Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982 (Dịch)

Chương 937 - Chương 937: Lén Lút Cập Bờ Mắc Cạn

Chương 937: Lén lút cập bờ mắc cạn Chương 937: Lén lút cập bờ mắc cạnChương 937: Lén lút cập bờ mắc cạn

Cái này không giống đánh nhau với người ta trên thuyền, nói cướp là cướp, công khai bỏ lên thuyền rồi tự dùng, nhiều nhất về tự cầm bút nguệch ngoạc sửa lại, viết họ nhà mình lên.

Hôm nay cái này là thuyền!

Không thể trắng trợn như vậy được, lỡ có chuyện gì sẽ rắc rối lắm.

Đồ có ký hiệu, tuyệt đối không thể giữ lại, mang vê nguệch ngoạc sửa cũng thấy không an toàn, phải ném hết xuống biển, an toàn là trên hết.

Mặc kệ mấy cái thùng cái thúng này trôi đi đâu, miễn là đừng mang về cho người trong làng thấy là được.

Diệp Diệu Đông thấy ngay cả trên sào tre của họ cũng dùng bút đen viết chữ Tiền to, giống như viết trên thùng nước với thúng tre, nghĩ thôi cũng không mang về cưa đi nữa, trực tiếp ném luôn xuống biển cho sóng cuốn đi.

Hễ có ký hiệu, bất kể lớn nhỏ, anh đều không chừa lại cái nào, phía sau chỉ còn lại ít đồ nhỏ, may là lưới đánh cá có thể dùng được, trên lưới không có bất kỳ dấu hiệu nào.

Xử lý gần xong đồ đạc trên thuyền, anh cũng bình tâm lại, lại kiên nhẫn kiểm tra thuyên một lượt từ trong ra ngoài, mới hoàn toàn yên tâm.

Cha Diệp cứ đứng bên mạn thuyền, vươn cổ dài ra, nhìn anh đi đi lại lại bận rộn từ trong ra ngoài, lại vứt cái này, lại vứt cái kia, nhìn mà đau lòng, nhưng mấy thứ này đúng là không thể giữ lại cái nào.

"Xong chưa? Đông tử, vứt gần hết rồi phải không?"

"Gần xong rồi, chắc không còn thứ gì có thể nhận ra nữa đâu."

"Vậy thì tốt, vậy thì tốt, vậy chúng ta cứ đợi ở đây thêm chút nữa, đợi trời tối sãm, chúng ta hẵng về nhà."

"ừ" Diệp Diệu Đông vừa đáp lại vừa dùng mắt quét khắp nơi, suy tính xem có nên vứt luôn cả mấy thứ không có ký hiệu không?

Dù sao có một số đồ dùng lâu rồi, đôi khi căn bản không cần ký hiệu, sẽ thấy rất quen thuộc rất quen mắt, hơn nữa, có thể một vài thứ, trong quá trình sử dụng hàng ngày cũng sẽ để lại dấu vết đặc biệt, chỉ có chủ nhân mới để ý tới.

Nghĩ vậy, anh lại bắt đầu tiếp tục vứt, vứt hết tất cả mọi thứ trên thuyền đi, không cần nữa, chỉ giữ lại lưới đánh cá.

Cha Diệp nhìn mà hơi xót xa: "Không phải nói vứt gần hết rồi sao? Mấy cái này đều không có ký hiệu mà."

"Cảm thấy không an toàn, vẫn nên đừng giữ lại đi, cũng chỉ là mấy dụng cụ hàng ngày, kéo móc thôi mà, cho chìm xuống biển đi, chúng ta cũng không thiếu cái này."

"Thôi được."

Diệp Diệu Đông bận rộn mồ hôi nhễ nhại, nhìn con thuyền trống trơn, mới yên tâm ngồi xuống, thở dài một hơi.

"Cuối cùng cũng xong rồi."

"Chúng ta lái thuyền đi rồi, bọn họ ở trên đảo cũng không biết tối có về được không?"

"Cha lo cho họ tối không có chỗ ăn cơm ngủ nghỉ à?"

Cha anh buồn cười thật!

Họ cướp mất thuyền của người ta, rồi cha anh còn lo họ tối không về được?

Cha Diệp cũng thấy mình bị thần kinh, quản người ta về được hay không làm gì? Mình rõ ràng là thủ phạm, lo cái gì chứ?

"Cha chỉ nói tùy tiện thôi."

Diệp Diệu Đông thả lỏng người, thong thả nói: "Họ ra ngoài làm gì, người nhà chắc đã biết, nếu người không về, người nhà chắc chắn sẽ nhờ người trong làng, hoặc là nhờ bạn bè thân thích giúp lái thuyền ra tìm." "Đói thì chắc chắn không chết đói đâu, trên đảo biển tùy tiện nhặt mấy quả trứng chim biển bổ sung thể lực, hoặc bên bờ biển tùy tiện đào ít hàu sống trên đá, bổ hơn bất cứ thứ gì."

