Tống Thì Hành

Chương 440

Nghị hòa, là đề tài không thể không mang ra bàn luận.

Từ thời có Tống tới nay, những chuyện không bại mà cũng như bại có rất nhiều, gần như là không kể hết được. Triệu Hoàn không muốn đánh tiếp nữa, hơn nữa cũng cho rằng không cần phải tiếp tục đánh nữa. Việc cấp bách, là giải quyết tàn cục, mau chóng khôi phục lại cục diện ban đầu. Hơn nữa phái chủ chiến thế lớn, nếu như tiếp tục đánh nữa, nói không chừng sẽ xuất hiện cục diện không tốt, đây cũng là kết quả mà Triệu Hoàn không muốn thấy.

Phái nghị hòa đã biết kết quả này, cho nên bọn người của Chủng Sư Đạo sao lại không biết rõ chứ?

Việc này cũng giống như là một cuộc đánh cờ, giữa phái nghị hòa và phái chủ chiến, thông qua một cách thức như vậy, tiến hành một cuộc đấu sức.

Chủng Sư Đạo rất hiểu rõ, ông đã không còn sự lựa chọn nào khác!

Sau khi chấm dứt cuộc chiến ở Khai Phong, Triệu Hoàn hai lần triệu kiến chỉ một mình Chủng Sư Đạo, hơn nữa mỗi lần nói chuyện cũng không có nội dung gì cụ thể.

Đây chắc hẳn không phải là sự đãi ngộ đối với một vị công thần.

Chủng Sư Đạo hiểu được, sở dĩ Triệu Hoàn lãnh đạm với ông như vậy, thứ nhất là công cao lấn chủ, thứ hai nha...Chủng Sư Đạo vì đánh một trận, mấy lần lừa gạt Triệu Hoàn, thậm chí cố ý xuyên tạc ý tứ của Triệu Hoàn, làm cho Triệu Hoàn rất bất mãn. Loại hành vi này mà bị truyền ra có khác gì hành vi của một thần tử lạm quyền. Dù cho Chủng Sư Đạo xuất phát từ ý tốt, Triệu Hoàn cũng không chịu nổi loại chuyện như vậy.

Có vị đế vương nào lại chịu để cho thần tử nắm mũi dẫn đi?

Chớ đừng nói chi là Triệu Hoàn mới hai mươi sáu tuổi, độ tuổi vẫn còn rất trẻ.

Thật ra mà nói, Triệu Hoàn không tính toán, không mượn gió bẻ măng, không tìm Chủng Sư Đạo gây phiền phức, đã là nhân nghĩa lắm rồi.

Dưới tình huống như vậy, Chủng Sư Đạo cũng biết, thời gian ông còn tại chức càng ngày càng ít.

Thừa dịp còn có thể chủ trì triều đình, Chủng Sư Đạo đương nhiên muốn nỗ lực một lần cuối cùng.

Không phải ông vì chính mình mà là vì giang sơn Đại Tống. Cho nên, sau khi Triệu Hoàn đề xuất yêu cầu nghị hòa, Chủng Sư Đạo liền vì số người được chọn vào sứ đoàn mà không ngừng cố gắng. Ông hy vọng do Lý Cương đi sứ Thượng kinh, bởi vì ông biết, dựa vào bản tính của Lý Cương, tuyệt đối không thể làm cho triều đình chịu thiệt, thậm chí rất có thể xoay chuyển tiền cống hàng năm và bồi thường thiệt hại chiến tranh thành thắng lợi về mặt ngoại giao từ thời có Tống tới nay.

Mà phái nghị hòa cũng sẽ không từ bỏ cơ hội lần này.

Với sự lớn mạnh của phái, Tần Cối, Cảnh Trọng Nam cầm đầu phái nghị hòa vô cùng hiểu rõ tâm tư của Triệu Hoàn.

Triệu Hoàn không muốn đánh tiếp. Tâm tư của Hoàng thượng đã chuyển từ phía bắc đến trên người của Thái Thượng Đạo Quân, Hoàng đế Huy Tông Triệu Cát ở phía nam Kim Lăng,.

Triệu Cát ở Kim Lăng mặc dù bị chèn ép, nhưng dù sao cũng có mối quan hệ rộng, đã dần dần hình thành một lực lượng.

Nếu không thể mau chóng giải quyết chuyện của Thái Thượng Đạo Quân Triệu Cát, Triệu Hoàn sẽ lâm vào cục diện sẽ ngồi không yên trên ngôi vị Hoàng đế. Cho nên, y không nghĩ đánh, cũng không muốn đánh, thậm chí tình nguyện đền tiền thiệt hại và tiến cống, để nhanh chóng chấm dứt chiến sự này. Từ khi Uông Bá Ngạn bị sắc lệnh lưu đày đến Lôi Châu, phái nghị hòa lập tức hơi bị lung lay. Cho nên, bọn họ phải mượn cơ hội này, một lần nữa đạt được tín nhiệm của Triệu Hoàn, đứng vững ở triều đình.

