Trí Tuệ Đại Tống

Chương 656

Tần Quốc do dự một chút, nói nhỏ: - Tại ngươi nói chuyện Đậu Sa trại làm ta nhớ tới Thục phi, hôm nay ta xin thái phi ra ngoài chơi, thái phi không đồng ý, nhưng Thục phi lại nói không hề gì, thái phi nể mặt Thục phi mới cho phép. Trước kia Thục phi chưa bao giờ ngỗ nghịch thái phi, không hiểu sao...

Vân Nhị không muốn nhắc tới Lam Lam, nếu không sẽ ảnh hưởng tâm tình, nói nam nhân không thích nữ nhân thông minh là không chính xác, đại tẩu cũng là nữ nhân thông minh hiếm có, nhưng đại ca rất yêu thương, Vân Nhị cũng rất yêu quý tôn kính. Nói chính xác ra phải là không thích nữ nhân toan tính, giống Lam Lam vậy, mặc dù lúc nào cũng rất hoàn hảo, không có gì chê trách, nhưng suy nghĩ ẩn quá sâu, nữ nhân như thế sẽ khiến nam nhân bất giác xa lánh.

Nắm lấy tay Tần Quốc: - Đừng để ý, nàng sắp gả tới Vân gia rồi, không cần quan tâm tới chuyện trong cung, Vân gia cũng không cần, nhà ta sớm muộn gì cũng ra hải đảo an thân lập mệnh.

Tần Quốc nhíu mày đôi mày thanh tú: - Vân gia chẳng phải rất tốt sao, hoa viên nổi tiếng khắp Đông Kinh, sao nhất định phải tới vùng man hoang?

- Nàng không thấy hấp dẫn sao, chúng ta có thể tự lập quy củ của mình, không phải nhìn sắc mặt ai nữa. Tần Quốc lúc này mới phát hiện không biết từ lúc nào Vân Nhị đã đặt một tay lên eo, vội đưa tay chắn trước ngực: - Đừng, đang ở ngoài đó.

- Nếu vậy tức là nếu ở chỗ kín đáo thì được rồi phải không? Vân Nhị nhắm mắt ghé sát mặt vào cổ nàng, chỉ thấy làn hương thơm như hoa lan luồn qua cánh mũi: - Thật thơm.

- Tịch Nhục mới thơm. Tần Quốc nghiêng mình tránh, đẩy người hắn ra nói:

Vân Nhị dùng cả hai tay vòng qua bờ eo thon thả của nàng, không biết xẩu hổ nói: - Cả hai cùng thơm.

Thế nào mà đi hai hướng khác nhau, cuối cùng vẫn gặp xe của Địch Vịnh và Vân Hoa, bách hoa viên vào mùa hè ngoại trừ hoa sen nở lộn xộn ra thì cơ bản không có nhiều màu sắc khác, được cái mấy con thuyền nhỏ hoành hành ngang dọc, vô số bông hoa bị thân thuyền nghiến qua, làm cánh hoa rụng khắp ao...

Do bọn họ thân phận tôn quý, cho nên bọn họ xuống ao chơi, người khác chỉ biết ngồi trên bờ nhìn.

Địch Vịnh ra sức hất nước vào thuyền Vân Nhị, đám tiểu cung nữ như chim sẻ non, ríu rít yêu cầu phò mã phản kích, thế là Vân Nhị đổ hết hoa quả trong hộp đi múc nước hất thẳng vào Trâm Hoa.

Mùa hè hiển nhiên là mặc ít, lụa mộc mà dính nước rồi thì chẳng còn che dấu gì được nữa, Trâm Hoa năm nay mười sáu tuổi, lại dậy thì sớm, trông rất thành thục, lúc này bộ y phục bằng lụa mỏng bó sát vào người làm nổi bật những đường cong hoàn mỹ và đầy đặn, khiến người ta phải điên đảo thần hồn, Vân Nhị không kìm được nuốt nước bọt ực một cái rõ to, mắt nhìn chằm chằm vào đồi ngực vun đầy của Trâm Hoa, ao ước một ngày bánh bao của Tần Quốc cũng to như thế.

