Tiểu Thanh Cam

Chương 5

Tôi và Tân Lam quen biết đã lâu, cô từng tới nhà chúng tôi ko biết bao nhiêu lần, không cần khách sáo gì. Tôi trực tiếp mang cô đến gác lửng của mình. Tấm thảm lần trước bị mưa làm ướt sớm đã giặt sạch phơi khô, trải trước cửa sổ một lần nữa.

Tôi và Tân Lam thoải mái ngồi trên thảm, ánh nắng nghiêng nghiêng chiếu vào, thật ra hơi nóng. Tôi đơn giản xuống lầu lấy hai chai nước đá và một dĩa trái cây mang lên để trước mặt tôi và Tân Lam.

Tân Lam lấy miếng dưa hấu lạnh cắn một cái, thở ra một hơi dài: "Trấn Lộc Tự thật sự nóng quá chừng, vừa ẩm vừa nóng".

Cái này thì tôi đồng ý hết mình, liên tục gật đầu. Trấn Lộc Tự chỗ nào cũng tốt, đông ấm xuân ôn hòa, chỉ có mùa hè quá nóng, rất dễ làm người đổ mồ hôi ướt cả người.

Cả mùa hè đều dính nhớp, hơn nữa ve cũng nhiều, ồn ào gì đâu.

Tân Lam ăn xong miếng dưa hấu, lấy cái túi giấy trước đó cô để ở một bên đưa cho tôi: "Xem thử nè".

Tôi nhận lấy, túi giấy cầm rất nặng tay. Tôi nhìn cô nàng một cái, mở túi ra.

Mới đầu tôi không kịp nhận ra trong túi là cái gì. Rút từ bên trong ra một cái hộp dài, tò mò mở ra thì thấy bên trong là một bộ cọ vẽ màu nước, có dài có ngắn, có to có nhỏ.

Tôi không nhịn được sờ sờ, thân bút trơn nhẵn, lông cọ ở phía trước chạm vào cảm giác rất thích.

Trong túi còn có một bộ màu vẽ và một ít dụng cụ vẽ khác. Tuy rằng tôi không am hiểu lắm về những thứ này, nhưng vẫn biết đây là thương hiệu màu vẽ tốt nhất.

(Xin hãy đọc truyện ở trang chính chủ. TrυУÊиωκÏ① là lũ khốn chuyên ăи ℃ắρ).

Lúc này tiếng của Tân Lam vang lên: "Một năm không gặp, ngay cả sinh nhật cũng không về được. Mình nghĩ đi nghĩ lại đành phải tặng cho Lộc Lộc nhà chúng ta một món quà xin lỗi vậy".

Món quà này thật quá đắt tiền, tôi ko biết có nên nhận hay không.

Tôi giương mắt lên nhìn Tân Lam, Tân Lam lại cười với tôi: "Đây là tiền mình tự kiếm được để mua quà cho Lộc Tiểu Bảo của chúng ta".

Hốc mắt tôi nóng lên thấy hơi buồn, Tân Lam đột nhiên nhéo mũi tôi, trêu ghẹo: "Sao thế, cậu còn cảm động đế muốn khóc hở?"

Tôi bứt rứt một lúc, nói với cô: "Mình xin lỗi".

Hè năm ngoái hai đứa tôi cãi nhau đợt đó hoàn toàn là do tôi tùy hứng. Về sau cũng không có nói xin lỗi chính thức với cô mà chỉ tùy tiện lướt qua.

Tân Lam không để bụng buông mũi tôi ra: "Đều là chuyện đã lâu rồi, cậu không thử xem hả". Cô chĩa cằm vào tay tôi ra hiệu tôi thử họa cụ trong tay.

Tôi lấy màu vẽ ra xé mở bao bì, mở hộp ra, bóp một ít màu lên khay màu rồi lại lấy một thùng nước nhỏ ngâm rửa cọ. Dựng giá vẽ lên xong, ngồi nghiêm chỉnh trên băng ghế hỏi cô: "Cậu muốn mình vẽ cái gì?"

