Chương 1353: Ba thành tích nổi bật
Chương 1353: Ba thành tích nổi bậtChương 1353: Ba thành tích nổi bật
Chương 1353: Ba thành tích nổi bật
Nhưng Thạch Chí Kiên biết, chính là tên đen nhỏ con, trông không có gì nổi bật này lại làm được ba chuyện lớn trong thời kỳ làm Toàn Quyền.
Đầu tiên, vê phương diện nước uống. Hồng Kông trong toàn bộ những năm 1960 đều bị khan hiếm nước sạch làm phiền lòng, đặc biệt là vào năm 1963 còn gặp phải một trận hạn hán nghiêm trọng. Trong thời kỳ Murray MacLehose làm Toàn Quyền, Hồng Kông cũng từng gặp phải hạn hán nghiêm trọng vào mùa hè năm 1967. lúc đó Murray MacLehose từng tuyên bố thực hiện chính sách cấp nước, thực hiện chính sách "bốn ngày cấp nước bốn tiếng”
Thứ hai, ve phương diện nhà ở giá rẻ. Dân số của Hồng Kông vào năm 1960 khoảng 3 triệu người. Đến năm 1971 đã tăng vọt lên đến 4 triệu người. Dưới tình hình dân số tăng nhanh chóng, nó đã mang đến nguồn lao động đồi dào cho Hồng Kông, khiến cho ngành công nghiệp chế tạo của Hồng Kông phát triển mạnh mẽ, trong đó phát triển nhất là ngành nghề dệt may, hoa giả, tóc giả và đồ chơi.
Dân số tăng nhanh chóng, khiến cho việc cung cấp nhà ở trở thành thử thách lớn của chính phủ Hồng Kông lúc bấy giờ. Trong thời kỳ Murray MacLehose làm Toàn Quyên, hắn đã tiếp nối "ke hoạch nhà ở giá rẻ" của Toàn Quyền tiên nhiệm là Sir Alexander Grantham, cho xây dựng nhà ở giá rẻ. Từ năm 1964 đến năm 1971. Hồng Kông đã xây 12 khu nhà ở giá rẻ, tổng cộng là 101 tòa nhà, giảm bớt áp lực nhà ở của Hồng Kông.
Cuối cùng, vê phương diện giáo dục. Murray MacLehose luôn quan tâm đến giáo dục đại học, từng thành lập ủy ban đặc biệt vê giáo dục sau trung học và ủy ban hỗ trợ giáo dục đại học. Sau đó hắn còn là người đầu tiên thực hiện giáo dục bắt buộc ở Hồng Kông. Trong "tuyên bố chính sách" vào tháng 10 năm 1970. Murray MacLehose tuyên bố thực hiện giáo dục tiểu học bắt buộc 6 năm từ năm 1971. ngoài ra còn ban hành luật phạt những phụ huynh không cho con đi học. Dựa trên nền tảng giáo dục tiểu học bắt buộc của Murray MacLehose, MacLehose sau đó đã thực hiện "giáo dục miễn phí bắt buộc 9 năm' vào năm 1978. khiến cho giáo dục Hồng Kông phổ cập hơn nữa.
Có thể nói, đây là ba thành tựu lớn nhất của Murray MacLehose trong thời kỳ cai trị Hồng Kông, mà điều bị người ta chê trách nhất chính là tệ nạn tham nhũng tràn lan trong xã hội Hồng Kông trong thời kỳ hắn làm Toàn Quyên, đặc biệt là trong cảnh sát.
Trong thời kỳ Murray MacLehose làm Toàn Quyền, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số, cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp, tham nhũng đã trở thành vấn đề lớn. Tham nhũng nghiêm trọng nhất là trong cán bộ công chức. Cán bộ công chức nhận hối lộ tràn lan, khiến cho người dân bị hại.
Vào những năm 1960. tham nhũng trong cán bộ công chức rất phổ biến, nhân viên cấp cứu muốn nhận "tiền trà" trước khi đưa bệnh nhân vào viện, lính cứu hỏa muốn nhận "tiền mở vòi" trước khi cứu hỏa, thậm chí ngay cả nhân viên phục vụ trong bệnh viện công cũng muốn nhận "tiền boa" của bệnh nhân. Còn người dân muốn làm thủ tục xếp hàng chờ nhà ở công cộng và xin nhập học... , đều phải hối lộ cán bộ công chức có liên quan trước.
Ngoài ra, tình trạng tham nhũng trong cảnh sát lúc bấy giờ là nghiêm trọng nhất trong các cơ quan chính phủ, đầy rẫy những cảnh sát nhận hối lộ. Bọn họ bảo kê các hoạt động tội phạm để nhận rất nhiều tiền, khiến cho trật tự xã hội và kỷ cương bị phá hỏng.
Trong thời kỳ làm Toàn Quyền, Murray MacLehose không thể đưa ra biện pháp hiệu quả để đánh vào tệ nạn tham những nghiêm trọng trong xã hội, còn bản thân hắn có tham nhũng hay không cũng là một ẩn số....
"Xin chào, Rockefeller tiên sinh."
"Xin chào, Thạch Chí Kiên tiên sinh."
Là chủ nhà, Murray MacLehose trước tiên là bắt tay, chào hỏi Rockefeller và Thạch Chí Kiên.
ebookshop.vn - ebook truyện dịch giá rẻ
Sau khi giới thiệu xong, ba người lần lượt ngồi xuống.
Tiếp theo, Murray MacLehose bắt đầu nói chuyện với Rockefeller.
Còn Thạch Chí Kiên là người đi cùng, không có cơ hội để nói chuyện.
Đối với rất nhiều người mà nói, cho dù không nói chuyện, nhưng có thể ngồi cùng với Toàn Quyên cũng đã rất vinh dự rồi, sau khi đi ra ngoài có thể khoe khoang cả đời.
Nhưng đối với Thạch Chí Kiên mà nói, những dịp như thế này rất bình thường. Nơi này vốn dĩ là đất của người Hoa, để cho một người nước ngoài làm ông trùm ở đây cũng đã là nể mặt hắn rồi, chẳng lẽ còn phải cảm ơn hắn?
Hơn nữa, Thạch Chí Kiên là người trải đời, dịp gặp mặt như thế này là chuyện nhỏ.
Vì vậy, lúc Rockefeller và Murray MacLehose nói chuyện, Thạch Chí Kiên ung dung tự tại uống trà, quan sát cách bố trí của phủ Toàn Quyền, đánh giá nơi này.
Ban đầu, sự chú ý của Murray MacLehose đều đồn vào Rockefeller, ông trùm tài chính Mỹ, dân dần hắn chú ý đến sự ung dung tự tại của Thạch Chí Kiên, điều này khiến cho Murray MacLehose có lòng tự trọng cao ngẩn người.
Hắn là ai?
Là Toàn Quyên Hồng Kông.
Ở đây, hắn là lớn nhất.
Rất nhiều người được hắn tiếp kiến đều kích động vô cùng, hoặc là môi run rẩy, không nói nên lời, hoặc là chân mêm nhũn, hoặc là bối rối, luống cuống.
Còn Thạch Chí Kiên thì sao? Chỉ là một doanh nhân người Hoa nhỏ bé, nhưng lại ung dung tự tại uống trà, dám coi thường hắn. Thật quá đáng!