Tống Thì Hành

Chương 1

Sáng sớm ngày mùng hai tháng hai, theo tiếng chuông của chùa Đại tướng quốc vang lên. Những con gió xuân tràn về chấm dứt ba ngày mưa phùn liên tiếp. Cả không gian như được gột rửa chỉ còn lại một màu xanh lam. Mặt trời ló rạng chiếu rọi ánh sáng khắp mọi nơi.

Cảnh tượng có thể nói là huy hoàng diễm lệ. Vô số những đóa hoa nở rộ giống như một bức gấm trang điểm cho phủ Khai Phong. Những con sóng trên sông Hộ Long dập dềnh phản chiếu bóng của những cây liễu rủ hai bên bờ. Biện hà, thái Hà, Ngũ trượng hà và Kim thủy hà cũng đều thức tỉnh.

Con đường từ cửa Tuyên Đức tới cửa Nam Huân dài tới cả mười dặm, rộng tới hai chục bước, chật kín người.

Hai bên là hai dòng sông rộng tới năm trượng. Hai bên bờ sông trồng toàn các loại lê, hạnh, hồng bạch.... Dưới thấp là những nụ hồng đỏ như lửa, trắng như tuyết... Màu sắc của chúng đan xen vào nhau khiến cho cảnh sắc càng thêm đẹp.

Ngọc Doãn đứng ở bên bờ sông, nấp sau một gốc gây lê nở đầy hoa. Hắn ngơ ngác nhìn dòng người đi lại tấp nập trên đường.

Nơi này chính là phủ Khai Phong...

Phủ Khai Phong vào năm Tuyên Hòa thứ sáu...

Ngọc Doãn là tên đời này của hắn. Nhưng linh hồn của hắn thì lại tới từ tương lai, cách thời điểm này chín trăm năm. Thân thể của hắn bây giờ cao chừng tám thước, cân xứng. Nhìn bề ngoài của hắn bây giờ cũng không cường tráng lắm. Nhưng dưới những đường cong trên cơ thể lại ẩn chứa sức mạnh kinh người. Sau khi sống lại, Ngọc Doãn phát hiện ra thân thể và sức mạnh của mình có sự cách biệt một trời một vực so với kiếp trước. Ít nhất thì vào thời đại này, hắn có thể coi là lực sĩ.

Kiếp trước, hắn sinh ra ở trong một gia đình dòng dõi âm nhạc. Cha của hắn theo học đại sư Cố Mai Canh. Gia đình Ngọc Doãn có tiếng học giỏi từ lâu đời, hơn nữa có được cảm giác âm nhạc rất tốt vì vậy mà từ nhỏ đã được cha của hắn dậy cho tinh thông nhạc khí, nhất là Đàn cổ và nhị hồ.

Nhưng ở thế giới tương lai lại có những luồng văn hóa phương Tây du nhập. Vô số truyền thống bị vất bỏ, bao gồm cả nền âm nhạc cổ điển, gần như không ai để ý tới. Cho dù có học thì cũng phần lớn là xuất phát từ hiệu quả và mục đích lợi ích. Kiếp trước, Ngọc Doãn có cảm giác như không hợp với thời đại. Sau khi cha mẹ mất đột ngột, cuộc cống của Ngọc Doãn có sự thay đổi rất nhiều. Hắn đành phải vất bỏ những sở thích của mình mà bôn ba sinh sống.

Nhưng trong thâm tâm của hắn chưa bao giờ vất bỏ cái lý tưởng của mình. Nguyện vọng lớn nhất của Ngọc Doãn đó là thực sự trở thành một vị đại sư nhã nhạc, chấn hưng nền âm nhạc cổ điển.

Lý tưởng của hắn thật sự rất tốt. Nhưng chung quy, Ngọc Doãn không thể hoàn thành ước mơ của mình mà khi tới năm hai mươi sáu tuổi lại bị tai nạn xe cộ mà chết.

