Tống Y

Chương 204

Nghe xong lão giả vội dẫn Đỗ Văn Hạo đi qua hồ nước tới trước một cái sân, có trồng cây anh đào, lá cây xanh biếc nhưng không có quả.

Hàng rào gỗ, nhà tranh, trong sân có một cối xay bằng đá, trên đó có đặt một dụng cụ hốt rác, bên trong có một ít thảo mộc đang phơi nắng.

Đỗ Văn Hạo nghĩ cuộc sống gia đình này quả thật rất chật vật thảo nào không dám mời đại phu chữa bệnh.

Lý Lương mở cổng đi vào sân, ông ta để cái cuốc lên hiên nhà.

Một lão phụ dáng người thấp bé đi ra, lão phụ nhân già hơn so với Lý Lương, da ngăm đen, mái tóc bạc trắng, trên người khoác một cái tạp dề, dáng vẻ rất vội vàng.

Nhìn thấy trượng phụ của mình dẫn một người lạ vào nhà, lão phụ đang định hỏi thì Lý Lương đã vội nói: “Bà nó, mau mang nước tới cho đại phu uống. Thôi bỏ qua đi, ta đi nấu nước. Bà hãy dẫn Đỗ tiên sinh tới phòng của Tiểu Liên. Đỗ tiên sinh sẽ chẩn bệnh cho Tiểu Liên”.

Lão phụ đột nhiên nổi giận, bà chỉ Lý Lương trách mắng: “Ông điên rồi à. Trong nhà làm gì còn tiền mà mời đại phu. Không phải mấy hôm trước đã mời Triệu lang trung trong thôn xem ư? Tại sao ông còn lãng phí tiền nữa? Ông muốn chọc cho tôi chết à?”

Đỗ Văn Hạo không đành lòng để lão phụ trách cứ Lý Lương như vậy. Hắn ôn hòa nói: “Lão thái gia, ta đã nói hoàn cảnh mấy người khó khăn, ta chẩn bệnh không lấy tiền”.

Lão phụ nghe xong cơn thịnh nộ tan biến. Hai mắt bà còn ngấn lệ.

Đỗ Văn Hạo không muốn nhìn cảnh này hắn vội vàng nói: “Xin mời dẫn đường”.

Kỳ thật nhà của bọn họ chỉ có ba gian lợp cỏ tranh. Hai người đi vào căn phòng lợp cỏ ở hướng đông. Bên trong có một cái giường. Lão phụ nhân vén cái màn vá chằng vá đụp lên, mắc ở trên cái móc.

Đỗ Văn Hạo bảo lão phụ nhân mở cửa sổ ra. Lão phụ mới đi tới bên cạnh cửa sổ thì nghe âm thanh của một nữ nhân trên giường cất lên: “Không được”.

Lão phụ cả giận nói: “Kêu cái gì? Đây là đại phu tới xem bệnh cho ngươi. Ngươi có câm miệng đi không. Cả ngày không được việc gì, nói nhiều thế”.

Nữ tử đó nói với giọng tủi thân: “Con lạnh”.

Lão phụ nhân làm ra vẻ không nghe thấy câu đó, bà đẩy cửa sổ ra, hừ một tiếng rồi nói: “Ta không lạnh à? Ta cả ngày làm việc mà không nóng người lên được”.

Đỗ Văn Hạo ôn nhu nói với nữ tử kia: “Khí trời rất có lợi cho thân thể của ngươi. Chỉ nên đóng cửa lúc hoàng hôn”.

Lúc này nữ tử đó không nói nữa Đỗ Văn Hạo mới quan sát nàng. Nữ tử tóc rồi bù nằm trên giường. Trên người nàng đắp một cái chăn mỏng, bạc màu mặc dù chiếc chăn có nhiều miếng vá nhưng nhìn sạch sẽ giống như căn phòng vậy, không có mùi gì hết. Xem ra hàng ngày người nhà đều quan tâm săn sóc nàng.

Lão phụ mang tới một cái ghế dài cho Đỗ Văn Hạo ngồi. Sau khi mở cửa sổ, ánh sáng tràn vào khắp phòng. Nữ tử kia đã nhìn thấy đại phu không phải là một lão lang trung mà là một nam nhân trẻ tuổi. Nàng vừa xấu hổ vừa lúng túng, quay người vào trong.

