Toang! Lộ Bí Mật Rồi!

Chương 41


Thời gian lặng lẽ trôi qua, thoắt cái bé Bắp đã sắp được 1 tuổi.

Lúc nhỏ còn giống cô, càng về sau các đường nét lộ rõ hơn thì lại giống anh.

Cũng may vì nhìn tổng hoà cả gương mặt thì vẫn giống cô nhiều hơn, chỉ khi nhìn ở góc nghiêng mới thấy giống anh.

Vì sinh non nên thời gian qua bé hay bị ốm, mỗi lần như thế là cả cô và Vân Anh đều lo lắng như đứng đống lửa như ngồi đống than.

Mỗi lần ốm cũng phải hơn 10 ngày mới khỏi, cô phải theo con vào viện liên tục nên cũng chưa thể đi làm lại.

Mới đây thôi chỉ vì mọc răng cửa mà ** cậu sốt liên miên, cô phải ôm con đi viện ngay trong đêm.

Người ta nghỉ sinh con 6 tháng còn cô đã nghỉ sắp tròn 1 năm rồi.

Lúc này cô mới thấy may mắn vì đã chịu khó tích góp tiền khi còn trẻ, cũng biết ơn bố mẹ rất nhiều vì ông bà đã hỗ trợ không ít.
Gần đây trên mạng nổi lên một trào lưu làm video ngắn, Vân Anh đã nhanh tay bắt kịp xu hướng tự mình lập một kênh nấu ăn.

Cô ấy không chỉ chia sẻ các món ăn mình nấu hàng ngày mà còn có cả món ăn dặm mà cô ấy làm cho bé Bắp.

Có rất nhiều người theo dõi cô ấy, chủ yếu là các mẹ bỉm sữa.
Cô ấy cho cả bé Bắp lên hình nhưng thường chỉ quay đôi tay nhỏ bé mũm mĩm đang bốc đồ ăn mà không để lộ mặt vì biết cô không muốn nhiều người biết đến con.

Những người theo dõi cô ấy đều rất tò mò về em bé, gần như video nào cũng có người bình luận mong sớm thấy bé cưng lộ diện.
Bé Bắp tập nói, cô kiên trì dạy bé gọi mẹ nhưng bé chưa gọi được.

Vân Anh thì toàn dạy bé gọi tên, thế nên bây giờ bé cứ bi bô An An, Anh Anh suốt ngày.

Nhưng điều kỳ lạ là chữ mẹ thì bé chưa gọi được mà lại gọi được chữ ông, chữ bà rất nhanh.

Bố mẹ cô nghe được qua video mà cười không khép được miệng.
Vốn dĩ ông bà định bay sang mừng sinh nhật 1 tuổi cho cháu nhưng đột nhiên lại có dịch bệnh bùng lên.

Cô chỉ nghe thoáng qua là dịch bệnh này bắt nguồn từ một quốc gia Đông Á, sau đó nhanh chóng lan ra toàn cầu.

Số người dương tính với bệnh càng ngày càng cao.


Ở vùng các cô sống mới chỉ ghi nhận số lượng ca bệnh khá ít, nhiều người còn khá coi thường, chính quyền cũng chỉ tuyên truyền qua loa nhưng mẹ cô nói ở trong nước đã cảnh báo về dịch bệnh rất nghiêm trọng, bảo cô đưa con về ngay.

Bố mẹ Vân Anh cũng gọi điện thúc giục mỗi ngày, bảo cô ấy phải về ngay.
Sắp xếp công việc, trả nhà, thu dọn đồ đạc, đặt được vé về thì cũng đã là chuyện của 1 tháng sau.

Lúc này dịch bệnh đã trở nên nghiêm trọng hơn, trong nước siết chặt quy định cách ly cho công dân nhập cảnh về từ nước ngoài.
Về nước tất nhiên là sẽ phải làm xét nghiệm, đi cách ly tập trung trước khi được về nhà.

