Tống Thì Hành

Chương 108

Có lẽ là ở Thiên Thanh tự, An Đạo Toàn mở miệng duyên pháp, ngậm miệng duyên pháp nên có vài phần giống cao tăng.

Chỉ là Yến Nô nghe lại chính xác như thế.

Nếu không phải duyên pháp thì sao lại gặp được An Đạo Toàn?

Nghĩ đến đây, Yến Nô không kìm nổi bật cười thành tiếng nhìn Ngọc Doãn, trong mắt hiện lên tình cảm ngọt ngào.

Lúc Ngọc Doãn tỉnh lại thì đã qua giờ Sửu.

Khi hắn từ trong thùng tắm đi ra cảm thấy toàn thân vô cùng thoải mái, tinh thần cũng vô cùng thoải mái. Tất cả tứ chi xương cốt dường như đã tích tụ một sức mạnh khổng lồ. Hắn thay đổi một bộ quần áo, sau khi đi một vòng thấy khí lực gia tăng rất nhiều.

- Bắt đầu từ hôm nay, ngày nào cũng tĩnh tọa, tu luyện Dịch cân đoán cốt do nhạc phụ ngươi để lại, nội ngoại kiêm tu, không được buông thả.

An Đạo Toàn dù sao cũng lớn tuổi, thấy Ngọc Doãn đi ra rồi thì chỉ căn dặn một chút rồi đi nghỉ.

Về phần luyện Dịch Cân đoán cốt là do Chu Đồng truyền lại nên An Đạo Toàn không lo đến. Dịch cân đoán cốt pháp phân chia làm nội ngoại, nội công tinh tu, ngoại công dùng trạm thung (đứng trên cọc gỗ). Trước kia Ngọc Doãn chưa bao giờ luyện nội công, chỉ tu luyện ngoại công thung pháp, chính là La Hán Thung mà trước đây Yến Nô dạy cho hắn. Tuy nhiên nay được An Đạo Toàn chỉ bảo, đương nhiên hắn phải nghe theo.

“Người biết tĩnh tọa sẽ đưa tư duy tiến vào đức chi công, không chừng vượt trên người, viên thông định tuệ, thể dụng song tu, tức động nhi tĩnh, tuy anh nhi trữ. . .”

Sau khi trải qua việc ngâm cường cân tráng cốt tán, Ngọc Doãn phát hiện “Viên thông định tuệ” này quả đúng là tuyệt không thể tả. Ở trong phòng ngủ ngồi khoanh chân tĩnh tọa, ngũ tâm triều thiên, hô hấp mềm nhẹ dần dần lại tiến vào cảnh giới Linh Không.

Một đêm yên lành, gà gáy canh năm.

Khi trời sáng rõ thì Ngọc Doãn đã luyện xong Thung công, tinh thần vô cùng hưng phấn.

Vốn định đến cửa hàng nhưng lại bị Yến Nô ngăn trở, bảo hắn viết xong khúc phổ, đừng để chậm trễ chuyện của người khác.

Ngọc Doãn ngẫm nghĩ thấy có lý.

Vì thế liền ở nhà viết khúc phổ.

Cánh tay thoải mái hơn hôm qua rất nhiều, vết thương cũng không đau như trước, thậm chí cảm giác đã phục hồi như cũ. Điều này cũng khiến tâm trạng Ngọc Doãn trở nên thư thái, tốc độ viết khúc phổ nhanh hơn trước rất nhiều.

Chỉ mất buổi trưa đã viết xong một nửa.

Điều này cũng làm cho tâm trạng của Ngọc Doãn càng thêm vui vẻ.

Ở mãi trong nhà có chút không thú vị.

Mà lại viết tiếp khúc phổ thì không còn hứng thú nữa.