Không ngờ sau khi thân thể bị chết, linh hồn của hắn lại xuyên qua chín trăm năm tới phủ Khai Phong và năm 1124 sau Công nguyên. Ngọc Doãn là cái tên hiện giờ của hắn, năm nay 22 tuổi, đúng là một tuổi đang đẹp. Hắn có một cái gia sản nhỏ bé, không phải lo cho cuộc sống. Có điều, thanh danh của Ngọc Doãn đã chết lại không được tốt lắm, mà nổi danh lưu manh ở phủ Khai Phong. Hắn không chỉ hoành hành ngang ngược, chèn ép người khác mà còn rất thích đánh nhau... Nhưng mười ngày trước, trong một lần xung đột, Ngọc Doãn bị người ta đánh chết mà biến thành Ngọc Doãn bây giờ. Đường nhiên, chuyện này cũng chỉ có một mình Ngọc Doãn biết.

Năm 1124 sau Công Nguyên cũng là năm Tuyên Hòa thứ sáu.

Nhạc phổ của Nhã nhạc rất phức tạp. Nếu không hiểu được lịch sử và cổ văn thì rất khó hiểu được ý nghĩa của nó. Mà đối với đàn cổ thì thời Tống là một thời kỳ vô cùng quan trọng. Vào thời kỳ này, cầm nhạc sản sinh ra các chi phái, rồi đạt tới đỉnh cao vào thời Minh Thanh. Cho nên, Ngọc Doãn rất hiểu đối với sử Tống.

Năm Tuyên Hòa thứ sáu là năm mà Huy Tông trị vì. Hai năm sau, nước Kim xâm lấn, Huy Tông nhường ngôi cho Khâm Tông, đổi niên hiệu thành Tĩnh Khang.

Tinh Khang là một thời đại khuất nhục và u ám trong lịch sử của người Hán.

Ngọc Doãn hiểu rất rõ quỹ đạo phát triển của thời đại này, nên cũng không e ngại lắm. Hắn không có công danh, cũng khó có thể thi khoa cử chứ đùng nói là thay đổi được cái thời đại đen tối kia. Hắn không có năng lực, cũng không có uy danh. Bây giờ, hắn chỉ là một tên du thủ du thực ở phủ Khai Phong. Đối với cái thời đại này hắn chỉ là một thằng nhóc còn chưa ráo sữa mẹ mà thôi.

Mỗi khi nghĩ tới chuyện đó, Ngọc Doãn lại cảm thấy bất đắc dĩ.

Đừng trên bờ sông nhìn những con thuyền qua lại tấp nập, Ngọc Doãn chợt sinh ra một thứ cảm giác khó hiểu.

Hôm nay sẽ thay đổi.

"Ông trời để cho ta sống lại ở thời đại này là vì mục đích gì?"

"Bạc vụ nùng vân sầu vĩnh trú, thụy não tiêu kim thú. Giai tiết hựu trọng dương, ngọc chẩm sa thụ, bán dạ lương sơ thấu.

Đông ly bả tửu hoàng hôn hậu, hữu ám hương doanh tụ. Mạc đạo bất tiêu hồn, liêm quyển tây phong, nhân bỉ hoàng hoa sấu." (Đây là bài thơ Túy Hoa Âm của Lý Thanh Chiếu. - Sầu dâng khói nhạt mây dày

Lò vàng hương lạnh ngưng bay bao giờ

Trùng dương trời đẹp như mơ

Đêm thu gối ngọc màn tơ buốt hồn

Bờ đông nâng chén hoàng hôn

Hương thầm man mác khẽ luồn ống tay

Lẽ nào hồn chẳng ngất ngây

Rèm tây gió lộng người gầy hơn hoa)

Từ xa, một con thuyền hoa chậm rãi đi tới.

Từ con thuyền có tiếng đàn cùng với một tiếng ca dễ nghe vọng ra khắp mặt sông.

Ngọc Doãn ngạc nhiên ngẩng đầu nhìn chiếc thuyền.

Đây là bài thơ Túy Hoa Âm của Dịch An cư sĩ, cũng là bài thơ mà kiếp trước hắn thích nghe nhất. Không ngờ lại được nghe ở đây. Ngọc Doãn cảm thấy vui vẻ. Kiếp trước, hắn từng lập chí muốn khôi phục lại nhạc luật thời Tống nhưng vẫn chưa thành công. Mà hôm nay, được tận tai nghe cổ nhân đọc thật sự là có cảm giác rất khác.