Đỗ Văn Hạo bắt mạch cổ tay. Hắn phát hiện ra có vẻ là mạch thốn nhưng hình như có hiện tượng khí huyết không thông. Hắn nhíu mày hỏi: “Trước đây đã tìm đại phu chưa?”

Nữ tử im lặng không nói. Lão phụ nhân lên tiếng: “Có. Đại phu nói bị chứng khí hư, kê đơn thuốc bổ khí huyết rất đắt tiền nhưng uống vào không có hiệu quả”.

Đỗ Văn Hạo bắt mạch tay kia rồi hỏi: “Thang thuốc đó là gì? Còn nhớ không?”

Lão phụ nhân vội nói: “Có nhớ. Thang thuốc đó gọi là cái gì Thập toàn đại bổ hoàn ấy”.

Đỗ Văn Hạo hỏi nữ tử: “Có thấy tức ngực, chán cơm không?”

Nữ tử khẽ ừ một tiếng.

Đỗ Văn Hạo lại hỏi: “Có phải khi bệnh phát tác thì cảm thấy cả người như bị kim châm, khát nước, thở hổn hển không?”

Nữ tử gật đầu.

Đỗ Văn Hạo nói: “Kỳ thật bệnh của ngươi không phải là đau tim hay dạ dày gì hết, chẳng qua máu huyết ở ngực không lưu thông mà thôi. Đúng là đau ngực nhưng không liên quan gì tới tim hay dạ dày hết. Bệnh này chỉ dùng thuốc giảm đau nhức bình thường, thông khí, không liên quan gì tới bổ khí. Nếu không tác dụng sẽ ngược lại. Vị lang trung đó kê một đơn thuốc bổ, đương nhiên không hiệu quả. Hơn nữa lại còn có hại cho người bệnh”.

Lão phụ nhân vội hỏi: “Tiên sinh, vậy thang thuốc của ngài có đắt hơn thang Thập toàn đại bổ đó không?”

Đỗ Văn Hạo cười hắn đi ra cửa lấy hòm thuốc để ở trên con lừa xuống, lấy từ bên trong ra hai hoàn thuốc Thất tiếu tán*. Hắn quay lại phòng đưa cho lão phụ nhân và nói: “Mỗi ngày một hoàn, ngâm với rượu hoàng. Trong nhà có rượu hoàng không?”

Lão phụ nhân vội vàng gật đầu.

“Thôi được ta về đây”.

Đỗ Văn Hạo đứng dậy định ra về lão phụ nhân cười gượng gạo hỏi: “Tiên sinh, thuốc này của ngài bao nhiêu tiền? Ngài cứ nói để ta trả ngài”.

Đỗ Văn Hạo cười lắc đầu đi ra cửa. Hắn quay lại nói với lão phụ: “Hai hoàn này không mất tiền nhưng người muốn con dâu của mình sớm khỏi bệnh, cùng chia sẻ việc nhà với mình thì không nên tức giận như vậy. Nữ nhân có rất nhiều bệnh sinh ra do tức giận. Ngươi không được tức giận nếu không cơ thể ngươi sẽ phát bệnh. Tục ngữ có câu tức giận gây tổn hại sức khỏe, không phải là không có đạo lý”.

Lão phụ thấy Đỗ Văn Hạo không lấy tiền, bà ta ngượng ngùng, cuống quít gật đầu sau đó dè dặt tiễn Đỗ Văn Hạo ra cửa.

Lý Lương đang bưng một chén nước từ trong gian bếp đi ra thấy Đỗ Văn Hạo vội hỏi: “Tiên sinh, đã xem bệnh xong rồi ư?” Đỗ Văn Hạo gật đầu.

Lý Lương nhìn lão phụ: “Đưa tiền thuốc chưa?”

Lão phụ cảm kích nói: “Tiên sinh cho thuốc không lấy tiền. Ông hỏi mà không thấy xấu hổ à?”

Lý Lương nghe nói vậy vội bảo lão phụ đi lấy tiền. Sau đó ông ta nói với Đỗ Văn Hạo: “Tiên sinh xuất chẩn đã không lấy tiền rồi. Sao chúng tiểu nhân còn để tiên sinh mất tiền nữa?”

Đỗ Văn Hạo khoát tay nói: “Chỉ có hai hoàn thuốc thôi. Các ngươi cứ cho bệnh nhân dùng. Nếu lần này không khá hơn lần sau ta tới tái khám lấy tiền của các ngươi cũng không muộn. Nhưng dựa vào tình trạng bệnh thì chỉ cần dùng hai hoàn thuốc đó là sẽ khỏe lên”.

