Trở Về Năm 1981

Chương 23

Hạ tuần tháng Mười một, Lý Kiến Quốc bị phạt tù năm năm vì tội trộm cắp.

Khi nghe tin tức này chú trưởng thôn còn tức tối suốt một hồi lâu, không ngừng nói là hời cho thằng súc sinh đó. Phải biết rằng lúc này luật pháp còn rất nghiêm khắc, nếu bị khép vào tội lưu manh, gã Lý Kiến Quốc đó ít nhất cũng bị phạt tù mười năm. Đây là hắn còn gặp may, chứ đợi đến năm sau lúc chính phủ làm nghiêm, chắc cái mạng nhỏ của hắn cũng chẳng còn. Hiện giờ hắn bị phán quyết thế này, rất rõ ràng là kết quả do người nhà đã chạy chọt giúp.

Cũng trong thời gian này, đám trẻ trong trường đã bắt đầu lên sân khấu biểu diễn câu chuyện của chúng. Bọn nhóc tuy chưa từng được bồi dưỡng về diễn xuất bao giờ, thậm chí còn chưa từng được xem phim, nhưng vẫn dồn hết tinh thần và sức lực của mình vào trong đó, nên khi xem những vở kịch mộc mạc và ngây thơ kia, tôi cảm thấy vô cùng xúc động.

Tôi bèn thương lượng với cô giáo Tiểu Ng

ô một chút, quyết định phải làm lớn chuyện này lên, để tất cả mọi người trong Trần Gia Trang cũng được vui cùng. Thế là cuối cùng chúng tôi đã chọn ngày tết Dương lịch để tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ, mời tất cả bà con trong thôn cùng tham gia, tiết mục thì do đám nhóc tự chuẩn bị. Tin này vừa truyền ra, không chỉ đám nhóc con hưng phấn vô cùng, ngay đến người nhà bọn nhỏ cũng đều sôi sục, từ đầu thôn đến cuối thôn, mọi người đều đang bàn luận về “chuyện lớn” nà

Trong thời gian này, Lưu Giang rốt cuộc đã tìm được thợ mộc có thể làm được chiếc hộp đúng như trong bản thiết kế của tôi.

Buổi họp chợ trên tỉnh được tổ chức vào thượng tuần tháng Mười hai, chúng tôi tranh thủ thời gian phân chia cấp bậc của đám rau dại đã được chuẩn bị sẵn từ sớm, cân đo cẩn thận, dùng loại dây gai nhỏ bó chúng lại thành bó, sau đó mới đặt vào trong hộp. Sau khi đậy nắp hộp lại, nếu chỉ nhìn bên ngoài, có khi người ta còn cho rằng đây là hộp đụng ngọc ngà châu báu.

Vốn tôi định để một mình Lưu Giang đi lên tỉnh. Nhưng sau khi cậu ta biết tôi định bán rau dại với giá mười lăm đồng một cân, dù có đánh chết cũng không chịu đi một mình, nói là mình không có cái bản lĩnh ăn nói ba hoa như thế. Tôi đành cho đám trẻ con trong thôn nghỉ tạm vài ngày rồi dắt Tiểu Minh Viễn đi xa một chuyến, nhân tiện cho thằng bé được ra ngoài mở mang kiến thức.

Đây là lần đầu tiên Tiểu Minh Viễn được đi xa nhà, từ tối ngày hôm trước nó đã bắt đầu hưng phấn, lên xe rồi, thằng bé vẫn chưa hết kích động, không ngừng nhìn ngó xung quanh, thấy cái gì là hỏi cái đó, mà toàn là những câu hỏi vô cùng quái đản, dù tôi và Lưu Giang đều là sinh viên đại học nhưng cũng không thể trả lời hết được.

Đến tận trưa chúng tôi mới tới được tỉnh lỵ, vừa xuống xe tôi đã như muốn khuỵu xuống rồi.

Lúc này tỉnh lỵ vẫn còn rất lạc hậu, nhà cửa thấp lè tè, đường xá chật hẹp, trên đường chẳng có mấy xe, khung cảnh này thậm chí còn không so được với một thành phố hạng ba ở thế kỷ hai mươi mốt.

Tiểu Minh Viễn lúc này cũng đã thức giấc, mở to đôi mắt tròn xoe nhìn ngó xung quanh với vẻ sửng sốt. Lúc thì thằng bé nhìn những ngôi nhà lầu, lúc lại trông theo những chiếc xe hơi lao vun vút, trên khuôn mặt tràn đầy vẻ thích thú và ngạc nhiên, thậm chí còn quên cả việc hỏi tôi và Lưu Giang những câu quái đản.

Lưu Giang coi như là chủ nhà ở đây, dẫn chúng tôi vào trọ tại một nhà khách gần khách sạn Tài Chính. Bởi vì có buổi hội chợ khá quy mô do chính phủ tổ chức, cho nên các nhà khách gần đó đều đã kín chỗ, hai căn phòng của chúng tôi hiện giờ Lưu Giang phải nhờ đàn anh của cậu ta đặt trước.

