Tống Thì Hành

Chương 134

Đêm hè Thái Nguyên khá sinh động.

Một vầng trăng sáng treo trên bầu trời cao phủ xuống một lớp bàng bạc mong manh xuống huyện Dương Khúc.

Không có gió nhưng khí hậu không hề nóng.

Ngồi trên thềm đá trong sân nhỏ, tai nghe tiếng ve kêu có một cảm thụ thật khác lạ.

Ngọc Doãn mang chiếc Kê Cầm ra sân rồi ngồi xuống .

Đã thật lâu không đánh đàn, trong lòng không kìm nổi muốn ngọ nguậy.

Chỉnh lại cung, gẩy nhẹ dây đàn, Kê Cầm lập tức phát ra tiếng “tranh” ỉ ôi u uất như khóc như sầu.

Giữa đêm mùa hạ đẹp nhảy ra tiếng trong trẻo làm lòng người dấy lên bao cảm xúc.

Trầm ngâm trong chốc lát, Ngọc Doãn tấu vang Kê Cầm.

Giai điệu khúc nhạc dịu dàng mà u oán bi thương, uyển chuyển mà đầy chất mỹ.

Dư Lê Yến vốn đã nằm, đột nhiên nghe được tiếng Kê Cầm nên không khỏi ngẩn ra, khoác áo đến trước cửa sổ. Xuyên qua đôi song sắt mỏng manh, thấy được bóng lưng Ngọc Doãn, trong ánh trăng càng tôn thêm khí chất cao ngạo khôn cùng…

- Tam ca ư?

Dư Lê Yến vội hồi tỉnh, lập tức nhận ra người trong viện cũng không phải Tam ca Da Luật Thát Lư của nàng mà là một người đàn ông gọi Ngọc Doãn.

Không thể không nói Kê Cầm Ngọc Doãn thật ưu mỹ. Khúc hắn đang diễn tấu chính là tác phẩm “Đêm trăng” của đại sư quốc nhạc một thời Lưu Thiên Hoa ở đời sau. Nghe nói trong một mùa hè năm 1918, Lưu Thiên Hoa đang hóng mát dưới trăng đột nhiên xúc cảnh sinh tinh, tiện tay gẩy đôi hoài niệm nhập hồn vào cung đàn, nhạc tự phát, vì thế bản sơ thảo “Đêm trăng” ra đời. Rồi cách sáu năm sau bản sửa đổi “Đêm trăng” hoàn tất, vừa được xuất bản đã được vô số nhạc gia khen ngợi và nhanh chóng lưu truyền…

Ở đời sau trong một cuộc khảo sát bình chọn về đàn nhị thì khúc “Đêm trăng” được tất cả chú ý, vinh dự chọn vào mười đại danh khúc của đàn nhị.

Năm xưa khi Ngọc Doãn học đàn nhị từng rất chịu khó học bài này.

Mà cảnh sắc hiện tại đồng thời lại trung với tâm cảnh Lưu Thiên Hoa sáng tác “Đêm trăng” năm đó, vì vậy hắn không tự chủ được hòa mình vào tiếng nhạc. Khúc này lấy giai điệu nhanh làm chủ, thi thoảng sẽ xuất hiện thang âm độ sáu, độ bảy và độ tám, tự do thoải mái không hề câu thúc khuôn mẫu.

Dư Lê Yến cũng đam mê Kê Cầm, từng gắng học một thời.

Nhưng khúc nhạc tuyệt vời như thế nàng lại chưa từng nghe qua, vì vậy không khỏi nghiêng tai lắng nghe, tinh tế thưởng thức.

Dư Lê Yến có thể khẳng định cách chơi đàn của Ngọc Doãn cực kì độc đáo sáng tạo, nàng có thể cảm nhận rất rõ từng động tác nhỏ của Ngọc Doãn.

Nó giống như tằm xuân nhả tơ, làn điệu liên miên không ngừng, mỗi đoạn mỗi câu cố định ngưng cách, tuyệt đối là một sự cách tân đột phá.

Một xướng ca ba cảm thán!

Đây cũng là biện pháp diễn xoáy của khúc “Đêm trăng” sinh ra hiệu quả riêng biệt.

- Canh thâm nguyệt dạ bán nhân gia

Bắc đấu lan can nam đấu tà.

Kim dạ thiên tri xuân khí noãn

Trùng thanh tân thấu lục song sa...

