuổi bắt nhau tới tận nhà cụ.

Tới lúc bước xuống xe, quay đầu nhìn lại thì thấy cảnh sát đang chĩa súng về phía mình.

Sau vụ việc lần đó, cụ bị tước bằng lái vĩnh viễn do không đủ sức khỏe để lái xe an toàn.

An Kỳ ráng cười cho vợ vui.

Anh là người nhạy cười những thứ mà người ta không thích cười.

Thấy chồng cưng không hỏi han các chi tiết trong câu chuyện, Vệ Minh biết người thương không có hứng thú nên lảng sang chủ đề khác:
- Chắc tối nay tôi sẽ dẫn cả nhà đi ăn hải sản bao bụng.

- Ai biểu Boo mỡ cần giảm cân vậy ta?
- ...!Nhiều chuyện.

Nghĩ là làm, nội trong tối hôm đó hai vợ chồng dẫn các con và bạn hữu tới một nhà hàng nổi tiếng ở Bạc Liêu; nơi đây đang tổ chức một buổi văn nghệ "Hát với nhau" rất rộn rịp và sôi nổi.

"...!Hẹn anh kiếp sau ta nhìn thấy nhau..."
- Tôi và cưng suýt nữa đã song ca bài này rồi...!
- Tên gì?
- "Mùa thu lá bay", tôi thường nghe qua giọng ca của cô Kim Anh.

- Thế giờ tôi hát tặng cưng lại một bài nghen?
- Được.

Vệ Minh biết An Kỳ hát không hay, nên anh thường lảng tránh các cuộc hát Karaoke.

- Tôi sẽ hát tặng tri kỷ của đời tôi ca khúc "Lời yêu thương", nhạc sĩ Đức Huy viết lời Việt từ bài hát "Jamaica Farewell" của nhạc sĩ Irving Burgie - Lord Burgess.

May thay, mọi người trong nhà hàng không bận tâm đến việc hát hay hay dở.

Hình như ai cũng hiểu những người xung phong lên hát đều là dân nghiệp dư nên không ai để bụng hay nặng lời chê bai.

Một tràng pháo tay khích lệ vang lên thật rôm rả, cả người hát lẫn người nghe đều cảm thấy vui vui.

- Tôi hát có hay hôn vợ?
- Không thua nhạc sĩ Đức Huy.

- Đi làm ca sĩ được chưa?
- Làm "ca lẻ" thì được, còn ca sĩ thì chưa chắc.

- Nói đoạn, Vệ Minh vỗ vỗ gò má người thương.

oOo
Đặng Xương Tuyết nhờ anh thầy chở tới nhà của cháu trai ông hội đồng để anh làm cuộc phỏng vấn cho báo Canh Tân.

- Chà, nhà cổ dữ hén? Tôi ráng ky cõm sao về già mua được miếng đất, cất được cái nhà cỡ này để vui thú điền viên một mình.

- Không ưng ai hả?
- Tánh tôi khó thế này, cô nào ưng tôi chắc do hỏng đường tu mười kiếp mới gặp.

Ngôi nhà ngói đỏ ba gian hai chái ấy chừa mười mét vuông đất làm sân trước.

Trong sân trồng cây bồ đề, vài bụi tre cao nghệu và trưng bày vài chậu bonsai xanh tốt; ngoài ra còn đặt một bàn thờ lộ thiên nhỏ gọn.

Sân lót gạch tàu, vài chỗ đã đóng rêu phong.

Bầy chim trao trảo kêu inh ỏi nơi bụi tre rậm rạp.

- Thưa, có ai ở nhà không?
- Có!
Ông cụ chống baton đi xăm xăm ra mở cửa.

Dáng vẻ không có một chút đề phòng hay nghi ngại.

- Anh là ký giả của tờ soạn Canh Tân?
- Dạ.

- Uống thuốc trợ tim chưa?
- Con với cụ tính nết giống nhau nên tờ soạn mới yên tâm giao việc.

Ông cụ bật cười, rồi khoát tay ra hiệu cho cậu ký giả theo mình vào nhà.

Phòng khách đặt một trường kỷ thay cho ghế dài tân thời, Bàn thờ được đặt trang trọng giữa nhà, hai bên bàn thờ treo một cặp liễn cẩn ốc tuyệt đẹp; trước bàn thờ để một cái bàn hình chữ nhật bằng cẩm lai thuộc hàng đồ cổ.

Một cái đồng hồ Odo treo bên phải cửa hông dẫn xuống nhà sau; phía trên cánh cửa treo một tấm hoành phi viết bằng chữ Nho và được sơn son thếp vàng.

Một chi tiết rất thú vị là căn phòng có lắp máy điều hòa, một điều thật hiếm thấy ở những ngôi nhà ba gian hai chái vốn luôn thoáng đãng và mát mẻ mà không cần dụng đến sức gió nhân tạo.

- Dạ, câu hỏi đầu tiên, cụ nghĩ sao về chủ nghĩa dân tộc cực đoan và lòng tự hào - hãnh diện thái quá?
- Đa số các nước trên thế giới đều có công trình nhà cao tầng, vậy thì có chi hiếm lạ mà suốt ngày cứ đem ra làm vật tự hào? Hơn nhau là ở học thức, kinh tế, quốc phòng, nhân cách,...!mà anh xét lại xem thế hệ trẻ của mình bây giờ ra sao? Tôi đọc nhiều bình luận trên mạng, mười thì hết sáu, bảy chèn vài chữ tục tĩu vào trong câu phát biểu; hễ ai nhắc nhở thì chửi người góp ý là "phường đạo đức giả".

Họ "đạo đức thật" ghê há!
- Xin cụ giải thích rõ thêm.

- Tự do ngôn luận khác hoàn toàn với nói chuyện kém văn minh.

Tôi thấy ông Bộ trưởng làm sai, tôi có quyền phê bình và trách móc ông ấy; đó là tự do ngôn luận và đồng thời cũng là quyền công dân của tôi.

Còn một chuyện không đáng, thí dụ như bình phẩm món ăn đi, cũng chèn một, hai chữ tục tĩu vô; đó là ăn nói thiếu lịch sự.

Thấy trà đã hãm xong, ông cụ bèn rót nước trà vào trong tách của mình và chàng trai sắp trung niên.

Trà này do ông tự sao, màu sắc có thể không bắt mắt như ngoài hàng, vị cũng kém tinh tế hơn đôi chút, nhưng bù lại rất an toàn và sạch sẽ.

- Quốc gia rất cần những bậc chí sĩ chỉ ra chỗ sai lầm và điểm yếu kém như Phan Châu Trinh, Hồ Biểu Chánh.

Yêu Nước không bao giờ sai, nó sai ở chỗ anh tự biến mình thành một người kỳ khôi khi đi đâu cũng ong ỏng "tự hào", "hãnh diện".

Mà những thứ anh "tự hào", "hãnh diện" ấy phần đông không mang lại lợi ích về Kinh tế, Quốc phòng và Tri thức cho Quê Hương.

- Yêu Nước nên tinh tế mà không kém phần quyết liệt như nhạc sĩ Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Văn Đông, Đình Đại,...!phải không cụ?
Ông cụ mỉm miệng cười gật đầu, nhưng ánh mắt của cụ lại thoảng nét buồn vương, như đang hồi tưởng lại một dòng ký ức vàng son nào đó, có thể là về tuổi trẻ của mình.

- Thưa cụ, cụ cảm thấy Kinh tế nước mình hiện giờ ra sao?
- Tôi nên trả lời cho cậu vui lòng hay nói thẳng khiến cậu mất lòng?
- Dạ, cụ cứ nói thẳng, con thích nghe lời thật trái tai, hơn là xảo trá êm dịu.

Trước khi phát biểu "lời thật trái tai", ông cụ ép cậu ký giả ăn vài miếng mứt mãng cầu dẻo ngọt:
- Khi anh nói Đất Nước còn nghèo thì họ lôi hàng tá công trình dành cho dân thượng lưu ra để ngụy biện.

Nhưng tới chừng anh hỏi nếu Quốc gia đã giàu thì tại sao đời sống nhân dân ở các tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa lại chưa phát triển thì họ lại chống chế là do Nước ta mới vừa trải qua chiến tranh nên kinh tế chưa phát triển; dù rằng chiến tranh đã lùi xa gần nửa Thế kỷ.

Và nếu anh hỏi tới rằng, vậy tại sao Nhật Bản lại giàu hơn mình dù cũng trải qua chiến tranh và còn bị "ăn" hết hai lần bom hạt nhân do Hoa Kỳ thả xuống, thì đám người ấy bắt đầu chửi anh "tự nhục", "không thích thì cút qua nước ngoài sống", "phản động", "ăn bám đế quốc",...!
Đặng Xương Tuyết nghe ông cụ nói mà che miệng cười ngặt nghẽo, bởi anh cũng từng viết y hệt những gì mà cụ ấy phát biểu, và "được" nhận lại một tràng chửi tục của những người tự xưng "trí thức yêu Nước".

- Cái công thức của đám dốt nát ưa ngụy biện đó nói thiệt chớ tôi rành sáu câu vọng cổ.

- Dạ, những công trình xa hoa dành cho tầng lớp thượng lưu không thể nào làm thước đo về sự phát triển của một Quốc gia.

Ví dụ như một Quốc gia mà có sáu trên mười người đủ khả năng mua nổi cái túi xách Chanel mà không cần phải tiện tặn hằng mấy tháng trời, thì đó mới là một Quốc gia có nền kinh tế phát triển và giàu mạnh.

- Bây giờ nè, đơn giản thôi, hãy chọn bất kỳ tòa nhà nào đang nổi tiếng hiện nay rồi nói tôi nghe tình hình kinh doanh ở đó ra sao, tôi sẽ nói cho anh biết lý do vì sao việc xây dựng những công trình xa hoa và nhà chọc trời chưa chắc gì đánh giá đúng nền kinh tế Quốc gia...!Thôi để tránh đụng chạm, tôi chọn bừa một cái tên nghen...!Trung tâm thương mại ABCD đi.

Đặng Xương Tuyết ra hiệu mời ông cụ nói tiếp.

- Chủ đầu tư trung tâm thương mại ABCD vì kỳ vọng quá cao lượng khách hàng tiềm năng và đánh giá quá thấp đối thủ cạnh tranh mà đã lỡ vay vốn vượt quá mức gánh được.

Hậu quả là sau khi xây xong, ông ta đã bị vỡ nợ và lén lút ôm tiền của các cổ đông trốn qua nước ngoài tị nạn, để lại bao cảnh thảm khốc vì chuyện phá sản cho các cổ đông đã hùn vốn với mình.


Nghiệt ngã thay, trong mắt một số kẻ chỉ biết nhìn một chiều, đó lại là công trình "vĩ đại", "hoành tráng", "chứng tỏ đời sống Quốc gia đã đi lên", không ai trong số đám tán tụng biết rằng nó đã đẩy những con người trót ngu dại tin lời ông chủ đầu tư ra gầm cầu ở, hoặc tệ hại hơn nữa là đi tự tử để quỵt nợ đời.

Công trình đó vẫn đứng sừng sững ở khu đất vàng, và được đám lừa đảo đem ra làm bài học về sự phấn đấu thoát nghèo cho bọn sinh viên ngờ nghệch và chưa trải đời nhiều.

Đặng Xương Tuyết ghi nháp vài cái tên đang nổi đình nổi đám hiện nay, rồi vẽ thành một sơ đồ.

Trong lúc ấy, ông cụ nói:
- Xây làm chi những công trình đồ sộ mà không mang lại lợi ích cho Quốc gia, thậm chí còn khiến nền Kinh tế Nước nhà nghiêng ngã vì sàn chứng khoán "chao đảo" và "rơi tự do" khi chủ đầu tư tuyên bố vỡ nợ.

Chưa kể đến là một số khu vực có nền đất lún, nói phứt ra là không đủ tiêu chuẩn an toàn để xây dựng, mà vì ham hố danh xưng "to tát" nào đó mà ráng xây cho bằng được; khúc sau tôi khỏi cần nói chắc anh cũng biết hậu quả phải không?
- Thưa, nếu họ cần cụ nêu ví dụ thực tiễn thì sao?
- Anh hổng nhìn thấy bên Tàu sao? Bao nhiêu công trình bỏ hoang vì số lượng người mua quá thấp hoặc dang dở vì chủ đầu tư phá sản trốn nợ.

