Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982 (Dịch)

Chương 573 - Chương 573: Dỗ Con

Chương 573: Dỗ con Chương 573: Dỗ conChương 573: Dỗ con

May mà anh không ăn...

Lúc đó nhìn trên bàn còn đào rừng thừa, vốn định cầm một quả ăn, nhưng nghe thấy tiếng khóc của con trong nhà, anh lại đặt xuống, vui vẻ chạy vào nhà bế con.

"Lần sau mà còn làm mấy trò kinh tởm này, lỡ vào miệng tao, tao lột da mày."

"Chú ba đừng tham ăn thì sẽ không bị."

Diệp Diệu Đông bực bội câm đũa chỉ vào đồ ăn trên bàn: "Lát nữa quét sạch cơm thừa trên bàn cho tao, dám lãng phí, đánh gãy chân."

Diệp Thành Giang gắp một đũa rau, nịnh nọt định để vào bát Diệp Diệu Đông, lại bị anh nhanh tay nhanh mắt đưa bát tránh đi.

"Ăn đi chú ba, đừng khách sáo, cứ xem như nhà mình..."

Diệp Diệu Đông cho cậu một cái cốc đầu, rau cậu gắp lập tức rơi đầy bàn: "Ngứa da à? Đây là nhà tao, mày đang ăn cơm ở nhà tao. Quét sạch hết cho tao, ăn không vào thì tao lấy đũa đâm vào cho."

Diệp Thành Giang xoa xoa đầu hơi đau, ấm ức liếc anh một cái.

"Nhìn gì mà nhìn, nhặt hết rau trên bàn ăn hết đi cho tao."

Diệp Thành Hải cười trên nỗi đau của người khác, cuối cùng cũng đến lượt cậu ta, bình thường toàn cậu ta xông pha trận mạc, đi đầu chịu đòn.

"Mấy đứa ồn chết được, ăn cơm cũng phải cãi nhau, im lặng chút đi, đừng làm phiền người khác nghe hát."

"Không mắng nữa à? Không nói con tiêu tiền bừa bãi nữa à?"

Mẹ Diệp liếc anh một cái, bảo anh tự mà lĩnh hội.

"Hay không? Mông không nhấc nổi rồi ha? Cá trong thùng không thu dọn à?"

Mẹ Diệp trợn mắt nhìn anh, lại bê cá ra cửa sau giết nhanh nhất có thể, rồi bắc nồi đun dầu nấu cá. Thời tiết bây giờ nóng lên, không giết tươi nấu liền thì để đến ngày mai sẽ bị thiu, nấu xong chỉ cần không khuấy, không lấy đũa chọc vào, để qua ngày hôm sau sẽ không hỏng.

Lúc đó ăn cơm chỉ cần cho vào nồi, hâm nóng là được.

"Tiếng chiên cá to quá, vừa nãy nói đến đâu rồi?"

"Đừng ồn đừng ồn..." Cha Diệp ngồi đó không quay đầu lại nói.

Mẹ Diệp bực bội một tay cầm muôi, một tay chống hông, trợn mắt, muốn qua nghe một chút, lại sợ chiên cháy cá.

"Đừng nghe nữa, nghe lâu rồi, nhanh tắt đi cho nó nghỉ ngơi, kẻo hỏng."

"Bà, nấu cá của bà đi, đừng vướng víu, mới nghe bao lâu chứ? Bà nghe cả ngày rồi, cũng để người đi làm về được nghe một chút chứ."

Mọi người đều gật đầu phụ họa, chỉ có mẹ Diệp đứng đó xót xa, sợ nghe hỏng máy mất.

"Không phải các người mua, các người đương nhiên không tiếc, cái này phải truyền từ đời này sang đời khác, cho các người nghe lâu thế, sớm muộn gì cũng đốt hỏng."

Diệp Diệu Đông không nhịn được mà toát mồ hôi, mẹ anh định truyền mấy đời ư?

Anh đột nhiên có một hình ảnh trong đầu mấy chục năm sau, chắt chít đang gõ vào cái radio này, nói đây là của cụ để lại.

Bà cụ cũng tiếc, cũng sợ nghe lâu quá sẽ hỏng mất, vừa hay nghe xong một đoạn ngắn, bà cũng vội nói: "Được rồi được rồi, không nghe nữa, phải cất đi, ngày mai nghe tiếp, đây là đồ Đông Tử mới mua, mọi người đừng có làm hỏng của nó đấy."