Tâm tư của mọi người đa số đều đặt ở việc nghị hòa, cho nên đối với việc Triệu Hoàn bổ nhiệm Ngọc Doãn nhậm chức Binh bộ lang trung không có ai ra mặt cản trở.

Thứ nhất là không lòng dạ nào, thứ hai là cũng không muốn sẽ đắc tội với Thái tử Triệu Kham.

Phải biết rằng, phía sau của Thái tử Triệu Kham, cũng có một nhóm người đang tồn tại, bao gồm Chu Thắng Phi đang đóng giữ phủ Ứng Thiên, Chu Quế Nạp Phủ Doãn của phủ Khai Phong và hoàng thân quốc thích. Những người này thực lực rất kinh người. Lúc này cản trở Ngọc Doãn thăng tiến, là tương đương đánh vào mặt của Thái Tử. Ai mà không biết, hiện nay tuy Thái Tử bị cấm túc, nhưng trận chiến ở Trần Kiều cũng đủ nâng lên danh vọng của y.

Hơn nữa Thái Tử lại là con trai độc nhất của Triệu Hoàn, cần gì vì một Binh bộ lang trung bé nhỏ mà đi đắc tội với Ngọc Doãn?

Ngày mười bốn tháng hai năm đầu của Tĩnh Khang, Triệu Hoàn sắc lệnh Nghĩa Dũng đang đi tới Khai Phong phải quay trở về đường cũ, không được đi tiếp.

Ngày mười lăm, sau khi trải qua một trận tranh luận kịch liệt, danh sách sứ đoàn đi sứ Thượng Kinh cuối cùng đã được xác định.

Lần này đi sứ Thượng Kinh, là vì biểu hiện thành ý của triều đình Đại Tống, Khang Vương Triệu Cấu làm Chánh sứ, Lý Cương, Mai Chấp Lễ làm Phó sứ, đi tới Thượng Kinh nghị hòa.

Đây cũng là do tình hình hai bên tranh chấp mãi không thôi, cuối cùng do Triệu Hoàn ra quyết định.

Đối với quyết định này, bất kể là Chủng Sư Đạo cầm đầu phái chủ chiến hay là đám người Cảnh Trọng Nam cầm đầu phái nghị hòa, đều không có gì phải dị nghị.

Nhưng người sáng suốt có thể thấy được, để Khang Vương Triệu Cấu làm Chánh sứ cũng đủ để thuyết minh một vài vấn đề...

Phải biết rằng, quan hệ giữa Triệu Cấu và đám người Cảnh Trọng Nam, thật vô cùng tốt!

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++ +++

Trên triều đình mưa gió nổi lên, nhưng đối với Ngọc Doãn mà nói không hề có ảnh hưởng.

Hắn giống như một người ngoài cuộc, điềm tĩnh nhìn thế cục biến hóa, tuy có tâm đóng góp nhưng lại không biết phải nhúng tay như thế nào.

Nằm trên giường suốt hai mươi sáu ngày, cuối cùng được sự chấp thuận của An Đạo Toàn đã có thể xuống giường hoạt động.

Chỉ có điều, hắn mới bình phục một ít, công việc lập tức đã lu bù rồi.

Đầu tiên là có hai huynh đệ Chủng Ngạn Tung từ Trường An tới, trình diện với Ngọc Doãn, tất cả đều là do Chủng Sư Đạo hứa lúc trước. Thân quân của Thái Tử phải tổ chức lại, cần rất nhiều người tài. Trận chiến ở Trần Kiều, những thành viên nòng cốt của Ngọc Doãn gần như chết hết, trong số mười lăm người sống sót, cũng chỉ có hai quan quân là Tất Tiến và Viên Triều Niên. Cũng may, Ngô Giới vẫn còn là thân quân của Thái Tử, đem sự ảnh hưởng của việc Đổng Tiên chết trận hạ xuống mức thấp nhất.

Sau đó, lại có Diêu Bình Trọng đề cử với Ngọc Doãn một người, đó là Quân Dung Trực Áp Ban, tên là Vu Bằng, là một người văn võ song toàn.

Người này vốn thuộc Điện Tiền Ti, nhưng bởi vì tính tình ngay thẳng, đắc tội với quan trên, thế cho nên đã nản lòng.