Trên TV nó toàn quay những khu sung túc, thịnh vượng bên Tàu; hiếm khi nào nó chiếu cho anh coi những khu vực đồng không mông quạnh và mất an toàn lẫn an ninh do bị bỏ hoang trong thời gian dài.

Đó là một bài học mà Nước ta cần biết để né tránh và không vấp phải.

- Vậy đâu là ví dụ tốt cho chúng ta noi theo?
- Anh có thấy công trình Maria Bay Sands Singapore không? Đó là một tấm gương tốt trong việc đầu tư xây dựng đúng đắn mà Nước ta nên học theo.

Công trình này mỗi năm đóng góp cho ngân sách Tân Gia Ba một khoản vô cùng đáng kể, không những góp phần phát triển Kinh tế mà còn làm rạng danh nước họ trong lãnh vực Kiến trúc Quốc tế.

- Thưa, nếu họ chống chế rằng công trình ấy đã đạt được danh hiệu Kiến trúc Quốc tế nên dù rằng nó không mang lại lợi ích kinh tế như mong đợi thì cũng chẳng sao thì cụ sẽ phản biện lại như thế nào?
- Trời ơi là trời, ham hố gì ba cái danh hiệu "cao nhứt", "dài nhứt", "rộng nhứt", "bự nhứt" hả anh? Quan trọng là nó có an toàn với địa hình tọa lạc và góp phần phát triển kinh tế Nước nhà hay không? Xây cho cố tổ cố cha, rồi bỏ không cho chim ở vì không có ai thuê mặt bằng hoặc doanh số quá thấp so với nguồn vốn đổ ra mà đổ nợ thì khốn.

Khi ấy, biết bao nhiêu hệ lụy từ việc phá sản sẽ ùn ùn kéo đến và đổ lên đầu các cổ đông hùn hạp trước tiên, sau đó nó sẽ lây lan tới những người thân của họ...!Nói một cách đơn giản dễ hiểu, hệ lụy ấy như hiệu ứng Domino vậy, con cuối cùng bị đè là con chết thê thảm nhứt.

- Dạ, nhưng vẫn còn rất nhiều người tin sái cổ, tin đến nỗi mất trắng tài sản mà vẫn nhe răng cười quởn xo.

Và sẵn sàng chửi bới bất cứ ai lên tiếng can ngăn, cảnh tỉnh và vạch trần thủ đoạn lừa đảo của chúng.

- Khi anh lỡ sống khác người, nhìn thấy quá xa và đọc rõ những chiêu thức mị dân ẩn dưới các con chữ sắp kỹ của đám bồi bút, anh sẽ cảm thấy mình thật đơn độc và bơ vơ trên chính Đất Nước mình.

Tôi nói như thế, anh hiểu phải không?
- Dạ, cháu luôn luôn hiểu nên luôn luôn khổ tâm.

- Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu đã chọn cách đắm mình trong men rượu để vơi đi thú đau thương của một thời cuộc can qua...!Nghe nhạc không?
- Dạ nghe.

Ông cụ chọn bản "Khúc tình ca hàng hàng lớp lớp" do đôi song ca Anh Khoa - Giao Linh trình bày.

- Anh Việt Thu, Nguyễn Văn Đông, Phạm Duy, Nguyễn Đình Toàn,...!đứng về phía Dân Tộc, nên các tác phẩm thường mang hơi hướm trung lập và cổ động hòa bình.

Họ chẳng theo bên nào hết đâu.

Bất ngờ, ông cụ chỉ vào cái Bát Quái treo ngoài cửa:
- Anh có biết ba sọc ngang đó tượng trưng cho điều gì không?
- Là quẻ Càn, tượng trưng cho Thiên.

Đối lập với Càn là Khôn, ba sọc ngang bị đứt ở giữa.

- Tôi tưởng thế hệ của anh không biết.

Đặng Xương Tuyết cười buồn.

- Bởi vì thế hệ của anh đã học Dã sử thay vì Chính sử.

Ông cụ thấy nước trà trong tách của cậu ký giả đã cạn thì đứng dậy châm trà, vừa làm vừa bình phẩm:
- Dã sử sẽ thay thế Chính sử nếu nó bị lặp đi lặp lại quá nhiều lần.

Nhất là về Phong thủy - Dịch số, chẳng có ai đủ Tài - Đức để dạy sắp nhỏ.

Đặng Xương Tuyết xin phép ông cụ cho mình ngừng nói mười lăm phút để sửa lại bản thảo.

Ông cụ nghe thế, bèn ngỏ ý cho mình xem sơ qua.

Anh gật đầu đồng ý ngay tắp lự.

"Click."
- Mong anh thông cảm.

Cho chắc ăn thôi.

- Ông cụ hơi nhếch miệng cười, rồi cất điện thoại vào trong túi áo bà ba.

Vì ông cụ là cựu lãnh đạo đảng Thái Bình Thạnh Trị, nên có rất nhiều người tới phỏng vấn cụ, sau đó "xào nấu" lại thành một bài phỏng vấn hoàn toàn khác với nội dung mà hai bên đã thảo luận để đả phá các thành viên trong đảng của cụ, nên bây giờ cụ phải chụp hình và ghi âm lại để làm bằng chứng bảo vệ mình.

- Thưa, con có thể phỏng vấn cụ thêm một bài nữa được không?
- Daccord.

Hỏi gì thì hỏi đi.

- Cụ thấy thế nào khi nhiều người cho rằng Quốc gia mình hiện nay rất tốt, tốt hơn những gì mà cụ và cháu đã phê phán?
- Có nhiều kẻ nói nước mình có ai khổ đâu? Ừ thì làm gì thấy có ai khổ đâu vì hành trình trong một ngày của họ chỉ loanh quanh ở mấy quán mỳ cay - trà sữa, rạp chiếu phim, thương xá sang trọng và những khu ăn chơi nổi tiếng khác.

Ráng chịu khó thức khuya một buổi để đi gặp những người vô gia cư sống lay lất ở gầm cầu hay thất thỉu ở công viên, hay làm một chuyến lên Tây Bắc thăm thú dân tình là sẽ biết ngay thôi.

- Dạ, nếu họ nói rằng bên Hoa Kỳ vô gia cư đầy đường, thì Nước mình...!
Ông cụ nổi giận cắt ngang câu hỏi của anh:
- Nước mình thì hổng ngó ngàng, lo chọt cái mỏ và hướng con mắt về phía dân vô gia cư tuốt tận bên Hoa Kỳ mà than khóc bất công giùm họ.

Ủa rồi mấy đứa đó là người Việt hay người Mỹ vậy? Dân mình hổng thương đi thương dân nước ngoài.

Tự nhiên làm tôi nhớ vở hài kịch "Đó là cái vấn đề" do nghệ sĩ Thành Lộc thủ diễn quá.

Đặng Xương Tuyết nhìn thấy ông cụ ôm ngực mà thở hồng hộc, anh hiểu mình đã đụng đến tâm bệnh đương âm ỉ trong lòng cụ.

Tự dưng, anh xót xa tới nỗi nhòa lệ.

Ông cụ thấy mắt cậu ký giả ươn ướt, cụ xúc động bày tỏ cho chàng ta hay:
- Tôi là người Việt thì tôi lo và thương người Việt trước tiên, kế đến mới để tâm tới chuyện thế giới và người nước ngoài.

Bây giờ có một đám trẻ, chuyện thiên hạ thì bu vào bàn tán rôm rả, kể rành rẽ như đang sống ở bên bển; còn chuyện Nước nhà mà có liên quan tới chính trị hay biển Đông thì nín thinh như con hến vậy.

Riết tôi cũng hổng biết đám đó là người nước nào...!
Đặng Xương Tuyết buông xuống một tiếng thở dài nặng như chì.

Bạn bè "dĩ vãng" của anh ta toàn ngồi đó mà lo tê giác bên Châu Phi không có nước uống, trong khi bà con miền Tây hạn mặn khổ đau trăm nẻo thì không hề ngó ngàng hay thăm hỏi tới.

"Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", tới khi nào anh chết anh mới ngừng nhắc cho bạn đọc biết đến thành ngữ này.

- Có những người chấp nhận mất mạng để không bị mất Nước.

Để tiếng Việt vẫn còn tồn tại trên thế giới.

Để thế hệ cha ông được mồ yên mả đẹp.

- Như trong bài "Trên đầu súng" và "Đường chúng ta đi" của nhạc sĩ Anh Việt Thu?
- Dạ.

Ông cụ mời gã văn sĩ điên theo mình ra sau hè xem mình sao trà.

Sau hè là một khu vườn xanh mát và cây trái sum sê.

Ông cụ thích ăn mít và sầu riêng nên ráng trồng vài cây ăn cho đã miệng mà không mất tiền mua.

Mấy cái rổ tre đựng lá trà nằm trên nắp của mấy cái khạp chứa nước mưa.

Nắng này phơi gì cũng thích, bởi mau khô mau thấm.

Ngặt nỗi miền Nam nắng mưa thất thường nên bà con phải bỏ công thăm chừng sắc mặt Ông Trời.

- Ngoài Bắc thì bảo "chuẩn vị", còn trong Nam thì biểu "đúng điệu".

Tôi là dân Nam Kỳ Lục Tỉnh nên xài "đúng điệu" và những chữ thuộc đời cố lũy cố lai của ông bà để lại.

Lớp trẻ mà nghe tôi nói ắt chẳng hiểu chi sất.

Đặng Xương Tuyết vừa ngó xem ông cụ sao trà ra sao, vừa hý hoáy tả lại công đoạn bằng ngòi bút của mình.

Anh đã quen với việc tốc ký mà không cần nhìn vào mặt giấy.

- Có người tự xưng là dân Sài Gòn rặt mà hổng hiểu chữ "Ùm", còn biểu chữ này chỉ ở dưới mấy miệt miền Tây mới có.

Vòng vo Tam quốc một hồi mới té ra gia đình nhỏ này là người Bắc vô Nam ở chưa được hai đời...!
- Dạ, chỉ cần hỏi họ có biết nghĩa của chữ "Ùm" hay không, là sẽ biết người Nam hay Bắc ngay lập tức.

Cũng giống như chỉ có người Huế mới biết rõ nghĩa "mô, tê, răng, rứa, hỉ, hè, nỏ, a tề, chừ, nì, ni, nớ,..." là gì.

- Anh uống nước mía hạnh hông?
- Dạ uống.

Ông cụ dẫn cậu ký giả ra chợ mua nước mía hạnh, sẵn cụ mua ít đồ về nấu cơm chiều luôn.

Hai cụ cháu sóng vai nhau mà đi dưới bóng mát của hàng tre hai bên đường.

Một ông chú bán cà-rem dạo vừa đạp xe vừa rung chuông rao mời; cái quần lính rằn ri đã bạc màu theo tháng năm phôi pha, chiếc áo lính hình như được ai đó cho nên chất vải rất mới và tân thời.

Bản nhạc "Anh đừng có lo" do đôi song ca Hùng Cường - Mai Lệ Huyền khuấy động bầu không khí quạnh quẽ của đường quê yên tĩnh.

- Chú kem.

- Dạ?
- Bán cho tôi hai cây.

- Dạ.

Cụ với cậu đây ăn vị nào? Đậu xanh, đậu đỏ hay đậu đen?
- Tôi ăn đậu đỏ...!Đậu đen hả? Ừ, lấy cho anh ta đậu đen...!Cậu bán ở đây lâu chưa?
- Dạ, con mới bán có tháng mấy nay hà.

- Con cháu đâu không nuôi cậu mà để cậu dầm mưa dãi nắng đi bán kem?
- Dạ, con đi tìm nhà mấy đứa chiến hữu là chính, còn bán kem là phụ.

Nhờ cố tổng thống Bàng Đông Quân mà xấp nhỏ nhà con nên người hết, đứa nào cũng có mảnh bằng hạng ưu lận lưng và tương lai xán lạn.

Giờ quởn quá hổng có việc gì làm nên con xách xe đi bán kem cho đỡ buồn.

- Vậy sao phải mặc bộ đồ này?
- Dạ, để đứa nào cùng một Quân chủng thì dễ nhận diện ra nhau.

- Cậu là Lục Quân?
- Dạ, Lục Quân, trực thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến...!Đây, của cụ đây.

Còn đây là của cậu.

Đặng Xương Tuyết nhận phần trả tiền.

Hai cụ cháu tạm biệt người cựu binh tóc hoa râm, rồi tiếp tục cuộc hành trình.

Đã quá trưa, chợ thưa, người vãn, hai cụ cháu tha hồ đi mua hàng mà không sợ chen chúc.

