Tiêu Nhiên Mộng

Chương 36

Từ hàng ngàn năm trước, khi trời và đất được hình thành đến nay, hợp rồi phân, phân lại hợp, thì khói lửa chiến tranh hỗn loạn chưa từng ngừng lại. Tổng trên đại lục có hơn hai mươi quốc gia, nhưng chân chính có tầm ảnh hưởng to lớn nhất với thiên hạ thì chỉ có ba.

Kì quốc, quốc gia hình thành trễ nhất trong ba nước, nhưng lại là quốc gia cường đại nhất. Quốc vương của Kì quốc Vệ Linh Phong, hiện hai mươi ba tuổi, là một nhân vật bí ẩn, tại nơi cung đình xem rẻ mạng người lại tàn khốc vô biên bộc lộ tài năng. Lúc ấy, Kì quốc vẫn là một tiểu quốc bị Duẫn, Thược quốc ức hiếp. Nhưng cũng chỉ trong ba năm ngắn ngủi, chinh chiến tứ phương, binh tướng là "Thiên giáp kì binh" càn quét thiên hạ, không có đối thủ, cuối cùng hình thành con đường gây dựng một quốc gia cường đại.

Duẫn, đại quốc đứng thứ nhì đại lục. Thực lực của Duẫn quốc vẫn chưa kém Kì quốc quá xa, nhưng sự tồn tại của một đại quốc thế này vẫn là một tai họa ngầm. Quốc vương Duẫn quốc Duẫn Thiên Ngạo nay sáu mươi hai tuổi, thân thể ngày càng xuống sức nhưng vẫn chậm chạp chưa lập thái tử khiến các thế lực trong triều Duẫn quốc ngầm chia thành hai phe phái. Trong lúc đại hoàng tử Duẫn Tử Viêm cùng tam hoàng tử Duẫn Tử Phục tranh giành gay gắt thì cơ thể Duẫn Thiên Ngạo càng ngày càng yếu đi.

Thược, là đại cường quốc thứ ba. Nhắc đến Thược quốc, bất luận là lãnh thổ quốc gia hay mức độ giàu có và đông đúc của nhân dân thì đều thua kém xa so với hai nước Kì, Duẫn. Để có thể trở thành một trong ba quốc gia giữ thế chân vạc trong thiên hạ đều phụ thuộc vào việc 'một người một mỏ quặng' là chính. Cái gọi là một người, không phải để chỉ vị hoàng đế Thược quốc đương nhiệm, mà là chỉ "Hắc mã thần tướng" danh chấn thiên hạ và cũng là hoàng thái tử Duẫn quốc — Phó Quân Mạc. Mà một mỏ quặng còn lại là chỉ quặng sắt Vân Sơn của Thược quốc, và cũng vì thế, bọn họ không ngừng sản xuất những món vũ khí hoàn hảo vô cùng.

Tại giữa nơi loạn thế này đây, mỗi ngày đều có một quốc gia bị diệt vong, thì tất cũng có những tân quốc thành lập. Ngoại trừ ba đại quốc Kì, Duẫn, Thược, xung quanh đều là những tiểu quốc không có năng lực tự bảo vệ mình, nên cũng đồng thời phải trải qua chiến loạn và nỗi khổ bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.

(Chỗ này phải nói rõ một chút là, nhờ sự bảo bọc hết mình của Kì Nhiên, nên mấy tháng qua, những nơi Băng Y đi qua đều là hai nước Kì, Duẫn. Ngay cả vùng đất bạo loạn giáp giữa hai quốc gia, Băng Y cũng bởi vì bị trực tiếp thu xếp trong xe ngựa "ngủ" mà không hề hay biết nên nàng cũng không biết bộ mặt thật của một thế giới đẫm máu tanh là như thế nào.)

Từ xưa đến nay, chiến tranh đều mang lại những tai họa vô cùng, những người chịu khổ sẽ không phải là những vương công dòng dõi quý tộc, mà sẽ chỉ là những dân chúng bình thường. Một quốc gia thành lập, sẽ không tránh khỏi sự diệt vong của quốc dân, càng không thể tránh tình trạng dân chúng rày đây mai đó khắp nơi, thậm chí là vận mệnh bị sát hại bi thảm.

Vậy nên, tại nơi loạn thế này, kẻ chịu khổ cũng được, người lương thiện cũng tốt, đều hi vọng có thể chấm dứt chiến tranh phi nghĩa, cho bọn họ một thế giới hòa bình.

Nhưng chỉ có những bậc trí thức nhân tài mới hiểu rõ, chấm dứt nỗi khổ loạn thế này chỉ có một cách duy nhất, đó là do một người kiệt xuất mượn sức chiến tranh vô tình hoàn toàn hủy diệt thiên cùng đại lục lúc bấy giờ, trùng kiến một thế giới mới.

