Chương 10: Dưa chuột da xanh(2)
Chương 10: Dưa chuột da xanh(2)Chương 10: Dưa chuột da xanh(2)
Lúc này mẹ Diệp cũng đã bóc xong vỏ ngô, dâu cả nhà họ Diệp đón lấy: "Mẹ, để con nấu."
"Không sao, để mẹ làm, con trông con đi."
Bà cụ nhìn cha Diệp, nói: "Mẹ thấy râu ngô đều đã chuyển sang màu đen, gần chín rồi, mấy ngày nữa anh đi theo mẹ đi bẻ ngô đi, tránh để trồng dưới đất lâu quá, già rồi ăn không ngon.”
Cha Diệp cầm ống điếu trừng mắt: "Con làm gì có thời gian, thuyền vừa mới sửa xong, tranh thủ lúc nhân lực còn mạnh, con phải đưa lão đại và lão nhị ra khơi thêm vài lần nữa, xem thử có thể bắt được nhiều hơn không! Lão tam cả ngày ăn chơi lêu lổng, bảo nó dắt theo mấy đứa nhỏ đi đi, đúng lúc bọn nó có thể gánh vê."
"Nó có thể làm được mới là lạ, suốt ngày không nhìn thấy mặt, để tôi dẫn theo bọn trẻ đi cùng với mẹ." Mẹ Diệp lấy một nắm rơm, cầm que diêm để nhóm lửa, sau đó ném vào trong lòng bếp, tiếp tục câu chuyện.
Vừa nói đến chuyện lão tam không làm được, cha Diệp liền nhớ đến mấy năm trước có sắp xếp cho anh đi gánh thóc, kết quả lại gánh xuống mương, đúng là tức chết!
"Được tích sự gì? Lớn như vậy rồi, ngay cả chút ngô cũng không gánh được, còn có thể gánh xuống mương, đúng là khiến người ta cười chết..."
Diệp Diệu Đông: ”..."
Đã là chuyện từ đời nào rồi, cha anh còn có thể nhớ rõ như vậy, mặc dù... mặc dù lúc còn trẻ anh thật sự hơi vô dụng một chút...
Nhưng mà, anh sống lại đã không có ý định tiếp tục làm một tên vô dụng nữa, muốn sống thật tốt...
Lâm Tú Thanh cảm thấy dù sao cũng là người đàn ông của mình, ở trước mặt nhiều người như vậy bị cha ruột ghét bỏ cũng không hay lắm, cô vội vàng đổi chủ đề để cứu Diệp Diệu Đông. "Mẹ, hai ngày nữa là mùng một, gần đây thủy triều xuống rất thấp, chúng ta không phải đi câu cá sao?"
"Không sao, không muộn, một đám trẻ con đông như vậy để ở đâu, để lão tam dẫn bọn nhỏ đi bẻ ngô đi, khi nào làm xong thì nói cho mẹ biết, mẹ đi gánh."
Diệp Diệu Đông còn chưa nói một câu đã bị sắp xếp xong mọi chuyện, thật ra anh muốn nói, anh có thể làm được...
Nhưng anh lại nuốt trở lại, cũng không thể nóng vội thể hiện, kẻo lại trở thành khác thường, đến lúc đó gánh về là được.
Nhà bọn họ vì nghèo không thể xây nổi nhà riêng, cho nên vẫn không ra ở riêng, mọi người trong nhà đều cùng ăn cùng ở với nhau.
Nhưng mà mỗi nhà sẽ tự giữ lại tiền làm công, tiền đan lưới đánh cá mà mình tự kiếm được. Cũng vì bọn họ sống gần biển, sản vật ven biển phong phú, cho nên việc ăn uống đều phụ thuộc vào việc đồng áng và kiếm được từ biển, cũng không cần phải tiêu tiền, cho nên cũng không có mâu thuẫn gì lớn.
Hơn nửa tiền do cha anh kiếm được đều dùng để sửa thuyền, dù sao cũng là thuyền cho ông nội anh để lại, sửa chữa lại sẽ tiết kiệm hơn mua một chiếc thuyền mới.
Là người dân biển, có ai không khao khát nhà mình có một chiếc thuyền, có thể giương buồm ra khơi đánh cá, cải thiện cuộc sống của gia đình?
Cha Diệp cũng có khao khát như vậy, cho nên hai năm qua ông vẫn luôn kiếm tiền để sửa thuyền.
Bây giờ thuyền đã sửa xong, có thể ra biển, đương nhiên ông phải chăm chỉ hơn nữa, đưa hai đứa con trong nhà ra biển đánh cá, dù sao lão tam cũng đành bó tay, chờ đến khi điều kiện trong nhà khá hơn rồi cũng có thể gánh vác thêm anh.
Bà cụ thấy cả nhà bận rộn, ngay cả lão tam cũng bị phân công làm việc, vội vàng nói: "Bẻ ngô cũng không vội, muộn vài ngày cũng được, đúng lúc mỗi ngày có thể bẻ dưa chuột cho mọi người ăn đỡ thèm, bẻ vê một lần cũng không còn tươi nữa."
Mẹ Diệp không thèm quay đầu lại, chỉ nhìn chằm chằm vào ngọn lửa trong bếp: "Mẹ không gấp thì tốt rồi, dù sao cũng không đáng bao nhiêu tiền, cũng không thể mở sạp bán, mỗi ngày bẻ một ít mang về ăn là được, già quá thì để làm hạt giống, chờ có thời gian rảnh thì bọn con đào đất lại cho mẹ."