Trở Lại Thập Niên 60 Tôi Bị Hệ Thống Hố ( Dịch Full)

Chương 371 - Chương 371 - Chấm Thi

Chương 371 - Chấm thi
Chương 371 - Chấm thi

Nhóm dịch: Thiên Thượng Nhân Gian

Phụ trách: Vô Tà Team

Tô Mạn nghe anh ta nói vậy liền biết thư ký Lý đang chuẩn bị kết giao với cô. Nếu nói hồi trước thư ký Lý giúp cô là nhìn mặt thư ký Lý thì bây giờ lại chính là nhìn mặt Tô Mạn cô. Tô Mạn vui vẻ nói: “Có câu nói này của thư ký Lý, sau này tôi sẽ không khách khí nữa. Nếu thư ký Lý có cần tôi thì cũng cứ nói. Chúng ta đều ăn cùng một nhà ăn mà, đúng không?”

Thư ký Lý cũng cười: “Đúng, là đồng chí ăn cùng một nhà ăn.”

Buổi thi lý thuyết kéo dài nửa ngày, buổi chiều bắt đầu thi thực hành. Nội dung thi thực hành là làm mô hình.

Bên này đưa ra số liệu chính xác, phải làm dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và cao bao nhiêu. Sau đó bảo tất cả mọi người nhìn vào bản vẽ mà Tô Mạn yêu cầu làm. Tô Mạn quan trọng kỹ thuật nhất, tuy cô không tham gia đánh giá công việc nhưng lại tận mắt nhìn những người này để tránh bỏ sót nhân tài.

Ngồi trong đám đông nhìn từng người một, Tô Mạn đã phát hiện ra một vài người rất có tay nghề, cảm thấy quả nhiên ở huyện vẫn có những nhân tài ẩn dật. Cô nghĩ tỉnh lỵ lớn như thế, thợ của xưởng gia dụng hẳn sẽ giỏi hơn, nên xem ra xưởng gia dụng của huyện muốn tồn tại thì phải có gì đó đặc biệt.

Tổng cộng chỉ có ba tiếng. Mọi người lần lượt làm xong mô hình đồ gia dụng. Trần Minh Hoa không vội nộp bài mà dùng mẫu thừa còn lại để làm một cái tủ nhỏ rồi khắc hoa khắc chữ lên trên đó, sản phẩm vô cùng tinh tế, cuối cùng mới nộp lên cùng với bài thi.

Sau khi kết thúc buổi thi, mỗi người sẽ viết số hiệu của mình lên mô hình đồ gia dụng và nộp lên. Những nhân tài tham gia thi lúc này mới lần lượt đi về.

“Tay nghề của người dân huyện giỏi thật đấy.”

Một thợ đến từ công xã cảm thán. Nếu những người này chịu đến công xã, chắc hẳn bọn họ sẽ mất cần câu cơm. May mà dân huyện không muốn đến công xã làm việc.

Tô Mạn nói: “Quen tay hay việc, rồi mọi người cũng sẽ làm giỏi hơn bọn họ thôi.”

Các thợ lâu năm nghe Tô Mạn nói vậy thì tỏ ra vui vẻ, ai nấy cũng bắt đầu chấm điểm nghiêm túc. Mọi người tỉ mỉ cầm mô hình lên, dùng thước đo, đầu tiên là xác định có đúng với quy cách không, sau mới xem đến cách chế tác.

“Người này làm hai cái.” Một người thợ cầm mô hình, chỉ vào mô hình nhỏ ở bên cạnh. Hơn nữa rất rõ ràng rằng mô hình nhỏ ấy được làm rất đẹp và hoa văn còn đa dạng hơn so với bản vẽ mà bọn họ đưa ra.

Tô Mạn hứng thú cầm lên xem: “Ai làm đây?”

“Trần Minh Hoa.”

“Có thể hoàn thành công việc đúng giờ mà vẫn thể hiện giá trị của mình ngoài mức quy định, đồng chí này rất tốt.”

Nghe Tô Mạn nói vậy, các thợ đều ngầm hiểu rằng xưởng trưởng Tiểu Tô đã chọn người công nhân này rồi. Vốn dĩ Trần Minh Hoa này đã làm rất tốt, Tô Mạn lại còn rất tán thưởng nên hiển nhiên điểm số cũng cao hơn.

Sau khi chấm xong số mô hình, lại dành ra năm ngày để chấm bài thi văn hóa rồi nhập điểm và tổng kết thành tích.

Mãi đến thứ hai, công tác đánh giá mới hoàn tất. Tô Mạn nhìn từng cái tên một trong danh sách được viết trên giấy đỏ, trong vòng vô cùng hài lòng. Đây chính là lực lượng nòng cốt đầu tiên của cô và cũng là nền tảng để cô trụ vững và phát triển ở huyện.

Tờ giấy đỏ viết tên những người trúng tuyển được dán ở bảng tin của huyện. Bảng tin rất nhanh đã bị mọi người vây quanh chặt cứng. Cảnh tượng này khá giống với cảnh tượng xã hội cũ đi xem kết quả thi khoa cử. Có người thấy tên mình thì phấn khởi la lên: “Tôi đậu rồi, tôi làm công nhân rồi!”

….

Đa số công nhân chính được tuyển dụng lần này đều đã ngoài ba mươi tuổi. Họ đều là trụ cột của gia đình. Những năm nay vì không có công việc, chỉ có thể lén lút làm một vài công việc tay chân cho người khác để kiếm chút tiền, hoặc là làm công nhân tạm thời cho một vài nhà xưởng.

Nhưng là công việc tạm thời thì có thể bị người chen mất bất cứ lúc nào, cho nên họ sống cuộc sống rất uất ức.

Ví dụ như cái tuổi này của Trần Minh Hoa, vốn dĩ nên có vợ có con rồi, nhưng mà bởi vì ông ta không có công việc, cho nên người vợ đã tái giá từ lâu rồi. Ông ta cũng không trách vợ mình, chỉ trách bản thân không có khả năng kiếm tiền nuôi gia đình. Những năm qua cũng không muốn tìm người khác nữa, không muốn làm lỡ người ta.

Bây giờ, sau khi nhìn thấy mình được trúng tuyển thành công nhân chính thức, người đàn ông hơn bốn mươi tuổi kích động, mắt rưng rưng đỏ hoe. Lúc quay về khu nhà tập thể, ông ta còn đến hợp tác xã mua bán mua ít đậu phộng và thêm một ít rau cho bản thân.

Bình Luận (0)
Comment