Đột nhiên hắn nhớ ra phải dạy Yến Nô viết chữ,vì thế liền thay quần áo, thong thả ra cửa đi về hướng chợ. Đêm qua mưa nhỏ cả đêm, hừng đông lại là ánh mặt trời tươi sáng, ánh nắng cuối xuân rất dễ chịu, không quá nóng.

Ngọc Doãn nhớ rõ ở dưới cầu Bảo Khang Môn có một cửa hàng sách.

Trong cửa hàng phần lớn là sách học vỡ lòng, thích hợp với trình độ hiện nay của Yến Nô.

Phía Tây Bảo Khang Môn tiếp giáp trường Thái học. Dọc đường tất cả đều là cửa hàng sách, không khí văn hóa tràn ngập. Không ít Thái học sinh trong lúc rảnh rỗi sẽ đi dạo ở đây. Nếu may mắn còn có thể mua được một lượng sách quý bán lẻ. Ngọc Doãn không phải quá nhàn hạ thoải mái, chỉ là không khí trên đường này vô cùng vui vẻ.

Trong một cửa hàng sách mua một quyển ngàn văn tự, một quyển bách gia tính.

Đây cũng là sách duy nhất dạy vỡ lòng, tuy được tin thuật tô pi nhưng cũng có rất nhiều bản cũ của nhiều danh gia.

Ngọc Doãn chọn Thiên tự văn, là bàn chú thích của Hoàng Đình Kiên một trong tứ học sĩ.

Nghe nói đây là bản cũ của con gái được Hoàng Đình Kiên truyền dạy, không hiểu tại sao lại lưu truyền đến phường chợ này. Tuy rằng dưới lệnh cấm của triều đình truyền bá văn tự của Diên Tân Tô Hoàng, nhưng trên thực tế lệnh cấm này không có ảnh hưởng gì ở trong phường chợ.

Thậm chí có không ít cửa hàng sách bán văn tự Tô Hoàng lấy tiền cũng khiến lệnh kia trở nên vô nghĩa.

Ngọc Doãn cảm thán, đời Tống văn phong nặng.

Giống như bản Thiên văn tự, bản Bách gia tính Tư Mã trong tay hắn gần như ít lưu thông ở hậu thế. Ít nhất trong ấn tượng của Ngọc Doãn chưa từng thấy bộ sách này. Hoàng Đình Kiên, Tư Mã Quang, đều là nhân vật nổi danh lừng lẫy thời Bắc Tống. Trong lòng Ngọc Doãn không khỏi cảm thấy tò mò, hai vị đại gia này sao lại thích loại sách vỡ lòng, thật là bất ngờ.

Ra khỏi cửa hàng sách, Ngọc Doãn đang định trở về lại thấy một cửa hàng sách ở cách đó không xa Trần Đông và một gã nam tử đang thì thầm nói chuyện với nhau.

- Thiếu Dương!

Ngọc Doãn gọi to một tiếng, đi tới.

Nào ngờ người đàn ông đang nói chuyện cùng Trần Đông nghe tiếng gọi ngẩng lên nhìn thoáng qua rồi quay đầu đi luôn.

- A Tiểu Ất, sao lại ở đây?

Trần Đông thấy Ngọc Doãn, không khỏi ngẩn ra.

Sắc mặt lộ vẻ khẩn trương khiến Ngọc Doãn cảm thấy kỳ quái.

- À, Cửu nhi tỷ muốn học chữ, ta đến đây mua hai quyển sách cho nàng trở về dạy nàng. Người vừa rồi là ai? Sao lại đi luôn rồi?

- À!

Trần Đông há miệng, rồi sau đó cười ha hả:

- Là bạn học cùng Trường Thái học. Ha hà, tính cách hắn quái gở, không thích nói chuyện với người lạ, nên đi luôn rồi...Ha hà, dù sao cũng không có chuyện gì,không có chuyện gì cả.

Y tỏ ra thoải mái tuy nhiên trong mắt lại toát lên sự căng thẳng.

Ngọc Doãn trong lòng kỳ quái, tuy nhiên vẫn không truy hỏi.

