Trí Tuệ Đại Tống

Chương 110

Phong cảnh nơi này quá đẹp, bướm bay dập dờn, chim hót ríu rít, cuối tháng hai là lúc thay hoa, những cánh hoa hai bên bờ sông được từng cơn gió nhẹ thổi qua lững lờ rơi đầy sông, thi thoảng vài con cá chạm vào cánh hoa, thử xem có ăn được không.

Chỉ chừng hai mươi căn nhà, không phải nhà đất, mà đều là nhà gạch mái ngói, bốn năm tiểu viện nằm trên một con đường bằng phẳng, xem chừng đây là một khu nhà giàu rồi, có điều người dân xem ra không quá hưởng ứng với hàng xóm mới, thấy đoàn xe của họ đi qua thì kéo trẻ con lại, đứng nhìn với ánh mắt có phần không thoải mái lắm, làm Vân Nhị đang đưa tay ra vẫy một thiếu phụ xinh xắn phải cụt hứng.

Những người sống ở gần thành lớn là thế, không có khéo léo của người trong thành, lại không có chất phác của người thôn quê, tóm lại là hàng xóm khó chúng sống nhất.

Đại môn Vân gia khí phái vô cùng, cánh cổng lớn màu đen, đóng đinh đồng, chỉ là ít đinh đồng quá, mỗi cánh được có ba cái, chẳng nhiều như trong phim, đinh đồng đóng chi chít đến là đẹp. Hai con sư tử đá ngồi ở cổng cũng làm người ta sôi máu, giống chó xin ăn hơn sư tử trông cửa, chẳng oai vệ gì cả, được cái là hai chữ Vân Phủ cực to, rõ ràng, nghe Hầu Tử nói hai chữ này là do Bành Lễ tiên sinh viết, ông cụ từ Đậu Sa huyện về, đường xa vất vả bệnh một chập, mới khởi sắc.

Ôi cái thời này đi một chuyến thăm thân nhân cố hữu khác gì lấy mạng ra đánh cuộc, từ cổ có câu già đừng vào Xuyên chính là nói chuyện này, chỉ có người trọng tình trọng nghĩa mới trèo đèo lội suối đi thăm lão hữu.

Hoa Nương không có nhà, trong sân có sáu bảy nha hoàn phó dịch đứng đợi, trong đó một ông già đi lên thi lễ: - Vân tướng công đã tới, lão nô phụng lệnh gia chủ trông cửa, này tướng công tới, mời kiểm tra.

- Đa tạ lão trượng, khi về phủ xin mang theo lời hỏi thăm cùng cảm kích của Vân gia, có chút quà nhỏ, mong lão trượng nhận cho.

Lão Liêu đi sau đi lên, đặt một túi tiền vào tay ông già, ông già bái tạ rồi dẫn nha hoàn phó bộc của Lương gia về.

Tam tiến viện phải an bài tới tám mươi người ở, Vân Tranh thấy hơi chật, liền nói với Lão Liêu băn khoăn của mình, Lão Liêu ngạc nhiên phân chia: - Thiếu gia, dãy nhà đầu tiên cho nam bộc và hộ viện ở, dãy giữa là thiếu gia ở và nơi tiếp khách, dãy trong cùng của Nhị thiếu gia và đám Tịch Nhục, tới bốn mươi mấy gian nhà mà chúng ta 76 người, sao không đủ để ở chứ, đám nha hoàn phó dịch ở chung, một gian tám đứa, ba gian là quá đủ rồi, tính ra còn thừa

Thôi đi, trước kia có cái phòng 20 mét vuông, ở một mình, sau này có thêm Vân Nhị, Tịch Nhục ở chung một nhà, chẳng hiểu mấy chuyện này, cứ giao cho chuyên gia bố trí, mình chẳng cần ở đây lo tốn công.

Tịch Nhục dẫn đám nữ nhân tíu ta tíu tít ra vào chuyển đồ từ trên xe xuống, đầu tiên là là Vân Tam sủa gâu gâu, con rắn trong nhà nhỏng đầu lên cao ngó nghiêng lãnh địa mới, hai con lợn đen xì béo tốt, gần như nàng đem mọi thứ có thể đem theo từ Đậu Sa trại rồi.

Vân Tranh nhìn Tịch Nhục đứng dưới mái hiên một tay bế Vân Nhị, tay còn lại chỉ huy, mặt nghiêm nghị có chút buồn cười, không phá nàng làm gì, ngó cái nhà một cái hẵng hay.

Cho tới bây giờ mới biết tam tiến viện đã là đại trạch viện, nó có ba tầng cửa, cứ đi qua một cửa là một viện tử độc lập, giữa mỗi viện tử có khoảng không lớn để bố trí mấy thứ như thủy tạ, giả sơn. Chủ nhân cũ của gian trạch viện này là thương nhân, lấy khoảng trống làm nơi chứa hàng, nhiều thứ trang trí bị bỏ hết, cho nên cơ bản trạch viện không có gì đáng kể để nói, nhà kiểu cổ, sàn lát đá xanh, cột gỗ xà gỗ, mái hiên cong vút, lợp ngói, tốt, thong thả bố trí lại theo ý mình, vị trí đẹp là được rồi.