- Nghe thơ của Lý cô nương thật sự khiến người ta phải vỗ án khen ngợi a... Thanh Chân cư sĩ từng ví "mạc tương thanh lệ tích hoa chi, khủng hoa dã, như nhân sấu" (Lệ trong đừng rưới hoa tươi

Sợ hoa rồi cũng như người héo hon). Đức Phủ may mắn nên được chung chén với tài nữ.

Trong lúc Ngọc Doãn đang đắm chìm trong tiếng ca thì chợt nghe bên cạnh có tiếng người nói chuyện. Quay đầu lại nhìn, Ngọc Doãn nhìn thấy hai nam nhân giống như học sĩ đang đứng nói chuyện với nhau ở gần đó. Một người có vóc dáng cao ráo, khuôn mặt gầy nhưng phóng khoáng. Một người mặc áo khoác màu lam, trên đầu có đội một cái mũ học sĩ, dáng người hơi thấp, khuôn mặt hồng hào. Cả hai người đều có phong độ phi phàm, thi thoảng lại cất tiếng cười sang sảng.

Lý nương tử chính là Lý Thanh Chiếu.

Lúc này, Lý Thanh Chiếu chắc là chưa có biệt danh Dịch An cư sĩ, cho nên nhiều người gọi nàng là Lý nương tử.

Mà nghe hai người nói chuyện thì dường như cũng có biết Lý Thanh Chiếu.

Còn Đức Phủ chính là trượng phu của Lý Thanh Chiếu, là tên tự của Triệu Minh Thành. Gọi thẳng tên tự như vậy thì hiển nhiên là có quan hệ không tệ đối với Triệu Minh Thành. Mà nhìn trang phục của họ thì dường như là Thái học sinh. Mà Triệu Minh Thành cũng từ Thái học sinh mà ra, hai năm trước mới được nhận chức Tri Châu, coi như bước vào con đường danh nhân.

Còn Thanh Chân cư sĩ mà bọn họ nhắc tới chính là Chu Bang Ngạn của Bắc Tông đã quan đời.

Ngọc Doãn hơi kinh ngạc nhìn hai người rồi đột nhiên mở miệng:

- Bài thơ Túy Hoa Âm của Lý nương tử rất hay chỉ tiếc nhạc công chưa tốt cho nên không thể hiện hết được cái hồn của nó. Nếu như tay phải nâng cao dây khiến cho giai điệu trào dâng thì sẽ thêm phần uyển chuyển.

Hai vị Thái học sinh nghe thấy vậy thì đều kinh ngạc quay đầu lại nhìn. Có điều khi thấy cách ăn mặc của Ngọc Doãn thì vẫn hơi nhíu mày. Nhưng cả hai chợt vỗ tay khen ngợi:

- Đại quan nhân nghe rất tốt.

Khác với cách ăn mặc của Thái học sinh, quần áo của Ngọc Doãn là trang phục đường phố. Có điều quần áo bình thường của người đi đường có chút khác nhau. Tuy nhiên phần lớn là không có công danh nhưng có chút gia sản. Do hai bên xa lạ cho nên cách xưng hô cũng hết sức khách khí. Bọn họ nói "Đại quan nhân" cũng là nâng Ngọc Doãn lên.

Vào thời Bắc Tống, văn phong hết sức thịnh hành. Phong nhã và tinh thế đó là điểm đặc biệt của thời kỳ này. Rất nhiều người bình thường hiểu được thi từ ca phú. Nếu có ai ngâm thơ, sẽ có nhiều người thưởng thức. Nếu cảm giác tốt thì vỗ tay ủng hộ, còn nếu không tốt thì cũng chẳng có ai cười nhạo mà chỉ mỉm cười tản đi.

Đây đúng là một thời đại hết sức khoan dung đối với văn nhân cho nên hai vị Thái học sinh cũng không có cảm giác bất ngờ.

Hơn nữa, Ngọc Doãn nói rất đúng. Âm luật của bài Túy Hoa Âm này cần phải hết sức chú ý. Nếu như không có chút bản lĩnh thật sự rất khó nghe ra được cái sai trong đó.
Bình Luận (0)
Comment