"Ừ, cha thấy trong lòng hơi bồn chồn, cứ nghĩ lung tung..."

Cha Diệp cứ cảm thấy như đang mơ, không thể nhanh chóng bình tĩnh lại như anh được, dù sao họ vẫn đang trôi giữa biển, vẫn chưa về nhà an toàn.

"Không cần bồn chồn, đã làm rồi thì làm luôn! Nghĩ nhiều chuyện tốt đi, nhà mình giờ tự nhiên lại có thêm một con thuyền, sướng biết bao? Khó trách mấy người đó vừa đánh cá vừa cướp bóc song song, không ảnh hưởng lẫn nhau."

"Sau này chúng ta không thể làm mấy chuyện này nữa, quá mạo hiểm, bọn họ không phải người tốt, nghe nói tổ tiên đều là hải tặc, Thái Tổ Thái Tông còn phải đích thân đến Phúc Kiến đại chiến với bọn họ, hôm nay chúng ta đụng vào đầu Thái Tuế, ăn trộm thuyền của họ..."

"Ơ ơ ơ, dừng dừng dừng, chúng ta sao gọi là ăn trộm được? Nói khó nghe quá, chúng ta rõ ràng là nhặt được! Nhặt được! Nhặt được! Nhặt được con thuyền vô chủ trên hoang đảo!"

Hehe...

Nói là cướp còn dễ nghe hơn ăn trộm, cha anh đúng là không biết nói!

Cha Diệp nghe anh nói lý sự, không nhịn được lắc đầu: "Cha cũng bó tay với cái miệng của con rồi, y như mẹ con vậy."

"Biết là tốt rồi, loại chuyện này có một lần là đủ rồi, vừa rồi con nắm một nắm mồ hôi trong lòng bàn tay, căng thẳng muốn chết, quả nhiên người ta không thể làm chuyện xấu."

"Biết thì tốt, chúng ta vẫn luôn là ngư dân lương thiện, tổ tiên tám đời đều là người thật thà..."

Cha Diệp nói đến từ người thật thà, không nhịn được lại nhìn anh mấy lần...

Diệp Diệu Đông cũng nhận được tín hiệu từ ánh mắt của ông, không vui nói: "Tất nhiên con cũng là người lương thiện, cha có thời gian rảnh thì đi phân loại cá trên thuyền đi, tránh lát nữa cập bờ lại phải phân loại nửa ngày, tối nay chúng ta còn bận lắm."

"Ừ được được, đúng đúng đúng."

Cha Diệp vội vàng đáp lời, nhanh chóng đi phân loại, dù sao lớn thế này rồi, dạy dỗ cũng vô dụng, hôm nay mình cũng đồng lõa với anh, cảm thấy cũng không có tư cách nói anh.

Diệp Diệu Đông được yên tĩnh lại, rảnh rỗi không có việc gì, lại đi một vòng quanh thuyền từ trong ra ngoài, càng xem càng hài lòng, hải tặc quả không hổ danh là hải tặc, con thuyền này hơi nhỏ hơn thuyền anh một chút xíu, anh đoán chừng khoảng 15 mét, nhưng thứ gì nên có đều có, rất đầy đủ.

Tuy nhiên, cái lưới đánh cá trong khoang thuyền có vẻ hơi bụi bặm?

Vừa rồi sờ tay còn dính bụi, chỉ là mải lo thu dọn đồ đạc, cũng không rảnh nghĩ, không biết cái lưới này bao lâu rồi không thả xuống nước?

Anh lại đi qua sờ thử một cái, quả nhiên có bụi, liên tưởng đến bây giờ rất nhiều thuyền cá tham gia buôn lậu, nghĩ mấy tên đảo Lộc Châu này cũng không phải loại có thể chăm chỉ đánh cá, an phận thủ thường, lưới dính bụi cũng khá bình thường.

Hai cha con cứ trôi nổi trên biển, cũng không vội về, mãi đến khi cha Diệp phân loại xong, trời cũng hơi tối, hai người mới chậm rãi lái thuyền, một trước một sau trở về.

Lúc này trên biển cũng không thấy thuyền nào, gần đây cá ít, mọi người đều tan ca cập bờ về nhà sớm.

Cũng chỉ có hai cha con làm ăn trộm nên phải đợi đến trời tối mới cập bờ.

Trên đường thỉnh thoảng cũng có gặp thuyền cá tham lam làm việc, nhưng đều là chỗ khác, không cùng đường.

Diệp Diệu Đông thấy trên biển có ánh sáng lấp lánh, thì sớm tránh đi, vốn trong đêm tối cũng nhìn không rõ, xa quá cũng nhìn không thấy.

Trên đường về, họ cũng tính là không gặp sự cố gì, nhưng trong lòng vẫn luôn có áp lực, mãi đến khi bến thuyền hiện ra trước mắt, hai người mới thả lỏng trở lại.