Mỗi người đều có bí mật của mình, truy hỏi nhiều cũng không phải là chuyện tốt.

- Một khi đã như vậy, ta về đây.

- Đi luôn sao?

- Đúng vậy, chỉ mua hai quyển sách thôi, mua được rồi, đương nhiên phải về.

- Vậy ta không giữ lại Tiểu Ất, cáo từ trước.

Nói xong Trần Đông liền xoay người rời đi.

Bộ dạng vội vàng hấp tấp khiến Ngọc Doãn cảm thấy có chút kỳ quái.

Nhìn theo bóng dáng Trần Đông rời khỏi, Ngọc Doãn lắc đầu, vừa định đi lại phát hiện trên mặt đất có một quyển sách. Nhặt lên xem, là thi từ văn tập của Liễu Tam Biến, nhưng trên đó còn có dấu triện, bốn chữ rất đẹp “Ngụy thúc hướng trân”.

Chỉ nhìn văn tự này là biết được người giỏi tay nghề chế tạo.

Hơn nữa còn dùng thư thể, có vài phần phong phạm “'Kim thác đao”

Sách này ở chỗ Trần Đông vừa đứng, vậy chắc là của Trần Đông rồi. Ngọc Doãn gãi gãi đầu, thầm nghĩ: “Thiếu Dương hôm nay làm sao vậy, sao lại vứt bừa bãi như thế? Cũng được, mang về xem một chút rồi trả lại cho Trần Đông sau.

Người ta thường nói, sách không mượn không thể đọc!

Ngọc Doãn cũng có tật xấu này.

Hắn cất sách vào người, thản nhiên rời đi.

Nhưng không ngờ mới một lát đã thấy Trần Đông vội vàng chạy tới.

Ở bên cạnh hắn còn có một thanh niên mặc trang phục Thái học sinh:

-Thiếu Dương, ngươi thật sự rời bỏ nơi này?

- Đương nhiên!

- Nhưng tại sao?

Hai người đến trước cửa hàng sách nhìn trái phải mộ hồi, sau một lúc lâu Trần Đông nói:

- Vừa rồi ta ở trong này gặp Tiểu Ất, có nói chuyện vài câu với hắn, có phải là bị hắn cầm đi không?

- Tiểu Ất là ai?

- Chính là Khai Phong đệ nhất kê cầm Ngọc Doãn, Ngọc Tiểu Ất.

Thanh niên hơi sửng sốt, rồi lập tức lộ vẻ chợt hiểu.

- Ngươi nói vậy thì ta có chút ấn tượng.

Nhưng ngươi có thể chắc chắn không? Trong đó có một bản danh sách rất quan trọng, nếu bị người khác lấy được thì sẽ bị đại họa rơi xuống đầu.

- Việc này...

Trần Đông ngẫm nghĩ một chút, xoay người rời khỏi cửa hàng sách.

Một lát sau, hắn đi ra nói:

- Đúng vậy, chắc chắn là bị Tiểu Ất nhặt được rồi.

Vừa rồi tiểu nhị cửa hàng sách còn chứng kiến hắn cầm một quyển sách, ở cửa tìm gì đó...chắc là bị hắn cầm lấy đi rồi.

Ừ, như vậy đi, một lát ta đến tìm hắn, lấy sách đó về.

Thanh niên ngẫm nghĩ một chút, rồi không lo lắng nữa.

Hai người vừa đi vừa nói chuyện, cùng đi tới hướng trường Thái học.

Lúc này là giờ Thân.

Ngọc Doãn cũng không về nhà ngay mà đi được nửa đường lại nhớ ra một chuyện liền quay lại ra thành đến thẳng Tam Xóa Khẩu.

Lò mổ ở Tam Xóa Khẩu đã khai trương!

Dương Tái Hưng và Cao Thập Tam lang đang đem một con heo hơi mang lên trên đài đồ tể, một đao đi xuống cắt tiết heo hơi.

