Hôm nay là kỷ niệm một năm ngày cưới của tôi và Lục Trạm.
Hai tháng trước anh đi công tác nước ngoài, rõ ràng có chênh lệch múi giờ nhưng 8 giờ sáng hôm nay anh vẫn cố tình gọi điện thoại cho tôi, nhắn đã mua tặng tôi loài hoa tôi thích nhất, bảo tôi tối nay ra sân bay đón anh.
Quả nhiên vừa mới đặt điện thoại xuống, chuông cửa bỗng vang lên.
Tôi đi ra mở cửa, anh chàng giao hoa tươi cười nói: “Chào cô, chúc cô và chồng kỷ niệm ngày cưới vui vẻ, trăm năm hạnh phúc.”
Trên tay anh ấy là chín bông hồng trắng.
Tôi nhận hoa, cười đáp: “Cảm ơn anh.”
Sau khi đóng cửa, tôi cắm hoa vào trong bình, tay mân mê cánh hoa.
Thật ra tôi không thích hoa hồng trắng.
Hoa hồng trắng rất mềm mại nhưng cũng rất dễ héo tàn.
Hoa hồng trắng là loài hoa chị tôi, Lư Thanh Thanh thích nhất.
Và trong suốt một năm qua, cái tên này lại luôn thuộc về tôi.
Điện thoại đặt trên bàn cứ kêu liên tục, đây là số điện thoại tôi chưa bao giờ lưu nhưng lại hằn sâu trong lòng.
Số điện thoại tôi từng dùng mười năm.
Hiển nhiên người ở đầu dây bên kia rất sốt ruột, cuối cùng, khi điện thoại kêu tới lần thứ ba tôi mới ấn tắt rồi gửi tin nhắn qua.
“Em đến ngay đây.”
Mặc thêm áo khoác, rời khỏi khu chung cư, đây là khu chung cư cao cấp nhất Hải Thành, ở cửa có máy quét gương mặt, bảo vệ quen mặt từng chủ hộ, tươi cười chào tôi: “Cô Lục, ra ngoài đấy à?”
Tôi mỉm cười, gật đầu, đi ra ngoài qua mấy khúc cua cuối cùng tôi cũng trông thấy chiếc xe màu trắng dính đầy bùn đất đỗ ở ngã rẽ.
Mở cửa ghế lái phụ ra, có mùi t h u ố c lá gay mũi xộc tới.
“Chị đừng hút nữa.” Tôi ngồi xuống, mở cửa sổ ghế lái phụ: “Trạm không thích mùi t h u ố c lá đâu.”
Người ngồi trên ghế lái quay đầu lại, nói: “Sao em không chịu nghe máy của chị vậy?”
Tôi lặng đi: “Sáng nay Trạm kêu người mang hoa tới, lúc chị gọi em đang nói chuyện với người giao hoa ở cửa.”
“Ồ.” Chị ấy dập tắt đ iếu th u ốc: “Hoa gì thế.”
Tôi im lặng một lúc: “Hoa hồng trắng.”
Chị ấy bật cười: “Anh ấy vẫn còn nhớ chị thích hoa hồng trắng nhất.” Nói xong chị ấy quay qua nhìn tôi: “Tiểu Triệt, em nói thử xem, năm đó em nghỉ học, không thi vào học viện điện ảnh đúng là phí của trời.”
Chị ấy mở cửa sổ bên phía mình: “Đợi sau khi chúng ta về với vị trí vốn có của mình, hay là em đi học lại đi. Chị sẽ cho em t iền, đi p h ẫ u t h u ậ t t h ẩ m m ỹ, học khoa biểu diễn, biết đâu em lại trở thành người nổi tiếng thì sao, cũng tốt hơn hẳn việc bưng bê trước đây.”
“Không cần.” Tôi nhỏ giọng: “Giới giải trí quá phức tạp.”
Chị ấy phì cười: “Phức tạp thì sao? Trước kia ban ngày em đi bưng bê, buổi tối lại tới quán h át bán r ư ợ u, chẳng phải cũng bị khách khứa sờ mó sao? Làm nghệ sĩ.” Chị ấy cười, nói tiếp: “Biết đâu sau này em lại được anh chàng độc thân hoàng kim nào đó để mắt tới thì sao, được bao nuôi, chẳng phải tốt hơn trước sao?”
Tôi không dám tin nhìn chị ấy.
Chị ấy ngừng lại, ho vài tiếng, làm mặt quỷ rồi nói: “Ôi chao, chị đùa chút thôi mà, em có cần nghiêm túc như thế không?”
Nói xong chị ấy vừa vặn chìa khoá khởi động xe, vừa lẩm bẩm: “Trước kia em không thế này, ngày trước chị có đùa quá trớn hơn nữa em cũng sẽ cười với chị. Một năm qua em diễn nhập vai quá nên quên mất bản thân là ai rồi phải không?”
“Có lẽ vậy.” Tôi quay đầu lại, nhìn gương mặt giống mình như hai giọt nước trước mặt: “Chị.”
Đúng vậy, người trước mặt chính là người chị sinh đôi của tôi.
Một người chị, hai năm trước thậm chí tôi còn không biết đến sự tồn tại của chị ấy.
Bố gồng gánh nuôi tôi khôn lớn từ nhỏ, qua lời kể của ông tôi biết người mẹ sau khi sinh tôi chưa được bao lâu đã ngoại tình với một doanh nhân giàu có tới đó làm ăn, sau khi nhanh chóng ly hôn, bà đã tái giá với người đàn ông kia.
Lần nào nhắc tới mẹ, bố cũng nổi trận lôi đình.