Lý Lương cảm kích không biết nói gì tiễn Đỗ Văn Hạo ra cổng.

Đỗ Văn Hạo quay đầu lại nói: “Hai ngày sau ta tới khám lại” Nói xong hắn cưỡi lừa quay về.

Trong hai ngày đó Đỗ Văn Hạo chuyên tâm nghiên cứu y thư kinh điển nhưng hắn vẫn không tìm ra phương thuốc hiệu quả.

Từ sau tối ở giếng khô, Lâm Thanh Đại luôn lánh mặt Đỗ Văn Hạo, nàng dứt khoát không ngồi cùng một chỗ với hắn. Điều này làm cho Đỗ Văn Hạo thấy buồn bực.

Trong hai ngày đó Bàng Vũ Cầm bận bịu sai khiến gia nhân tới tòa trang viện mua của Kiều gia xây một bức tường cao ba trượng xung quanh cái hồ có độc khí bốc lên đó. Sao đó cắm một cái biển nhắc nhở nguy hiểm, cấm người đi vào bên trong.

Hai hôm sau Đỗ Văn Hạo tới Lý gia ở U Uyển tái khám.

Từ sáng sớm Lý Lương đã đứng ở cổng chờ, bên cạnh ông ta còn có một nam nhân khoảng hai mươi tuổi, gương mặt đôn hậu, ôm trong tay một bọc tã lót. Đỗ Văn Hạo đoán người đó là con trai của Lý Lương còn đứa trẻ trong bọc là hài tử mới sinh của hắn.

Lý Lương trông thấy Đỗ Văn Hạo ông ta kích động lảo đảo đi tới, nắm tay Đỗ Văn Hạo nghẹn ngào không nói nên lời.

Đỗ Văn Hạo nhìn thấy vẻ mặt Lý Lương như vậy. Hắn thấy an tâm rất nhiều. Dựa vào kinh nghiệm hành y trong một thời gian dài hắn biết bệnh của Tiểu Liên không còn gì đáng ngại.

Quả nhiên Lý Lương run rẩy nói: “Biết hôm nay ân nhân tới khám lại. Tiểu nhân mang theo con cháu đợi ngài ở đây”.

Đỗ Văn Hạo cười vỗ vào tay Lý Lương: “Lý bá, bá khách sáo quá. Kỳ thật chỉ cần tìm được nguyên nhân của căn bệnh, tự nhiên sẽ dễ điều trị. Tiểu Liên thế nào rồi?’

Nam nhân bên cạnh cười ngây ngốc nói: “Mới có hai ngày đã có thể ăn cơm, tự mình xuống giường. Đỗ đại phu, ngài thực sự là thần y”.

Điều Đỗ Văn Hạo cao hứng nhất lúc chữa khỏi bệnh cho người bệnh, nhìn thấy sự vui mừng của bọn họ.

Lý Lương dẫn Đỗ Văn Hạo tới phòng của Tiểu Liên, chỉ thấy cửa sổ đã mở. Tiểu Liên đang ngồi bên cửa sổ may quần áo cho hài tử, sắc mặt nàng quả nhiên tốt hơn rất nhiều.

Tiểu Liên thấy Đỗ Văn Hạo tiến vào nàng ngượng ngùng giống như lần đầu tiên thấy hắn, cúi đầu chào Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo ra hiệu bảo nàng ngồi xuống sau đó hắn hỏi nàng một số chi tiết, bắt mạch, xem lưỡi. Hắn xác định nàng không còn vấn đề gì lớn.

Lý Lương vui mừng nói: “Từ trước tới nay luôn nghe người khác nói cái gì là dong y hại người. Hôm nay tiểu nhân thực sự đã hiểu nếu không có Đỗ đại phu thì không biết bao giờ con dâu của tiểu nhân mới có thể rời khỏi giường”.

Đang nói chuyện đứa hài tử trong lòng trượng phu của Tiêu Liên khóc ré lên. Lý Lương vội bảo con đưa hài tử cho Tiểu Liên. Tiểu Liên bế con dỗ dành một lát đứa bé mới ngừng khóc.

Đỗ Văn Hạo đứng dậy muốn cáo từ nhưng Lý Lương nhất định muốn lưu hắn lại ăn cơm.