"A- Nhưng mà ngày mai bọn cháu phải đi học rồi- Không nghe được nữa."

"Đúng vậy đúng vậy, nghe thêm chút nữa đi."

"Ngày mai phải đi học rồi, không nghe được nữa, tối nay để bọn cháu nghe thêm chút nữa đi."

"Đúng đấy, nghe thêm chút nữa, nghe thêm chút nữa..." Lũ trẻ ở đó la ó. Mẹ Diệp đau đầu hai tay chống hông, cầm muôi chỉ vào đám trẻ: "Biết ngày mai phải đi học à, mấy hôm nay làm bài tập chưa? Hôm nay cả ngày vây quanh cái máy đuổi cũng không đi, tao quản không nổi bọn mày nữa à? Ngày mai đứa nào mà không dậy nổi, tao cầm roi đấy."

"Còn mấy đứa ra biển nữa, không mệt à? Ăn cơm xong nhanh đi tắm rồi về phòng nằm ngủ đi, đêm còn phải dậy ra biển nữa."

Bà cụ cũng phụ họa: "Đúng đúng đúng, các con nhanh đi ngủ đi, lúc rảnh rỗi hãng nghe, cất đi trước đã."

Diệp Diệu Đông thì không quan tâm lắm, chỉ là một cái radio thôi, qua mấy năm nữa TV cũng sẽ phổ biến.

Anh đi đầu đứng dậy đi tắm, những người khác cũng miễn cưỡng đứng lên, ai về nhà nấy.

Từ khi hai chị dâu anh cũng theo ra biển, mẹ Diệp tiện thể nấu luôn cơm cho họ, mọi người lại quây quần ăn chung một bàn.

Tất nhiên, gạo chắc chắn là từ nhà mỗi người mang sang, hải sản là tự họ để lại vào buổi tối, rau là hái từ vườn rau, những thứ này đều không cần tốn tiền, mùa này đủ loại rau đều có.

Diệp Diệu Đông tắm xong liền vào phòng xem vợ con.

Lâm Tú Thanh vừa thấy anh liên cằn nhằn: "Tối qua suýt nữa bị mẹ mắng chết, may mà con gái khóc, cứu vãn tình thế."

"Em không biết cãi lại à? Đâu có tiêu tiền của mẹ, mua về không cho mẹ nghe."

"Đó là mẹ ruột anh, đâu phải mẹ ruột em, em nói kiểu đó được à?"

"Em ở cữ chán không? Hay là mua cho em một cái nhé?"

Lâm Tú Thanh trợn mắt không tin nổi: "Anh kiếm đâu ra tiền vậy? Em vài hôm nữa là hết tháng cữ rồi, mua cái gì? Nhà người ta mua một cái còn do dự tiếc của, anh còn định mua hai cái, bị mẹ anh mắng chết đấy."

"Anh tiêu tiền của anh, liên quan gì đến mẹ?" "Hôm nay mẹ đã lải nhải cả buổi sáng rồi, sau khi nghe mê mẩn vào mới thôi lải nhải, anh mà mua thêm cái nữa, xem mẹ có xót xa không."

"Đâu có tiêu tiền của mẹ, đừng để ý đến mẹ, cho mẹ lải nhải vài hôm là được, vừa hay em ở nhà trông con, mua thêm cái nữa cho em giải khuây."

Lâm Tú Thanh lắc đầu như trống bỏi: "Không cần, anh đừng có tiêu tiền bừa bãi, không thì em với anh không xong đâu."

Mua một cái đã đủ khiến cô xót xa rồi, mua thêm cái nữa cô không đành lòng.

Diệp Diệu Đông thấy cô kiên quyết từ chối, đành phải tạm thời bỏ qua, biết đâu qua mấy hôm cô nghe mê mẩn, tự mình thèm muốn mua một cái về giải khuây thì sao.

"Hôm qua Lâm Tập Thượng mang đến mấy giờ vậy?"

"Hình như tám chín giờ, vừa lúc mẹ đang nấu đồ ăn khuya cho em, anh ấy gõ cửa. Mẹ còn nói không cần, bảo anh ấy mang về, em đưa tiền ra cửa phòng, mẹ mới xót xa miễn cưỡng đưa tiền. Tối qua em nghe mẹ lải nhải cả đêm."