Diệp Diệu Đông đã bàn bạc trước với cha, anh trực tiếp lái thuyền hướng về phía bãi biển, cha thì cập thẳng bến thuyền.

Muộn thế này, cơ bản thuyền cá đều về rồi, bến thuyền cũng không có mấy người, điểm thu mua cũng chỉ có chỗ của A Tài còn đèn sáng, trước cửa anh ta còn đậu một chiếc máy kéo, đó là vì thuyền nhà họ vẫn chưa cập bờ, anh ta phải đợi thu hàng của họ, thu xong mới có thể chở đi cùng.

Diệp Diệu Đông không nghe thấy lời than vãn của A Tài.

Anh cứ lái thuyền hướng về phía bãi biển, bây giờ thủy triều đã bắt đầu rút một chút rồi, anh cố gắng lái về hướng bãi cát, cảm thấy không thể tiến thêm nữa, anh mới dừng thuyền thả neo.

Xung quanh gần đó đều không có thuyền, thuyền đều đậu ở ngoài bến cảng rồi, chỉ có một con thuyền của anh cố ý đậu ở bãi biển đợi mắc cạn.

Anh dừng thuyền xong, liền trực tiếp lộn người xuống nước, mực nước ngập đến trên eo anh, bơi cũng bơi không được, chỉ có thể lội nước, từ từ đi về phía bãi biển.

Người ướt sũng, may là bây giờ đã là trung hạ tuần tháng tư, thời tiết khá ấm áp, tuy nước biển ban đêm vẫn lạnh buốt, nhưng cũng còn chịu được, chỉ là lúc xuống nước cả người run lên một cái vì lạnh.

Người đi trong nước cũng không nhanh, nhưng thủy triều đang rút, anh đi cũng có thể cảm nhận được mực nước càng lúc càng thấp.

Hơn nữa khi anh sắp đi đến bãi cát, anh còn nhìn thấy, dưới ánh trăng, mấy con cua Lôi Công theo thủy triều lăn ở đó, hơn nữa khi thủy triều rút xuống, mấy con cua Lôi Công này nhanh chóng chui vào cát, chớp mắt đã chôn mình vào cát, biến mất.

Lúc này anh có việc gấp, không rảnh bắt cái này, liếc mắt nhìn qua rồi bỏ qua, vội vàng lên bãi biển, đi về nhà, đi ngang qua đống đá vụn, thấy một con cua xanh nhỏ anh cũng không nhặt lên.

Anh phải gọi mẹ ra bến thuyền giúp đỡ, rồi thay bộ quần áo, nhanh chóng đi mua sơn, kẻo muộn quá, cửa hàng tạp hóa trong làng đóng cửa, anh còn phải gọi cửa. Lâm Tú Thanh và mẹ Diệp đang ở nhà thấy lạ sao hôm nay họ về muộn quá, hàng xóm láng giềng đều về cả rồi, chỉ còn họ, đợi mãi mới thấy Diệp Diệu Đông người ướt sũng lội nước, xuất hiện trước cửa nhà.

"Về rồi hả?" Lâm Tú Thanh ôm con vội vàng ra đón.

"Sao về muộn thế?"

"Trời ơi, sao người ướt thế này?"

"Con làm gì vậy?"

Lâm Tú Thanh và mẹ Diệp đứng quanh anh hỏi.

Diệp Diệu Đông vẫy tay, bắt đầu cởi quần áo ướt sũng dính vào người không thoải mái.

"Không có thời gian nói nhiều với các người, mẹ ra bến thuyền giúp cha một tý, thuyền vừa cập bờ, hàng chắc A Tài đang giúp dỡ xuống, mẹ ra xem có cần giúp gì không?"

"Con về trước một bước à? Sao vậy? Con gặp chuyện gì à? Sao người ướt hết thế này?”

"Con không sao, đừng để ý con, mẹ ra ngoài bến thuyền xem đi, con phải tắm cái đã, con còn việc khác, bận lắm, mẹ đừng cứ đi theo con hỏi mãi."

"Về rồi còn bận gì nữa? Nói chuyện cũng không được à?" Mẹ Diệp lẩm bẩm đi ra ngoài.

Còn Lâm Tú Thanh vội vàng đặt con xuống, cho nó tự chơi trong cũi, cô đi lấy một cái chậu trên giá đến bên bếp, múc nước nóng cho anh.

Bên cạnh bếp đất còn đào thêm hai cái lỗ, mở nắp ra lấy gáo nhỏ có thể múc nước Sôi.

Nước trong hai cái lỗ đó bình thường đều dùng trước, hết nước thì thêm nước lạnh vào, dù sao nấu cơm cũng có thể đun nóng luôn, dùng hết rồi mới dùng nước trong bình nước nóng.
Bình Luận (0)
Comment