Tân Lam nghĩ một lát nói: "Cậu muốn vẽ cái gì thì vẽ cái đó đi".

Chính tôi cũng không biết vẽ cái gì, sau khi đặt bút liền mặc sức vẽ linh tinh.

Thật ra thì tôi chưa từng được bồi dưỡng chuyên ngành qua, vẽ tranh là sở thích khi rảnh rỗi. Tôi học mấy cái khác rất chậm, chỉ có trên mặt hội họa mới biểu hiện ra một chút thiên phú, thế là nó đã trở thành sở thích của tôi một cách tự nhiên.

Khi tôi vẽ Tân Lam cũng không nhàn hạ, câu được câu chăng trò chuyện với tôi.

"Lộc Lộc cậu muốn vào thành phố chơi không, mình dẫn cậu đi nha?"

"Không được," Tôi nói: "Mấy bữa nữa mình và ông nội sẽ đi một chuyến".

Tân Lam ngập ngừng một chút mới hỏi: "Đi... Nhà họ Đường hở?"

Tôi gật đầu.

Tân Lam nhíu mày.

Nhà họ Đường mà cô nói chính xác là nhà của ông nội. Ông nội họ Đường tội họ Lộc, chúng tôi không phải ông cháu ruột.

Tôi là được ông nội nhặt về.

Ông nội có một cháu trai nhỏ hơn tôi hai tuổi, tên là Đường Trình. Năm nay thi đậu đại học, nghe nói là một trường đại học tốt có tiếng tăm. Trong nhà làm cái gì mà gọi là lễ tạ sư, còn mời ông nội nữa. Ông nội muốn dãn tôi đi một chuyến.

Hồi nhỏ tôi cũng không phải chưa từng tới nhà chú Đường. Có ấn tượng với người em trai đậu đại học kia, nhưng đều là ấn tượng xấu.

Lúc trước ông nội đưa tôi vào thành phố ở để đi học, muốn để nhà chú Đường nhận nuôi tôi, làm anh trai của Đường Trình.

Tôi ở nhà chú Đường được hai năm, nhưng mà nhà chú ấy không muốn nhận nuôi tôi vì tôi rất ngu ngốc.

Tôi miễn cưỡng ở lại thành phố học hai năm không thể theo kịp trình độ. Ông nội đành phải đón tôi về trấn Lộc Tự học lại. Tôi cũng chỉ cố gắng theo học, khi thi chuyển cấp phổ thông còn thi rớt phải học lại một năm, là một học sinh cấp 3 lớn tuổi.

Tôi không có ấn tượng tốt với trường học, năm ngoái cũng là bởi không muốn đi học đại học mà cãi nhau với Tân Lam.

Tân Lam rất hiểu những chuyện xảy ra với tôi. Khi tôi còn nhỏ năng lực học tập yếu, luôn không theo kịp với người khác, lại họ Lộc chứ không phải họ Đường nên luôn bị người ta bắt nạt, nói rằng tôi là đứa con hoang bị khuyết tật này nọ. Là Tân Lam đã vung vẩy đôi tay nhỏ bảo vệ cho tôi. Rõ ràng cô nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng lại săn sóc tôi giống như một người chị lớn vậy.

Tân Lam đứng dậy đi tới sau lưng tôi, xoa xoa đầu tôi: "Đi thì đi thôi, có chuyện gì thì gọi cho mình".

Tôi gật đầu một cách nghiêm túc.

Tân Lam đột ngột hỏi: "Vừa nãy lúc ở trước nhà cậu, ừa thì... cái người mà tiễn cậu về là ai á?"

"À, ảnh tên Phổ tiên sinh, là ông chủ tiệm sửa xe mới mở trên trấn".

"Sao hai người quen nhau vậy?"