Cao Cầu đã không còn giữ chức Thái Úy Điện Tiền Đô, nhưng muốn điều động ra một đội ngũ đến, cũng không phải là một việc khó. Tính cả hai người Phong Huống, Lăng Uy trước đây đã thuộc Thân quân Thái Tử, nhưng chưa theo quân xuất chinh, lại thêm Tất Tiến và Viên Triều Niên, những thành viên mới này của thân quân Thái Tử thì quy mô đã tạm ổn. Ngoài ra, còn có huynh đệ Tông An Lục, Tông An Thất, sau khi hộ tống Tông Trạch đến Tế Nam, cũng đã trở về Khai Phong, Chư Suất Phủ sau khi trải qua một trận biến động lớn lại một lần nữa toả sáng sức sống.

- Tiểu Ất, ta đến giới thiệu cho ngươi một vị hảo hán.

Một ngày kia, Ngọc Doãn đang ở nhà cùng với Cao Sủng và Dương Tái Hưng nói chuyện, Chu Mộng Thuyết hào hứng chạy tới.

- Vị này chính là ân nhân cứu mạng Thiếu Trương Khởi Trương Bá Ngọc.

Một thanh niên đi phía sau Chu Mộng Thuyết, nhìn qua ước chừng ở 24~25 tuổi, mặc dù không cao lắm nhưng tướng mạo cũng có phần anh tuấn, lại lộ ra một khí chất oai hùng.

- Đó chính là người tiếp viện kịp thời ở vịnh Bát Lý, mới cứu được tính mạng của Thiếu Dương.

Hiện nay Hoàng thượng chuẩn bị giải tán Nghĩa Dũng, Bá Ngọc không muốn như vậy mà trở về, cho nên liền tới nhờ Thiếu Dương, xin viên ngoại ngươi thu nhận.

Mặc dù Ngọc Doãn đã được sắc mệnh làm Binh bộ lang trung, nhưng vì lí do sức khỏe nên chưa đi nhậm chức.

Cho nên, Chu Mộng Thuyết vẫn xưng hô với Ngọc Doãn là viên ngoại, Ngọc Doãn nghe vậy vội đứng dậy, chắp tay nói lời cảm tạ với Trương Khởi.

- Tiểu nhân đã từng ở chiến trường Trần Kiều, đối với viên ngoại ngưỡng mộ mãi không thôi.

Lần này tiểu nhân đến đây là vì đã bán hết gia tài để chiêu mộ nghĩa dũng, nếu như cứ như thế mà trở về, thật sự là không thể ăn nói với các bậc phụ lão ở quê nhà.

Nghe thấy viên ngoại muốn tổ chức lại Thân quân Thái Tử, tiểu nhân mặt dày mày dạn nhờ Trần Chủ bộ nói giùm với người, kính xin viên ngoại thu nhận.

Giải tán Nghĩa Dũng?

Ngọc Doãn nghe vậy, trong lòng cũng không khỏi than khẽ.

Triệu Hoàn làm như vậy, không tránh khỏi việc hiềm nghi là mượn gió bẻ măng, chính xác sẽ làm các hảo hán lạnh tâm.

Trương Khởi này, thật ra Ngọc Doãn cũng có nghe qua. Người này là phú hộ ở Dương Hồ, nghe Khai Phong bị vây liền bán hết gia tài, chiêu mộ hơn ngàn dũng sĩ ở Dương Hồ, rồi tìm đến đầu nhập dưới trướng của Địch Hưng Phủ Doãn Hà Nam. Có thể nói Trương Khởi là người đi đầu trong việc tiếp viện cuộc chiến ở Khai Phong.

Y dẫn đầu đến đồi Mưu Đà, nhưng không thể tham gia cuộc quyết chiến. Rồi đột nhiên được Chủng Sư Đạo phái đi Trần Kiều.

Trên đường đi đến vịnh Bát Lý, giải cứu được Trần Đông và Hà Nguyên Khánh từ tay người Nữ Chân. Theo Hà Nguyên Khánh nói, Trương Khởi đao mã thành thạo, dũng mãnh vạn người khó địch, càng thêm thông hiểu binh pháp, là một nhân tài hiếm có. Ngọc Doãn không ngờ một nhân vật như vậy bỗng dưng lại tới đầu nhập làm môn hạ của hắn, trong lòng tự nhiên cao hứng.

Hắn vội kéo tay Trương Khởi, nói một câu:

- Bá Ngọc đến đây, Thân quân Thái Tử nhất định có một ngày sớm được chấn hưng uy danh.

Sở dĩ Trương Khởi đến đầu nhập Ngọc Doãn cũng là hành động bất đắc dĩ.