Các cô được đưa tới một khu cách ly lớn có sức chứa hàng trăm người.

Mọi thứ đều được chu cấp đầy đủ bởi các chiến sĩ bộ đội và nhân viên y tế, bố mẹ cô còn gửi cả đồ vào nên các cô không thiếu thốn thứ gì.

Khi đi kiểm tra hàng ngày các nhân viên y tế còn hay khen bé Bắp dễ thương làm cô thấy rất hãnh diện.
...
Đầu năm nay, Hoàng Duy có một chuyến công tác nước ngoài giữa lúc dịch bệnh đang lan tràn khắp nơi, sau khi về nước thì anh phải đi cách ly tập trung theo quy định.

Anh được đưa tới đúng khu cách ly mà Thuý An, Vân Anh và bé Bắp đang ở chỉ sau họ vài ngày nhưng lúc này chưa ai hay biết về chuyện này.
Ngoài những lúc phải thực hiện lấy mẫu xét nghiệm, đo thân nhiệt ra thì hầu hết thời gian đều tự do.

Nhân viên y tế cho phép người dân được đi lại tập thể dục trong sân nhưng phải đảm bảo khoảng cách an toàn 2 mét với nhau.

Vì sợ con nhiễm bệnh nên Thuý An rất lo lắng, cô không dám bế con ra khỏi phòng nửa bước.

Thậm chí lúc ngủ cô còn mơ thấy con bị mắc bệnh mà giật mình tỉnh dậy, mồ hôi tuôn ra đầm đìa.
"Ngày nào mày cũng ôm rịt như thế thì thằng bé nghẹt thở vì mày mất thôi.

Tranh thủ mới sáng sớm ngoài sân đang vắng vẻ, bế con ra ngoài hiên cho nó thay đổi không khí chút.

Để tao đi trước xịt khử khuẩn xung quanh, mày bế con ra thôi"
"Có chắc là cách này ổn không? Con chưa đeo khẩu trang được tao lo lắm"
"Ổn, tao ngó nghiêng nãy giờ rồi sáng ra chưa có người mấy, có mấy người đang tập thể dục xa xa ngoài kia thôi, mình đứng trước hiên mà việc gì"
"Thế ra 15 phút thôi lại vào"
"Ừ, ngồi yên đó tao gọi thì ra"
Vân Anh cẩn thận cầm theo chai xịt khử khuẩn đi ra ngoài hiên xịt xung quanh trước, sau đó đi xuống sân, đứng cách xa hơn 2 mét rồi mới gọi Thuý An ra.

Cô ôm bé Bắp trước ngực, để con tựa đầu vào vai mình, cánh tay nhỏ xíu ôm cổ mẹ làm trái tim cô cũng muốn tan chảy.

Vân Anh thì đứng đằng xa làm trò nhảy múa, bé Bắp nhìn thấy thì vui vẻ cười toe toét.

Nghe tiếng con cười cô cũng nhẹ lòng đi rất nhiều, mấy ngày nay cô đã bất an thái quá rồi.
Hoàng Duy dậy sớm, mang khẩu trang rồi đi chạy thể dục.

Khu cách ly này có một hồ nước, chạy mấy vòng quanh đó cũng ổn.

Đang chạy thì anh bị thu hút sự chú ý bởi phía xa kia có một cô gái đang vung chân múa tay.

Phía trước mặt cô ấy là một cô gái khác đang bế một em bé, trông họ rất vui vẻ.

Nhìn bọn họ như thế anh chợt nhớ đến Thuý An và đứa con bé bỏng của hai người, trái tim lại nhói lên từng hồi.

Anh không mang kính, cô lại mang khẩu trang nên anh hoàn toàn không nhận ra cô vì cách nhau một khoảng sân rất lớn.

