Tổng Hợp Truyện Ngắn Kinh Dị

Chương 87

NHỮNG HỦ TỤC RÙNG RỢN NHẤT VẪN ĐANG LƯU TRUYỀN Ở TRUNG QUỐC, TỪ ÂM HÔN CHO ĐẾN NUÔI CỔ TRÙNG.

Những tập tục truyền thống của Trung Quốc thật sự nhiều không đếm xuể, trong đó bao gồm cả những tập tục lễ lạc, nghi lễ truyền thống, phong tục dân gian.

Nhiều phong tục cổ truyền vẫn còn được phổ biến rộng rãi ở Trung Quốc đến tận ngày nay, như treo câu đối tết, bánh dày tết Nguyên tiêu,… Nhưng có lẽ bạn không biết, ngoài những tập tục này ra còn những hủ tục vô cùng kì dị thậm chí là đáng sợ, vậy những tập tục hay hủ tục đó rốt cuộc là gì? Dưới đây là một số hủ tục đáng sợ còn được lưu truyền hoặc biết đến cho tới tận ngày nay ở Trung Quốc.

CẢN THI Ở TƯƠNG TÂY

Cản thi (dẫn thi thể, đuổi thi thể) là một tập tục của dân tộc Miêu thuộc vùng Tương Tây, Trung Quốc, nghe nói đó là một loại bí thuật, là một nhánh nhỏ của vu thuật. Nghe cái tên cản thi thôi cũng đủ thấy đáng sợ và thần bí rồi, nhưng cụ thể ra sao thì chắc ít người biết được.

Chắc chúng ta ai cũng từng xem các phim cương thi rồi nhỉ, trong phim thường có một đạo sĩ mặc đạo bào, tay cầm kiếm dẫn theo một đàn xác chết đằng sau, nguyên hình của nó chính là tập tục cản thi ở Tương Tây.

Tương Tây năm ở vùng tây bắc tỉnh Hồ Nam, địa vực chủ yếu là sông và núi, đường đi gập ghềnh, Có dãy núi Võ Lăng chạy dài từ tây sang đông, phía tây là cao nguyên Vân Quý, phía bắc là vùng núi Lân Ngạc, đông nam là núi Tuyết Phong.

Hoạt động cản thi chỉ giới hạn trong vùng núi Tương Tây, bắc thì lan tới vùng Lãng Châu (Thường Đức) chưa tới hồ Động Đình, phía đông thì tới Tĩnh Châu, phía tây thì chỉ có Phù Châu và Vu Châu, tây nam thì tới tận Vân Nam và Quý Châu.

Truyền thuyết kể lại rằng, đây đều là những vùng đất quỷ của tổ tiên tộc người Miêu, đi xa hơn thì sẽ ra khỏi ranh giới, mà vượt qua ranh giới thì dù là người kinh nghiệm mấy cũng không làm gì được đám cương thi đó. Cũng theo truyền thuyết thì tập tục này thịnh hành nhất ở Nguyên Lăng, Lô Khê, Thần Khê.

Trong văn hoá dân gian ở Tương Tây, từ xưa đã có cái nghề cản thi và phong tục cản thi, vậy rốt cuộc ai là người tạo ra nghề và phong tục này kì lạ này? Đồn rằng nó có liên quan tới kì môn độn giáp – một môn huyền học của đạo giáo, phân ra hai hệ nhỏ nữa là phép thuật và bói toán, khởi nguyên từ phép tính cửu cung.

Lại thêm thời xưa quan niệm lá rụng về cội, tức người sau khi qua đời, phải được đưa về cố hương để mai tác, mà thời xưa, giao thông chưa phát triển, chỉ có thể đi đường thuỷ hoặc đường bộ. Tuy nhiên người xưa cũng cực kì kiêng kị người chết, không có bất kì thuyền hoặc xe nào đồng ý vận chuyện thi thể, chính vì thế đã cho ra cái nghề nghiệp và phong tục cản thi vô cùng thần bí này.

Thế nhưng, không ít tài liệu cho rằng cản thi thực chất phải là cõng thi thể. Trên thực tế người cản thi sẽ phanh thây thi thể ra, chỉ giữ lại phần tay chân, sau đó quét nước thuốc đặc chế lên phần cắt để tránh hư thối.

Một người phụ trách cõng phần tay chân này, rồi mặc lên mình một bộ đồ đen che kín toàn bộ thân thể, bao gồm cả mặt mũi. Một người khác sẽ giả làm đạo sĩ cản thi đi đằng trước ném tiền giấy, lay chuông, chỉ phương hướng cho người cõng thi thể. Cả hai cố ý làm ra không khí khủng bố để không ai dám tiếp cận, nếu quãng đường quá xa xôi, cả hai sẽ trao đổi thân phận mỗi ngày.

Hiện giờ, theo sự phát triển của xã hội và giao thông ngày càng thuận tiện, tập tục này đã gần như bị thất truyền, chỉ còn lại những truyền thuyết và đồn đoán quanh về nghề và tập tục này quanh vùng Tương Tây.

Bình Luận (0)
Comment