Ông cụ ghé sạp chị Chín mua ít bộ lòng gà về khìa nước cốt dừa, rồi ghé sang hàng tôm, cá mua ít con cá rô đồng về kho tộ.

Rau ăn kèm sau hè mọc đủ loại, nên cụ không phải chi tiền mua rau.

Trời bất thần sụp nắng, mây đen kéo tới ùn ùn như nổi bão.

Ông cụ kêu Trời một tiếng, rồi giục cậu ký giả nhanh chân theo mình về nhà.

Cụ chống baton mà đi còn nhanh hơn cả gã văn sĩ điên đương tuổi trai tráng.

May thay, sau khi hai cụ cháu đã dẹp xong mấy rổ trà, Ông Trời mới đổ mưa.

Cơn mưa làm mềm đất mặn, cơn mưa nhen lên hy vọng về một mùa màng bội thu cho bà con nông dân chân chất, và cơn mưa xua tan sự mệt nhọc của mọi người.

Đặng Xương Tuyết giúp ông cụ luộc rau lang và xào lòng gà.

Để cho bớt mùi tanh, anh rửa lòng gà với rượu trắng, rồi luộc sơ qua nước sôi trước khi bắt lên chảo khìa với nước cốt dừa, rau nêm và một xíu gia vị.

- Anh có xài Facebook hông?
- Dạ có.

Nhưng con đã khóa chế độ kết bạn.

- "Cô xứ bất thắng hàn.

Người ngoan khó kiếm bạn."
Hai cụ cháu cùng nhau phá lên cười sặc sụa.

Một già một trẻ xem nhau như Bá Nha - Tử Kỳ; tuy cụ vẫn còn giữ cách gọi mỉa với mình, song gã văn sĩ điên chẳng hề để bụng.

- Chắc anh bị nhiều kẻ gán cho danh hiệu "phản động" rồi phải không?
- Dạ phải.

Cụ ông chợt "bắc cầu" sang chuyện khác:
- Nghe ông Phan Khôi bị vu phản động với phản Quốc mà tôi được một trận cười no bụng.

Ổng là cháu ngoại của Tổng đốc Hoàng Diệu - Người đã tử thủ bảo vệ Hà Nội khi quân Pháp kéo đến, thì gia đình ổng phụ rẫy Quốc gia ở chỗ nào? Ổng tốt nghiệp tiến sĩ khi chỉ mới hai mươi mốt tuổi, là một dịch giả tài ba và một nhà cải cách văn chương trác tuyệt, dám chỉ ra cái sai cái chưa đúng của quê hương và dân tộc, vậy thì ông chống phá đất nước ở chỗ nào? Đâu mấy đứa bôi nhọ ổng ra đây đối chất với tôi coi.

- Ai dạy gì thì họ biết nấy, tin nấy.

Hiếm có ai trong số họ chịu kiểm chứng và tự đặt câu hỏi rằng, "Tại sao tôi phải ghét, chửi rủa và hắt hủi người này?" và "Liệu thầy cô và sách báo có nói thật với tôi không?".

- Thế hệ trẻ miền Bắc bây giờ không biết đến tên Phan Khôi là một điều đáng tiếc.

Tuy ổng có vài lời lẽ coi thường giới văn chương Nam Kỳ, nhưng vì nể cái tài học của ổng nên tôi không chấp.

- Cụ ấy và cụ Phạm Quỳnh?
- Phải.

Hai ông cụ Bắc Hà ấy đấy.

Ông Vương Hồng Sển và các văn sĩ Nam Kỳ nghe xong chửi cho một chập.

- Tham gia đợt đó còn có cha của nhạc sĩ Phạm Duy là cụ Phạm Duy Tốn.

Lùm xùm tới tận khi họ lìa đời cũng chưa dứt.

- Đặng Xương Tuyết bổ sung thêm.

Ông cụ nhờ cậu ký giả xách mấy bó lá dừa xuống giùm nhà bếp giùm mình.

Trong lúc ấy, cụ rửa mớ rau tập tàng với chút muối hột, rồi xả qua nước sạch vài lần trước khi bắc lên bếp nấu với tôm khô.

Cụ vừa làm vừa ngó chừng chảo lòng gà.

- Thưa cụ, con làm xong rồi.

- Rồi, lại ngồi nghỉ mệt đi.

Để tôi dọn cơm giùm cho.

Đặng Xương Tuyết không khách sáo, cứ thế mở sách ra đọc.

Bịch nước mía hạnh vẫn còn hơn phân nửa, anh để nó trên chiếc khăn lau bàn để tránh dây nước xuống mặt bàn bằng đá trơn mát.

"Xèo..."
Ông cụ chợt hát một vài câu ca trong bản "Nắng chiều" của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn, rồi vui miệng kể:
- Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn viết bài hát này để tưởng nhớ đến mối tình dĩ vãng của mình.

Sau vụ Nhật bị đảo chính năm 1945, có một gia đình công chức đã đến Hội An quê ông lánh nạn, ông đã gặp và yêu cô gái con của ông bà công chức ấy.

Nhưng mối duyên vừa chớm nở thì gia đình nàng bỗng dọn đi nơi khác biệt tăm biệt tích.

Không rõ vì nguyên nhân nào, ông đã bỏ Hội An mà vào Huế sinh sống.

Trong một lần đi ngắm cảnh cùng cháu họ bà Từ Cung - Tức ông Vũ Đức Duy - Ở cung An Định, ông đã tình cờ gặp một bóng hồng mang dáng dấp như người thương năm cũ, nên đã nảy sinh cảm hứng sáng tác nhạc phẩm bất hủ này.

- Bà Từ Cung là thân mẫu của vua Bảo Đại?
Ông cụ khẽ gật đầu, rồi hát tiếp:
"...!Nay anh về, qua sân nắng, chạnh nhớ câu thề
Chẳng biết bây giờ người em gái duyên ghé về đâu?"
"Xèo..."
Lửa bén quá, nên anh phải bỏ sách mà bước tới cời bớt.

Ông cụ bèn quay qua chỉ anh cách gia giảm lửa củi mà không sợ bị phỏng.

- Anh có nghe bài "Bến giang đầu - Nắng chiều 2" của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn chưa?
- Dạ rồi.

- Đó là phần tiếp nối tâm sự của cố nhạc sĩ dành cho mối tình đầu của mình.

Nồi cá kho tộ đã tỏa hương thơm ngát, nhưng thịt cá vẫn chưa săn lại nên cụ cời bớt củi để lửa riu riu cho thấm gia vị tẩm ướp.

Nước màu do cụ tự thắng nên không sợ phẩm màu hay chất hóa học.

Đường ăn mua tại lò đường địa phương nên rất an tâm sử dụng.

Muối thì Bạc Liêu bao la, tới tận nơi sản xuất mà tha hồ mua bao nhiêu cũng có.

- Bài hát "Nắng chiều" đã được người ngoại quốc phổ thành lời ca mang ngôn ngữ của họ, một là của Nhật và một là của Hoa.

- Nói xong, ông cụ nhắc nồi canh rau tập tàng xuống.

Rồi biểu Đặng Xương Tuyết soạn chén, đũa ăn cơm.

Ngoài trời đã tạnh mưa, nắng chiều hiu hắt như nụ cười héo hon của kẻ bị thất tình.

- Cụ ơi?
- Chi anh?
- Nếu có người hỏi cụ tại sao già rồi mà vẫn hăng hái "làm chính trị" thì cụ sẽ trả lời sao?
- "Không, anh chỉ làm bổn phận người dân thôi."

- "Thiên thần mũ đỏ" của nhạc sĩ Y Vân?
- Phải.

Chính trị ở một Quốc gia, trong mắt một số kẻ là vì muốn đánh bóng tên tuổi, củng cố quyền lực và mưu sự lợi danh cho bản thân - dòng họ nên rất nhiều người thích gán cái danh "làm chính trị" cho chúng.

Còn một số người, họ bước vào chính trường là để đền nợ Nước trả nợ Nhà, nên mạng sống của họ rất mong manh như sợi chỉ treo mành, nên việc gán cái danh "làm chính trị" cho họ là hoàn toàn sai lầm; bởi đã dùng chữ "làm" thì tương lai nhất định sẽ được hoàn lại ít nhiều lợi ích, như làm kinh tế, làm nhà, làm cầu đường, làm lụng,...!chẳng hạn...!Còn họ, ngay cả mạng mình còn không tiếc, thì anh nghĩ họ còn trông chờ vào thứ gì ở tương lai nữa mà vu cho họ "làm chính trị"?
Đặng Xương Tuyết dẻ cho ông cụ một miếng má đầu cá.

Cụ cất giọng cảm ơn, rồi khẽ làm một tăng trước khi ăn:
- "Làm chính trị" và "Quyền công dân" là hai khái niệm khác nhau xa lắc xa lơ nhưng có nhiều kẻ cố tình đánh đồng để vu vạ cho người dám cất lên tiếng nói.

"Làm chính trị" là như Hác Đăng Khánh, anh ta có đoàn đội phía sau hậu thuẫn để được chính danh ra tranh cử chức tổng thống.

Còn "Quyền công dân" là như thế nào? Là như thế này này: Tôi thấy cây cầu do đơn vị A xây dựng không an toàn, tôi mới điện báo lên Sở Xây dựng để họ xuống thanh tra; đó là quyền công dân.

- Cụ có biết cơn sầu muộn của con không?
- Anh cứ tự nhiên giãi bày, tôi sẵn lòng lắng nghe.

- Con rất mang ơn những người chính khách có tài và vì Nước vì Dân hết mực, song không bao giờ tôn thờ, tôn sùng hay suy tôn họ.

Một số cái tên trong đám bạn "dĩ vãng" của con từng cuồng si một chính khách ngoại quốc, tới chừng phanh phui ra người đó vô cùng tệ lậu, liền thay đổi thái độ, không ngày nào là không ngớt chửi rủa người đó bằng những ngôn từ thô tục và bẩn thỉu nhất.

Con không hiểu tại sao phải mang tâm lý thần tượng hóa cá nhân hay tôn sùng chính khách.

Ai làm tổng thống tốt thì mình góp lá phiếu và tiếng nói để ủng hộ cho người tài đức ấy được tái đắc cử.

Ai bất tài, bán Nước hại Dân thì mình truất phế; nghiêm trọng hơn nữa là bỏ tù và tử hình.

Hơi đâu mà...!
- Vấn nạn này đã được cụ Phan Châu Trinh nói rất rõ.

Tôi tin rằng anh có đọc qua, nhưng với tình hình hiện nay thì chắc có lẽ anh là người duy nhất mang tâm tư và nỗi lo sợ như cụ ấy.

Sau khi húp vài muỗng canh rau tập tàng, ông cụ đặt câu hỏi:
- Anh theo Đạo Phật?
- Dạ phải.

- Đặng Xương Tuyết nói đoạn, cắn một miếng ớt hiểm cay xè.

- Phật đã dạy rằng hãy kiểm chứng tất cả những gì mà Ngài ấy phát biểu trước khi quyết định đặt niềm tin vào Ngài ấy.

Đấng Thế Tôn còn chưa ép buộc tôi và anh phải tin lời Ngài răm rắp, thì mắc giống gì họ bắt tôi phải đặt niềm tin vào một chính khách mà tôi chỉ nhìn thấy trên TV và báo chí hỗn tạp? Những người mà tôi tin, tôi thích và tôi kính phục, tôi đều đã kiểm chứng kỹ lưỡng Quá khứ và Hiện tại của họ, ấy vậy mà xác suất sai lầm hãy còn khá cao, thì họ lấy gì bảo đảm người mà họ thích trong tương lai không thay lòng đổi dạ.

Đừng nóng khi tôi nói không tin, không thích người mà anh ngưỡng mộ, hãy để tôi tự giác tin tưởng và yêu thích người ấy trong tương lai đi.

- Hãy để thời gian minh chứng tất cả, phải không cụ?
- Ừ.

Im lặng dùng cơm được mười phút, ông cụ bỗng lên tiếng:
- Tôi còn nhớ Lão Tử đã từng nói một câu trong "Đạo đức kinh", đại ý là như vầy: "Khi chiến thắng một trận đánh, hãy treo cờ tang, im lặng rút quân quay về, đừng khua chiêng gióng trống hay tổ chức tiệc ăn mừng chi hết; bởi vì cả anh và tôi đều đã thua cuộc, thua cuộc ngay từ lúc lấy bạo lực đỏ máu làm cách giải quyết vấn đề với nhau thay vì dùng biện pháp hòa bình.

