Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982 (Dịch)

Chương 491 - Chương 491: Gia Đình Vạn Tệ?

Chương 491: Gia đình vạn tệ? Chương 491: Gia đình vạn tệ?Chương 491: Gia đình vạn tệ?

Diệp Diệu Đông cầm trên tay ngắm nghía một hồi, rồi đặt con cua xanh chúa này riêng vào một cái sọt, sau đó tiếp tục thu hàng.

Số lồng đất còn lại cũng có kha khá hàng, mỗi túi thu cá đều đầy ắp, có cả con sống lẫn con chết, cá chình cũng có mấy con.

Sau khi thu hết tất cả lồng đất lên, cá chình thêm được 10 con, cua xanh thêm được 2 con. Trời lạnh, cua xanh không dễ bắt, khá hiếm, vậy mà lại có thêm một con cua xanh chúa.

Anh chất tất cả hải sản lại một chỗ, rồi tiếp tục lái thuyền dạo quanh vùng biển xung quanh.

Kết quả là đi lòng vòng gần một tiếng đồng hồ mà chẳng thu hoạch được gì, dây dưa đến gần 4 giờ, mặt trời cũng lặn mất, gió biển thổi càng lúc càng lạnh, anh đành buồn bực quay về, trở lại vùng biển ban đầu, thả mấy cái lồng đất xuống lại, rồi mới cập bờ.

Gặp Tiểu Tiểu và A Chính ở bờ biển, bọn họ còn chào hỏi anh.

"Lồng đất có tìm được không?"

"Tìm được bốn cái, hai cái còn lại không thấy đâu, không biết có phải thật sự không có hay là bị người ta trộm mất?"

"Thật khó nói, nếu mày không đi chệch khỏi vị trí cố định thì còn đỡ, bị sóng đánh tứ tung thế này, không chừng bị trộm mất thật."

"Thôi kệ, tìm cả buổi chiều rồi, mất thì mất thôi."

Tìm lại được bốn cái đã là tốt lắm rồi, lần sau vẫn phải học theo dân làng cẩn thận một chút, không thể cứ ôm tâm lý may rủi như vậy.

"Nhiều ngày như vậy rồi, mày bắt được gì thế?" A Chính đứng trên thuyền mình, thò đầu ra ngó nghiêng.

"Phải lựa ra đã, có con chết rồi, lát nữa giúp tao khiêng hàng lên nhé." Hai người khiêng hàng của mình lên bờ xong lại tiếp tục giúp anh khiêng.

"Ôi chao, cá chình? Còn sống, được đấy, vậy mà có tận hai thùng lớn."

"Còn có 3 sọt lớn cá tôm cua, được đấy, mày chỉ có mấy cái lồng mà cũng bắt được kha khá."

"Chỉ có mấy thứ này còn sống dai thôi, nhiều ngày như vậy rồi, phần lớn đều chết hết, ở đây còn có một con hàng khủng nữa này."

Diệp Diệu Đông vừa nói vừa lấy con cua xanh khổng lồ trong sọt bên cạnh ra cho bọn họ xem, khiến bọn họ kinh ngạc không thôi.

"Chết tiệt, còn có cua xanh to như vậy sao?"

"Thật không thể tin được, thời tiết thế này mà còn có cua xanh to như vậy à?"

"Chắc là do sóng lớn, đều bị cuốn lên từ đáy biển", khoe xong anh lại thả nó trở lại sọt: "Mau khiêng lên bờ đi, lát nữa còn phải phân loại cả buổi."

"Mấy ngày trước không ra thu hàng, đáng tiếc quá, còn hai hàng nữa."

"Giao việc cho người khác, sao có thể tận tâm như tự mình đi làm được, may mà còn bốn hàng, chỉ mất hai hàng thôi." Anh vẫn còn chịu được tổn thất này.

Nghĩ đến lát nữa sẽ được cầm tiền bán bào ngư, anh cũng không buồn bực nữa, dù sao bây giờ cũng không dựa vào lồng đất để kiếm tiền, chỉ có thể coi là nghề phụ kiếm thêm thu nhập mà thôi.

Sau khi khiêng hàng lên bờ, anh lấy thêm mấy cái giỏ nhỏ, cái sọt nhỏ, một mình từ từ phân loại, những con không còn tươi đều bị ném vào một cái sọt tre lớn.

Bên cạnh có người quen, rảnh rỗi cũng lại phụ giúp phân loại, tán gẫu vài câu.

Hầu hết đều là những lời khen ngợi tâng bốc, nghe đến mức Diệp Diệu Đông dở khóc dở cười, anh cũng không biết bản thân từ lúc nào lại lợi hại đến vậy?

Ra khơi đánh cá vốn dĩ là dựa vào vận may, anh chỉ là may mắn hơn người khác một chút.