Không hiểu vì lý do gì mà anh cứ muốn nhìn họ thật lâu, cho đến khi họ bế em bé vào trong phòng rồi anh mới tiếp tục chạy.
Sau ngày đó, hôm nào anh cũng cố tình chạy bộ vào đúng giờ này nhưng không thấy họ bế em bé đó ra khỏi phòng nữa.
Ngày hết hạn cách ly, bố mẹ đã lái xe đến chờ sẵn để đón mấy người các cô.

Đang đi thì cô chợt nhớ ra quên một món đồ nên đưa con cho Vân Anh bế lên xe trước, còn mình quay lại lấy đồ.

Lúc cô đang đi ở sân thì vô tình bắt gặp Hoàng Duy.

Chỉ thoáng lướt qua, cô bịt khẩu trang, đội mũ lại trùm thêm khăn để che nắng nhưng anh đã nhận ra cô chỉ qua một ánh mắt.
"An? An? Là em sao?" anh run run cất tiếng gọi, không dám tin vào mắt mình.
Mỗi ngày anh đều mơ rằng mình sẽ gặp lại cô.

Anh đã tưởng tượng ra rất nhiều cảnh tượng khác nhau, nhiều địa điểm khác nhau mà họ có thể gặp lại.

Trên bãi biển, ở bến tàu, trong làng chài,...!nhưng chưa bao giờ nghĩ đến họ sẽ gặp lại nhau trong khu cách ly.


Gần 2 năm xa cách, anh nhớ cô da diết biết nhường nào, mỗi đêm đều phải nhờ tới thuốc ngủ mới có thể vào giấc nhưng sau đó lại mơ thấy cô trong đêm mưa ấy, lạnh lùng đóng cánh cổng lại không thèm nhìn mặt anh rồi giật mình tỉnh dậy.

Giờ đây được thấy cô đứng đây bằng xương bằng thịt, lòng anh vô cùng xúc động, mắt đã rưng rưng không biết từ lúc nào.
"An, anh đây.

Sao em lại ở đây? Em có khoẻ không?"
Anh toan bước đến thì cô lùi lại, giơ tay chắn trước mặt nói: "Xin lỗi, anh nhầm người, xin hãy giữ khoảng cách 2 mét".
Nhìn thấy anh, cảm xúc của cô cũng rất hỗn loạn.

Bất ngờ, tủi thân, tức giận, thương nhớ, sợ hãi trộn lẫn với nhau.

Nhưng lý trí nhắc cô rằng cô phải nhanh chóng rời khỏi đây, không thể để anh nhìn thấy bé Bắp.

"Được, anh không lại gần.

Nhưng anh không hề nhận nhầm, anh biết là em mà An.

Anh có chuyện muốn nói..."
"Em không muốn nghe" cô cắt ngang lời anh sau đó bỏ đi, nói cách khác là chạy thật nhanh ra cổng, lên xe nhà mình rời đi.
"An, An, em nghe anh nói, anh xin em đó" anh vội chạy theo cô nhưng không kịp, bất lực nhìn chiếc xe rời đi để lại làn bụi mịt mù.

Anh lại bỏ lỡ cô thêm một lần nữa rồi.
...
"Vừa nãy là thằng Duy à?" xe chạy được một đoạn xa rồi mẹ cô mới hỏi.
"Vâng" cô trả lời mà lòng còn chưa hết hoảng hốt, may mà bé Bắp đã lên xe từ trước, may mà cửa kính xe nhà cô đã dán chống nhìn trộm.
"Đúng là oan gia ngõ hẹp, đến chỗ này mà còn gặp nó.

Cái hồi con mới đi nó hay lảng vảng gần nhà mình lắm.

Có đợt còn đến trường Bông, Sữa để hỏi thăm.

May mà thằng Sữa lớn rồi biết giữ miệng, Bông nó biết ít chuyện nên mới không bị lộ ra" mẹ cô kể lại.
"Lão đó đấy hả? Đúng là chỉ được mỗi mã ngoài, tao chửi có oan đâu mày cứ bênh bênh" Vân Anh đang ru bé Bắp ngủ mà cũng phải chửi một câu cho hả dạ.
"Con đang rối quá, anh ấy nhận ra con rồi làm sao bây giờ?" cô ôm đầu, cố gắng điều chỉnh cảm xúc và nhịp thở.
"Không về nhà nữa.

