Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982 (Dịch)

Chương 856 - Chương 856: Không Nói Ra, Sao Người Khác Biết Mình Ăn Vây Cá

Chương 856: Không nói ra, sao người khác biết mình ăn vây cá Chương 856: Không nói ra, sao người khác biết mình ăn vây cáChương 856: Không nói ra, sao người khác biết mình ăn vây cá

Lâm Tú Thanh vừa bước chân vào nhà, đã nghe thấy câu nói đó, lập tức cảm thấy không nói nên lời, cô còn lạ gì ý đồ của thằng con trai cả?

Có chút đồ ăn ngon cũng muốn bưng ra ngoài, ăn cho người khác thấy! Cái tật thích khoe khoang này, di truyền tốt thật, bao giờ mới sửa được đây?

Nhìn ánh mắt ngưỡng mộ của người khác thì ăn mới ngon hả?

"Không được bưng ra ngoài, cứ ăn trong nhà, đặt bát xuống cho mự, nếu làm rơi vỡ bát, mùng một Tết mà con phải bị mẹ đánh đấy."

Diệp Thành Hồ vừa mới bưng bát cơm lên khỏi bàn, đã nghe thấy giọng mẹ, tay run lên một cái, suýt không giữ nổi bát, lúc rơi xuống bàn còn lắc lư một cái, thiếu điều doạ chết nó.

"Ôi trời ơi... may quá may quá... không đổ..." Diệp Thành Hồ lập tức thở phào, rồi quay đầu nhìn Lâm Tú Thanh một cách nịnh nọt.

"Hì hì, mẹ, con chỉ nói vậy thôi, nghĩ là anh Hải với mấy anh chị kia chắc chưa từng thấy vây cá trông như thế nào, chắc không biết vây cá trông y chang miến khoai lang, nên con mới định bưng ra cho họ xem, ngắm nghía một chút."

"Chứ nếu con nói với họ vây cá trông y chang miến khoai lang, họ chắc chắn không tin, nhất định bảo con nói dối."

Diệp Thành Dương cầm đũa khuấy khuấy trong bát, vô tội nhìn anh trai.

"Nhưng em thấy nó chính là miến khoai lang mà."

"Mày biết cái quái gì!" Diệp Thành Hồ thẳng thừng mắng. Lớn mắng nhỏ, nhỏ mắng người nhỏ hơn, tội nghiệp Diệp Thành Dương, đáy của chuỗi thức ăn.

"Mau ăn đi, còn lải nhải gì nữa, ăn cũng không bịt được miệng mày." Diệp Diệu Đông thắp hương xong, đốt xong vàng mã mới rửa tay, vào nhà đã nghe thấy bài diễn thuyết dài của Diệp Thành Hồ, hiếm khi nó có thể nói nhiều đến vậy một cách mạch lạc, chỉ là nghe hơi rối, hơi dài dòng! Diệp Thành Hồ hơi tiếc nuối liếc nhìn ra cửa một cái, rồi cũng cầm đũa, từ từ gắp một miếng.

"Cha, đây thật là vây cá cha làm hả, sao giống miến khoai lang thế?"

"Cha làm sao biết? Cha còn bảo nó đừng mọc như vậy được à? Cũng không giống lắm, cái này ngắn hơn, cũng giòn hơn chút, miến khoai lang dài hơn, mềm hơn. Mau ăn đi, đừng lảm nhảm nữa, lát nữa nguội sẽ không ngon đâu, tổng cộng chỉ có chút ấy, cha còn tiếc không dám ăn, mày còn ở đó lầm bầm."

"Cũng không ngon lắm... giống miến khoai lang thôi..." Diệp Thành Hồ gắp một đũa, nếm thử, vẫn lẩm bẩm trong miệng.

Lâm Tú Thanh liếc nhìn nó một cái, mím môi, cũng lười nói với nó, cũng chẳng biết từ bao giờ mà thành lắm lời vậy, bế Diệp Tiểu Khê lên định cho ăn canh trứng.

Vây cá cũng chẳng có mùi vị gì, nếu cứ phải nói thì chắc chắn là mùi tanh nhạt của cá, dù sao cũng giống như miến xào, xào xào rồi ăn thôi.

Diệp Diệu Đông cũng đi về phía chỗ ngồi của mình, trên bàn trước mặt anh đã bày sẵn một bát bánh tổ hấp hải sản, đũa cũng đặt ngay ngắn, trong bát còn bốc hơi nóng, phía trên lộ ra hai con tôm lớn với nghêu, còn có mấy miếng rau khô, nhìn rất kích thích vị giác, trên bàn của bà cụ và Lâm Tú Thanh cũng đều bày một bát.

Mùng một Tết phải ăn bánh tổ, ý nghĩa là năm sau cao hơn năm trước. Bánh tổ này cũng là trước Tết, mẹ Diệp đặc biệt mua một trăm cân gạo nếp, cùng với gạo nhà đem đến xưởng xay ra, chia cho ba anh em họ.

Đúng lúc cả nhà đang ăn bánh tổ, cha mẹ Diệp ăn sáng xong rảnh rỗi không có việc gì nên sang chơi.