Dựa vào tình thế thiên hạ ngày nay, kẻ thống nhất thiên hạ không nằm ngoài ba nước Kì, Duẫn, Thược. Nhưng đến Phó Quân Mạc cuồng vọng nhất cũng không dám tuyên bố bản thân có giữ vững được ngôi báu thiên hạ, vì những ai biết đều nói rằng, thiên cùng đại lục này đang ẩn giấu một vị bá chủ chân chính — Băng Lăng quốc.

Chẳng ai biết thủ đô Băng Lăng quốc nơi nào, quốc vương là ai, bởi bọn họ vĩnh viễn là sự mơ hồ bất định. Không ai dám bảo phải theo Băng Lăng quốc diệt trừ thiên hạ, vì mỗi một tấc đất của mỗi quốc gia đều có con dân của họ sinh sống. Chỉ cần họ muốn thì có thể trong thời gian ngắn nhất hủy diệt một đất nước, dù đó là một trong tam đại cường quốc.

Nhưng không rõ vì sao, bọn họ chưa bao giờ can thiệp quá sâu vào chiến tranh giữa các quốc gia, cũng không có dã tâm xưng bá thiên hạ. Chỉ cần không phải là chủ động gây xích mích, bọn họ sẽ như chưa bao giờ tồn tại trên thế gian này, lánh xa tranh đấu thế gian.

Nhưng mà, sự thật liệu có thực sự như thế? Nếu không phải, Băng Lăng quốc cho đến bây giờ vẫn là một truyền thuyết với người thế gian. Nếu phải, thiên cùng đại lục rối loạn đến thế này, nếu không phải do trở ngại về lực lượng, thì vì cớ gì lại không mong thống nhất thiên hạ trong tương lai không xa.

Người khát vọng hòa bình, kẻ một lòng đền nợ nước, người bừng bừng dã tâm ngày càng nhiều, cũng ngày càng bức thiết. Vì thế, trong chốn giang hồ, trong thiên hạ bắt đầu có lời đồn đãi.

Thanh long, Chu tước, Bạch hổ, Huyền vũ — trong thiên hạ, duy chỉ người sở hữu "Tứ thánh thạch" này mới có thể chạm tay được vào bí mật trăm năm của Băng Lăng quốc, bước lên thống nhất thế gian.

Không ai biết được lời đồn đấy dấy lên từ đâu, càng không ai có thể chứng thực rằng lời ấy có đáng tin hay không, chỉ là bởi đủ loại thị phi, nguyên nhân thiện ác, nên ai ai cũng đều tin như vậy! Liều mạng truy đuổi, cướp đoạt.

Ghi chép nguyên niên 1260 thiên hòa đại lục:

Tháng 5 năm 1260 Thiên Nguyên, Duẫn quốc cuối cùng chọn dùng chiến lược của tam hoàng tử, phát động hải chiến với đảo quốc xinh đẹp dồi dào — Đinh quốc. Song phương cử ra vô số tinh binh, tiến công bờ biển Tấn, người Đinh quốc nhờ vào thiên thời, địa lợi, nhân hòa, lấy ít địch nhiều cũng không lộ vẻ thất bại. Đại chiến liên miên đến tháng 7 năm 1260 vẫn ở thế giằng co.

Tháng 6 năm 1260 Thiên Nguyên, ba tiểu quốc phía đông tuyên bố quy về Kì quốc, lãnh thổ Kì quốc lại mở rộng, gần như có thế lực ngang với nước Thược đằng đông, nước Duẫn đằng tây.

Tuần giữa tháng 6 năm 1260 Thiên Nguyên, quốc vương Thược quốc chiêu cáo thiên hạ: trẫm gần đây cảm thấy thể hư khí nhược, không quản được mệt nhọc, quân chính đại quyền sẽ giao cho hoàng thái tử Phó Quân Mạc tiếp quản. Đến nay, quốc vương Thược quốc cơ bản đã đổi chủ.

Tháng 7 năm 1260 Thiên Nguyên, Duẫn quốc nhằm vào vùng đất nước nhỏ người đông phía tây, nhiều năm chiến loạn không dứt, mặt khác lại càng hung hãn ngang ngược. Thị Nguyệt, khi các quốc gia lao vào chiến tranh thì bỗng an tĩnh trở lại, hầu hết binh lính không đi đánh giặc mà là xuống ruộng làm nông, tiếng kêu khóc của phụ nữ, trẻ em lại không hề có. Trái lại, phóng mắt nhìn chỉ có khói bếp lượn lờ, kéo tơ dệt vải, tiếng cười quấn quít, thật là một cảnh tượng êm ấm hòa thuận.

Năm 1260 thiên nguyên..
Bình Luận (0)
Comment