“ Vạn vạn lần không thể.” Lý Anh lớn tiếng ngăn cản:” Thế không phải là giao toàn bộ binh quyền cho một người được.”
“ Ta không tham quyền, mà nước Liêu vô cùng mạnh mẽ, không dốc toàn bộ quốc lực khó đánh bại được chúng. Quân đội xuất chinh, tối kỵ có quá nhiều tiếng nói, cần có chỉ huy thống nhất mới tạo nên sức mạnh. Ta hiểu lo lắng của Lý đại nhân, một khi đánh bại quân Liêu ban sư về triều, ta giao ra quyền thống binh, tránh chư vị lo lắng.” Lãnh Nghệ nói:
Triệu Phổ gật đầu:” Dùng người không nghi, có thế mới giành được thắng lợi, thời khác quan trọng, thần tán thành.”
Thẩm Luân trầm ngâm:” Hay thế này, xuất binh kháng Liêu đúng là cần chỉ huy thống nhất mới có thể phát huy được năng lực tác chiến. Một khi đánh bại quân Liêu, vậy thì không cần chức thống lĩnh nữa, dựa theo cách làm trước kia, mỗi quân có một đo chỉ huy sứ. Nhận lệnh từ hoàng đế, trước khi hoàng đế lo chính sự, do Hoa Nhị hoàng hậu thống lĩnh thay.”
Giao binh quyền cho Hoa Nhị khác gì giao cho mình, huống hồ đánh thắng Liêu, uy tín của y lập nên rồi, Lãnh Nghệ còn sợ gì nữa:” Thần thấy như vậy là tốt nhất, thần cầm quân là bất đắc dĩ, chỉ mong sau lần này không phải thống lĩnh quân đội, ở thẩm hình viện lo phá án là được rồi.”
Lý Anh sợ Lãnh Nghệ nuốt lời nói ngay:” Có câu này của Lãnh thống lĩnh là ta yên tâm rồi, chỉ cần ban sư về triều, các quân tự khôi phục quyền chỉ huy, chỉ nhận lệnh hoàng hậu thôi.”
Triệu Phổ chắp tay:” Thần thấy Thẩm đại nhân nghĩ rất chu đáo, tránh được lời ra tiếng vào.”
Triệu Hoằng Tú gật gù:” Như vậy rất tốt, binh quyền này chỉ hạn chế xuất binh phạt Liêu thôi, dùng vào mục đích khác hết thảy không tính.”
Hoa Nhị thấy tất cả thống nhất ý kiến rồi, tuyên bố:” Vậy thì lần xuất chinh nước Liêu này do Lãnh thống lĩnh thống nhất chỉ huy toàn bộ cấm quân, tập trung toàn lực đánh bại quân Liêu, để chúng biết Đại Tống ta không dễ ức hiếp như vậy, thanh thủ điều kiện đàm phán có lợi, đưa quan gia về.”
Lãnh Nghệ quỳ một gối:” Thần lĩnh chỉ:”
Hoa Nhị lại nói:” Lãnh thống lĩnh không có ở nhà, đại sự trông vào bốn vị phụ chính đại thần gánh vác, chuyện này bốn vị khanh gia thương lượng với nhau, báo lên cho ai gia là được.”
Bốn người quỳ xuống nhận lệnh, trong bốn người này thì Thẩm Luân thực ra là phe bảo thủ cẩn thận, chỉ muốn ổn định. Triệu Phổ thì thuộc phe tiên đế sẽ hết lòng giữ gìn Triệu Hằng. Triệu Hoằng Tú thì tuy nhân nhượng Lãnh Nghệ một vài chuyện, nhưng trên cơ sở là đảm bảo lợi ích Triệu gia. Chỉ có Lý Anh là nhân tố bất ổn, nhưng một tay vỗ khó kêu.
Lãnh Nghệ coi như yên tâm ở nhà, lại nói:” Vụ án Thạch Bảo Cát cùng hai phò mã nữa tham gia mưu phản được làm rõ, Thạch Thủ Tín không liên quan, thần xin nương nương nhân ngày vui tiên đế đăng cơ xã miễn cho ông ta. Để ông ta tới Đăng Châu kiến lập thủy quân, tương lai giáp kích nước Liêu từ hai hướng.”
Chuyện này tranh cãi từ lúc xây dựng Kim Minh Trì rồi, ai cũng nói, muốn lập thủy quân thì Đăng Châu là tốt nhất, không cần hao phí đào cái ao vô dụng.
Giờ không đào ao nữa rồi, chuyện kiến lập thủy quân này không ai phản đối.
Hôm sau tổ chức đại điển tân đế Triệu Hằng đăng cơ.
Vì chuyện quá gấp gáp, nên đại điển diễn ra tương đối đơn giản, Hoa Nhị hoàng hậu dẫn tiểu hoàng đế Triệu Hằng lên Kim Loan bảo điện, tiếp nhận năm vị phụ chính đại thần suất lĩnh văn võ bách quan triều bái. Hạ chỉ đổi niên hiệu thành Hàm Bình.
