Bà lão Lâm sát vách nhà bên cạnh, nghe giọng của Tống Sở trên mặt lộ ra một nụ cười nhàn nhạt.
Ông cụ Lâm chuẩn bị cơm nước xong xuôi từ lâu, định bụng gọi bà Lâm vào nhà ăn cơm.
Từ lúc căn nhà bên cạnh bán đi, lương thực hàng tháng phải đi mua cộng với lương thực tự cung tự cấp cũng đủ họ no cái bụng.
Thỉnh thoảng còn có đồ ăn người khác cho.
Ông Lâm thấy bà Lâm có tâm trạng tốt như vậy thì hỏi: "Bà làm sao cứ để ý tới nhà bên kia thế? Muốn qua đó nói chuyện với người ta à?"
Bà Lâm lắc đầu: "Tôi ngồi đây nghe nhà bên kia náo nhiệt lắm, ông nói xem, con cháu của chúng ta sao khác xa người ta vậy?"
Ông Lâm ngầm biết bà đang nói đến thằng con trai thứ hai, thứ ba.
Bây giờ, cháu trai, cháu gái của hai thằng con nào có tự nguyện nhận hai ông bà lão là ông bà nội.
Tất cả đều do sự dạy dỗ của cha mẹ chúng.
Ông Lâm và bà Lâm đã nghĩ thông suốt từ lâu, mấy đứa con trai không còn là con cái ông bà lão nữa, huống hồ gì là cháu trai cháu gái. Ngày xưa, gia đình không nghèo khó, ông bà lão nghĩ nhà phải có người quản hương khói, coi con cái là quan trọng nhất, nếu không thằng hai và thằng ba sẽ chẳng ích kỷ như ngày nay.
Trải qua bao thứ chuyện trong đời, họ nhận ra máu mủ ruột rà như gió thoảng mây bay, cả đời này cứ thanh thản mà sống là tốt nhất.
Dạo gần đây, bà lão hay nghe tiếng trẻ con cười đùa, phút chốc trái tim có chút xao xuyến, trái tim lạnh lẽo và cô đơn đã lâu luôn bồi hồi nhớ tới khoảng thời gian tươi đẹp bị chôn vùi.
Bà Lâm cười cười: "Giá như nhà ta có cháu trai, cháu gái như đám nhóc kia, tôi sẽ mua thật nhiều quà bánh cho chúng."
"Thôi bà đừng nói nữa, toàn đào chuyện không vui đâu ra để nói không." Ông Lâm vội vàng nói.
Tâm trạng bà Lâm chốc lát buồn rầu: "Tôi chỉ tiếc thằng con trai đầu của chúng ta, bỏ mạng sống của mình nơi chiến trường ác liệt."
Ông Lâm bình tĩnh an ủi bà: "Chúng ta có tuổi rồi, thôi thì sống an phận lúc tuổi xế chiều. Những thứ đó đều chôn vùi dưới đất nước của chúng ta, và một ngày nào chúng sẽ được tìm thấy, tất nhiên chúng không thể biến mất."
Trước kia bỏ lỡ cơ hội tốt nhất mà không lấy ra, hiện tại lấy ra trong lúc này, không biết là chuyện tốt hay là chuyện xấu. Quả thật ông không dám hy sinh thân mình bằng tình yêu đất nước.
…..
Giang Bác cùng Tống Sở ngồi trong lớp vài ngày mới bắt đầu nghiên cứu, anh muốn nghiên cứu về phân bón. Vốn dĩ đối với loại chuyện này, anh chỉ cần dùng công thức để tính toán. Nhưng lần nhận định sự cố động cơ hồi trước, anh thấy rằng mình phải điều chỉnh một chút, không thể không thông qua thí nghiệm mà trực tiếp sử dụng vật dụng.
Nếu như nhỡ có vị lãnh đạo lớn nào đó có hứng thú thì làm sao đây? Nhu cầu về nhân tài của thế giới này còn đòi hỏi nhiều hơn thời tận thế.
Giang Bác nhìn những chai và lon thô sơ trong văn phòng, nghĩ rằng chúng sẽ hữu ích, vì thế anh viết một danh sách nhằm xin một số vật liệu để làm thí nghiệm phân bón.
Tốt nhất là nên có một chuỗi sản xuất phân bón.
Danh sách được gửi cho một đồng chí cảnh sát gác ở cổng trường.
Đồng chí cảnh sát này là một người quen của Tống Sở, khi họ được đưa đến đồn cảnh sát, cảnh sát Lý lúc ấy cũng ở đây.
Chàng công an Lý trẻ tuổi nhìn qua biết ngay là người tốt, biểu hiện làm việc thường ngày rất tích cực. Anh ta là người anh em họ xa của người luôn bên cạnh Huyện trưởng – thư ký Lý. Vị thư ký kia đưa ra một nhiệm vụ, yêu cầu anh ta bảo vệ tốt hai nhân vật quan trọng.
Tuy rằng anh ta không biết lý do ra sao nhưng vị anh họ kia nói ra nghe chắc chắn là sự thật, vì thế mỗi ngày gánh vác trọng trách trên vai nhìn Giang Bác và Tống Sở đến trường học, còn thêm nhiệm vụ chờ đợi đứa trẻ đến tìm anh ta.
May thay, suốt mấy ngày mong mỏi rốt cuộc nhóc con cũng đến tìm gặp.