"Đồ ăn thừa hôm qua vẫn còn khá nhiều, trưa nay nấu cháo loãng, mấy đứa đều qua nhà cũ ăn, ăn cho hết đồ ăn thừa, chứ ngày mai mấy đứa lần lượt đi ăn cơm nhà ông bà ngoại, đồ ăn thừa ở nhà, cha mẹ ăn không hết đâu."

"Vâng."

"Với cả, cái cửa hàng trong thành phố của con nếu đã nhờ ông ngoại đi xem, vậy ngày mai qua đó thuận tiện hỏi rõ luôn." "Con biết rồi, vốn dĩ cũng định vậy mà, để khỏi mấy hôm nữa lại phải chạy một chuyến nữa, nghe nói sau Tết các sạp hàng sẽ dời đến chợ mới, muộn nhất cũng không thể muộn hơn rằm tháng Giêng."

"Con tự xem mà làm."

"Ngày mai hỏi rồi, nếu ông ấy chịu đi, còn phải chuẩn bị trước giường chiếu, với cả nồi niêu bát đũa mang qua cho ông ấy nữa. Cửa hàng kia, tạm thời nếu không cho thuê được, vừa hay lấy làm phòng ngủ cho ông ấy."

"Tự con xem mà làm đi, một chuyến làm xong việc cũng tiết kiệm được tiền xe, tiện thể đem cá khô cùng gửi lên thành phố luôn, dù sao cũng để bên đó bán. Trong nhà con cũng sắp không có chỗ đặt chân rồi, nhà hai anh con cũng gần như vậy."

"Biết rồi." Tiện thể kết toán tiền cho các chị dâu luôn, chứ không thì chị dâu cả chị dâu hai cứ canh cánh trong lòng, nhà người ta đều cân rồi, tiên cũng tính rồi, chỉ có nhà họ vẫn còn chất đống ở đó.

Tuy không lẩm bẩm trước mặt anh, nhưng thỉnh thoảng cách một bức tường, vẫn nghe thấy họ lầm bầm nhỏ giọng ở đó.

Anh cũng nghĩ là nhà mình không để nổi, phải chất sang nhà hai chị ấy, vậy thì cũng không cần phải dời qua dời lại cân, cứ chất ở đó được rồi, lúc nào muốn chở đi, lại dời ra cân rồi chuyển lên xe, chẳng lẽ anh nuốt lời không lấy nữa?

Diệp Thành Hồ thấy người lớn nói chuyện tạm ngưng, bèn ngẩng đầu nói với ông bà nội: "Ông bà ơi, sáng nay ăn vây cá! Trông y chang miến khoai lang..."

"Phơi khô rồi, có thể ăn được chưa?"

"Tối qua thấy gần được rồi thì thu vào, sáng nay vừa hay xào cho chúng một bát làm bữa sáng, xem ăn vào có thông minh hơn không? Kiếm được 100 điểm mang về."

"Hả?" Diệp Thành Hồ há miệng ngạc nhiên một chút, rồi vội vàng cúi đầu xúc nốt chút ít còn sót lại trong bát, không dám nói gì nữa, thuận tiện lợi dụng lúc đó trượt khỏi ghế chuồn mất.

Chuyện gì không nhắc lại nhắc chuyện 100 điểm? Hồi trước Tết mang phiếu điểm về, suýt nữa bị mẹ nó đánh một trận, may mà trốn vào phòng bà cố. "Nếu ăn vây cá mà thi được 100 điểm, chắc cá mập bị bắt tuyệt chủng mất." Mẹ Diệp châm chọc một câu.

"Vậy cũng phải có bản lĩnh đó, có kỹ thuật đó mới bắt được, mẹ tưởng cá mập đều nhỏ xíu à? Biết đâu ai ăn ai còn chưa chắc." Diệp Diệu Đông uống sạch nước dùng trong bát, mới đặt bát đũa xuống.

"Con ra ngoài lượn một chút."

"Đánh bài thì cứ nói đánh bài đi, cái gì mà lượn..."

Diệp Diệu Đông liếc mẹ một cái, tự mình bước ra ngoài, chẳng thèm để ý bà lẩm bẩm, một cái miệng cũng chưa bao giờ khen anh chỗ nào tốt cả, nhưng cũng không nói người khác chỗ nào hay.

Nhân dịp Tết, trong túi ai cũng có tiền, ra ngoài đi dạo, đánh bài còn kiếm được mấy đồng tiền tiêu vặt.

Mùng hai đến nhà ông bà ngoại chúc Tết, hỏi chuyện trông coi cửa hàng, lần này cha vợ đồng ý ngay, chỉ có điều mẹ vợ cũng phải đi cùng, không thì không ai lo cơm nước cho ông.

Vậy càng tốt! Hai người cũng có bạn, cũng có người nói chuyện, sẽ không buồn chán cô đơn, dù sao ở nhà hai đứa con trai cũng sớm chia ra riêng rồi, chỉ là cùng làm kiếm tiền, chia làm ba phần thôi.

