Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982 (Dịch)

Chương 709 - Chương 709: Quả Cầu Xanh Là Sứa Ư?

Chương 709: Quả cầu xanh là sứa ư? Chương 709: Quả cầu xanh là sứa ư?Chương 709: Quả cầu xanh là sứa ư?

Mặt biển cứ lên xuống mãi, đợi đến khi hoàn toàn yên ắng, cũng đã qua một tuần.

Thời gian này trong làng ai nấy ngoài thức ăn từ đồng ruộng ra, toàn dựa vào đi nhặt ít hải sản nhỏ trên bờ biển, còn có các loại sò ốc cá nhỏ bị bão thổi lên trước đó, không có thời tiết tốt để phơi, họ đem đi muối hết.

Cá mặn, cua say, tôm say, sò huyết, rau đắng trộn lạnh, cũng chẳng sợ không có gì ăn.

Chỉ là nửa tháng không thể ra khơi, dân làng ai nấy đều sốt ruột lắm, có người đành đi làm mướn vài ngày.

Diệp Diệu Đông tất nhiên không thể đi kiếm mấy đồng bạc lẻ đó, anh coi như nghỉ ngơi dưỡng sức, chỉ là trong lòng cũng hơi nóng lòng muốn kiếm tiền.

Nếu như trước khi mua cửa hàng, anh nhất định có thể nghỉ thì nghỉ, dù sao cũng kiếm được không ít tiền rồi, không sao cả, bây giờ thì không được nữa, thật sự có áp lực rồi.

May mà, đợi mấy ngày thì trời lại nắng ráo, không gió cũng không sóng.

Ba anh em thấy cuối cùng cũng tạnh rồi, trong lòng cũng thở phào nhẹ nhõm, cuối năm còn phải chỉ một khoản tiền lớn, họ đêu muốn nhanh chóng kiếm thêm chút tiền.

"Không ngờ hai cơn bão đến liên tiếp, hơn nửa tháng nay không thể ra khơi, tổn thất lớn quá."

"Đông tử, bọn anh định ăn sáng xong đi ra cảng tránh bão mở thuyền, em có đi cùng không?" Diệp Diệu Hoa hỏi Diệp Diệu Đông.

"Được thôi, đi cùng vậy.

Sau bão, cuối cùng trời cũng tạnh, mọi người đều nóng lòng ra cảng tránh bão mở thuyền.

Lúc họ đến vừa hay thấy các thuyền đánh cá tránh bão lần lượt rời cảng, hàng trăm chiếc thuyền cùng lúc rời đi, có cảm giác trăm thuyền tranh dòng. Ba anh em Diệp Diệu Đông đứng trên bờ, nhìn xuống từ trên cao, cảnh tượng khá hoành tráng.

Cảnh này không thua kém ngày đầu tiên mở biển sau khi kết thúc thời gian cấm đánh bắt của thế hệ sau, chỉ là bây giờ thuyền trên biển đều khá nhỏ, khá cũ nát.

Cũng đành chịu thôi, thời đại mới bắt đầu phát triển mà.

"Thuyền nhiều thật đấy-"

"Ven biển chẳng phải toàn thuyền sao? Có người còn lấy thuyền làm nhà, ăn ở đi vệ sinh đều trên đó, chỉ thỉnh thoảng mới vào làng xóm trên đất liên đổi chút gạo dầu muối."

"Mọi người đều nóng lòng muốn ra khơi, vừa mới tạnh, đã cùng nhau rời cảng cùng một lúc."

"Không ra khơi nữa thì em cũng phải ăn đất mất thôi-" Diệp Diệu Đông nói một câu rồi đi xuống trước.

"Đi thôi, mở thuyền thôi."

Diệp Diệu Đông lên thuyền trước tiên mở khóa kiểm tra đồ đạc lặt vặt trong khoang thuyền, và thiết bị lặn của mình, lại vén tấm bạt ni lông và mấy cái áo rách vẫn che trên máy móc, thứ quan trọng này nhất định phải che đậy kín đáo bằng hai lớp bảo vệ.

Kiểm tra tất cả một lượt, không vấn đề gì, anh mới yên tâm đi khởi động thuyền.

Sau khi một lượng lớn tàu thuyền rời cảng tránh bão, liền đi khắp bốn phương tám hướng, cũng có không ít tàu thuyền cùng hướng với họ.

Chiếc thuyền này của anh công suất cũng tính là khá, mạnh hơn chiếc của anh cả anh hai một chút, vốn họ khởi hành trước anh một bước, giờ anh đã đuổi kịp họ rồi, anh hạ chậm tốc độ một chút, hai chiếc thuyền sóng vai nhau.

Trên mặt biển có vô số chim biển bay lượn, khi thì tung cánh bay cao, khi thì phát ra tiếng kêu vui sướng.

Có con đang bay sát mặt nước, trông như đang tìm thức ăn; có con gan dạ còn đậu thẳng lên mép thuyền, chẳng ai rảnh rang để ý chúng. Diệp Diệu Đông còn thấy phía trước có một con chim biển như tia chớp "vụt" một cái lao xuống thật nhanh, thân mình vừa chạm nước đã bay lên, trong mỏ còn ngậm một con cá lấp lánh ánh bạc.