Do đó, không có lý do gì mà tôi hay anh nên vui mừng trên xác chết của những chiến sĩ trận vong từ cả hai phía."
- Con từng mua lầm cuốn "Đạo đức kinh" do học giả Nguyễn Hiến Lê bình sách.

Ông ấy theo Khổng - Nho nên diễn giải về triết học của Lão - Trang có đôi chỗ không hợp lý và hơi thiên vị cho Khổng Tử.

- Ừ.

Muốn đọc "Đạo đức kinh" hay nhứt, thì theo ý tôi đừng mua cuốn có lời bình của người soạn sách.

Hãy để bản thân tự chiêm nghiệm xem những gì mà Lão Tử nói có đúng hay là không.

Chớ nương nhờ vào sở kiến của người soạn sách chẳng khác nào mắt sáng mà vẫn cậy người khác dẫn đường; chắc gì người dẫn đường ấy không chủ quan hay rành đường đi nước bước hơn mình.

- Có lần con tìm thấy một bản sách cũ ca tụng thuyết Lão - Trang cao thâm và thanh bai hơn giáo lý Phật Pháp, con đã bỏ đọc luôn vì thấy cụ ấy viết quá chủ quan và phiến diện.

Một bên thì hạ thấp, một bên thì tôn sùng, con nuốt không vô thưa cụ.

- Viết sách đôi lúc cũng nên "ba phải" một chút, để người đọc có chỗ tranh biện và tự suy ngẫm.

Cụ Hồ Biểu Chánh đã rất thành công trong lối viết lách này, điển hình như cuốn "Người thất chí", "Ở theo thời", "Từ hôn",...!Trong những tác phẩm này cụ đã để các nhân vật sống theo triết lý và tư tưởng của riêng mình, dẫn tới mỗi nhân vật đều gặp phải hoàn cảnh trớ trêu vì khăng khăng giữ vững quan niệm sống của mình.

Đặng Xương Tuyết thấy cơm trong chén ông cụ sắp lưng, bèn ngỏ lời múc thêm cơm cho cụ.

Cụ ngó theo tay anh mà nói:
- Tôi rất thích câu nói của Friedrich Wilhelm Nietzsche: "Cách chắc chắn nhứt để làm suy đồi một người trẻ tuổi là tập cho anh ta thích đám đông nghĩ giống nhau hơn là những người nghĩ khác biệt."
Ăn bữa cơm với ông cụ xong, Đặng Xương Tuyết xin phép ra về.

Anh đứng trước cổng nhà ông cụ hút thuốc trong lúc đợi anh thầy tới rước.

Trời âm u, hơi nước thoảng trong không khí báo hiệu sắp tới sẽ lại có một trận mưa thật lớn.

Hút được nửa điếu thì Phan Hoài Việt tới, anh ta đi cùng pháp y Cảnh và cậu Ba.

- Xin lỗi anh nghen, tôi bận rước pháp y Cảnh nên tới hơi trễ.

- Không sao.

Tôi ra băng sau ngồi với cậu Ba nghen?
Cậu Ba đương thiu thiu ngủ, nghe tiếng nói chuyện thì giựt mình tỉnh dậy.

Cậu mừng rỡ mời anh ta vào ngồi, rồi niềm nở hỏi thăm vài câu thân tình.

- Xe này xe chi mà chạy ngon dữ vậy thầy Việt?
- Dạ, là Madza, thuộc phân khúc bình dân thôi cậu.

- Qua, cái xe phân khúc bình dân mà chạy ngon như Camry vậy hen?
- Dạ, cỡ này là vừa để con "nuôi" rồi.

Mấy chiếc Camry, Lexus nó mà lỡ hư mua đồ phụ tùng về thay chắc mạt luôn.

- Tôi thích xe Jeep nhà binh hay chiếc Ford thể thao.

Chạy nhìn ngầu dữ lắm.

Nhưng với đường vườn thế này dễ bay xuống mương nếu không cẩn thận lắm...!
- Cậu Ba giàu thí mồ mà giấu tụi con.

Tính kiếm vợ nhỏ hay gì?
- Ê mày, mày đừng có đốt nhà tao nghen.

Thím Ba nhà này ăn chưa đủ sạt...!
- Sạt chi?
- Sạt gì thì kệ vợ chồng tao mày.

- Mới sạt có chút xíu mà lòi ra ba đứa.

Sạt quá chắc...!
Cậu Ba mặt mày đỏ ửng, cất giọng nhỏ xíu như muỗi kêu chống chế:
- Ai biểu bả đòi thì tao cho...!
Nhờ có bàn tay siêng năng của cậu Ba mà gia đình Trần Cảnh Chiêu mới no cơm ấm áo.

Nhưng trớ trêu thay, ông nội anh ưng con trai trưởng hơn là con trai út nên bao nhiêu công đất đều cho bà nội và ba anh thừa kế.

Xót xa trước nỗi "nhất bênh trọng, nhất bên khinh" ấy, ngay sau khi nhận được đất, bà nội liền cậy luật sư soạn thủ tục để chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho con Út giùm mình.

- Ê bây, lát tắp vô vườn sầu riêng của tôi nghía coi trái nào chín rồi thì cậu cháu mình hái xuống ăn chơi.

- Ăn thiệt được hôn?
- Thằng quỷ ngựa, ghẹo cậu hoài mậy?
Mấy cậu cháu dắt nhau vào thăm vườn sầu riêng.

Cậu Ba trồng tới mấy giống, gồm có Ri Sáu, Lép Chuồng bò, Khổ qua,...!mỗi loại cậu phân ranh bằng một con mương hẹp mà dài.

Mối lái ưng bụng dạ cậu thật thà, nên khi cây vừa mới còn non, họ đã dặn chừng nào có trái thì hú họ tới mua.

- Tôi ráng kiếm tiền cất một tòa nhà thiệt đẹp để cho vợ con tôi ở.

Đó, tôi rộng sẵn ba trăm mét vuông ở phía bờ bên kia đó.

Đợi rủng rỉnh là mướn kiến trúc sư tới vẽ liền.

- Giờ dựng chòi trước đi cẩu.

- Cho mày ở hén? - Cậu Ba trề môi thật dài.

- Chắc phải xây cầu hả cậu? - Phan Hoài Việt hỏi.

- Ừ, cái ao lỡ đào bự quá, nên giờ phải chi thêm tiền xây cầu.

- Cậu Ba hơi cau mày khi nghĩ đến số tiền phải chi ra.

- Địa phương có giúp đỡ cậu không? - Đặng Xương Tuyết ướm hỏi.

- Chính phủ phải giúp bà con lo liệu nơi thu mua sản phẩm nông nghiệp thì nền nông nghiệp nước nhà mới vững bền được.

Đã tôi bầu anh lên làm Bộ trưởng Nông - Lâm - Ngư nghiệp thì anh phải có trách nhiệm trong chuyện này.

Việc gì khó có nhân dân, còn việc dễ ông lủm hết hả?
Chợt chuông điện thoại của cậu Ba reo lên, cậu bèn cáo lỗi với mấy đứa cháu, rồi vội vã nhấn phím trả lời.

Qua giọng nói sốt sắng và mừng vui của cậu, họ đoán người gọi tới là khách hàng thân thiết.

Thằng Hai con cậu đang đứng hái chôm chôm, nghe tía gọi đi hái sầu riêng cho khách thì lật đật nhảy sang bờ mương trồng giống Ri Sáu mà hái xuống sáu trái thật ngon.

- Chẻ dùm tía luôn con trai.

Lát tía chia "huê hồng" cho.

- Dạ!!!
- Mèn đét ơi, nghe tới tiền cái tiếng nó thanh nó trong làm sao...!
Than thở xong, cậu Ba lựa đường tắt mà chạy ra đón khách.

Cậu "phi" qua năm, sáu cái mương, lạng qua hai cái gò đất cao hơn mét rưỡi, nhìn tướng chạy của cậu mà ai nấy đều thấy giống hệt vận động viên Điền Kinh thứ dữ.

Hai người khách đến đây bằng chiếc xe Jeep nhà binh.

Tuổi tác của họ chắc đã ngoài sáu mươi, nhưng tác phong vẫn còn lanh lẹ và mạnh mẽ lắm.

- Chà, ông cậu tui có trang Facebook bán hàng nông sản miệt vườn nữa hén?
- Chớ sao mày, bán hàng mà im ru bà rù thì có nước cạp đất mà ăn.

Bạch Lãng nhìn Trần Cảnh Chiêu trước tiên, kế đến mới ghé mắt sang những người còn lại.

- Tôi có đem theo hộp đựng, cảm phiền anh Ba bốc bỏ vào trong hộp giùm tôi.

- Sáu trái phải hôn?
- Thưa đúng.

- Bạch Lãng nhìn cậu thiếu niên đang hì hụi tách sầu riêng, rồi cất giọng hỏi cậu Ba.

- Ủa cậu đây bao nhiêu tuổi mà sao nhìn lớn quá vậy?
- Tại nó sinh tháng Mười hai nên vợ chồng tôi cho nó đi học trễ hơn một năm.

Chứ đúng ra nó lên lớp Mười rồi.

Tín, đi hái thêm cho tía vài trái nữa.

Đợi cho Bạch Lãng trở vào trong xe đàng hoàng, Trần Cảnh Chiêu mới dám tiết lộ cho cậu Ba biết hai người này là vợ chồng không hôn thú.

Cậu Ba nghe xong, cười xòa và kể:
- Đương nhiên tôi biết nó...!đồng tính.

Hồi còn trẻ, tôi từng đi phụ hồ ở nhà nó, hình như là xây ba cái bồn bông, bồn kiểng gì đó.

Có lẽ sợ bị tuyệt tự, nên dù đã khá lớn tuổi, má nó vẫn ráng mót thêm đứa con trai.

Mà đúng là ông bà Sáu nghi đâu trúng đó thiệt, nó đi làm được vài năm rồi dắt bạn trai về nhà.

Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, ông Sáu có gì trong tay là phang thứ nấy vào người nó.

Bạn trai nó nhảy vô binh nó.

Xui xẻo sao bẻ lọi tay ông già vợ.

Mấy tuần sau ông Sáu xuất viện, bạn trai nó tới xin lỗi ổng, Cái mặt của ông Sáu vào lúc ấy nhìn y hệt như "Võ vương phạt Trụ", ổng mà có cây súng chắc lia nát người bạn trai của nó quá.

Tôi vừa trám xi-măng vừa lén đưa mắt nhìn vô nhà.

Xíu nữa là ổng ụp nguyên cái thùng xi-măng tôi đương làm lên đầu anh chàng kia rồi.

Bọn họ giục cậu Ba kể nốt phần cuối.

- Nó gửi cho ổng bài hát "Papa dont preach" của người đẹp Madonna.

Nội dung của bài hát ấy kể về một cô gái mang bầu khi tuổi đời hãy còn quá trẻ và quyết định giữ lại cái thai vì đó là kết tinh tình yêu của mình và người thương.

Nó sửa nghĩa "My baby - Đứa con của con" thành "My baby - Cục cưng của con".

"...!Xin ba đừng khuyên răn con nữa
Con đã mất ngủ suốt bao ngày qua
Con đã đưa ra quyết định rồi, con sẽ giữ lại cục cưng của con..."
- Sao cậu Ba biết rành vậy?
- Thấy tao học dốt, má mới biểu học hết lớp Chín rồi bắt qua trường nghề.

Tao chọn ngành Du lịch, nên trong khoảng thời gian đó có nghe một số bài hát tiếng Anh để luyện kỹ năng nghe - nói.

Nhờ vậy mà tao mới biết tới cô Madonna, tao hâm mộ cổ quá, hễ có bài nào mới thì ráng tìm xem cho bằng được, thành thử ra tao rành.

- Ủa sao cậu không "tìm nghe" mà lại "tìm xem"?
- Tao dốt tiếng Anh một cây, coi hình là chính, nghe nhạc là phụ...!Mà thằng quỷ dịch, mày đừng có dụ tao khai ra "Tuổi thơ dữ dội" của tao, bà "Mê-Dollar" nhà tao mà nghe thấy, bả...!
- Bả sao?
- Đâu có sao đâu mình.

Thím Ba liếc nhìn ông chồng già một cái sắc lẻm, rồi hối cậu cháu theo mình vào nhà ăn sầu riêng ướp lạnh.

Đôi vợ chồng Vân Lãng ngồi trong xe ăn sầu riêng.