"Máy kéo của ông nội bị hư, mình đem đi sửa, khéo làm sao đến tiệm mà ảnh mở".

Tân Lam ồ một tiếng, tôi dừng bút nhìn cô nàng: "Làm sao vậy?".

Tân Lam sờ cằm, nói: "Không có gì, chỉ cảm thấy người đó hơi dữ".

"Dữ á?". Tôi rất ngạc nhiên: "Có à?".

Phổ tiên sinh cũng xem như là người rất hòa nhã chứ. Chỉ là không thích nói chuyện với ít biểu cảm.

Tân Lam cau mày, lại buông ra: "Thì là một loại cảm giác á".

Tôi không để ý lắm: "Nhất định là cảm giác của cậu bị sai rồi".

Tân Lam xoa mặt tôi: "Hay ha, ăn cây táo rào cây sung".

Tôi cười hì hì.

Tân Lam không ở chỗ tôi lâu lắm, một lúc sau thì đứng dậy về nhà. Tôi tiễn cô tới cửa, cô dặn đi dặn lại tôi một hồi mới đi.

Sau khi trở về phòng thật không có chuyện gì làm, tôi vẽ tiếp bức tranh đã được một nửa. Cứ như vậy ngồi kéo dài hết cả buổi chiều. Chờ khi tôi vẽ xong, mặt trời sáng trắng bên ngoài đã trở thành màu cam ấm áp, không khí nóng đã tản đi rất nhiều, chân trời xa xa có ánh sáng yếu ớt.

Tôi đặt bút xuống duỗi lưng một cái, lui về sau mấy bước nhìn tác phẩm mới của mình.

Ừm... tôi phóng tay vẽ ra một bức "Phổ tiên sinh dắt chó".

Mà thật ra trọng điểm trên tranh vẫn là câu hải đường cao lớn, Phổ tiên sinh và Cà Chua chỉ là tô điểm thêm. Chẳng qua tôi có lòng riêng muốn bức tranh đẹp hơn một tí nên vẽ mùa xuân hải đường nở rộ, cả một mảnh trắng hồng phơn phớt.

Trong một vùng hoa hải đường phấn hồng có Phổ tiên sinh hờ hững dắt chó đi dạo, ánh sáng đỏ nhạt bên ngoài cửa sổ chiếu xuyên qua giữa kính thủy tinh rọi vào hoa hải đường, trông yên bình tươi đẹp đến khó tả.

Kỳ lạ, tôi hơi khó hiểu, sao lại vẽ Phổ tiên sinh nhỉ? Mặc dù Phổ tiên sinh có dung mạo đẹp đáng để vẽ vào tranh nhưng mà con chó vườn Cà Chua kia tuyệt đối không được, nó là một con chó xấu xí.

(Xin hãy đọc truyện ở trang chính chủ. TrυУÊиωκÏ① là lũ khốn chuyên ăи ℃ắρ).

Tôi nghĩ mãi mà không ra, bụng lại ùng ục hai tiếng rất ư hợp thời điểm. Nén lại tâm tư, tôi dọn dẹp cọ và màu vẽ, mấy bước đi xuống lầu đúng lúc thấy ông nội trở về đẩy cửa viện vào nhà.

Người còn chưa thấy mà đã nghe tiếng ông truyền tới: "Lộc Lộc, mau ra đây xem ông nội mang gì cho con nè?"

Tôi nghĩ bằng đầu ngón chân cũng biết chắc chắn là quà vặt do Trương A Bà làm.

Trương A Bà là một người có tài nấu nướng rất lợi hại. Cụ thể chính là bà rất giỏi làm mấy món rau muối. Từ sốt nấm đông cô cho tới chân gà ngâm chua Trương A Bà đều luôn làm ngon hơn người khác.

Lần này món ông nội mang về là một hũ củ cải cắt lát muối chua nhỏ. Ông cố ý cầm tới lắc lắc trước mắt tôi.