Tiểu hoàng đế cũng là hoàng đế thứ ba của triều Tống, nhưng không phải Tống Chân Tông Triệu Nguyên Khản trên lịch sử, mà thành trưởng tử Triệu Duy Khánh của Triệu Đức Chiêu. Huyết thống hoàng đế quay trở lại với mạch Triệu Khuông Dận.
Tiếp đó tổ chức lần tảo triều đầu tiên của tân đế.
Hoa Nhị ngồi ở rèm châu phía sau tân đế, tuyên bố đình chỉ xây dựng Kim Minh Trì, bổ nhiệm Lãnh Nghệ làm tam nha đô điểm kiểm, đồng thời lãnh ấn Chinh Liêu đại nguyên soái, Dương Nghiệp làm phó soái, suất lĩnh 40 vạn cấm quân phạt Liêu.
Lệnh Dực vương Triệu Hoàng Tú làm hoàng thành sứ, thống lĩnh nhung vệ ngự lâm quân, Dương thất lang làm hoàng thành phó sứ.
Thẩm Luân thành Trung thư lệnh, Triệu Phổ làm Môn hạ thị trung, Lý Anh khiêm chức thừa khanh của Quang Lộc tự và Hồng Lư tự.
Còn lại không thay đổi.
Vì mừng tân đế đăng cơ, Hoa Nhị hoàng hậu lấy danh nghĩa tân đế hạ chỉ đại sá thiên hạ, xã miễn cho Vương Thừa Diễn, Ngụy Hàm Tín và Thạch bảo Cát tội chết, đi đầy Quỳnh Châu, cả đời không được về. Đồng thời miễn tội liên đới cho người nhà.
Với ba nhà mà nói đây là niềm vui trời ban, tới hoàng thành dập đầu tạ ơn.
Thạch Thủ Tín được phóng thích giao chiêu mộ người kiến lập thủy quân ở Đăng Châu. Thạch Thủ Tín hay tin cả nhà được miễn tội chết thì tới ngoài đại điện dập đầu tạ ơn biểu thị sẽ không phụ kỳ vọng nhanh chóng kiến lập thủy quân, đưa vào chiến đấu.
Tiếp đó sứ giả đem tin tân đế đăng cơ báo cho Liêu, Tây Hạ, Cao Ly, Oa Quốc, Thổ Phồn, Đại Lý và triều Việt.
Quần thần chúc mừng, khắp kinh thành giăng đèn kết hoa, đến tối phóng pháo lễ ăn mừng, náo nhiệt vô cùng, ít nhất thì bề ngoài là thế, lo âu bên trong chỉ số ít biết.
Ngày kế tiếp Hoa Nhị hạ chỉ nhận Bạch Hồng làm nữ nhi, để nàng trở về nhận tổ quy tông, phong làm Sở quốc công chúa. Đồng thời ban hôn cho Lãnh Nghệ làm bình thê.
Đáng lẽ hoàng đế gả nữ nhi sẽ vô cùng phiền toái, nhưng bây giờ quân Liêu tới biên cảnh, Lãnh Nghệ thân là đại nguyên soái, phải mau chóng lãnh binh bắc thượng, nên hết thảy làm giản đơn.
Ba ngày sau Sở quốc công chúa Bạch Hồng quá môn, khỏi phải nói Lãnh gia từng bừng thế nào, so với lần trước Triệu Quang Nghĩa ban hôn Thành Lạc Tiệp còn lớn hơn gấp mấy lần.
Ông cụ Lãnh Trường Bi, cha mẹ Lãnh Nghệ vui mừng không phải nói nữa. Đám thê thiếp thì rất bất ngờ, bỗng dưng ở đâu xuất hiện một cô công chúa, ai nấy lo lắng, không biết sau này sống chung ra sao. Đến khi Lãnh Nghệ giải thích Trác Xảo Nương mới biết là ân nhân cứu mạng mình, đồng thời nhiều lần giúp Lãnh Nghệ đánh lui sát thủ thì các nàng hết lo.
Đêm động phòng hoa chúc.
Lãnh Nghệ và Bạch Hồng uống rượu hợp hoan, nắm tay nhau đi vào màn uyên ương. Cuối cùng trải qua một phen gian nan, thành phu thê chim liền cánh rồi.
Khi hai người còn đang trong tháng tân hôn trăng mật, một buổi sáng Lãnh Nghệ bị gọi khẩn cấp vào cung.
Tin mới nhất quân Liêu đánh Ngõa Kiều Quan, Tào Bân phái Trương Sư dẫn quân tới phòng thủ bị đánh bại, Trương Sư chết ngay tại trận, quân Tống tử thương hơn vạn. Hà Dương tiết độ sứ Thôi Ngạn dẫn quân cứu viện mới tạm đẩy lui được quân Liêu, tình thế nguy ngập.
Theo kế ban đầu của Dương Nghiệp, cấm quân trải qua một phen thay đổi phải mất nửa năm mới khiến tướng lĩnh và quân sĩ quen thuộc. Nhưng lúc này tình thế khẩn cấp không cho họ trì hoãn nữa, Lãnh Nghệ phải lập tức xuất quân nghênh địch.