Quả nhiên, một khi người ta có tiên, người khác sẽ tự động tẩy trắng cho bạn, tự động thêm filter, là lãng tử quay đầu, ngược lại còn giành được tiếng thơm.

"Số bào ngư đó của A Đông có thể bán được bao nhiêu thế?"

Hề hề - Hỏi trúng tim đen rồi.

"Còn chưa biết, chưa tính toán, để lát nữa đi, cũng không vội, không sợ A Tài chạy mất."

"Gần đây cậu lại liên tiếp phát tài, có phải sắp thành gia đình vạn tệ rồi không, nghe nói mấy tháng nay kiếm được không ít..."

Diệp Diệu Đông nhướng mày, ai bảo đàn ông không buôn chuyện?

Buôn chuyện không phân biệt nam nữ.

Thật là không biết ý, lan truyền tin đồn nhảm nhí thì thôi đi, lại còn hỏi thẳng vào mặt chính chủ.

"Thằng khốn nào nói bậy bạ thế, tôi mới đổi thuyên chưa được bao lâu, lúc đó còn phải vay nợ, vẫn chưa trả hết, còn thiếu mấy trăm tệ, anh trả giùm tôi à?"

"À há há, chỉ là nghe nói, hỏi đại thôi, nghĩ nếu cậu là gia đình vạn tệ thì có thể được huyện khen thưởng, vinh dự biết bao..."

Nào chỉ là được khen thưởng, còn có thể lên trang nhất của báo, nổi tiếng cả nước nữa kìa.

Diệp Diệu Đông bĩu môi, vinh dự thì vinh dự thật, nhưng dễ dàng có thêm một đám họ hàng không biết tên, cửa nhà cũng sẽ bị hàng xóm láng giềng đạp đổ, mỗi ngày chỉ cần tiếp đãi họ hàng làng xóm đến thăm là không cần làm gì nữa.

Nghĩ đến tờ báo cũ đọc được mấy hôm trước, trang nhất đăng tin về một người tên Trương Tam Vạn, anh ta sản xuất một vạn cân lương thực, bán một vạn cân lợn béo, tổng thu nhập một vạn tệ, trở thành "ngôi sao" làm giàu từ lao động mà ai cũng ngưỡng mộ.

Chỉ là không biết đằng sau sự huy hoàng của người ta, có bao nhiêu kẻ ghen ghét?

Kiếp trước cũng nghe nói không ít người trực tiếp bay lên trời, không giữ được mình, rồi không lâu sau, gia đình vạn tệ liền sụp đổ. Cũng có người không nỡ từ chối bạn bè người thân, cho vay một đống tiền, kết quả khi muốn đòi lại thì từng người đều kêu không có tiền, la lối: "Cậu không phải là gia đình vạn tệ sao, còn thiếu chút tiền này à?"

Còn có kẻ ghen ghét, ngáng chân bạn.

Thỏa mãn lòng hư vinh cũng phải trả giá, thời buổi này, ai mà chẳng có mấy chục người thân bạn bè?

"Vinh dự thật đấy, nhưng vẫn còn cách gia đình vạn tệ một khoảng."

"Thiếu bao nhiêu? Thiếu không nhiều, có thể vay mượn họ hàng bạn bè một chút, gom đủ rồi báo cáo."

"Còn thiếu một vạn nữa, anh nói xem phải làm sao?"

Người nói chuyện bỗng nghẹn lời, không biết đáp lại thế nào.

"Hahaha, tôi cũng thiếu một vạn nữa là thành vạn phú rồi, không biết vay khắp làng có đủ không?" A Chính vừa bán xong hàng ra nghe thấy liền cười lớn.

"Đừng cười nữa, mau giúp tao chọn lựa đi, nhà còn đang đợi cá về nấu cơm."

Người đông làm việc nhanh, chẳng mấy chốc, tất cả hàng hóa đã được phân loại, những con không tươi được gom lại một giỏ lớn. Ban đầu anh còn định đổ chúng trở lại biển, nhưng nghĩ đã mang lên bờ rồi, chỉ bằng mang về cho mẹ nuôi gà.

Sau khi cân tất cả hàng hóa, quả nhiên cá chình biển tổng cộng 28 con, 86 cân, mỗi cân thu mua 3 hào 6 xu, bán được 30 đồng 9 hào 6 xu.

Cua xanh chúa mỗi cân thu mua 1 đồng 2 xu, con này hơn 3 cân, bán được 4 đồng. Còn những loại hải sản tươi khác cũng bán được hơn 15 đồng.

Hôm nay ra khơi thu hoạch cũng khá tốt, sóng lớn quả nhiên dễ kiếm tiền, chỉ là mất hai hàng lồng đất, phải bù thêm ít tiền, nhưng bấy lâu nay cũng kiếm được kha khá rồi.