Hai cụ tuổi cũng đã cao, kiếm nhiều tiền vậy, sau này cũng là cho bọn trẻ chia, chỉ bằng bây giờ trực tiếp giao hết việc cho hai thằng con làm luôn, để họ làm là được, ông lên thành phố trông cửa hàng, còn kiếm thêm tiền dưỡng già.

Cũng không biết là đã họp gia đình bàn bạc chưa, trông họ có vẻ không miễn cưỡng chút nào, cả nhà đều rất sẵn lòng.

Diệp Diệu Đông cũng rất vui, như vậy anh cũng không cần cứ ba hôm hai bữa chạy lên thành phố bán cá khô nữa, suốt ngày chiếm dụng máy kéo cũng không hay lắm, lại không có ai đi chung, tiên xe đi vê cũng là một khoản lớn.

Cha vợ đã đồng ý rồi, anh chỉ cần mười ngày nửa tháng, tranh thủ đi một chuyến, giao hàng hoặc xem qua là được. Hàng của đơn vị bộ đội trước Tết đã giao xong hết rồi, sau Tết còn cần nữa không, vẫn chưa nói đến, cũng không thể ngày nào cũng cho chiến sĩ ăn cá khô được.

Anh nghĩ, sau này nếu còn cần nữa, chắc cũng sẽ không thường xuyên như vậy, đợi sang xuân, tàu thuyền ra khơi cũng sẽ nhiều hơn.

Tiếp theo cũng không thể hoàn toàn trông chờ vào đơn hàng của quân đội, cửa hàng mở ở đó, ít nhiều gì cũng bán được một ít.

Chỉ có Lâm Tú Thanh hơi không yên tâm cho cha mẹ, thấy hai cụ tuổi đã cao, lại đến nơi xa lạ, sợ họ không quen, ở không nổi các kiểu, trên đường về cứ lẩm bẩm mãi.

Diệp Diệu Đông đành phải an ủi cô.

"Đã nói rồi mà? Mấy hôm nay chúng ta mua cho họ một cái radio, như vậy ở trong cửa hàng cũng có thể giải khuây, người già chẳng phải đều rất thích nghe chuyện, nghe hát sao? Cũng không đến nỗi chán đâu."

"Với lại họ chẳng phải thích trồng trọt sao? Xung quanh gần đó ven đường cũng có chút đất trống, lúc đó bảo ông ấy mang theo cái cuốc, còn có thể đi xới đất, tranh thủ trông ít rau cho mình ăn."

"Anh nói gì cũng có vẻ đơn giản quá."

"Vốn dĩ là chuyện khá đơn giản mà, chỉ có em thích lo xa, nghĩ lung tung đủ thứ, anh còn lừa cha mẹ em sao? Nếu không thích hợp, ở không nổi, thì lại đón về là được, có mất mát gì đâu? Ồ, có thể mất một cái radio, vậy thì coi như hiếu kính cha mẹ em là được rồi, vốn dĩ cũng nên thế mà."

Lâm Tú Thanh cười cười.

"Chỉ có anh nói giỏi, tính toán giỏi." Nghĩ nghĩ thôi không băn khoăn nữa, dù sao họ cũng đã quyết định, bàn bạc xong rằm tháng Giêng sẽ lên thành phố, lỡ không hợp khí hậu hoặc ở không nổi, thì lại đón về là được.

Diệp Thành Hồ ngẩng đầu hỏi: "Vậy cha, bao giờ cha dẫn chúng con lên thành phố?"

"Dẫn con đi làm gì? Bán à?" "Đâu phải, trước đó cha chẳng nói, có cơ hội sẽ dẫn chúng con đi à."

"Con cũng nói rồi đó, là có cơ hội, chờ đi. Bình thường trẻ con còn chưa đến huyện, vậy mà con còn tham vọng muốn lên thành phố, tiến bộ ghê, cũng biết nghĩ xa phết."

"Tất nhiên rồi!" Diệp Thành Hồ còn kiêu ngạo ngẩng đầu.

"Con đang nghĩ đợi khai giảng, đến trường khoe chứ gì?" Lâm Tú Thanh liếc một cái đã thấu suốt ý đồ của nó.

"Sao mẹ biết?" Diệp Thành Hồ buột miệng.

"Con là do mẹ đẻ ra!" Hôm qua bát vây cá kia không thành công bưng ra ngoài cửa, nhưng hoàn toàn không cản nổi lòng thích khoe khoang của nó, vừa ăn cơm xong là chạy sang nhà bên, líu lo kể sáng nay nó ăn vây cá, còn miêu tả với mấy anh chị em cái vị đó, còn nói đồ ăn đắt cỡ nào, khiến mọi người đều chảy nước miếng, ghen tị hết Sức.

Cô đứng ở cửa cách một bức tường còn nghe thấy. Lúc đó Diệp Thành Hà còn ngu ngơ nói một câu.

"Giá mà anh là con chú Ba thì tốt biết mấy..." Kết quả mùng một Tết đã rước về một trận mắng của mẹ nó.
Bình Luận (0)
Comment