Địch Vịnh nhanh như chớp cởi áo che cho Trâm Hoa, quay đầu sang rống: - Tiểu tử khốn kiếp, ngươi cố ý phải không? Nói rồi cũng đổ hoa quả đi, lấy hộp múc nước phản công.

Hai quân giao chiến, kết quả là lưỡng bại câu thương, hai thiếu nữ kinh hoàng lên bờ thay y phục, mấy tiểu cung nữ thì vô tâm hò hét cổ vũ tác chiến, chỉ là người chúng như cá mắm, chẳng làm nam nhân hứng thú. Chủ nhân bách hoa viên đau lòng nhìn ao sen gặp họa, nhưng không làm được gì, Vân Nhị và Địch Vịnh xưa nay không thèm nể nang Thạch gia bọn họ.

- Lão bà của huynh vóc người không tệ đâu, tròn trịa nảy nở, là vưu vật hiếm có. Vân Nhị đánh không được liền giở thủ đoạn:

- Ngươi, ngươi nhìn thấy rồi?

- Tần Quốc che mắt ta nhanh quá, nhìn không được kỹ lắm, nhưng mà thấy hết.

- Ta giết thằng Vương Bát Đản.

Trong Cảnh Phúc cung, gió mát vi vu, chỉ là bên ngoài cửa sổ là trúc đung đưa, khung cảnh rất giống Tử Trúc cung, Thục phi ngồi trước bàn, đọc một trang giấy nhỏ.

"Loạn cả rồi, Vân Nhị rất thông minh, không thể làm chuyện vô cớ, hẳn là muốn nhanh chóng cưới công chúa về nhà đây, Vân đại ca luôn xa lánh mình, đây chắc là ý Lục Khinh Doanh, muốn thông gia với hoàng gia, lại không muốn day dưa quá sâu, đây là ý của họ."

" Vân đại ca, muội chỉ muốn tìm cho con mình một thần tử đắc dụng thôi, vi sao huynh không giúp Lam Lam, rốt cuộc huynh cố kỵ điều gì?"

Thục phi cuốn tờ giấy lại nhét vào lò lửa, đợi khói lam bốc lên, chỉ còn tro tàn mới gõ cái chuông vàng trên bàn.

Trịnh Bân lặng lẽ xuất hiện, khom người đợi sai bảo.

- Ba ngày nữa là lễ khất xảo, theo thông lệ cần phải cử hành, ngươi tới Thái Xương bá phủ, nói bản cung muốn mượn Bích Du viên nhà ông ta, mở tiệc mời quý phụ trong cung, danh nghĩa thì do nhà họ đảm trách, bản cung chỉ là khách.

- Tới Thương hành đất Thục, bảo với Triệu Thiên Hành không tranh thủ được Thôi Đạt thì đừng miễn cưỡng, không thể để người ta phản cảm với mình.

- Vâng! Trịnh Bân khom người lui ra:

Trong phòng không có bóng dáng cung nữ, Thục phi vẫn giữ thói quen tự làm nhiều việc không cần cung nữ hầu hạ, nhưng nhìn khung cảnh vắng lặng đó bất giác thở dài, lười nhác nằm xuống ghế, nhìn nóc nhà hoa lệ của Cảnh Phú cung tới thất thần.

- Nhân sinh nếu chỉ như lần đầu gặp gỡ, Làm sao gió thu khiến cánh quạt đau lòng

Đế vương hoan tình bạc bẽo, Triệu Trinh chỉ hào hứng với Thục phi được năm đầu, sau đó càng ngày càng ít khi tới chỗ nàng, say mê với cung nữ trẻ trung, có được Triệu Húc khiến hắn trở nên tự tin hơn mình sẽ còn có đứa con khác, trong khi Thục phi nhập cung đã gần hai mươi, nay trong mắt Triệu Trinh càng mất sức hấp dẫn.