Bạch Lãng tựa đầu vào vai Phạm Đình Vân mà nghe bản "Rồi cũng già" do đích thân nhạc sĩ Vũ Thành An biểu diễn:
"...!Ngày mai rồi mình cũng già, thân thể này sẽ tàn úa
Được thua thì cũng thế thôi, một tiếng yêu xin trao cho nhau..."
- Ê.

- Hửm?
- Đợi tôi đi theo nghen, đừng có ỷ lớn tuổi rồi bỏ tôi mà đi đầu thai một mình đó.

- Tôi với cưng hơn kém nhau có bao nhiêu đâu mà lo xa vậy?
- Dặn trước chớ, lỡ ông chán rồi không thèm gặp lại tôi ở kiếp sau sao.

- Tôi đầu thai tới đâu, tôi thương mình tới đó.

Chịu chưa?
- Dạ chịu.

Chồng...!
- Rồi, rồi, muốn ăn sầu riêng nữa phải không?
Shito và Kai đợi đôi vợ chồng già trong một nhà hàng thuộc khu du lịch sinh thái xanh mát, nằm ven một nhánh sông Gành Hào.

Trong quán đương phát bản nhạc "Nắng Hạ" do Kenny Thái trình bày.

Nửa năm đã trôi qua một cái vèo, tháng Bảy đã ngấp nghé ngoài thềm nhà.

- Biểu để dành bụng để bọn tôi được đãi cơm hai vị vậy mà hai vị lại đi ăn sầu riêng.

- Ăn cái gì cũng có thể giấu được, ngoại trừ ăn sầu riêng, phô-mai và các loại mắm Nam Phần.

- Bạch Lãng gãi đầu, cười trừ.

Sau bữa ăn, cả nhóm đến nhà xác mà Trần Cảnh Chiêu đang làm việc để tìm thi thể.

Họ vẫn chưa thể chắc chắn được cái xác này "đóng vai trò" hung thủ, nạn thân hay người thân của nạn nhân.

Họ đang để mắt đến một người.

Hy vọng người này chấp nhận giúp họ đưa mọi chuyện ra ánh sáng Công Lý.

oOo
Manuel Ngô đang chắp tay cầu nguyện trong Cung Thánh.

Y quỳ gối dưới chân Thánh giá, mắt nhắm nghiền và đầu hơi cúi.

"Cộp...!cộp...!cộp..."
- Anh đã trở về vòng tay Chúa rồi hả?
Người đàn ông mới tới không gật cũng chẳng lắc đầu.

Anh ta chọn một băng ghế gần sát bục giảng, rồi ngồi lặng thinh như pho tượng.

- Kỳ Anh.


- Sao?
- Tôi muốn biết anh đứng về phía ai.

- Tôi đứng về phía Thiên Chúa.

- Manuel Ngô dang tay, như thể đang lấy mạng mình ra bảo vệ Thánh giá.

Người đàn ông kia chắp tay thành hình ngọn tháp và đặt ở trên bàn.

- Mẹ anh hiện là Ma Soeur của một dòng tu Chúa Cứu Thế.

Sau cái chết của cha con anh, bà ấy đã ẩn mình nơi tu viện Công Giáo.

Hết người này lại tới người kia tới tìm y để khơi gợi lại dòng quá khứ mà y muốn vùi chôn đi mãi mãi.

Y đã nguyện dâng đời mình cho Thiên Chúa, buông bỏ dĩ vãng đau thương và đầy khuất tất phía sau, song...!
- Đứng ngoài ngó vào cũng được mà.

Xem cho biết mặt thôi.

Không nhờ nghĩa đệ của cha sáng trí để lại bó tóc và thẻ căn cước, chắc tới giờ Manuel Ngô vẫn nhìn cái tiểu bằng thái độ nửa tin nửa ngờ.

Theo như lời vị Tăng sĩ ấy thuật lại, đa số những tro cốt đang nương trú tại đây thuộc dạng thân nhân chối bỏ; lý do thì muôn hình vạn trạng, kể sơ qua thì do người quá cố mắc bệnh ung thư, dương tính với chất gây nghiện hoặc qua đời vì bệnh dễ lây nhiễm nên một số gia đình đoạn tình tuyệt nghĩa hoặc thiếu kiến thức mà chối bỏ việc chôn cất, cũng như tiếp xúc với thi hài.

Khi y hỏi ông về những chuyện lùm xùm trong Phật Giáo gần đây, người Tăng sĩ ấy phát biểu với hai hàng nước mắt:
"Đó là lý do mà tôi tu một mình.

Đấng Thế Tôn đã từng dự ngôn về thời Mạt Pháp, tức ứng với thời đại này.

Ngài ấy nói rằng Phật Giáo sẽ bị phá hủy từ bên trong; tức do những người cạo đầu đội lốt tăng sĩ hủy diệt Chánh Pháp.

Tiếp đó là nạn phá giới, nạn buôn Thần bán Thánh, nạn các Tăng - Ni không biết kính trọng nhau,...!"
- Anh đặt tâm trí nơi tôi được không?
- Xin lỗi.

Người đàn ông ấy lắc đầu, cười trừ.

- Một chuyến đi ngắn thôi.

Rất ngắn.

Manuel Ngô đành chiều theo ý của gã trai bảnh bao.

Ngày mốt y sẽ tham gia chuyến đi truyền đạo và từ thiện do hai người bạn đồng niên tổ chức; họ và y đã cùng nhau lớn lên trong khuôn viên ngôi trường dòng cổ kính.

Đáng ra Manuel Ngô không nên tin vào miệng lưỡi của con quỷ mặc âu phục kia.

Đã hai giờ trôi qua mà bóng dáng nơi mẹ y ẩn tu vẫn chưa thấy đâu.

Có vẻ gã cảm thấy tội lỗi, nên đã mua cho y một ly kem thơm ngọt.

Gã có xuất phát điểm gần giống như y, nhưng thay vì trở thành Cha xứ, gã lại biến thành quỷ sứ!
Trong lúc bản nhạc "Một đời yêu anh" do Ngọc Lan trình bày đang vang lên, gã chợt hỏi y rằng:
- Đến chùa Khánh Hỷ thấy sao?
- Chỉ thấy tro cốt là chính và vài nét kiểng vật.

- Trước khi hỏa thiêu xác của Thường Khán Cảnh, cha anh đã nhổ răng của anh ta để lưu lại bằng chứng nhận diện thân nhân...!Sao cái mặt ụ xuống một đống vậy?
- Anh nói làm tôi đau răng quá.

- Thích Quy Tâm vốn là pháp y, vì bị đồng nghiệp bức hại mà mất việc; ông ta cũng là người thụ lý việc giám định pháp y cho hai cái xác chết mà Thường Khán Cảnh bị đổ oan sát hại.

Cha anh vì điều tra vụ của Khán Cảnh mà có quen biết với ông ta, và đã được ông ta dặn rằng nếu Khán Cảnh chết bất đắc kỳ tử, hãy nhổ răng của anh ta trước khi đưa vào lò thiêu hỏa táng; còn nhắc thêm lúc hỏa táng nhớ quay phim lại để làm bằng chứng triệt phá đường dây giết người bịt đầu mối do quan chức sâu mọt cầm đầu.

Cuốn phim ấy hiện đang nằm trong tay Thích Quy Tâm, ông ta giấu ở đâu thì tôi không biết, chỉ biết rằng nó nằm trong tay ông ta.

Sau này tới lượt cha anh bị thủ tiêu, trước khi mất ông ấy đã nhờ nghĩa đệ cắt tóc và nhổ răng mình để làm bằng chứng nhận diện thân nhân; nhưng nghĩa đệ của ông ấy không nỡ nhổ răng, dù rằng nhổ răng sau khi ông ấy tắt thở hoàn toàn, nên chỉ cắt một lượng tóc vừa đủ rồi đem xác đi hỏa táng.

- Tại sao ông Tâm đi tu?
- Tôi chỉ biết rằng, sau khi Thường Khán Cảnh chết, hằng đêm ông ta thường ra công viên ngồi cho tĩnh tâm.

Một hôm nọ, trong lúc đang phát cơm cho những người vô gia cư, một ông khất sĩ đã khiến cho ông ta buông bỏ tất cả chỉ với một câu nói: "Nghiệp là Quả, Quả là Nghiệp, cả Quả và Nghiệp đều đã trả hết, còn vương vấn gì mây bay hay không động?" Ngôi chùa mà ông ta đang tu hành là chùa của người khất sĩ đó, ông ta lấy một phần gia sản của mình ra mua lại.

Hai thầy trò cùng nhau tinh tấn trên con đường Phật học được bảy, tám năm, thì thầy ông ta viên tịch; từ đó tới nay ông ta sống một mình, lánh xa bụi trần và đau khổ thế gian.

Mất thêm một tiếng đồng hồ nữa mới ngôi trường dòng ấy.

Hai bên đường rợp lá me bay, hương Thu thoang thoảng trong không khí hãy còn oi nồng của tháng cuối hè.

"Xịch."
Manuel Ngô đứng ngoài cổng ngó vào ngôi trường dòng có lối kiến trúc thời Pháp thuộc.

Nơi sân trường trồng rất nhiều hoa phượng vỹ, muồng bò cạp, me tây và bàng.

Trước cổng trường có mấy gánh hàng rong nhỏ xinh, mỗi gánh bày bán các món ăn chơi quen thuộc và có giá rất bình dân.

Một đứa bé mặc đồng phục trường dòng đương đứng đợi dì bán bánh cuốn thối tiền bỗng cất giọng hỏi thăm Manuel Ngô.

- Ủa Cha? Cha mới chuyển công tác tới đây ạ? Sao con không biết mặt Cha...!
Manuel Ngô chúm chím cười, rồi làm dấu Thánh và cất tiếng "Amen".

Cậu bé lễ phép đáp lại y hệt như những gì mà y đã làm, rồi cúi chào và nhanh bước rời đi trước khi bị các Soeur phát hiện.

Sợ rằng đứng lâu sẽ dễ gây ra chuyện phiền phức, Manuel Ngô bèn trở vào trong xe ngồi đợi mẹ mình.

Người đàn ông kia thấy y trở vào thì hơi nhếch miệng cười, rồi cúi mặt châm một điếu xì-gà.

Nửa tiếng đồng hồ đã trôi qua, hình bóng mẹ y vẫn không thấy đâu cả.

Y bèn kêu Cừu Đen mau chóng rời khỏi đây.

Tuy không gặp được mẹ mình, nhưng bù lại y đã có một chuyến dạo chơi đổi gió tuyệt vời.

Y thầm cảm ơn người bạn ấu thơ đã trích quỹ thời gian trong ngày cho y.

Xa lộ thưa thớt xe cộ.

Những chiếc xe vận tải hạng nặng trông như những con rết sặc sỡ lao đi vun vút trên mặt đường.

Xen kẽ với chúng là những chiếc xe bán tải, xe hơi gia đình đa dạng kiểu dáng, màu sắc và thương hiệu.

Manuel Ngô đếm được lượt đi, lượt về cả thảy có mười mấy chiếc xe; so với mọi ngày thì hôm nay quá ít.

Xe bắt đầu đi xuống hầm chui; những ngọn đèn vàng cam thi nhau hắt thứ ánh sáng ấm áp xuống mặt đường hãy còn thoảng hương nhựa mới.

Từ hồi nãy tới giờ, anh bạn ấu thơ luôn nhìn vào kính chiếu hậu và hơi quay đầu lại nhìn về phía sau.

Manuel Ngô có linh cảm hai người đang bị theo dõi, bàn tay y siết chặt cây Thánh giá đeo nơi cổ, y cố xua tan đi mọi ý nghĩ bất tường trong đầu mình.

- Anh là Mục sư Tin Lành trái khoáy nhất trong cuộc đời tôi.

- Miễn không trái ý Thiên Chúa là được.

Manuel Ngô giở Kinh Thánh ra đọc.

Bên tai anh ta là tiếng cô Ngọc Lan hát bài "Nhớ anh mà thôi" do nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt từ ca khúc "Je ne pourrais jamais toublier", đây là lời Việt thứ hai của ca khúc này.

"...!Đời anh như giấc mơ
Nên em không muốn kéo anh la đà..."
Chữ "Đà" vừa chấm dứt, chiếc xe mà hai người đương đi bỗng bị ép sát vào lề.

Chưa kịp hoàn hồn chi sất, hai người trông thấy những loạt đạn nã thẳng vào xe của họ như trận mưa đá đập vào mái tôn.