Thích nhất là hậu viện, rất rộng rãi, với tiền viện nhà cửa san sát có phần nhỏ hẹp, hậu viện thoáng đãng, làm lòng người mở rộng, thong dong nhẹ nhàng, trong sân không có nhiều hoa cỏ, chỉ có ba cây cổ thụ lớn, mở cửa sau cách chừng chục bước chân thấy một cái ao sen, mùa này không có sen, đợi tới khi sen nở tha hồ thơm, không lo thiếu chỗ tránh nóng.

Hầu Tử đuổi theo giao địa khế phòng khế cho Vân Tranh, lười quản mấy thứ này, lớn tiếng gọi Tịch Nhục, giao luôn cho nàng, Tịch Nhục giỏi dấu đồ, lần trước dấu bạc trong nhà đi, hai huynh đệ Vân Đại lục tung nhà tìm không ra, giao cho nàng là yên tâm nhất.

Vân Tranh chắp tay đi quanh lãnh địa của mình, có chút thất vọng hỏi: - Hoa Nương lâu rồi không ở đây à?

- Vâng, Hoa Nương dọn ra lâu rồi ạ, ở trong tiểu lâu có tên rất lạ là, Linh Tê Lâu.

Tạc dạ tinh thần tạc dạ phong, Hoạ lâu tây bạn quế đường đông. Thân vô thái phượng song phi dực, Tâm hữu linh tê nhất điểm thông.

Sao sáng đêm qua gió lộng không Bên tây lầu vẽ quế đường đông Thân nào cánh phượng lẻ loi bóng Tâm sẵn sừng tê điểm cảm thông

Vân Tranh đoán ra ngay tâm ý của nàng lấy ý bài thơ của Lý Thương Ẩn cuối thời Đường, thể hiện khắc khoải nhung nhớ người thương, song Hoa Nương không phải nữ nhân đa sầu đa cảm như thế, chẳng qua là bán chút ái muội, chắc chắn được giá, giờ hẳn không ít tên ngốc đang bị nàng xoay như chong chóng.

Hầu Tử thấy thiếu gia đọc thơ thì phục sát đất, cứ ai có học vấn cao là hắn ngưỡng mộ.

Đang tưng bừng dọn dẹp nhà cửa, thì có tiếng pháo trúc nổ lẹt đẹt, đúng là pháo trúc, chính là cho trúc vào lửa đốt, nên tiếng pháo chẳng to hơn tiếng đánh rắm.

Hiện ở Thành Đô chỉ quen có năm người, đó là tên đạo sĩ thô bỉ ngày đi ngủ nhờ chùa người ta, tối đi nhìn trộm ma ma thanh lâu, người kia là Hoa Nương, Lương lão gia vẫn ở Đậu Sa quan, hai vị Lỗ Thanh Nguyên và Bành Lễ tiên sinh thì không tới chúc mừng sớm thế này, còn Hoa Nương và đạo sĩ, Vân Tranh không nghĩ họ rảnh như vậy.

Chẳng lẽ là hàng xóm qua chào đón làng giếng mới, chỉ có khả năng này, vậy mà lúc nãy còn nghĩ họ thông thân thiện.

Đủng đỉnh đi ra đại môn, oa, náo nhiệt thật đấy, một đám đại hán mắt lé mũi lệch tụ tập, vừa mới khai xuân, gió se se lạnh mà để tay trần xăm trổ chi chít, người Tống thích xăm người, nhưng đám này thì có cái tên là: Lưu manh vô lại.

Xung quanh có không ít bách tính đứng xem, đều cách xa xa chỉ chỏ, tỏ ý không liên quan, không dính dáng và tốt nhất đừng nhờ vả gì hết, quả nhiên toàn là láng giềng thân thiện.

Một tên đại hán to như trống nhe răng cười lấy cái bàn là sắt trong chậu lửa ra, di ngay vào bụng mình, tức thì tiếng xèo xèo cùng mùi thịt cháy tỏa ra. Bình thường gặp cảnh này kẻ cứng rắn nhất cũng tái mặt rồi, nhưng đám người trước mắt trừ vài người ăn mặc kiểu hạ nhân run rẩy ra thì đám còn lại phản ứng rất kỳ quái, có tên to cao như trâu mộng lại còn hít hít như vẻ đói khát, còn vài người ăn mặc chẳng ra nông phu chẳng giống thợ săn thì xoa xoa tay phấn khích, đại hán cảm giác bất thường, song vẫn theo thói quen lớn tiếng chìa tay ra với Vân Tranh: - Đại quan nhân thưởng tiền đi, đảm bảo ngài thăng tiến vèo vèo, tiền vào như nước.

Lão Liêu vội vàng ném một nắm tiền ra, muốn đuổi đám vô lại đi cho nhanh, đại hán kia cười gằn: - Định đuổi ăn mày à, huynh đệ bọn ta thấy đại quan nhân nhà phú quý, hôm nay tới nhà mới nên đến tổ chức lễ mừng một phen, thế nào cũng phải được 30 quan tiền chứ.

- Nhĩ thúc thấy sao? Vân Tranh cười dài:

- Đường đi an toàn quá, ngứa tay lắm rồi.

Huynh đệ Thương Báo xông tới, mỗi người một bên nhanh như chớp tóm tay tên đại hán giật ngược ra sau, Thương Hổ không nói không rằng rút cung bắn như chớp, phập một phát tên bắn vào đùi, hắn liền rống lên như lợn bị chọc tiết.

- Các ngươi muốn chết rồi.

Đám lưu manh hùng hổ xông lên, nhưng bị sáu cái cung chĩa vào mặt, tức thì chùn bước.
Bình Luận (0)
Comment