Dịch thô:

Đêm khuya trăng chiếu nửa nhà

Sao Bắc đẩu phía trước lan can, sao Nam đẩu đã xế

Đêm nay mới biết rằng hơi xuân ấm áp

Tiếng côn trùng mới thấm vào tận cửa sổ lụa…

Dịch thơ:

Canh khuya trăng sáng nửa nhà,

Trước thềm Bắc đẩu, xế tà Đẩu nam

Đêm nay xuân thật nồng nàn,

Tiếng trùng thấu tận bên hàng song the...

Đây là bài thơ “Đêm trăng” của nhà thơ Lưu Phương Bình, cực kì phù hợp với cảnh trí. Lắng nghe nhạc khúc, Dư Lê Yến nhắm mắt, trong đầu không tự chủ hiện lên bài thơ “Đêm trăng” kia, cùng với làn điệu vang lên những âm thanh sâu kín. Thanh âm của nàng thật ngọt, thật đẹp. Năm xưa ở Thượng Kinh nàng được nhiều người xưng là con chim sơn ca của nước Liêu.

Nhưng hiện tại…

Dư Lê yến hát mà không kìm nổi sinh ra cảm giác bi thương. Tiếng ca nương theo tiếng Kê Cầm càng làm Dư Lê Yến rơi lệ đầy mặt. Không lâu trước đó, nàng cũng giống như bây giờ, vô lo vô nghĩ sống dưới bóng mát của cha mẹ mà vui vẻ xướng ca. Văn phi của Thiên Tộ Đế Tiêu Sắt Sắt xuất thân hào môn Đại Liêu, là con gái của vợ cả quốc cữu (cậu vua), tài văn chương trác tuyệt. Có người mẹ xuất sắc như thế, con gái Dư Lê Yến đương nhiên phải bác học đa tài.

Đáng tiếc cuối cùng mẹ bị Tiêu Phụng Tiên hãm hại làm Thiên Tộ Đế giết chết.

Không chỉ có mẹ mà cả anh em ruột thịt cùng mẹ sinh ra là Hoàng trưởng tử Da Luật Ngao Lư Oát cũng chết trong tay Thiên Tộ Đế.

Đối với Thiên Tộ Đế, Dư Lê Yến vừa yêu vừa hận!

Lúc này nghe khúc Đêm trăng, đau buồn tùy tâm mà sinh, không kìm nổi khóc lớn…

Khóc thương tâm đến mức ngay cả khi Ngọc Doãn dừng đàn, đi đến trước cửa phòng mà cũng không biết.

Một bàn tay thon dài hiện ra trước mặt Dư Lê Yến. Trong tay có chiếc khăn vuông vẫn còn hơi ấm của cơ thể. Dư Lê Yến theo bản năng cầm lấy khăn tay lau nước mắt. Nhưng đột nhiên nàng tỉnh lại, vội quay ra sau.

- Ta nghe thấy có tiếng khóc, tưởng chuyện gì nên đến nhìn xem.

Công chúa chớ cho rằng Tiểu Ất cố ý phạm vào quy củ, chỉ là lòng hơi lo lắng có gì ngoài ý muốn thôi. Nếu công chúa không có việc gì thì Tiểu Ất xin cáo lui trước.

- Anh …

Khuôn mặt xinh đẹp của Dư Lê Yến đỏ hồng lên.

Tuy nhiên nàng cũng biết là Ngọc Doãn xuất phát từ lòng quan tâm nên chỉ gượng cười:

- Anh thật sự là… Trong lòng ta đang rối bời, anh không an ủi thì thôi còn chuồn đi nhanh vậy. Đúng là một tên đàn ông thô lỗ sắt đá. Còn nữa, đừng gọi ta là công chúa! Nhìn bộ dạng này của ta cũng chẳng khá hơn so với anh, tính cái gì công chúa? Nói chỉ thêm cười!

Lúc mẫu hậu còn sông hay gọi ta là Yến Tử!

Nếu như anh coi ta là bạn thì cũng gọi ta là Yến Tử đi…

- Việc này…

- Ấp a ấp úng cái gì, cứ thế đi. Nói chuyện với ta một lúc.

Dư Lê Yến nói xong liền đi ra.

Dù sao cũng là chốn khuê phòng của con gái nhà người ta, sao có thể để đàn ông ở trong? Tuy Dư Lê Yến là người Khiết Đan, quy củ không rườm rà như người Tống nhưng dù sao vẫn thấy ngượng ngùng. Ngọc Doãn cười cười, cũng không nói nhiều, đi ra cùng Dư Lê Yến. Hai người một trước một sau xuống lầu, đi ra sân. Dư Lê Yến nâng váy liền ngồi xuống bậc thềm.