Đã một năm rưỡi rồi hoàng đế hoàng toàn không đụng tới mình, nếu đơn thuần chỉ là việc sủng ái thì nàng cũng chẳng tha thiết, nhưng nó đại biểu cho một điều khác làm nàng khó chịu, không có Triệu Húc, có khi trên đời này chẳng ai nhớ tới Lâm Lam Lam, ngay cả người Vân gia cũng né tránh nàng, mấy năm qua nàng sống như cái bóng, giờ đây Triệu Trinh không còn ở trong cung, đột nhiên tham vọng ngày nào mới vào cung cũng sống dậy. Nghĩ tới đó mặt Thục phi đanh lại, móng tay dài bấm sâu vào lòng bàn tay, máu tươi loang lổ mà khuôn mặt xinh đẹp không thể hiện ra chút đau đớn nào.

Trai sạn rút hai móng tay đứt ra khỏi thịt, cầm trong lòng bàn tay nhìn một lúc, tự băng bó rồi tới Phi Tuyết Uyển, Triệu Húc sắp tan học rồi.

Tư Mã Quang là một vị tiên sinh nghiêm khắc, Thục phi đi tới bên cửa sổ nghiên tai lắng nghe, Triệu Húc hôm qua không hoàn thành bài tập do tiên sinh bố trí, không biết nó ứng phó thế nào.

- Nhạc Dương là tướng lĩnh nước Ngụy tấn công nước Trung Sơn, khi đó nhi tử ông ta ở trong nước Trung Sơn, vua nước Trung Sơn nấu con ông ta thành canh cho ông ta ăn. Nhạc Dương ở trong quân trướng bê canh thịt ăn từng thìa tới hết. Ngụy Văn hầu nói với Đồ Sư Tán:" Nhạc Dương vì quốc gia mà ăn thịt nhi tử của mình." Đồ Sư Tán lại nói:" Ngay thịt nhi tử còn ăn, có thịt ai ông ta không dám ăn.

- Nhạc Dương sau khi chiếm được nước Trung Sơn, Ngụy Văn hầu tuy tưởng thưởng chiến công của ông ta, nhưng hoài nghi tâm địa của ông ta.

- Mạnh Tôn săn được con hươu non, bảo Tần Tây Ba mang nó về nhà, hươu mẹ đi theo kêu gọi, Tần Tây Ba không đành lòng trả lại hươu con. Mạnh Tôn về nhà đòi hươu, Tần Tây Ba nói " ta không đành lòng nên trả cho mẹ nó." Mạnh Tôn nổi giận đuổi Tần Tây Ba đi, ba tháng sau lại gọi Tần Tây Ba về làm thầy cho nhi tử mình. Có người không hiểu hỏi nguyên nhân, Mạnh Tôn nói:" Ngay cả hươu con còn không nỡ làm hại, sao hại con ta được?"

- Triệu Húc, bài giảng hôm nay dạy chúng ta rằng xảo trá không bằng ngốc nghếch thành thật, hiện giờ ngươi còn chưa hiểu hết, nhưng không sao, sau này lớn lên rồi, sớm muộn ngươi sẽ hiểu.

- Để tăng cường ấn tượng của ngươi với hai câu chuyện này đưa tay ra, tiên sinh đánh ngươi đau cho nhớ.

Nghe thấy tiếng khóc của Triệu Húc, Thục phi nhíu mày muốn vào, rốt cuộc vẫn nhịn được, nghĩ tới đại khuê nữ Lạc Lạc của Vân gia tới giờ chỉ biết ăn với phá phách, cả nhà đau đầu cũng không ai quản.

Nghe Lục Khinh Doanh nói đó là an bài của Vân Tranh, trẻ dưới năm tuổi chỉ cần ăn với chơi là đủ, không cần cưỡng chế học tập, chẳng may nó ghét học coi như sau này hỏng rồi.

So với Lục Khinh Doanh, có lẽ Thục phi càng tin tưởng Vân Tranh hơn.

Có lẽ nên để Vân đại ca làm tiên sinh Húc Nhi, trong đầu chợt nảy ra suy nghĩ đó làm lòng Thục phi bừng sáng, hai má đỏ hây hây, diễm lệ vô ngần.

*** Lễ khất xảo, kiểu một tết nữ nhi ngày xưa, xin Nữ Oa cho bàn tay khéo léo.
Bình Luận (0)
Comment