Con nhớ cái vườn bưởi bố mua cho con lúc trước không? Vẫn còn nếp nhà cũ của chủ nhà, bố cho xây sửa rồi định sau này làm chỗ nghỉ cuối tuần nhưng còn chưa cải tạo lại cái vườn nên tạm để đó.

Đồ dùng cơ bản trong nhà đủ hết, trước mắt về đó nhé?"
Cô còn chưa đến nơi đó bao giờ, tất cả đều chỉ nghe bố cô kể, đến giấy sang tên cũng là bố đưa rồi cô ký chứ chưa từng hỏi tới.


Nhưng bây giờ cô cần một chỗ mà anh không biết để sống nên đó là sự lựa chọn tốt nhất.
"Vâng, được ạ.

Vậy nhà mình đến đó đi.

Vân Anh muốn đi không hay về nhà?"
"Cô chú có ở lại với mẹ con An không ạ?"
"Chú còn chạy đi chạy lại được chứ bây giờ hai đứa Bông, Sữa đều đang học online, bố mẹ lại không được nghỉ nên cô phải lo cho hai đứa" mẹ cô nói.
"Không sao đâu mẹ, con tự lo được mà.

Gần đây con chịu khó học nấu ăn lắm, con có thể làm được các món ăn dặm cho Bắp rồi"
"Ôi mày định cho thằng bé ăn hấp - luộc cả tuần à.

Mấy món khó chút tao dạy mày còn lóng ngóng lắm.

Mình mày chăm con tao không yên tâm, tao về nhà nhưng sẽ chạy đi chạy lại.

Chú ơi cách xa thành phố không ạ?"
"30km thôi, nhà chú có mấy con xe đó cháu cứ lấy mà chạy xuống nếu có thời gian rảnh"
"Vâng ạ, vậy lát cho cháu xin về nhà đã, ổn định xong cháu lại xuống đây thăm mẹ con nó"
Thế là cô đưa con về vườn bưởi mà bố cô mua cho cô.

Nhìn địa thế, diện tích thế này bảo sao khi bố cô mua mẹ cô lại mắng cho một trận.

Nhà ở sâu trong làng, dáng đất thì méo xẹo muốn bán phải cắt thổ ra.

Có lẽ ưu điểm duy nhất là vườn bưởi lớn cho hoa thơm trái ngọt.

Cuối vườn là gian nhà nho nhỏ.

Cô không biết lúc đầu trông thế nào nhưng hiện tại bố cô đã sửa lại khá đẹp.

Sân lát gạch đỏ, tường sơn màu vàng, ốp sàn gỗ, trang trí cũng dùng màu nâu chủ đạo nên tạo cảm giác hoài cổ, bình yên.
"Thế nào? ** Bắp thấy ông xây nhà đẹp không? Lớn nhanh ông cho cháu mấy thổ muốn xây gì thì xây nhé"
Bé Bắp chưa hiểu ông nói gì nhưng được ông bế trên tay cũng cười tươi lộ ra 2 chiếc răng cửa mới nhú bi bô gọi: "Ông..."
"Ơi, ông đây, lớn nhanh ông chở đi chơi nhé"
Cô không rõ ** cậu có nhớ được ông bà đã bế mình từ khi lọt lòng hay không nhưng sau gần cả năm gặp lại mà không hề lạ lẫm, không khóc quấy, bố mẹ cô bế còn biết dụi dụi đầu làm nũng.

Nhìn cảnh này cô khẽ nở nụ cười hạnh phúc, muộn phiền lo lắng trong lòng cũng vơi bớt đi phần nào.

Bình Luận (0)
Comment