Ông có vẻ đẹp trời sinh, hồi trẻ cũng là một người đẹp trai có tiếng, năm ấy nghe nói ở nhà máy đã có không ít cô gái theo đuổi ông.
Nhưng với ông, chuyện mẹ tôi ngoại tình đã trở thành một nỗi sỉ nhục cả đời khó quên.
Thời bấy giờ, trong một vùng quê nhỏ bé, ngoại tình rất dễ bị mọi người biết được.
Mẹ tôi và doanh nhân giàu có kia đã chuyển đến thành phố của ông ta sinh sống, còn bố tôi đã trở thành câu chuyện làm quà khắp làng trên xóm dưới.
Mọi người đều bắt đầu thêu dệt, thêm mắm dặm muối câu chuyện ông đi b ắ t g i a n, người này truyền miệng người kia, dần dà, ngay cả ông cũng không còn kiêng dè nữa.
Lần nọ, có một công nhân cười nhạo ông trước mặt mọi người: “Là một tên thái giám nên vợ mới chạy mất.” Ông không chịu nổi, lao vào đ ánh người ta, không những phải bồi thường rất nhiều t iền th uốc m en, mà còn bị nhà máy cho nghỉ việc.
Sau khi mất việc, ông càng thêm chán chường, bắt đầu uống r ư ợ u mua say, c ờ b ạ c, lếch thếch, lần nào say sỉn ông cũng cầm tay tôi rồi ch ửi m ắng người mẹ tôi không biết mặt kia.
Từ nhỏ tới lớn, chưa bao giờ ông đ ánh tôi.
Lúc say quắc cần câu, ông luôn nắm tay tôi rồi nói: “Tiểu Triệt, con gái của bố, may là con giống bố.”
Ông cũng từng quen bạn gái, khoảng thời gian đó, dường như ông đã bắt đầu phấn chấn hơn, cũng chủ động đi tìm việc mới.
Năm lớp 11, ban ngày đi học, buổi tối tôi lại làm thêm kiếm t iền ở quán ăn, trả nợ cho bố, hay tin ông đi tìm việc tôi rất vui.
Ông bảo tôi, bạn gái mới của ông là một người thật thà chất phác, giỏi giang. Đợi khi nào ông lấy bà ấy, tôi có thể yên tâm học hành, không cần đi làm nữa.
Ngờ đâu chưa được vài tháng, công trường lại xảy ra sự cố, có một công nhân t ử v ong, ông và các công nhân khác đi tìm chủ thầu và chủ đầu tư bàn chuyện, sau cùng hai bên xảy ra xô xát.
Ông lại đ ánh nhau, lần này nghiêm trọng hơn, không chỉ mất việc mà còn vào đồn cảnh s át.
Lúc nhận được điện thoại, chạy vội tới đồn cảnh s át, tôi nghe thấy bạn gái của bố đang chống nạnh đứng ở cổng cục cảnh s át ch ửi đổng.
Tôi không biết đã xảy ra chuyện gì, chỉ nghe thấy bà ấy mắng ông là kẻ l ừ a đ ả o.
“Chẳng phải ông hứa sẽ mua nhẫn vàng cho tôi sao? Đã không có t iền còn đòi kết hôn, đúng là không biết xấu hổ!”
Sau đêm hôm đó, bà ấy chấm dứt sạch sẽ với bố tôi.
Kể từ đó về sau, ông luôn trong tình trạng r ư ợ u chè c ờ b ạ c be bét. Do uống r ư ợ u trong một thời gian dài cộng thêm ăn uống không điều độ ông ngày càng phát tướng, tóc cũng bạc đi rất nhiều, gương mặt lão hoá, cũng không nhìn ra được vẻ đẹp khiến người ta siêu lòng thời trẻ của ông nữa.
Năm tôi học lớp 12, ông lại đ ánh nhau với người ta, lần này ông không giành được ưu thế, lúc tôi ba chân bốn cẳng chạy tới b ệnh v iện, ông đang nằm trên giường b ệnh h ôn mê bất tỉnh.
Từ ấy, ông không rời b ệnh v iện nửa bước.
Lúc đó, người ta tới nhà đòi nợ, tôi sợ hãi trốn trong phòng bếp, tay nắm chặt con d a o r ự a.
Cuối cùng vẫn là bác hàng xóm báo cảnh s át, đám người đó mới chịu bỏ đi.
Bố nằm v iện cần người chăm sóc, t iền v iện hàng ngày, nợ chồng nợ, tôi bắt buộc phải đưa ra quyết định.
Tôi quyết định thôi học.
Sau khi nghỉ học, buổi sáng tôi ở v iện chăm bố, tối lại tiếp tục làm thêm ở quán ăn.
Sinh nhật hai mươi tuổi, Tiểu Khê từng làm thêm ở quán ăn tới tìm tôi, dúi vào tay tôi một tấm danh thiếp.
Cô ấy trang điểm xinh đẹp, nói với tôi: “Tiểu Triệt, cậu xinh đẹp thế này, đừng để lãng phí.”
Khi đó tôi thật sự rất cần t iền, nợ nần chồng chất đẩy tôi vào bước đường cùng, thế là tôi tới làm việc trong quán h át kia.
Họp lớp, tôi cũng không dám đi.
Năm đó tôi học ở trường chuyên lớp chọn, hầu hết bạn bè trong lớp đều đỗ vào các trường top, còn tôi lại đi bán r ư ợ u trong quán h át.
Tôi nghĩ, có lẽ đây là số mệnh của tôi.
Cho đến khi Lư Thanh Thanh xuất hiện.