Xa xa đã nghe tiếng heo hơi kêu thảm thiết từ trong lò mổ, Ngọc Doãn nhíu mi, cất bước đi vào lò mổ.

-Tiểu Ất ca, sao đến đây?

-Không việc gì, chỉ đến xem thôi.

- Ha hả,Tiểu Ất ca tới đúng lúc, hôm nay là con heo hơi cuối cùng, đợi xử lý xong thì đưa tới lầu Phan.

- Lầu Phan?

- Đúng vậy, bên lầu Phan đã đặt hàng với cửa hàng, là sau này môi ngày đưa tới ba con heo hơi.

Mới vừa rồi ta tính đi tính lại, một ngày phải mổ không dưới mười lăm con heo hơi. Tiểu Ất ca, việc làm ăn của chúng ta càng lúc càng thịnh vương.

- Đúng vậy, đúng vậy!

Ngọc Doãn gật đầu cười.

- Thập Tam Lang, vậy ngươi nói với a nương rồi?

- Đã nói rồi, đầu tháng sau, nhà ở ta đến kỳ thì sẽ dời đến...Hai ngày nay A nương đã thu dọn rồi, đến lúc đó chuyển tới. Đúng rồi, Tiểu Ất ca nhớ đến lúc đó phải sang đó uống rượu nhé.

Chuyển nhà, đây là một chuyện lớn, đương nhiên không được qua loa.

Nếu phải là gia đình khác thì còn phải xem ngày tốt, dâng hương bái thần. Cũng may Cao Thập Tam không để tâm mấy chuyện này, chỉ cần thu dọn đồ đạc là có thể dọn đến. Tuy nhiên bày rượu mời khách, không thể thiếu.

Cùng Cao Thập Tam lang và Dương Tái Hưng đem thịt tươi lên xe, ba người cùng vào trong thành.

Cao Thập Tam Lang đẩy xe đi về phía lầu Phan, Dương Tái Hưng thì muốn đi xưởng thịt chín để trông coi, Ngọc Doãn nhìn sắc trời không còn sớm, vì thế đi thẳng về nhà. Lúc về đến nhà, trời đã mờ tối, trong viện tràn ngập mùi cơm và thức ăn chín.

Yến Nô đã trở về, đang bận rộn trong bếp.

An Đạo Toàn thì ở trong phòng, cửa phòng đóng chặt, không biết là đang bận rộn cái gì.

- Tiểu Ất ca, vừa mới có người đến đưa thiệp, đặt ở trên bàn huynh đó.

- Tấm thiếp? Ai đưa tới?

- Không rõ lắm, xem trang phục thì là người đàng hoàng.

Đúng rồi, sau buổi trưa Trần gia Đại Lang đến cửa hàng tìm huynh, tuy nhiên không thấy huynh thì đi luôn, có vẻ như rất vội vàng. Nô hỏi hắn có chuyện gì, hắn cũng không chịu nói, chỉ nói sẽ quay lại tìm Tiểu Ất.

Ngọc Doãn 'Ồ' một tiếng, liền đi trở lại phòng.

Trần Đông sao vậy?

Trong chốc lát đi vội vã, trong chốc lát lại muốn tìm mình nói có chuyện...thần thần bí bí, không biết là hắn ta có chuyện gì.

Đặt túi sách lên giường, Ngọc Doãn thấy tấm thiệp ở trên bàn.

Tấm thiệp đó được chế tác cực kỳ tinh mỹ, dùng kim tiên lạnh để chế tác, trên tấm thiếp viết bốn chữ “'Bắc Viên Thi Xã'. Mở xem, chỉ thấy trong tấm thiếp có hàng chữ nhỏ vô cùng bay bổng đẹp đẽ: Ngày hai mươi bảy tháng hai, giờ Tuất, Bắc Viên có lời mời, xin chớ từ chối!
Bình Luận (0)
Comment