Thời gian trôi qua, dường như ông ta đã nhận ra gì đó, con mắt trợn to như chuông đồng.
Bởi vì sốt ruột, thậm chí ông ta còn nói lắp: “Cái này, cái này!”
Bạch Nhất Nặc bày xong vị trí của cái đĩa cuối cùng, thu tay về. Đúng lúc này, một màn hình lớn khác đằng sau cô sáng lên.
Bạch Nhất Nặc nhìn thấy hình dáng trên tranh, thở phào nhẹ nhõm, trong lòng cảm kích nhân viên kia đã giúp cô.
Trên màn hình lớn xuất hiện một bức tranh cổ.
Những giám khảo không hiểu ban đầu nhìn thấy bức tranh cổ này xong thì như nhận ra điều gì, thay đổi thái độ lười biếng lúc trước, lập tức cúi đầu xem món ăn trước mặt.
Bây giờ, ánh mắt của bọn họ không giống như đang nhìn đồ ăn mà như đang ngắm báu vật hiếm có nào đó.
Khán giả nhìn thấy bức tranh cổ trên màn hình lớn, gãi đầu một cái, cực kỳ khó hiểu: “Những giám khảo này đang làm trò bí hiểm gì thế?”
Đúng lúc này, có người bỗng nhiên tỉnh ngộ: “Tôi hiểu rồi! Mọi người nhìn hai cái màn hình lớn, một màn hình là tranh cổ, một màn hình là món ăn bà chủ Bạch làm. Hai cái màn hình này ứng với nhau đấy!!!”
Sau khi khán giả được nhắc nhỏ thì nhìn bên trái rồi lại nhìn bên phải, nhất thời mừng rỡ, cả mắt toàn là vẻ khó tin: “Vãi đạn, thực sự khớp với nhau kìa!”
Một khán giả chụp ảnh rồi tìm kiếm, tìm ra nhiều tin tức hơn: “Đây là “Võng xuyên đồ” của Vương Duy!”
Ngụy Học Quân nghe thấy khán giả nói, cố nén kích động, trịnh trọng gật đầu: “Đó đúng là võng xuyên đồ của Vương Duy.”
Như vậy món ăn trước mắt đã hiện rõ thân phận rồi.
Nó chính là – mô hình của võng xuyên đồ!
Hễ là người hiểu món ăn cổ thì không rời khỏi mô hình của võng xuyên đồ này.
Món ăn này có thể nói là truyền kỳ, không chỉ có lịch sử lâu đời, ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Quan trọng hơn, nó là một món ăn nổi tiếng đã thất truyền!
Bức tranh cổ này là do Vương Duy - đại thi nhân nhà Đường - vẽ, nội dung tranh là “biệt thự lớn” của ông.
Thời ngũ đại thập quốc sau khi nhà Đường diệt vong, một vị ni cô tên “Phạn Chính” vất vả tốn sức, chỉ dựa vào sức của một mình mình, lấy hình thức món ăn nguội để tái hiện lại bức tranh cổ này. Món ăn này không chỉ khiến thanh danh của Phạn Chính bùng nổ, còn khiến bà lưu danh sử xanh.
Nhưng bây giờ, không ai biết món ăn này được làm như thế nào, không ai có thể phục chế món ăn này.
Nhưng ngày hôm nay bọn họ lại nhìn thấy mô hình võng xuyên đố như bước ra từ trong tranh cổ!
Điều này làm cho tất cả mọi người vô cùng kinh ngạc.
Ngay cả An Án chờ đợi ở bên cạnh cũng nhìn chằm chằm màn hình lớn với vẻ sửng sốt.
Cả sân thi đấu lập tức sôi trào.
Bạch Nhất Nặc ở trong gió lốc nhưng cô vẫn trấn định, dường như hoàn toàn không bị ảnh hưởng, có trách nhiệm giải thích từng thứ: “Gò Hoa Tử, thung lũng Khổng Thành, làng Võng Khẩu, quán Văn Hạnh, dãy Cân Trúc, Mộc Lan Sài, bờ Thù Du, đường Cung Hòe, Lộc Sài, gò Bắc, hồ Y, đình Lâm Hồ, bờ Loan Gia, Kim Tiết, gò Nam, thác Bạch Thạch, quán Trúc Lý, ụ Tân Di, vườn Tất, vườn Thục.”
“Đây là hai mươi thắng cảnh.”
“Hai mươi món ăn này có thể làm món ăn độc lập. Nếu như ghép lại thì sẽ hình thành một món ăn mới, cho nên trước đó tôi đã nói có hai mươi mốt món ăn.”
Ngụy Học Quân nhìn cảnh quan hoàn chỉnh này, ngây ngẩn cả người: “Tôi nhớ tới lời người xưa miêu tả món ăn này: Sơn cốc quanh co, mây nước vờn quanh, rừng rậm trúc dài, đá cây lạ lùng, đình viên quán xá, không gì không hay.”
“Món ăn này có dãy núi vây quanh, rừng cây thấp thoáng, đình đài lầu tạ, nước chảy róc rách.”
“Trong thức ăn có núi sông, trong đĩa tràn đầy thơ ca.”
“Có người nói, món ăn này sở dĩ thất truyền, một nguyên nhân rất lớn cũng là bởi vì nó quá khó. Không chỉ phải chọn nguyên liệu, xử lý, thêm gia vị và tạo hình tỉ mỉ, còn phải dung nhập lâu đài đình các và núi sông cầu nối của biệt thự làm một thể, bày vào trong đĩa.”
“Không chỉ như vậy, cô còn phải hiểu thủ pháp bố cục phân hợp, cao thâm, khúc khủy, sáng tối, hư thực của nghệ thuật lâm viên. Nếu như không có tài nấu nướng và cấu tứ điêu liệu thì đã bó tay chịu trói. Trăm ngàn năm qua chỉ có một Phạn Chính tài nghệ cao siêu, trước chẳng có ai, sau cũng không bằng.”
Bây giờ cũng có người thử phục chế món ăn này nhưng dùng nước chát, bánh ngọt, trứng muối, hạch đào, chất lượng kém xa nguyên tác thực sự.
Còn hôm nay, Ngụy Học Quân lại nhìn thấy mô hình võng xuyên đồ hoàn chỉnh, chân thực, tinh xảo, xuất trần như vậy.
Nếu như nói long phượng trình tường xuất hiện khiến cuộc tranh tài này thêu hoa trên gấm thì mô hình võng xuyên đồ xuất hiện có thể nói cuộc tranh tài này đã không còn là một cuộc tranh tài nữa rồi.
Ý nghĩa của nó đã vượt xa khỏi hàm nghĩa mà một cuộc tranh tài có thể chứa đựng.
Ánh mắt ông ta nhìn Bạch Nhất Nặc trở nên phức tạp.
Ngày hôm nay qua đi, cô sẽ nổi tiếng thế giới.