Tôi nhận lấy hũ nhỏ, hỏi: "Ông nội ăn cơm chưa?".

Ông nội xua tay: "Con làm cho mình ăn đi, ông đi xem TV".

Tôi gật gật đầu cũng không thấy ngạc nhiên. Tự nấu một tô mì, khai vị bằng củ cái lát muối chua kia. Tôi gắp một ít ra, để phần còn lại vào tủ lạnh.

"Lộc Lộc, máy kéo sao rồi con?".

Tiếng của ông nội vọng tới từ phòng khách hòa với tiếng cãi vã của phim truyền hình giờ vàng. Tôi thò đầu ngó một cái, ông nội đang xem một đoạn kinh điển "Phó Văn Bội đừng trốn trong đó nữa, tôi biết bà có ở nhà", vô cùng say mê.*

Tôi thu hồi ánh mắt nghĩ ngợi. Tôi cũng không biết máy kéo ra làm sao, Phổ tiên sinh cũng không nói với tôi. Tôi lấy điện thoại ra muốn gửi tin nhắn cho anh lại nhận ra mình không có hỏi số liên lạc của anh.

Chết chưa, rốt cuộc hôm nay tôi đã làm những việc gì thế?

Bấy giờ giọng nói hoài nghi của ông vang lên: "Sao vậy Lộc Lộc?".

Tôi đành thật thà nói: "Con cũng không biết ạ, ông chủ không có nói rõ. Chỉ nói trong tiệm của ảnh thiếu vài linh kiện, mấy hôm nay không sửa xong được".

Ông nội đáp: "Vừa khéo mấy ngày nay nghỉ ngơi".

Ông nội đột nhiên đổi giọng: "Có phải cô nhóc nhà họ Tân về rồi không? Hồi tối này trên đường về ông nhác thấy nó".

Tôi húp một ngụm mì, lúng búng nói: "Về rồi ông ơi, chiều nay còn tới tìm con".

"Nhân lúc mấy hôm nay không có việc gì, kêu Tân Lam dẫn con đi mua mấy bộ quần áo đi".

Động tác ăn mì của tôi khựng lại: "Mua cái gì, đồ của con còn nhiều mà".

Ông nội tắc lưỡi một cách ghét bỏ: "Mỗi hè đều là áo thun quần soóc nón che nắng, cộng thêm một đôi sandal tơi tả. Mặc tới mặc lui một kiểu ông nội nhìn cũng thấy ngán".

Tôi: "Nếu không thì sao nha, không phải con đều là phong cách kinh điển mát mẻ mùa hè sao?".

Ông nội nói: " Không chỉn chu".

Tôi hơi mờ mịt trong chốc lát, không hiểu lắm ý nghĩa của cụm không chỉn chu này là gì. Nhìn thử cái áo thun tay lỡ của mình, lại ngó qua ông nội cởi áo khoác chỉ còn lại cái ba lỗ, rốt cuộc ai mới không chỉn chu chứ?

Tôi không đáp lại, húp mấy cái hết tô mì, rửa chén dọn dẹp sạch sẽ xong thì đi ra phòng khách ngồi xuống bên cạnh ông.

Ông nội đã chuyển kênh, giờ trong TV là chương trình truyền hình. Ông chỉ vào một nam sinh ăn bận đẹp đẽ trong đó, chậc chậc cảm khái: "Lộc Lộc con học theo người ta xem," Nói xong còn đạn giá tôi từ đầu tới chân: "Tuổi bé tí mà không mô đen xíu nào".

Quần xanh lá tất đỏ của người thì rất mốt phải không!?

Ông nội thiệt là vô lý, tôi đứng lên rót cho ông ly sữa ấm, trịnh trọng để trước mặt ông sau đó lên lầu.

Tiếng ông nội truyền tới: "Ai thèm uống sữa chứ, đây là đồ cho mấy đứa nhỏ như con mới uống!".

Tức cái mình!

- Hết-
Bình Luận (0)
Comment