Cơm trưa xong, tôi và Tiểu Minh Viễn quay về phòng nghỉ ngơi trước, còn Lưu Giang thì đến sở Lâm nghiệp tìm đàn anh của cậu ta để hỏi han tình hình. Trước khi Lưu Giang đi tôi còn gọi cậu ta lại, lấy ra hai túi đặc sản trong va li hành lý đưa cho cậu ta. Lưu Giang ngẩn người một chút, rồi lập tức hiểu ý của tôi, nên cũng không nói gì thêm.

“Về thăm nhà đi!” Tôi nói: “Đã về đến cửa rồi mà còn không chịu vào, nếu mẹ cậu biết được, sẽ thương tâm đến mức nào chứ.”

Nhắc đến mẹ mình, đôi mắt Lưu Giang lập tức ửng đỏ. Tiểu Minh Viễn vốn đã cởi giầy bò lên giường chơi, phát hiện Lưu Giang có chút khác thường, liền thò đầu ra từ phía sau lưng tôi, nhìn cậu ta bằng ánh mắt nghi hoặc, rồi ghé đến bên tai tôi nhỏ giọng hỏi: “Cô ơi, sao chú Lưu lại khóc thế?”

“Cháu nhìn nhầm rồi.” Tôi nói dối không chớp mắt, còn đưa tay ra che đôi mắt của Tiểu Minh Viễn: “Chú Lưu của cháu bị hạt cát rơi vào mắt, có khóc đâu.”

Thắng bé tinh quái này đâu có dễ dáng bị đánh lừa bằng một câu nói như vậy, nó nghiệng đầu qua tránh khỏi bàn tay của tôi, rồi nghiệm túc nhìn Lưu Giang, chững chạc hỏi: “Chắc chắn là chú Lưu nhớ mẹ rồi, đúng không? Nếu cháu mà nhớ cô cháu, cháu cũng sẽ khóc.”

Thằng bé này đúng thật là…

Lưu Giang đưa tay lên lau mắt, rồi xoa nhẹ đầu của Tiểu Minh Viễn, đón lấy túi đồ, gật gật đầu với tôi, đi ra cửa.

Chiều tối khi Lưu Giang về, tôi nói sơ qua kế hoạch của mình một lượt, cậu ta càng nghe, đôi mắt lại càng sáng hơn, thậm chí không ngồi yên một chỗ được nữa, kích động đi đi lại lại trong phòng tới mấy vòng liền, cuối cùng thì tỏ ra hết sức khâm phục tài trí của tôi: “Bây giờ tôi cảm thấy đúng là chúng ta có thể rau dại với giá mười lăm đồng một cân đấy.”

Lưu Giang hưng phấn đến nỗi buổi tối không chịu đi ngủ, mà chạy đến sở lâm nghiệp tìm đàn anh của mình, kể lại kế hoạch của chúng tôi vào ngày mai. Người đàn anh tên là Mã Hữu Thành vừa nghe xong, lập tức cùng cậu ta đến nhà khách tìm tôi.

Anh chàng Mã Hữu Thành này lớn hơn Lưu Giang tám tuổi, dáng người cao lớn, mày rậm mắt to, hết sức cởi mở, vừa nhìn liền biết ngay là một chàng trai Đông Bắc điển hình. Tuy nói là đàn anh, nhưng anh ta thật ra là cấp dưới của cha Lưu Giang, mà tới giờ tôi mới được biết thì ra cha Lưu Giang là một quan chức của sở Lâm Nghiệp, cái cậu Lưu Giang này đúng là kín tiếng quá thể!

Mã Hữu Thành đã đích thân đến đây như thế, tôi tất nhiên cũng không thể giấu giếm điều gì, liên kể lại tỉ mỉ kế hoạch của mình cho anh ta nghe. Mã Hữu Thành vừa nghe vừa vỗ tay bồm bộp khen hay. Lưu Giang cũng hưng phấn đến nỗi hai mắt sáng rực, còn không ngớt khen tôi, khiến tôi không kìm được có chút xấu hổ.

Cũng không biết rốt cuộc là vì thân phận của Lưu Giang, hay vì có lòng tin rất lớn vào kế hoạch của chúng tôi, mà trong buổi hội chợ lần này, Mã Hữu Thành đã giúp đỡ cho chúng tôi rất nhiều, thậm chí còn mượn giúp chúng tôi một chiếc đài cát sét và một băng nhạc đàn tranh cổ. Trong năm tám hai, mấy thứ này đều đắt tiền vô cùng.

Nhờ vậy đến ngày thứ hai, sau khi gian hàng của chúng tôi được bày biện xong, không chỉ có người Nhật Bản, đến các thương nhân Trung Quốc khác cũng kéo đến xem.
Bình Luận (0)
Comment