Nhìn bầu trời xanh mây trắng vẫn khiến lòng người vui vẻ.

Đợi thuyền cập bến ở bến tàu trong làng, cha anh đã dùng xe đẩy chở lồng đáy đến trước, đợi ở bờ.

40 cái lồng đáy này từ đầu đến giờ, cũng lập không ít công lao cho anh, anh cũng không định vứt bỏ, tuy giờ số lượng không còn nhiều, nhưng còn hơn không mà, thỉnh thoảng vẫn có thể phát huy tác dụng.

Diệp Diệu Bằng và Diệp Diệu Hoa thấy vậy, cũng giúp anh chuyển hết lồng đáy lên thuyền.

"Đông tử, giờ em định chạy ra ngoài thả lồng đáy luôn hả?"

"Thả đi, dù sao rảnh mà, giờ cũng chưa tới giờ cơm. Chiều nay em còn phải đem mấy rổ lưỡi câu đi nhờ người sắp xếp, còn phải lên núi chặt ít củi về nữa, việc cần làm cũng khá nhiều, làm xong việc, ban đêm em mới yên tâm ra khơi được."

Diệp Diệu Hoa vội nói: "Mười rổ lưỡi câu của em cứ nhờ chị dâu hai làm đi, đừng nhờ người ngoài nữa, nó cũng đang rảnh, vừa hay phụ giúp làm chút."

"Cũng được! Dù sao ban đêm mới ra khơi, các anh làm xong việc nhà rồi, giúp em sắp xếp cũng kịp, tính công cho người khác bao nhiêu, lúc đó em cũng tính cho chị dâu hai bấy nhiêu."

Xem ra anh hai và chị dâu anh cũng rất có cảm giác cấp bách, rất nóng lòng muốn kiếm thêm chút tiền.

Mùi vị nợ nần chắc chẳng ai muốn nếm trải cả.

Diệp Diệu Hoa cười ngây ngô trên gương mặt đen sạm: "Đều là người một nhà, em xem mà làm là được rồi."

Diệp Diệu Đông gật gật đầu.

Lúc họ đang chuyển lồng đáy, cũng có không ít người ở đó đi đi lại lại chuyển lưới đánh cá các thứ lên thuyền, mọi người đều đợi gió sóng lặng rồi ra sức làm một trận, cũng có người nóng ruột đã lái thuyền ra ngoài thả lưới rồi.

Lúc này, A Quang và cha Bùi lại lái một chiếc thuyền cập bờ, đậu ngay bên cạnh chiếc thuyền đánh cá của họ.

Cha Diệp ngạc nhiên một chút: "Đã mua thuyền rồi à?"

"Đúng, mấy hôm trước đã thương lượng xong rồi, cũng tìm được người rồi, hôm nay vừa hay lái thuyên về, ban đêm là có thể ra khơi rồi."

Diệp Diệu Đông hỏi: "Vậy không phải các chú phải để một người ở nhà nhận hàng sao?"

"Để dượng của tao giúp nhận hàng mấy hôm trước đã, máy trên thuyền ông ấy có chút trục trặc, phải sửa mấy hôm, sau có thể nhờ bạn của cha tao giúp nhận hàng."

"Vậy mày sắp xếp ổn thỏa là được rồi."

Lúc này, cha Diệp lại thấy tiếc là nhà A Quang chỉ có mình anh ta là con trai, cũng không có một người đàn bà nào có thể giúp đỡ, sợ cái sạp này mà trải rộng quá, e là không thể triển khai, vẫn phải sinh thêm con trai thôi, đáng tiếc, bây giờ không cho sinh nhiều nữa.

May mà con trai của ông đông, cháu nội cũng nhiều, nhiều con nhiều phúc vẫn có lý của nó.

Chào hỏi xong, ai nấy đi làm việc của mình, Diệp Diệu Đông cũng đi thả lồng đáy.

Trên mặt biển khắp nơi đều là những chiếc thuyền gỗ nhỏ đang làm việc, đã nhiều ngày rồi không thấy náo nhiệt thế này.

Nhưng đợi anh thả xong lưới, anh lại thấy phía xa có mấy chiếc thuyền gỗ nhỏ cùng lúc tụ lại một chỗ, anh tưởng có chuyện gì, bèn lái thuyên đi qua.

Không ngờ vừa đến gần đã thấy trên mặt biển nổi lầnh bênh một mảng những quả cầu xanh, mấy chiếc thuyền đánh cá vây quanh ở đó bàn luận với nhau.

Diệp Diệu Đông cũng không vội vàng lao tới vớt, mà lại cho thuyên áp sát các thuyền đánh cá khác, hỏi mấy ông chú trên thuyền. Anh vẫn hiểu quy tắc đến trước đến sau.

"Chú ơi, mấy quả cầu đó là cái gì vậy? Nhìn có vẻ màu xanh, các chú có vớt lên xem chưa?"