- Tiểu Ất, nói cho ta chuyện của anh đi.

Chuyện của ta anh cũng biết rồi, nhưng ta chưa nghe chuyện của anh bao giờ. Sao anh lại đến Thái Nguyên? Mà vợ của anh lại không đi theo anh? Nàng … có xinh đẹp không?

Ngọc Doãn cười, cũng tùy ý ngồi xuống.

Nói thật hắn khá thích tính cách của Dư Lê Yến.

Thoải mái, không câu thúc, không có kiểu ưỡn ẹo của tiểu thư khuê các, càng nhiều là sự hào sảng của một cô gái dị tộc.

- Ta chỉ là một kẻ đồ tể phố Mã Hành ở Khai Phong mà thôi.

- Hả?

Dư Lê Yến nghe mà sửng sốt, kinh ngạc quay đầu nhìn Ngọc Doãn, đột nhiên cười khanh khách:

- Tiểu Ất, anh đừng trêu ta. Nếu như anh là một đồ tể thì ta cũng là một cô gái bán cơm bình dân rồi.

Hiển nhiên Dư Lê Yến không tin.

Ngọc Doãn cười:

- Vì sao ta không thể là một đồ tể?

- Anh công phu tốt, đàn lại hay, sao có thể…

Dư Lê Yến nói được một nửa, đột nhiên ngậm miệng.

Đúng vậy, công phu tốt, đàn hay không có nghĩa không thể là đồ tể sao?

- Anh thật sự là đồ tể?

- Thật trăm phần trăm.

- Vậy sao anh không làm cái việc đó cho tốt mà chạy tới huyện Dương Khúc làm gì?

Ngọc Doãn cười:

- Việc này nói ra thì khá dài…

Vì thế hắn liền kể những chuyện hắn trải qua trong hai tháng này cho Dư Lê Yến. Nói đến chỗ vui vẻ thì hai lúm đồng tiền bên má Dư Lê Yến nở rộ, nói đến đoạn khẩn trương thì lộ vẻ sợ hãi. Đương nhiên Ngọc Doãn sẽ không nói cho nàng biết cái gọi là Bát Thiểm Thập Nhị Phiên, chỉ nói là tuyệt học gia truyền. Bất quá khi Dư Lê Yến nghe Ngọc Doãn nói đến thân thế thì lại cau mày.

- Cha anh là Ngọc Phi?

- Đúng thế.

- Trách không được anh có bản lĩnh ghê vậy.

- Cô từng nghe tên của cha ta?

Ngọc Doãn hơi sửng sốt, chợt tỉnh ngộ. Mười năm trước Ngọc Phi và người Liêu giao tranh, mà Dư Lê Yến lại là công chúa nước Liêu, không phải sao? Lại nói tiếp giữa hai người còn có mối hận ngập trời.

Năm đó Ngọc Phi chết chính vì do trúng kế của người Liêu.

- Ta tựa hồ từng nghe Trọng Đức hoàng thúc nhắc qua cái tên này, còn nói cha anh là một người đàn ông đáng khâm phục, chỉ tiếc đầu thai sai chỗ.

Ngọc Doãn lập tức biến sắc.

Hắn đương nhiên có thể hiểu ý của Dư Lê Yến. Không thể nghi ngờ khi nói người nước Liêu cũng vô cùng kính nể cha hắn, chỉ tiếc cha hắn lại là kẻ thù của nước Liêu. Lông mày hơi cau lại, trên mặt lộ vẻ không vui:

- Trọng Đức hoàng thúc này là ai?

- Đó là Bắc Viện Đại Vương của Đại Liêu ta, Da Luật Đại Thạch.

Da Luật Đại Thạch?

Trong lịch sử sau khi nước Liêu bị diệt vọng thì người này đã dẫn dắt tàn quân Liêu quốc thành lập Tây Liêu, quét ngang Trung Á. Chỉ tiếc đế quốc Tây Liêu chỉ tồn tại chín mươi năm trong lịch sử, cuối cùng bị hủy diệt dưới gót sắt của người Mông Cổ.

Ngọc Doãn do dự một chút rồi nói khẽ:

- Sao hoàng thúc của cô lại biết cha ta?