- Kính chống đạn...!- Người đàn ông vỗ vai Manuel Ngô mà cười đắc ý.

- Có bọc thép không?
- Có.

Ăn ở hiền đức quá nên phải ráng đổ tiền trang bị tận răng.

Toán sát thủ ấy ném một bọc chất lỏng vào mui chiếc xe đắt đỏ của gã Cừu Đen.

Rất tiếc Manuel Ngô không phải là nhà hóa học, nên chỉ biết mập mờ rằng đó là một dung dịch có thể xói mòn cả kim loại.

- Xuống xe ngay lập tức.

Trước khi dung dịch quái quỷ ấy khiến cái xe nổ tung.

- Bịt mũi lại.

Cần thì...!lấy bao nylon trùm đầu lại để bảo vệ mắt.

- Đã rõ, thưa Mục sư.

Mỗi người đạp tung cánh cửa xe bên phía mình, rồi lao ra khỏi xe.

Manuel Ngô vừa chạy vừa bắc tay làm loa mà kêu mấy tiếng cảnh báo nguy hiểm.

Bên cạnh y, Cừu Đen gọi điện báo cảnh sát và lực lượng cứu hộ.

Nhưng không còn kịp nữa...!
Chiếc xe đã phát hỏa sau lưng hai người, liếm tới phần đuôi của chiếc xe vận tải mười tám bánh và phần đầu của chiếc xe bảy chỗ gần đó.

Không thể bỏ mặc được, hai người bèn quay trở lại giúp đỡ mọi người thoát khỏi cái hộp sắt nóng như hỏa lò.

Hai bên lề đường, xe cộ tắp vào đều như vắt tranh; một số người làm nghề xây dựng đem đồ nghề tới giúp đỡ những người mắc kẹt trong xe thoát thân.

Trên đầu họ, ba chiếc trực thăng đang bay tới.

"Phừng."
oOo
Đáng ra Chúa Nhật này Trần Cảnh Chiêu đã cùng với mẹ đi lễ, nhưng một vụ án mạng đã xảy ra trên địa bàn mà anh đương sinh sống đã ngăn cản dự tính của anh.

Cựu chủ tịch đảng Thái Bình Thạnh Trị ngồi khoanh tay trên băng trường kỷ cẩm lai mà ngó nhóm cảnh sát địa phương và đội điều tra trên Sài Gòn xuống.

Một cái xác bị hủy dung tắp vào sau hè cụ tự bao giờ không biết, mà sáng nay cụ đi chặt dừa nước mới phát hiện ra.

Khi thấy nó, cụ bình tĩnh gọi cho cảnh sát địa phương xuống giải quyết, rồi gọi tiếp cho bà con chung quanh nhờ giúp đỡ, sau rốt mới đi ra mở cổng đón mọi người.

- Ba sọc ngang này có nghĩa là gì vậy?
- À, là quẻ Càn, tượng trưng cho Trời.

Nhiều nơi gọi là quẻ Kiền.

- Mạnh Cường giải thích cho người bạn vô thần hiểu.

- Cậu treo gương Bát Quái nhớ đặt quẻ Càn ở trên, quẻ Khôn ở dưới nghen.

Trong khi đó, cụ chủ nhà đang trả lời các câu hỏi của một viên cảnh sát địa phương.

- Nhà này hổng có mất gì hết á.

- Có đó cụ.

Suýt nữa là cụ mất mạng rồi á.

- Tôi thấy cậu đùa giỡn có duyên vậy thì nên nghe bài "Nguyệt ca" do Trịnh Công Sơn phổ từ thơ của Bùi Giáng cho hợp lẽ.

- Ông cụ cười nửa miệng.

Bài thơ "Nguyệt ca" nói về chu kỳ hành kinh của phụ nữ!
Trần Cảnh Chiêu nhún vai, rồi cùng cộng sự tiến hành mổ xác.

Anh không thích gây thiện cảm với người khác ngay từ lần đầu gặp mặt, bởi lẽ anh rất sợ bản tính vị bụng của mình sẽ khiến mình bị phân tâm dẫn tới kết quả của bản giám định bị sai lệch.

Không có dấu hiệu trương phình do ngâm nước lâu ngày, cũng chẳng có vết cá rỉa thường thấy.

Ngoại trừ toàn thân ướt sũng nước, cái xác này không có lấy một dấu hiệu của việc chết trôi hay đã chết lâu ngày.

Hung thủ ắt phải là người thông thạo con nước địa phương, nên mới tính được giờ nào nước lên, giờ nào nước rút để cái xác "trôi ngẫu nhiên" và tắp vào sau hè nhà ông cụ thất thập cổ lai hy.

- Có ai tới nhà của cụ gần đây không?
- Có.

Ký giả Sương Tuyết, tới phỏng vấn tôi về chuyện tranh cử tổng thống sắp tới và quan niệm cá nhân về tình hình kinh tế Nước nhà.

- Thái độ anh ta thế nào?
- Tên sao, người vậy.

- Sau cuộc phỏng vấn, anh ta về liền hay nán lại chơi?
- Tôi rủ anh ta đi thăm chợ quê, rồi mời anh ta ở lại dùng cơm chiều.

Anh ta có phụ tôi khiêng mấy bó lá dừa xuống nhà bếp và khìa lòng gà.

- Anh ta có ra sau hè không?
- Có.

Là tôi mời anh ta ra sau hè coi tôi sao trà, chớ không phải là do anh ta ngỏ lời xin.

- Anh ta có ngó ngang ngó dọc hay hỏi thăm về cách thức xây nhà không cụ?
- Không.

Hoàn toàn không.

Tờ soạn Canh Tân giao chủ đề gì thì anh ta phỏng vấn chủ đề nấy.

Không hề đề cập đến những chủ đề có liên quan tới bản thân tôi.

- Phù...!- Viên Thùy thở hắt ra.

Anh gỡ mắt kính xuống, rồi lấy khăn vải mềm trong túi ra lau tròng kính.

- Tôi biết các cậu đã truy đuổi dấu vết hung thủ trong chuỗi án mạng này suốt năm năm qua, và chẳng thu được kết quả gì....!Uống nước dừa xiêm không, khát thì cứ lấy dao chặt uống.

Mấy cây dừa tôi trồng thuộc giống dừa lùn nên không làm khó làm dễ các cậu đâu.

Sau buổi khám nghiệm tử thi, lực lượng cảnh sát địa phương đưa thi thể về nhà xác.

- Chừng nào tôi mới được phép gọi người tới tẩy uế vậy?
- Dạ, bác ráng chịu khó đợi thêm một tuần nữa.

Công việc xong xuôi bọn con mới dám tẩy uế giùm bác.

Ông cụ hết nhìn mảnh vườn nhà mình, lại đưa mắt sang phía cảnh sát địa phương và tổ trọng án.

Cụ thở hắt ra, rồi chán chường chắp tay sau lưng đi lên nhà trên ngồi nghỉ mệt.

Nơi chiếu nghỉ cầu thang, cậu điều tra viên da trắng như bông bưởi đang đứng nghe điện thoại; hình như cậu ta không có ý định đi lên lầu lục soát.

Trần Cảnh Chiêu ngó thấy Tào Việt Bân đứng xớ rớ nơi chiếu nghỉ cầu thang thì kêu:
- Anh Cồ, tới tôi hỏi cái này.

- Sao lại đặt biệt danh này cho tôi?
- "Cồ" trong "Korea".

Tào Việt Bân thôi bực mình.

- Anh Cồ, anh muốn ăn mỳ cay, phở, hủ tíu hay cơm tấm?
- Bạc Liêu nổi tiếng món hủ tíu bò kho phải không?
Trần Cảnh Chiêu cười cười mà không đáp.

- Vậy thì đi ăn hủ tíu bò kho.

Tôi biết một quán vừa bán bò kho, vừa bán sa-tế, bò viên và xương.

Ai muốn ăn gì tùy thích.

- Mạnh Cường đôn vào.

Bản nhạc "Mưa Sài Gòn, nắng Cali" do Ngọc Lan trình bày vang lên trong không gian tầm tã mưa bay, chợt khiến lòng lữ khách nhớ cố hương đến cồn cào gan dạ.

- Bị áp thấp nhiệt đới nên mưa suốt cả tuần nay.

- Mạnh Cường vừa vắt chanh vào tô hủ tíu sa-tế, vừa càu nhàu với đám bạn đồng nghiệp; cậu trai Đại Hàn cũng kêu một tô hệt hắn.

- Mới thấy ổng "ráo hoảnh", quay qua quay lại làm mưa tiếp.

- Áp thấp nhiệt đới à? - Viên Thùy và Trần Cảnh Chiêu đồng thanh hỏi, rồi thi nhau ho khù khụ vì bị sặc ớt.

...!
Đặng Xương Tuyết nhận thư mời thẩm vấn từ tay anh bạn pháp y.

Hôm nay trời không mưa, nắng vàng rót mật xuống mảnh đất Bạc Liêu dấu yêu.

Cậu Ba hăm hở đi làm vườn; theo sau lưng cậu là "gạc-̣đờ-co" Hai Tín.

- Anh biết không...!Nếu tôi để tâm đến những lời bàn tán về mình và "đứa con tinh thần" thì chắc có lẽ tôi sẽ không bao giờ viết được một dòng chữ nào nên hồn.

Mình làm sao họ cũng chê sai, kém cỏi.

Nhưng tới chừng tôi hỏi phương pháp khắc phục thì họ nín thinh, giả lả lảng sang chuyện khác.

Tôi mà đề cập tới vấn đề gì thì tôi sẽ nêu lên phương pháp khắc phục cho vấn đề đó.

Tôi không trốn tránh sự khiếm khuyết và non dại của bản thân.

Tôi luôn sẵn lòng tiếp thu mọi ý kiến mà bạn đọc gởi tới.

Và tôi sẽ từ chối ghi nhận những lời chửi bới mà rỗng tuếch phương pháp khắc phục, chỉ đặc sệt sự vô văn hóa và chụp mũ bừa bãi.

- Cho nên anh mới có nhiều kẻ không ưa...!
- Cụ Trần Dần đã từng đặt thơ rằng, "Tôi có thể mặc thây ngàn tiếng chửi tục tằn.

Trừ tiếng chửi sống không sáng tạo."
- Có ai đã từng trách anh đã nhận xét sai một người chưa?
- Nhận xét vốn đã mang hàm ý phiến diện.

Miệng tôi nói, kiểm chứng nơi anh.

Nếu thấy tôi nói mười thì hết bảy chuyện có thật, anh nhận xét sao về tôi?
- Trung thực, nhưng mắc phải chứng tin người thái quá hoặc là...!cái nhìn vẫn còn rất nông cạn.

- Rất chính xác.

Vậy nếu tôi nói mười thì hết mười chuyện có thật, nhận xét của anh sẽ thay đổi ra sao?
- Tôi sẽ hoài nghi anh.

Bởi tôi không thể nào tin nổi trên đời này lại có người dốc hết tâm can mà trao Sự Thật cho bàn dân thiên hạ một cách miễn phí.

- Và họ sẽ cho rằng tôi chắc được thế lực nào đó hậu thuẫn nên mới dám mạnh miệng như vậy...!Nhận xét đó chỉ đúng với đám "làm chính trị", còn tôi thì không.

- Đường của anh đi trong tương lai, anh có thể tiết lộ cho tôi biết được không?
Đặng Xương Tuyết nhìn xuống tờ thư mời thẩm vấn, hơi nhếch miệng cười buồn, đoạn đáp:
- Hãy trải qua mọi cơn đau trong cuộc sống.

Rồi có lúc anh sẽ thành nhà văn.

Nhà văn ấy không "Hoan hô" ai cả.

Chỉ một lòng vì Nước với Nhân dân.

- Anh đang làm thơ hả?
- Làm thơ cũng là một dạng bản năng gốc...!Đi luôn bây giờ được không?
- ...!Được.

Trần Cảnh Chiêu chở gã văn sĩ điên tới sở cảnh sát Cây Sứ.

Dọc đường đi, chàng pháp y hỏi han gã trai ấy đủ điều, và gã trai ấy tận tình giải đáp tất cả.

Đưa anh bạn thiết tới sở cảnh sát xong, Trần Cảnh Chiêu đến điểm hẹn gặp nhóm của Thường Khán Bình; không biết cố tình hay ngẫu nhiên, họ lại chọn đúng căn homestay đối diện nhà cậu thiếu gia họ Vệ, tiền mướn hình như hơn một ngàn mỗi tháng, không biết họ lấy đâu ra tiền để trả đây...!
- Mày đang nghe bài gì vậy?
- Bây giờ tháng mấy?
- Tao hỏi mày ông Tuấn Ngọc đang hát bài gì?
- "Bây giờ tháng mấy" của Từ Công Phụng.