Đỗ Văn Hạo biết Lý gia thấy hắn không lấy tiền thuốc nên muốn mời hắn ở lại làm cơm mời hắn. Hắn ở lại nhà họ ăn cơm chỉ e bọn họ sẽ phải bớt ăn mấy ngày hắn thật sự không đành lòng. Nhưng Lý Lương cố giữ hắn lại, trong lúc hai người còn đang níu kéo thì đứa hài tử trong lòng Tiểu Liên lại khóc toáng lên, cắt ngang lời nói của hai người.

Lý Lương cau mày nói: “Hai ngươi.., xảy ra chuyện gì vậy? Không biết đem con ra chỗ khác sao? Không thấy ta đang nói chuyện với Đỗ đại phu à?”

Đỗ Văn Hạo thấy Tiểu Liên và trượng phu nàng đều là người lễ phép. Phụ thân trách mắng như vậy vội ôm con đứng dậy.

“Chờ một chút” Đỗ Văn Hạo chợt kêu lên.

Tiểu Liên và trượng phu đang định rời đi nghe Đỗ Văn Hạo nói thế cả hai đứng lại quay đầu nhìn hắn vẻ khó hiểu.

Đỗ Văn Hạo đi tới bên cạnh Tiểu Liên, hắn nhẹ nhàng đẩy cái khăn trùm đầu của đứa hài tử. Hắn chăm chú nhìn đứa bé rồi nói: “Đứa nhỏ này rất đáng yêu. Nhưng với khí trời hôm nay các ngươi mặc cho nó nhiều áo quá nó không chịu được nên khóc như vậy”.

Lý Lương cười nói: “Đỗ đại phu rất chu đáo. Nương của nó bị bệnh tiểu nhân và vợ phải chăm sóc nó nhưng nó ăn không ngon, ngủ không tốt. Tiểu nhân và vợ dỗ dành nhưng không được”.

Đỗ Văn Hạo nói: “Không chỉ như thế còn có phiền toái nữa!”.

Lý Lương sửng sốt hỏi: “Có phiền toái gì?”

“Các ngươi không chú ý sao? Tiếng khóc của nó, ở cổ họng nó giống như có người đang kéo nhau, kẽo kẹt kẽo kẹt, khi thì the thé, khi thì ngừng lại làm cho người ta rất khó chịu. Chính xác đã mắc bệnh. Sờ tay vào mặt nó thấy có hiện tượng ẩm ướt, lại có nhiệt. Luồn vào trong tã lót sờ chân thì còn nóng hơn. Mau đặt con xuống để ta xem kỹ hơn”.

Lý gia thấy vẻ mặt hắn nghiêm túc tất cả nhất thời thấy lo lắng.

* Sách ‘Sản Dục Bửu Khố Tập’ cho rằng: “Vì sao sản hậu sinh chứng huyết băng? - Đáp: Vì sản hậu huyết xuống quá nhiều, khí huyết quá hư, chưa bình phục được, hoặc vì lao nhọc, hoặc vì kinh giận, khiến cho huyết bị bạo băng”.

Vì vậy, đàn bà sau khi sinh sản, tình trạng sinh lý chưa được bình phục như trước, mà lao nhọc không đúng mức hoặc bị kích thích tinh thần có thể gây nên chứng sản hậu huyết băng, đó là thuộc về hư chứng. Thực chứng là bên trong có ứ huyết, có thể gây nên băng huyết. Sách 'Y Tông Kim Giám’ viết: “ Nếu do bên trong có ứ trệ, phần nhiều bụng dưới đau, nên dùng bài Phật Thủ Tán, Thất Tiếu Tán.

Về nguyên tắc trị bệnh: Nếu sản hậu âm huyết đã tổn thương lại bị chứng băng rồi sinh ra huyết thoát khí hãm thành ra bệnh nặng. Phải nên bổ mạnh, dùng bài 'Độc Sâm Thang’ để cứu chữa tức là phương pháp huyết thoát thì ích khí. Nếu chỉ dùng thuốc bổ huyết không có kết quả. Nếu 6 mạch quá Vi, tay chân lạnh băng nên dùng vị Sâm và Phụ tử, lượng lớn để hồi dương. Nếu vì tức giận quá thương tổn Can khí khiến cho huyết vọng hành, dùng bài ‘Tiêu Dao Tán’ thêm Hắc sơn chi, Sinh địa, Bạch mao căn để thanh Can. Nếu vì ứ trệ mà sinh thực chứng, đau bụng dưới, nên dùng ‘Thất Tiếu Tán’ là thuốc khử ứ, hành huyết
Bình Luận (0)
Comment