"Ồ, sáng nay bố mẹ em đi lúc nào vậy? Đầy tháng họ sẽ đến đúng không?"

"Ăn sáng xong, bảy giờ hơn là đi rồi, nói là đầy tháng sẽ đến, mấy con sò hến đào được để lại một nửa, trứng chim biển cũng chỉ mang về vài quả, còn lại đều để lại, nói là cho em ăn trong tháng."

"Bố mẹ có tâm quá, mấy hôm nữa đầy tháng để lại ít hàng, nấu một bàn thịnh soạn một chút, ý tứ một chút, người nhà mình ăn là được rồi."

Lâm Tú Thanh mỉm cười gật đầu.

Lúc này, Diệp Diệu Đông thấy đứa trẻ ngủ không yên, cựa quậy, anh định vỗ vỗ ngực cô bé để cô ngủ tiếp, nào ngờ cô bé lại mở đôi mắt ngây thơ, nhìn quanh quất không định hình.

Anh vui mừng nói: "Tỉnh rồi à? Thật hiếm có, để cha bế nào."

"Đừng, anh đừng bế lung tung, con bé đang nằm ngoan ngoãn đó, nếu không bế quen rồi, sau này em không rảnh suốt ngày bế đâu."

"Ngủ thì không cho bế, tỉnh cũng không cho bế, khóc thì lại có sữa bịt miệng, vậy bao giờ anh mới được bế đây?”

Lâm Tú Thanh liếc anh một cái: "Sinh hai thằng con trai cho anh mà cũng chẳng thấy anh nhiệt tình thế này."

"Đó là chuyện khác, hai đứa đó vừa sinh ra đã gào khóc suốt đêm, anh chưa bao giờ ngủ ngon giấc."

Diệp Diệu Đông thấy khi anh nói chuyện, đôi mắt cô bé cứ nhìn anh chằm chằm, lòng ngứa ngáy muốn duỗi tay ra.

"Cho anh bế một chút thôi, chỉ một lúc thôi, mấy hôm nay chưa được bế, lát nữa anh lại phải đi ngủ rồi."

Nhẹ tênh tênh, mềm oặt, người toàn mùi sữa thơm, anh không nhịn được hôn một cái, lại thấy đứa trẻ quay đầu đi, mím môi.

Anh vội vàng dỗ dành ư ử...

"Râu anh làm con bé ngứa đấy."

"Đúng là mấy hôm nay chưa cạo, suốt ngày đi sớm về muộn, cũng chẳng nghĩ tới chuyện cạo râu."

"Hôm nay thu hoạch thế nào?"

"Cũng được, bán được hơn 200, chỉ là hao dầu một chút, tiền dầu mất sáu bảy đồng, lưới ném tay cũng hỏng, may mà A Chính có lưới dự phòng, anh mượn tạm, mấy hôm nữa nhờ người đan lại một cái trả cho nó."

"Anh bận rộn qua đợt này, đến lúc đó nghỉ ngơi vài hôm."

Diệp Diệu Đông ôm đứa trẻ đi qua đi lại, vừa nói: "Qua đợt này lại đến mùa mưa, không nghỉ cũng không được."

"Đến lúc đó nghỉ ngơi thì chăm sóc cho tốt vào, suốt ngày đi thì thân thể cũng không chịu nổi."

"ừ"

"Đặt con bé xuống đi, đừng đi qua đi lại dỗ nó nữa." "Sợ gì chứ, nếu quen rồi thì để anh bế."

"Anh còn định ở nhà suốt ngày bế nó dỗ nó à."

"Không sao, lát nữa bảo thợ mộc trong làng làm một cái nôi gỗ, lúc anh không có ở đây thì để con bé nằm nôi."

"Muốn bị mắng phải không?" Cô kéo tay áo anh, không cho anh đi nữa, đồng thời đỡ lấy đứa trẻ, đặt nó nằm xuống: "Đừng tiêu pha lung tung, khó khăn lắm mới tích cóp được chút vốn liếng, phải để dành chứ."

"Để dành vô ích, tiền sẽ ngày càng mất giá."

"Nói bậy, tiền quan trọng lắm, sao lại mất giá được?"

Anh không biết phải giải thích sao nữa, đành không nói nữa, ngáp dài một cái, đi thẳng vào phòng ngủ.
Bình Luận (0)
Comment