- Ghẹo được thằng bạn Nội Thành xong, Lê Đức Hoàng ôm bụng cười thích thú.

- Tao nỏ có thấy mắc cười chi hết.

Tao chỉ muốn bộp cho mày vài bạt tai thôi con.

- Tao giỡn mà mày hổng vui thì kệ mày.


Tao vui là được rồi.

Trần Cảnh Chiêu chưa vào nhà mà đã nghe hai người cãi lộn om sòm.

- Tôi có nấu bún riêu.

Ăn hông, múc cho một tô?
- Hổng mất tiền là ăn hà.

Tống Ngạn mời Trần Cảnh Chiêu vào phòng khách ngồi chơi, rồi nhanh chân xuống nhà sau bắt bún cho chàng pháp y và các bạn.

Tô bún riêu ngon ngoài sức tưởng tượng của Trần Cảnh Chiêu; có một vài tin tình báo cho anh hay bộ tứ này từng cùng nhau làm phụ bếp, bồi bàn cho các nhà hàng năm sao, nên chắc nhờ học lóm mà họ nấu ăn rất tuyệt.

- Có tổ chức chuyên phẫu thuật miễn phí cho trẻ em bị hở hàm ếch kêu tao tới sửa hàm.

- Tụi nó là trẻ em, còn mày là trẻ già.

Già khằn.

- Thường Khán Bình khơi mào cho cuộc chiến châm chọc thằng bạn thân.

- Ai mà tốt với mày dữ vậy? - Tống Ngạn hỏi.

- Hổng biết.

Tao mà biết tao chạy lại ôm hun người đó chụt chụt rồi.

- Tới chừng đó cần máu, tụi tao sẽ góp cho mày một miếng.

Mày máu B dễ truyền mà.

- Nguyễn Chí Công xen vào.

- Tao lấy máu tụi bây, lỡ nhập luôn mấy cái tính xấu của tụi bây chắc...!Ui chu choa mạ ơi, bọn mi muốn "bề hội đồng" tao hẻ?
Trần Cảnh Chiêu giả vờ lấy giấy lau miệng, kỳ thực anh đang ngăn cho mấy búng đồ ăn đang nhai dở trong miệng không trào ra ngoài.

Nếu anh nhớ không lầm thì trong tiếng Huế, "bề hội đồng" có nghĩa là "cưỡng bức tập thể".

- Sao anh không tham gia chương trình mổ miễn phí cho trẻ nhỏ?
- Ông tía tui ghiền đánh đề.

Ổng đánh riết tui phải nghỉ học đi chăn bò luôn.

Nên đâu có thì giờ tìm cách ghi danh cho tui mổ miễn phí đâu.

- Nhà mày hồi đó hình như te tua lắm hả? - Tống Ngạn nói xong, đứng dậy làm thêm tô bún riêu cho thằng bạn răng khểnh.

- Xíu nữa là nguyên nhà tao phải lên Thất Sơn trốn nợ rồi.

May nhờ ông tướng, ông tá nào đó ra tay tương trợ, nên tao mới được ăn học thành tài như vầy.

Tiếng của chàng trai chân quê nghe sao thật buồn, thật não; song chẳng ai cảm thấy thương cảm, trái lại còn có chút mắc cười.

- Nói thiệt, lúc đó trong đầu tao đã văng vẳng nhạc đầu phim "Tây du ký"...!
Tống Ngạn cao hứng hát nhạc chế:
- Đây hành lý con mang, đây là quyển sổ nợ...!
- Số tao hổng thua gì Mạc Đĩnh Chi.

- Ừ, mày giống Mạc Đĩnh Chi ở chữ "mạc".

- Nguyễn Chí Công vỗ vai thằng bạn miệng móm.

Ăn xong tô bún riêu, Trần Cảnh Chiêu cáo từ họ ra về.

Không một ai có biểu hiện đáng nghi hay thái độ kỳ quặc đủ để khiến anh lần tìm ra manh mối mới.

Anh muốn biết ai là người đã giữ lại hai cái răng của Khán Cảnh để người nhà anh ta dễ dàng trong việc nhận lại hài cốt.

Gần tới nhà ông cụ bị xác chết tắp vào sau hè hôm qua, trời đột ngột chuyển mưa, anh vội vàng ghé vào nhà cụ xin đụt mưa đỡ.

Cổng nhà không khóa, anh đành tự tiện bước vào, tự nhủ hễ nghe tiếng cụ ấy sẽ chạy đến xin lỗi ngay tức khắc.

Còn bây giờ thì đường đột đứng đây vậy.

Vị Tỳ-kheo kỳ lạ ấy đi chân đất, trên người mặc chiếc áo cà-sa hở một bên vai, tay trái cầm y bát bằng đất nung, dáng đứng thẳng tắp và rất mực trang nghiêm.

Đôi mắt của anh ta sáng quắc lạ thường, không ai tìm thấy một nét ưu tư hay sân si trong ánh nhìn.

Ông cụ vội vàng mời vị Tăng sĩ trẻ tuổi vào nhà dùng cơm chay với mình.

- Châu Lợi xuống núi tự bao giờ?
- Tôi có thể ra sau hè tụng kinh cầu siêu cho người đã khuất không?
- Được chớ.

Được chớ.

Sau cái cúi đầu và chắp tay xin phép gia chủ, Châu Lợi đặt y bát trên bàn ăn, rồi bước ra sau hè.

Trần Cảnh Chiêu nghe tiếng kinh cầu siêu rì rầm thì lòng thoáng ngạc nhiên.

Anh ra sau hè lặng ngắm vị Tỳ-kheo kỳ lạ ấy tụng kinh.

Ở trong nhà, ông cụ đã xào rau lang xong, giờ chỉ cần dọn cơm và rót nước tương vào chén làm nước chấm là hoàn tất bữa cơm.

Sự sơ sài và đạm bạc của bữa cơm đã khiến Trần Cảnh Chiêu vô cùng ngạc nhiên.

Anh ta tưởng người tên Châu Lợi kia sẽ nổi giận hay quở trách, ngờ đâu vị Tỳ-Kheo ấy lại ngồi ăn ngon lành.

- Bọn họ khác, tôi khác, xin thí chủ đừng nhọc tâm phân tích hay thắc mắc nữa.

Thấy Châu Lợi ăn sắp xong, ông cụ bèn đứng dậy đi rót cho anh ta một ly trà nóng.

Trong lúc đợi ly trà bớt nóng, Châu Lợi đem mớ chén dĩa ra sàn nước rửa sạch.

Anh ta quỳ một gối rửa chén, sẵn tay, anh ta rửa luôn thau chén cho ông cụ.

- Anh nghĩ gì về kinh sách?
- Thuộc trăm vạn câu kinh, nhưng không phải vì mong muốn tinh tấn trên con đường học Phật mà là muốn có vốn liếng tri thức để gầy dựng lòng tin với tín đồ hòng tìm cách gạt gẫm họ...!Thí chủ nghĩ sao?
- Nói vậy là...!
- Tôi học Phật theo kiểu thực hành theo những gì mà Ngài khuyên răn, không câu nệ vào kinh sách, vì chưa chắc gì những kinh sách ấy là của Đấng Thế Tôn.

- Anh cho tôi một ví dụ được không?
- Vào thời Đấng Thế Tôn hãy còn tại thế, có một vị Tỳ-kheo vì nghiệp quả tiền kiếp mà đầu óc hết sức đần độn, tu học bao nhiêu trả lại cho Thầy bấy nhiêu, nhưng ông ấy lại đắc quả A-La-Hán trước cả đại đệ tử của Ngài là tôn giả Ananda - Một người được mệnh danh là đệ nhất thi văn, phần lớn kinh sách trong Phật Giáo Nguyên Thủy là do tôn giả ghi lại cho hậu thế biết rằng Đấng Thế Tôn đã nói và làm những gì trước khi Ngài nhập diệt Niết Bàn.

Hỏi ra mới biết, tuy kém cỏi về mặt trí tuệ, trong đầu chỉ thuộc đúng một câu kinh, nhưng nhờ thực hành các Pháp mà Ngài truyền đạt luôn đúng phép và không bao giờ bê trễ, phạm lỗi mà ông ấy đã đạt được quả vị rất cao trong Phật Giáo.

- Vậy tu Phật phải thế nào mới đúng?
- Tôi đã nghe rất nhiều người ngoại đạo như thí chủ nói như thế.

Và đây là lần thứ mấy ngàn mà tôi phải nói cho họ hiểu.

Trước khi nhập diệt Niết Bàn, Đấng Thế Tôn đã căn dặn:
"....!Này Ananda, những ai sau khi Ta diệt độ, tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình nương dựa chính mình, không nương dựa một cái gì khác; dùng Chánh Pháp làm ngọn đèn, dùng Chánh Pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa gì khác, những vị ấy, này Ananda, là những vị tối thượng trong hàng Tỳ-Kheo của ta, nếu những vị ấy tha thiết học hỏi."
Nói tóm gọn lại, Đấng Thế Tôn dặn rằng: Hãy tự đốt đuốc mà đi.

- Tại sao hung thủ chính trong chuỗi án mạng này lại vẫn có thể sống nhởn nhơ suốt bao năm qua? Còn người vô tội phải thác oan mà còn mang tiếng hoang đàng, bất hiếu?
- Thí chủ không súc miệng, lại ham thích uống nước ngọt và ăn kẹo bánh nhiều đường.

Vậy xin hỏi chừng nào thí chủ mới bị hư răng tới mức nhổ bỏ?
- Tùy vào cơ địa.

Có khi nhanh có khi chậm.

Nhiều trường hợp tới già tới chết răng chẳng hư cái nào hoặc chỉ phải trám sơ vài chỗ, mặc dù không hề giữ kỹ hay đi khám răng thường xuyên.

- Nói cho người ngoại đạo như thí chủ hiểu, có thể ví Nhân quả - Báo ứng với việc hư răng; tùy thuộc Nhân duyên, Phước đức, Thiện nghiệp - Ác nghiệp của các tiền kiếp mình từng trải qua mà những gì ta gieo vào đời này sẽ nhận lãnh nhanh hay sớm, chậm hay là muộn.

Không thấy không có nghĩa là không có.

Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều cảnh tượng thê lương, tỷ như cha mẹ làm ác con phải lãnh đủ, phá đình phá miếu về sau gặp đủ chuyện tai ương,...!Tôi đã chứng kiến, đã quán sát, đã thực hành, đã kiểm chứng, nên tôi tin vào giáo lý của Phật Tổ.

Ông cụ vừa bước xuống sàn nước, vừa thủng thẳng nói:
- Nếu hung thủ sát hại con của người giàu có và có thế lực trong và ngoài nước, ắt tiến độ điều tra sẽ được đẩy lên rốt ráo hơn là mạng của dân thường.

- Ai mà độc miệng vậy thưa cụ?
- Thí chủ đã biết câu trả lời, sao còn bắt bẻ cụ ấy?
Trần Cảnh Chiêu lặng thinh.

- Thí chủ nếu cần tìm hiểu Phật Giáo để phục vụ cho mục đích điều tra - phá án, tôi xin thí chủ hãy tìm hiểu Phật Giáo Nguyên Thủy.

Hãy về nhà nghỉ trưa một giấc để xua tan ác niệm trong lòng, đừng buột miệng nói ra những lời lẽ có thể khiến thí chủ hối hận về sau.

- Lời khuyên của anh thật đúng đắn.

- Trần Cảnh Chiêu sờ vết sẹo sau đầu.

Ông cụ và Châu Lợi tiễn chàng pháp y đến tận cổng.

Thái độ của mỗi người hết sức bình thản, như thể họ đã thấu rõ tâm can đối phương, nên không một ai buộc cái chấp ngã nơi đầu môi chót lưỡi.

Chạy ra tới đầu lộ, Trần Cảnh Chiêu sực nhớ để quên điện thoại, nên hốt hoảng quành xe chạy lại nhà cựu chủ tịch đảng Thái Bình Thạnh Trị.

- Châu Lợi, thằng Mạnh...!
- Thưa thí chủ, tôi đã khuyên cậu ấy quay lại cõi Ta-Bà rồi.