Mặc dù y lập được chiến công, nhưng dù sao cũng không phải xuất thân từ binh nghiệp, càng không phải là tâm phúc của Địch Hưng. Ở trên triều đình, Trương Khởi không có bất kỳ chỗ dựa vững chắc nào, muốn ở lại quả là vô cùng khó khăn. Đúng như lời y đã nói, y vì gấp rút tiếp viện cho Khai Phong mà đã bán hết gia tài. Lúc này mà trở về cũng không có chỗ nào để ở. Ở Khai Phong y quen biết không nhiều lắm, tính đi tính lại dường như cũng chỉ có Ngọc Doãn là con đường duy nhất có thể đi, vì thế mới mặt dày mà tìm đến nhà Ngọc Doãn.

Ngọc Doãn đối với sử Tống có hiểu biết, nhưng không có thông thạo.

Giờ phút này, hắn còn chưa ý thức được người thanh niên này đang đứng ở trước mặt hắn cũng là một trong những mãnh tướng thời kì Nam Tống, hơn nữa cũng chính là một trong những mãnh tướng thủ hạ của Nhạc Phi.

Những việc vốn có trong lịch sử, hai năm sau đó quân Kim ba lần xuôi nam.

Trương Khởi xuất binh thủ vững thành trì, dựa vào sự hiểm trở của Bạch Lãng mà chống lại quân Kim, chém giết quân Kim tính bằng đơn vị hàng nghìn, sử gọi là cuộc chiến Khấu Môn Sơn.

Từ đấy về sau, bởi vì công trạng ấy mà Trương Khởi nhận chức Vũ Dực Đại Phu.

Sau trận chiến ở Bạch Lãng, Trương Khởi theo Đổng Tiên Bộ.

“Tống sử”, “Trung nghĩa”, “Trương Tiên truyện” ghi lại, Trương Khởi mỗi một lần chiến đấu đều là người đi đầu.

Năm đầu Thiệu Hưng, đại tướng nước Kim là Cao Quỳnh đánh chiếm Thương Châu, Trương Khởi phụng mệnh dẫn kỵ quân xuất kích, vọt mạnh vào trận địa của địch. Nhưng bởi vì tấn công quá mạnh, thế cho nên bị mấy trăm kỵ binh bao vây. Mà Trương Khởi lại không sợ chút nào, xông vào chém giết, quân Kim tan tác, không dám ngăn trở.

Sách sử ghi lại: trong một ngày đánh chín trận thắng cả chín, truy kích quân Kim tới Thử Kiếm Quan...

Mặc dù Ngọc Doãn không biết rõ lắm Trương Khởi trước mắt này là một mãnh tướng lợi hại như thế, nhưng hắn biết tính tình của Trần Đông. Nếu như Trương Khởi không có bản lãnh thật sự, cho dù đối với y có ân cứu mạng, Trần Đông cũng sẽ không dễ dàng tiến cử. Mà nay Trần Đông đã tiến cử, cũng chứng minh Trương Khởi quả có thực tài.

Hiện nay Chư Suất Phủ một lần nữa được thành lập, Ngọc Doãn thiếu nhất cái gì?

Hai chữ: nhân tài!

Trước đây hắn không có tư cách lẫn tiếng tăm để chiêu dụ, cho nên chỉ có thể chiêu dụ tướng lĩnh đang lúc thất chí. Mà nay, một trận chiến ở Trần Kiều, Ngọc Doãn đã có đầy đủ uy vọng. Trương Khởi chủ động tới đầu nhập, cũng là một mở đầu tốt đẹp.

Phía Trương Khởi vừa mới ngồi xuống, Cao Sủng một bên không nhịn được nói:

- Ca ca, ta lại nhớ tới một sự việc.

Ngọc Doãn cười nói:

- Thập Tam Lang nhớ tới việc gì?

- Ca ca còn nhớ cha con Địch gia của Địch mã doanh?

Ngọc Doãn ngẩn ra, gật đầu nói:

- Đó là ân nhân cứu mạng ta, ta làm sao có thể không nhớ rõ?

- Lúc trước, Địch Khắc Địch từng sai người đến nhà của Yến Ca, nói là muốn để cho đứa con nhỏ Địch Lôi của hắn làm việc dưới trướng của ca ca.

Cha con của Địch Khắc Địch này, là hậu nhân của Địch Thanh, bản lĩnh của Địch Lôi ta không rõ lắm, nhưng theo lời nói của Yến Ca, cũng là một mãnh tướng khó lường. Ta vốn định khi ca ca thân mình tốt hơn rồi, tiến cử người này với ca ca. Nhưng hiện tại xem ra, nếu như không nói sớm, chỉ sợ đến lúc đó không còn vị trí...Nếu như ca ca đối với người này có hứng thú, liền sai người bảo hắn đến bái kiến một lúc được không?
Bình Luận (0)
Comment