Lúc này thuyền đánh cá lần lượt trở vê, A Tài cũng đang bận rộn, việc tính toán đành gác lại, hẹn sau bữa cơm sẽ đến nhà anh.

Đẩy xe ba gác thẳng đến nhà cũ, mẹ anh vẫn đang ở sân phơi lựa tôm khô chưa về, anh đặt xe xuống định nói chuyện với bà cụ, bà cụ lại kéo anh vào nhà.

Anh ngơ ngác: 'Sao vậy ạ?”

"Con vào trước đã." Bà cụ cười vẫy tay với anh, rồi quay người kéo ngăn kéo: "Con xem."

Diệp Diệu Đông trợn tròn mắt, chỉ thấy đầy một ngăn kéo toàn là san hô nguyên cành, đủ mọi hình dạng, lớn như kéo, nhỏ như móng tay, màu đỏ tươi, hồng, trắng, đen đều có.

"Bà tích trữ nhiều vậy sao?"

"Cô cả con đưa, không dùng đến, chỉ thấy bỏ đi thì tiếc nên để hết vào ngăn kéo, mấy hôm trước bố con còn dặn bà nói con muốn thứ này, bảo sau này thứ này sẽ có giá, hỏi bà có không, bảo bà đừng vứt."

"Đúng, ngàn vạn lần đừng vứt, nhiều màu sắc thế này, nhìn cũng đẹp, bà cứ giữ đi, cất kỹ."

Bà cụ quay người đi tìm giỏ nhỏ: "Bà giữ làm gì? Chiếm chỗ, vừa hay con muốn, con cứ lấy hết đi, hai năm trước mẹ con còn vứt đi một giỏ, lúc đó không biết, nếu không bà đã đi nhặt về rồi."

"Lần sau cô cả có đưa nữa, bà cứ giữ lại, cũng không cần đưa cho con, bà cứ tích trữ đi, biết đâu anh cả anh hai cũng muốn?"

"Chúng nó muốn cái này làm gì, hai năm trước thấy mẹ con mang đi vứt cũng không nói gì, con cứ lấy hết đi." Bà cụ gom hết vào giỏ nhỏ, không giữ lại cái nào, rồi đẩy vào lòng anh.

"Cầm lấy, mang về cất đi, vừa hay bà cũng dọn trống ngăn kéo."

Diệp Diệu Đông đành nhận lấy giỏ: "Vậy được rồi, con mang về hỏi anh cả, anh hai có muốn không, không muốn thì con giữ hết."

"Ai da, bọn nó chắc chắn không cần đâu. Đợi đến Tết, cô cả con nếu có qua đây, bà sẽ hỏi xem nó còn không, dù sao nó cũng đi tặng khắp nơi. Con muốn thì bà sẽ xin nó lấy thêm một ít, biết đâu nó cầm cũng thấy chiếm chỗ." "Bà cứ tự xem rồi làm, chừng này đủ rồi, con cũng chỉ là để dành thôi, nhất thời cũng chưa dùng đến."

Bây giờ lấy ra làm trang sức cũng không cần thiết, không có nhiều tiền nhàn rỗi, còn bị mắng, hơn nữa hiện tại cũng không có kỹ thuật này, dù sao cũng không đáng giá, còn chưa thịnh hành.

"Ừm, hai ngày nay chân đỡ hơn chút nào chưa? Có chỗ nào không thoải mái không? Bố con buổi tối cứ kêu đau chân, ban ngày hỏi thì nó lại nói không sao, chắc là bệnh thấp khớp tái phát."

"Trước khi ngủ có thể uống một chút rượu rắn biển, cũng ngâm được hai tháng rồi, có thể uống được rồi, ngâm lâu hơn một chút càng tốt."

"Có, hai ngày nay đều thấy nó uống, con cũng đừng tưởng mình trẻ mà không coi trọng, nghỉ ngơi thêm hai ngày, đừng vội ra khơi."

"Ừm ừm, con biết rồi."

"Sắp đến đông chí rồi, năm nay nhà có thuyền rồi, kinh tế cũng thoải mái hơn, đến lúc đó bảo mẹ con làm nhiều bánh trôi một chút, làm mặn, con thích ăn..."

Diệp Diệu Đông nghe bà cụ lải nhải, trong lòng ấm áp: "Bà thích ăn ngọt, bảo mẹ con làm thêm nhiều bánh trôi ngọt, thu hoạch khoai lang ngoài ruộng về, cho khoai lang tươi vào bột khoai lang."

Bà cụ cười tươi rói: "Bà có thể ăn được bao nhiêu chứ, làm nhiều một chút để mang cho con ra khơi, đỡ phải ngày nào con với bố con cũng ăn mì..."
Bình Luận (0)
Comment