Bởi lẽ trong tâm tưởng của cậu ấy chỉ tràn ngập lòng sám hối với người thân, chứ không phải là muốn đi theo con đường tu hành, nên đừng cố nhốt mình trong tấm áo cà-sa và giới luật nhà Phật nếu thân tâm không đặt nơi Niết Bàn.

- Cảm ơn Châu Lợi rất nhiều.

- Ông cụ quỳ sụp xuống, toan dập đầu lạy vị Tỳ-Kheo có gương mặt trang nghiêm ấy.

- Xin thí chủ đừng lạy tôi.

- Nhà tôi chỉ có một thằng con.

Nó bỏ đi tu thì hương hỏa nhà này ai lo đây? Tôi ráng sống tới bây giờ để giữ gìn của nả...!
- Một khi đã phát tâm thực sự thì sẽ là Ananda, còn nếu phát tâm vì tư lợi và trốn đời, kết cục dễ vướng vào Ma-Ba-Tuần như Đề Bà Đạt Đa.

Tôi thấy cậu ấy không hợp với cõi Thiền, nên quyết định đưa cậu ấy về lại cõi Ta-Bà.

Phật chỉ đến dẫn dắt với người hữu duyên, không đến với người vô duyên.

- Dạ, chừng nào tôi đón về được hả Châu Lợi?
- Điện thoại của thí chủ ở trên bàn, lấy rồi lại đây ngồi nghe cho đỡ mỏi chân.

Trần Cảnh Chiêu cười gượng, rồi bước tới lấy điện thoại.

- Sắp tới kỳ An Cư Kiết Hạ, nên tôi phải xuống đây gặp thí chủ giải quyết cho xong chuyện...!Thí chủ đây còn muốn hỏi tôi chuyện chi?
Ông cụ bèn lên nhà trên cắt tỉa cây cảnh để Châu Lợi và Trần Cảnh Chiêu thong thả nói chuyện riêng.

- Đức tin xuất phát từ Duyên Nghiệp, đừng cố cưỡng cầu người khác theo đạo mình, mà cũng đừng có hạ bệ đức tin của người khác để đề bạt đức tin của mình.

Tôi không phải là giáo dân, nên chẳng hiểu hay biết một tí gì về Công Giáo.

Thí chủ không phải là Phật tử, càng cố giải thích giáo lý nhà Phật cho thí chủ hiểu, càng tổ gieo thêm Duyên xấu cho đôi bên.

- Tôi thấy anh là một người....!
- Lời lẽ sắc xảo không đủ chứng tỏ trí huệ của một người.

- Anh đọc được ý nghĩ của tôi?
- Tôi biết thí chủ đang cố gắng tìm câu trả lời.

- Châu Lợi chỉ tay lên bầu trời chuyển mưa xám xịt.

- Tâm thí chủ hiện thời hệt như màu trời kia.

Ánh nắng soi sáng linh hồn của thí chủ là Thiên Chúa và Đức Mẹ Maria, không phải Phật Tổ hay các vị Bố-Tát.

Hãy đến nhà thờ tìm một người Cha xứ giải đáp những uẩn khúc trong lòng mà thí chủ hằng canh cánh bấy lâu nay.

Tốt hơn là cứ giả vờ bông đùa vô duyên để moi ra sơ hở đặng tìm thấy tình tiết mà mình muốn.

Một lần, hai lần thì không sao; khi con số đếm vượt quá ngưỡng hai bàn tay, thí chủ sẽ mất rất nhiều thứ mà mình từng có.

Châu Lợi mỉm miệng cười thật hiền, rồi chắp tay "nửa bên" mà cúi đầu chào Trần Cảnh Chiêu.

Đoạn xoay lưng rời đi một mạch.

Không biết tự bao giờ, có một tờ giấy nhỏ nhét trong túi áo của Trần Cảnh Chiêu.

Anh mở ra đọc thì thấy:
"Hãy đến chùa Khánh Hỷ để gặp Thích Quy Tâm."
oOo
Có người tới gặp Phạm Thành Nhân, không mang theo quà cáp, mà cho cậu ta một mớ bòng bong mệt óc.

- Khỏe không?
Nhớ tới lời ngoại dặn, nên Phạm Thành Nhân nín thinh, chỉ khẽ gật đầu.

- Tôi là con trai của ngoại anh.

Phạm Thành Nhân sửng sốt đến độ hai mắt trợn trừng.

- Giỡn thôi, giỡn thôi...!Mẹ ruột tôi là người đồng tính nên sinh ra xong bỏ lại tôi cho cha tôi nuôi.

Bà ta từng là bạn làm ăn của cha tôi.

Phạm Thành Nhân đăm chiêu suy nghĩ.

Liệu đây có phải là kế "Giương đông kích tây" nhằm dụ mình nói hớ không?
- Bà ta đang tìm tôi để nhờ giúp đỡ.

Thú thật với cậu, tôi...!không có rảnh.

Phạm Thành Nhân thở phào nhẹ nhõm.

Nhìn gã trai này sao mà cậu có cảm giác vừa bệnh hoạn vừa đểu cáng vừa chẳng đáng để tin tưởng; nên việc gã từ chối giúp đỡ bỗng dưng làm cho cậu mừng rỡ cực điểm.

Hai người kết thúc cuộc trò chuyện nhanh đến mức khiến các viên cảnh sát trực phòng bất ngờ.

Không quá mười phút.

Dăm ba câu hỏi "lệch khớp răng", người này hỏi thì người kia không trả lời, người kia nói thì người nọ chỉ gật đầu gượng gạo cho có.

Cấp Trên kêu tài xế chạy tới nhà Vệ Thanh.

Sau lần ghé nhà Thẩm Hạc Hiên bất đắc dĩ, hai người không còn liên lạc với nhau nữa.

- Thanh, tôi xin lỗi cưng, đi ăn cơm với tôi nghen?
- Tại sao lại gạt tôi?
- Có gì đâu mà cưng cảm thấy khó chịu.

- Kỳ con khỉ khô.

Anh biết tôi với thằng chả là kẻ thù không đội trời chung...!
- Cưng nói vậy là phản khoa học rồi.

Trên đời này làm gì có nhiều vòm trời, chỉ có một mà thôi, và nhớ là nhờ có khí quyển mà nó có màu xanh da trời.

- Anh pha trò nhạt hơn nước ốc...!
Cấp Trên chợt gửi cho Vệ Thanh ca khúc "Tình khúc rã rời" do Tuấn Dũng trình bày.

Lời Việt do nhạc sĩ Nguyễn Duy Biên viết từ ca khúc "Unchained melody"; ngoài phiên bản Việt hóa này ra, còn có "Đợi em về" của nhạc sĩ Lữ Liên, "Mãi mãi yêu anh" - Không rõ nhạc sĩ,...!
Rốt cuộc Vệ Thanh cũng đồng ý đi ăn với Cấp Trên.

Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, hắn không muốn đặt trọn niềm tin lẫn con tim vào ai cả, nên việc kết bạn với một gã tâm thần không ổn định đã khiến hắn nghi ngờ bản thân.

Vừa đẩy cửa vào, bản nhạc "Right round" do đôi nghệ sĩ Kesha và Flo Rida trình diễn đã xông đến tai Vệ Thanh.

Chủ nhà hàng kiêm quán bar này rất biết điều nên đã cách âm cho tòa nhà của mình.

Hai người gọi chung món, nhưng uống Cocktail khác nhau.

Cấp Trên có vẻ đang sầu muộn chuyện riêng, nên ít nói hơn thường ngày.

Như thế càng tốt, hắn có thể yên tĩnh dùng bữa và không bị đau đầu vì giọng nói cợt nhả của gã trai tóc bạch kim.

- Tâm trạng tôi hệt như ca khúc đang phát đấy...!
- Tôi không biết tên của nó.

- Là "How I feel" do Flo Rida trình bày.

Cấp Trên ngắm bức tường bể cá một đỗi, rồi quay lại hỏi Vệ Thanh:
- Nếu như cưng có một món nợ tinh thần, cưng muốn người đó trả cho mình như thế nào?
...!
Đêm đó, Phạm Thành Nhân bị mất ngủ.

Cậu ngồi thu lu trên chiếc giường tầng số Ba.

Trên đầu cậu, Lương Hảo đã ngủ say; ơn Trời anh ta không ngáy như hai ông Ôn Thần kia, người đâu mà hiền từ lúc thức cho tới lúc ngủ vậy nhỉ?
- Mất ngủ hả cậu?
- Dạ...!
- Băng nhạc "Tiếng hát Thanh Thúy 6" ghi rõ tác giả lời Việt của ca khúc "Đàn trong đêm vắng" là nhạc sĩ Huỳnh Anh.

Nếu như là của nhạc sĩ Văn Phụng thì cụ ấy đã bắt đền cô Thanh Thúy từ lâu rồi.

- Người đàn ông mà cậu nghi là "cớm" ấy bỗng khơi gợi đề tài.

Nhưng cậu không còn tâm trạng nghe nhạc nữa:
- Anh ơi.

- Chi cậu?
- Anh nghĩ em có thể thoát nạn được bao nhiêu phần trăm?
- Tùy thuộc người đứng sau "cao" hay "thấp".

Phạm Thành Nhân nghe mưa rơi ngoài song cửa sổ mà khóe mắt cay cay.

Cậu nhớ những đêm trốn nhà đi chơi khuya với đám bạn, cả những lần họ rủ rê cậu vào vũ trường và sòng bài do cha chú họ mở ra.

Có một lần cậu về rất muộn, và đã suýt vỡ tim mà chết khi thấy bà ngoại ngồi chơi dương cầm trong phòng khách tối hù; cậu vẫn còn nhớ như in giai điệu và tên bài hát "Áo em Thu vàng", nam danh ca Elvis Phương và cố danh ca Ngọc Lan hát bài này rất hay.

Bất giác, cậu buột miệng hát:
"Mặt trời đổ muôn tia nắng
Sao ngỡ như áo em mang năm xưa
Anh nhớ da em màu trắng và bàn chân bước trên Thu vàng..."
- Gắng giữ mồm giữ miệng trong khoảng thời gian này để còn có cơ hội được trả tự do.

- Anh Cả nhoài người sang giường cậu căn dặn.

- Em...!biết rồi...!
Sáng mai luật sư sẽ tới thảo luận với cậu về cách thức hầu tòa, cũng như là hướng dẫn cậu đối phó với người nhà nạn nhân.

Phạm Thành Nhân nghe đâu vị luật sư già rất "cao tay ấn" trong việc hùng biện và bảo vệ thân chủ; tới nỗi có người mỉa rằng nếu kim đồng hồ nghe ông cụ tranh luận cũng sẽ tức đến mức mà quay ngược chiều.

...!
Rất tiếc, ông cụ luật sư bỗng đột ngột rút lui, để cho một người đồ đệ tới thông báo cho Phạm Thành Nhân hay.

Gia đình cậu đùng đùng nổi giận, toan kiện luôn cha luật sư già còn "ngựa chứng", nhưng bà ngoại can rằng chỉ tổ khiến cho kẻ thọc gậy bánh xe được phen cười nhạo hả hê nên người nhà của cậu mới chịu xuôi xị, bỏ qua.

Phạm Thành Nhân cố nén tiếng khóc, mặc dù chuyện này đã nằm trong tiên liệu của bà ngoại, song cậu vẫn buồn đến mức muốn khóc òa cho hả cơn căm phẫn.

Cậu luật sư chợt thấy thương hại người thanh niên đáng tuổi em trai mình, nên góp vài lời an ủi:
- Thầy tôi bị...!nên thầy không muốn giúp cậu.

Để tôi liên lạc với sư huynh, nhờ anh ấy đứng ra hùng biện cho cậu.

- Sư huynh của anh ở đâu?
- Ở núi Thất Sơn, An Giang.

Ảnh đương tu học trên núi Phượng Hoàng.

- Chúa ơi! Chừng nào luật sư mới hạ sơn?
Cậu luật sư cau mày suy nghĩ, rồi mở điện thoại kiểm tra hộp thư và tin nhắn.

Một lúc lâu sau, cậu ta mừng rỡ reo lên:
- Ảnh xuống núi rồi.

Hiện đương ở nhờ nhà của một hiền huynh Hòa Hảo.

Phạm Thành Nhân cắn môi.

- À, bề ngoài của ảnh khá giống một Yakuza, nên mong cậu chuẩn bị tinh thần trước nghen?
Câu nhắc hờ của cậu luật sư trẻ tuổi càng khiến cho tâm trạng Phạm Thành Nhân thêm rối như tơ vò..

Bình Luận (0)
Comment