- Sứ giả đi sứ Đại Tống lúc trước chính là hoàng thúc ta, đương nhiên ngài biết.

Chẳng lẽ nói...

Ngọc Doãn tim đập thình thịch, có một dự đoán mơ hồ.

Từ lúc tái sinh tới nay mỗi người nhắc tới Ngọc Phi cha hắn đều lộ vẻ kính nể. Nhưng dù là ai cũng không nói Ngọc Phi rốt cục chết trong quỷ kế của ai, chỉ nói bị ám toán nên thân vẫn tại hiến đài.

Da Luật Đại Thạch là sứ giả người Liêu, mà y lại biết tên của cha.

Nói không chừng đây chính là hung thủ đã tính kế cha chăng? Cho dù không phải thì chắc chắn y cũng biết hung thủ là ai!

Ngọc Doãn cũng có hiểu biết sơ bộ với Da Luật Đại Thạch.

“Liêu sử” từng ghi lại rằng Da Luật Đại Thạch là cháu đời thứ tám của thái tổ Da Luật A Bảo Cơ, thuộc dòng hoàng tộc. Tuy nhiên thử nghĩ ngược dòng đến tám đời đại hoàng tộc thì còn bao nhiêu huyết thống nữa? Thân phận hoàng tộc của Da Luật Đại Thạch chỉ sợ còn so ra kém cái vị được xưng hoàng thúc là Lưu Bị Lưu Hoàng Đức trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Tuy nhiên người này quả thật có bản lĩnh.

Năm 1115 công nguyên Da Luật Đại Thạch 29 tuổi, đạt danh hiệu đệ nhất trong kì thi, được Hàn Lâm dâng tặng danh hiệu “Lâm Nha Đại Thạch”

Khi Đại Liêu bắt đầu động thì Da Luật Đại Thạch nhanh chóng được trọng dụng.

Năm thứ bốn Tuyên Hòa, Tống Kim ước hẹn giáp công Đại Liêu. Người Nữ Chân chiếm được Kinh Đô. Thiên Tộ Đế dời sang Nam Kinh, không để ý đến triều chính. Lúc này Da Luật Đại Thạch tuổi chưa đầy bốn mươi lại đánh bạc một lần ủng hộ Tể tướng Đại Liêu Lý Xử Ôn, đưa Da Luật Thuần lên làm vua, thành lập đế quốc Bắc Liêu. Khi quân Tống công Liêu, Tống Tương Dương đưa mấy ngàn kỵ binh nhẹ đánh thẳng Yến Sơn, bị Da Luật Đại Thạch phục kích tại Lan Câu Điện. Sau khi Da Luật Đại Thạch dẫn bộ binh giằng co Bạch Co với quân Tống, sau tránh đi quân chủ lực quân Tống cắt binh binh lội nước qua thượng du phía tây, hai mặt giáp công đánh bại quân Tống.

Có thể trong những năm cuối của Đại Liêu thì Da Luật Đại Thạch là một trong số hiếm hoi những danh tướng một thời.

Chỉ có điều sau khi Bắc Liêu phát sinh nội chiến thì Da Luật Đại Thạch lại quy thuận Thiên Tộ Đế cùng quyết chiến với người Nữ Chân, bị đô thống quân Kim là Hoàn Nhan Tông Vọng của vây công, bắt làm tù binh. Hoàn Nhan Tông Vọng tên thật Hoàn Nhan Oát Ly Bất, là con thứ hai của Thái Tổ Hoàn Nhan A Cốt Đả, đồng thời cũng là nguyên bản Tứ thái tử Kim Ngột Truật của người kim trong “Thuyết nhạc toàn truyện” ở đời sau…

Sau khi Da Luật Đại Thạch trốn khỏi đại doanh của quân Kim, tìm đến nương nhờ Thiên Tộ Đế lúc ấy đang kẹt trong núi, được Thiên Tộ Đế trọng dụng!

Đúng vậy, chính là Da Luật Đại Thạch!

Ánh mắt Ngọc Doãn híp lại, nếu ta nhớ không lầm thì Da Luật Đại Thạch này không chừng là một nhân vật mấu chốt để thay đổi lịch sử của ta… Nghĩ đến đây, Ngọc Doãn tim đập rộn ràng, đột nhiên quay đầu hỏi:

- Yến Tử, cô nói xem phụ hoàng cô xuất binh lần này có thể thắng không?
Bình Luận (0)
Comment