Tôi Xúi Bà Nội Ly Hôn

Chương 10

Tôi nói trước camera: "Tôi đã lén mua cho bà nội một sợi dây chuyền vàng mới và một bộ quần áo mới, tôi muốn Thục Phân trở thành bà lão đẹp nhất thế giới này."

 

Tôi vừa gặm dưa hấu vừa trêu bà: "Hồi nhỏ bà luôn giấu kẹo của cháu, cháu đã nổi cáu với bà."

 

Bà nội trước camera lại bắt chước tôi, chụm hai tay bên miệng: "Thục Phân, bà không cho cháu ăn kẹo, bà là đồ keo kiệt."

 

Tôi cùng bà cười phá lên.

 

Tôi thầm cầu nguyện trong lòng.

 

Thục Phân, bà phải sống lâu trăm tuổi.

 

Nhưng cuộc đời không phải là phim hoạt hình.

 

Vậy nên khắp nơi đều có những tiếc nuối.

 

Chẳng bao lâu, bà nội vẫn lâm bệnh nặng.

 

18

 

Giống như kiếp trước, đến một độ tuổi nào đó, chức năng cơ thể của bà nội đột nhiên sụp đổ.

 

Chỉ là đến muộn hơn một chút, nhưng cuối cùng vẫn đến.

 

Khi còn trẻ, không biết chăm sóc cơ thể, càng không được ai yêu thương, nên khi bệnh đến, nó trở nên hung dữ.

 

Bà cụ mù chữ, nằm trên giường bệnh vẫn còn đùa với tôi: "Học giỏi thật là tốt, bà đến mấy chữ trên giường bệnh này cũng không biết."

 

Vì điều kiện gia đình bình thường, ba và ông nội không ủng hộ tôi đi học, giống như nhiều câu chuyện trọng nam khinh nữ khác, họ muốn tôi sớm lấy chồng để giải quyết khó khăn gia đình.

 

Chỉ có bà nội, tiền của bà ngoài chi tiêu trong nhà, một xu cũng không dám dùng lung tung, mỗi lần đến kỳ đóng học phí, bà đều đưa cho tôi một xấp tiền lẻ cũ.

 

Tôi vẫn nhớ khi tôi ngồi trước bàn học ngập trong đống bài tập không thể ngẩng đầu lên, bà đứng bên cạnh cầm quạt lá quạt gió cho tôi.

 

Tôi vẫn nhớ bà nhét đường phèn vào miệng tôi, bảo tôi: “Không khóc, không khóc, cuộc sống rất ngọt ngào.”

 

Tôi vẫn nhớ bà luôn bận rộn ở bếp lò trong bếp, rồi lúc ăn cơm lại bận gắp thức ăn cho tôi.

 

Tôi thi đỗ đại học, bà rất tự hào, gặp ai cũng khen cháu gái của mình là niềm tự hào của bà.

 

"Bà nội, cháu còn nói sẽ kiếm nhiều, thật nhiều tiền cho bà, cháu vẫn chưa kịp đưa bà đi nước ngoài. Bà nhất định phải khỏe lại nhé." Tôi nói với bà trước giường bệnh.

 

Thực ra tôi đang cầu nguyện với trời.

 

Bà nội mỉm cười đáp lại tôi: "Được, đợi bà khỏe lại, bà sẽ mời cháu uống trà sữa."

 

Điều duy nhất không thay đổi giữa kiếp này và kiếp trước là khi bà nằm liệt giường, bên cạnh bà chỉ có tôi.

 

Nhưng về sau.

 

Bên cạnh tôi ít đi một người.

Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.

 

Nhiều thêm một bức di ảnh.

 

Tôi nhìn ngọn lửa bùng cháy, quỳ xuống đốt thật nhiều, thật nhiều tiền giấy cho bà nội.



 

Đã nói là sẽ kiếm nhiều tiền, cuối cùng vẫn thất hứa.

 

Ông nội và ba không có tình cảm với bà nội, nhưng tang lễ cũng được tổ chức long trọng.

 

Khi còn sống không đối xử tốt, có lẽ làm vậy mới có thể che giấu sự hổ thẹn của mình.

 

Đến mức khi tôi thấy họ khóc lóc thảm thiết trong đám tang của bà nội, tôi luôn có cảm giác hoang đường và không chân thực.

 

Quả nhiên, tang lễ chưa xong, người suốt ngày nói nhớ bà nội, bảo bà về nhà, ba đã hỏi đến chuyện tài khoản du lịch của bà nội kiếm được bao nhiêu tiền.


 

Có lẽ họ đoán rằng tài khoản mạng này của bà nội chắc chắn kiếm được không ít tiền, từ lâu đã chờ để chia phần.

 

Nhưng họ không biết, tài khoản mạng xã hội này mang tên tôi, từ đầu đã là tôi.

 

Tất nhiên tôi sẽ không để họ đạt được mục đích.

 

Bà nội đã để lại đồ trang sức cho tôi.

 

Lần này, không chỉ là chiếc nhẫn nhỏ, méo mó kia nữa, bà để lại không ít, trước khi c.h.ế.t bà đã dùng khăn giấy gói lại tất cả, đưa vào tay tôi, dặn dò tôi giữ cẩn thận.

 

Tôi nên trách mắng bà cụ này một chút.

 

Bà còn lén tìm luật sư sau lưng tôi.

 

Trước khi mất, bà đã lập di chúc, chỉ định tất cả tài sản bao gồm cả tài khoản mạng xã hội thuộc về tôi.

 

Khi nhận được điện thoại của luật sư, tôi đã công khai chấp nhận di chúc này.

 

Bà nội luôn không muốn có thêm dính dáng gì với ông nội hoặc con trai mình.

 

Tôi sẽ sống tiếp thật tốt với tâm nguyện của bà.

 

Cuộc đời mấy mươi năm.

 

Bà để lại di vật không nhiều.

 

Tôi cũng coi như là một.

 

Khi thu dọn di vật của bà nội ở quê cũ, tôi lục trong túi vải cũ của bà, thấy một chiếc huy chương nhỏ mà tôi đã được tặng khi đạt giải trong cuộc thi viết văn tiểu học.

 

Bà đã giữ gìn nó lâu đến vậy.

 

Tôi không kìm được nước mắt.

 

Món quà nhỏ của thế giới, niềm tự hào nho nhỏ của bà nội.

 

Sau đám tang, tôi rời khỏi nhà hoàn toàn.

 

Tôi đã có can đảm để sống một mình.

 

Thục Phân, bà ở bên kia cũng phải sống thật tốt nhé!

 

(Hoàn)

 

Bình Luận (0)
Comment