"Bọn chú cũng không chắc là cái gì, vừa vớt mấy cái lên, nhìn khá lạ, lại còn màu xanh, chắc là một loại sứa."

"Lúc đầu nhìn thấy còn chưa nhiều thế này, giờ có vẻ càng ngày càng nhiều, cũng không biết trôi dạt từ đâu đến."

"Bọn tôi vớt mấy cái rồi, đều thấy không phải sứa biển, chắc chỉ là sứa có màu thôi, cũng không có ai thò tay sờ, chắc chẳng có tác dụng gì."

Khó trách họ cũng không vội vàng đánh bắt, nếu đây là sứa thì ai cần chứ?

Dọc bờ biển này, sứa trong suốt dưới đáy biển rất nhiều, một con to mấy chục đến cả trăm cân, lưới đánh cá bắt được đều sẽ đẩy chúng xuống biển, chê đến mức không thể chê hơn.

Nhưng loại nhỏ xíu có màu này, ở ven bờ lại khá hiếm thấy.

"Không phải sứa biển à?"

"Vớt mấy con rồi đều không phải."

Diệp Diệu Đông hơi tò mò: "Tôi qua vớt mấy cái xem sao."

Anh đẩy thuyền sang bên cạnh, dùng vợt tay vớt mấy quả cầu xanh, từng cơ thể nhỏ xíu còn in màu xanh của biển cả, trông rất đẹp mắt.

Tuy kinh nghiệm đánh bắt cá của anh cũng tính là phong phú, cũng từng thấy không ít sinh vật biển, nhưng với quả cầu xanh thần bí này, anh vẫn là lần đầu tiên thấy, giống như quả bom vậy.

Nhưng cũng có thể dựa vào hình dạng mà nhận ra, đây có lẽ là một loại sứa, phán đoán của mấy ông lão đánh cá kia chắc không sai.

Lúc anh đang vớt mấy quả cầu xanh, mấy chiếc thuyền đánh cá bên cạnh ở lại một lúc, cũng định lần lượt rời đi, sứa chẳng có giá trị gì, ở lại cũng chỉ lãng phí thời gian. Diệp Diệu Đông nhờ trên tay có đeo găng, bèn đặt sinh vật xanh nhỏ xíu này lên tay, cẩn thận không chạm vào xúc tu của nó, phát hiện sờ nó giống như thạch rau câu, trơn nhẫn, cảm giác không khác gì sứa thường thấy, đều láng coóng, mềm mại.

Nghĩ đã vớt thì vớt rồi, trông cũng khá đẹp, dù sao hôm nay thùng cũng trống không, chẳng thu hoạch được gì, anh đành múc một thùng nước biển, bỏ cái này vào nuôi, mang về cho mấy đứa trẻ xem, mở mang kiến thức.

Cái này trông màu sắc đẹp, lại dễ thương, mấy đứa nhỏ chắc sẽ thích, không thể cầm trên tay chơi, cũng có thể để chúng lấy cành cây chọc chọc mà chơi.

Chỉ là không ngờ, lúc anh lấy thùng múc nước biển, lại thấy trong thùng lọt vào một quả cầu trông hơi khác một chút, mà còn to hơn mấy vòng?

Anh nghỉ hoặc nhấc thùng lên thuyền xem: "Đây không phải sứa biển sao?"

Móc ra xem, đúng thật là sứa biển, phần thân hình ô của nó có tám khuyết, nhưng không có xúc tu như sứa.

Hơn nữa điều quan trọng nhất là lớp màu nâu bám dưới ô của nó, đây là thứ gọi là "huyết sứa biển" trong ngôn ngữ địa phương của họ, cũng là bộ phận đắt nhất trên thân sứa biển.

Anh lại thuận tay cầm ra bên cạnh, so sánh với mấy quả cầu xanh trong vợt tay, trông khác biệt khá lớn, đúng là trong đàn quạ lẫn vào một con én.

Sứa biển cũng thuộc loại sứa, nhưng sứa lại không phải sứa biển.

Nó là một trong số rất ít loài sứa ăn được, tuy đa số sứa đều có độc, nhưng sứa biển thì có thể ăn được, lại giàu dinh dưỡng.

Con sứa biển này còn nặng hơn quả cầu xanh kia không ít, tuy nhìn kích thước không lớn lắm, nhưng cầm trên tay lại cảm giác nặng hơn 20 cân, đó là vì phần nước trên thân nó đặc biệt dày nặng.

Một con sứa biển có thể chia thành da sứa biển, viền sứa biển, óc sứa biển, đầu sứa biển và huyết sứa biển cạo sạch.

Huyết sứa biển đắt nhất sau này có thể bán tới 1500 một cân, nhưng sau đó số lượng nuôi trồng nhiều lên, giá cũng hạ xuống một chút, nhưng vẫn rất đắt. Diệp Diệu Đông vui vẻ ném con sứa biển này vào thùng không khác, định tiếp tục vớt xem sao, chỗ này mà lẫn vào được một con, chắc chắn còn có nữa.
Bình Luận (0)
Comment