Tư Quân Nhập Mộng

Chương 22

CHƯƠNG 22

«Ngươi có tin ta không?»

.

Cho tới khi hoàng hôn dần buông xuống, số người tới khám mới vơi gần phân nửa.

Thấy thời gian không còn sớm, Mộ Phù Sanh đành giải tán số người bệnh còn lại trước, mấy đệ tử trong y quán cũng lũ lượt cáo từ ly khai, A Thải và Từ Tịch Diễn thì xin được ở lại Mô gia ăn ở.

Don dẹp tinh tươm, Từ Tịch Diễn quay lại báo cáo với Mộ Phù Sanh: “Sư phụ, đệ tử đã kiểm kê xong nhân số, người đã bắt mạch ghi vào sổ là hơn hai trăm người, số dư lại áng chừng hơn một trăm hai mươi người, đệ tử đã bảo sáng mai họ quay lại.”

Mộ Phù Sanh gật đầu, tiện để mở cuốn y tịch trong tay.

Cuối cùng A Thải cũng có thể hỏi vấn đề đã mắc nghẹn trong lòng nó suốt từ lúc tới đây đến giờ: “Công tử, sao có nhiều bệnh nhân có chứng bệnh đồng nhất vậy ạ?”

Mộ Phù Sanh bâng quơ trả lời: “Bệnh này vốn ấn náu bên trong người, tới quý này mới đồng loạt phát bệnh, thế nên số bệnh nhân nhiều hơn ta tưởng.”

A Thải lại kỳ quái vặn hỏi: “Công tử tìm ở đâu ra mà đông thế?”

Mộ Phù Sanh liếc nhìn nó: “Ta đã liên hệ với đại phu trong các y quán khác, giả như nếu họ thực sự không chữa được loại bệnh này thì chuyển hết số người bệnh tới chỗ ta, ta sẽ khám miễn phí.”

A Thải há hốc mồm: “Vì sao chứ? Nếu chỉ muốn thu thập các trường hợp bệnh thì mười mấy người là đủ rồi…”

Mộ Phù Sanh vừa đọc y tịch vừa bình thản đáp: “Ta muốn tạo cho mình nhiều áp lực một chút.”

A Thải thở dài.

Đích xác, đông người thế này, không chữa khỏi cũng không được.

Từ Tịch Diễn lật cuốn sổ ghi chép trong tay, ủ dột: “Có vẻ như bệnh này có liên quan tới tới máu mủ ruột già, người thân từng mắc bệnh qua.”

A Thải lẩm bẩm: “Nếu nói vậy, hình như mẫu thân Dung Lạc cũng mất vì căn bệnh này, vậy Dung Lạc…”

“Suỵt…” – Từ Tịch Diễn lập tức lấp miệng nó lại: “Đừng phán bậy.”

A Thải trưng vẻ mặt nhăn nhó đau khổ, giọng điệu cũng bé đi: “Nhiều người như vậy, lại chưa từng có tiền lệ, ngươi nói xem công tử có thể chữa khỏi cho họ không?”

Từ Tịch Diễn không trả lời.

“Không ngờ công tử lại dốc nhiều tâm huyết đến thế…” – A Thải lẩm bẩm một mình, lại lo lắng hỏi Từ Tịch Diễn: “Tịch Diễn ca, ngươi thấy có nên kể chân tướng sự việc cho Dung Lạc hay không?”

Từ Tịch Diễn cũng tỏ vẻ ngưng trọng, ngẩng đầu nhìn Mộ Phù Sanh, mặt hắn vẫn tĩnh lặng không có bất luận biểu tình nào.

Từ Tịch Diễn không biết hắn sẽ xử lý ra sao, đành bảo: “Nhất định sư phụ có dự tính khác, chúng ta đừng manh động.”

Lúc này, một tiểu nha hoàn vừa bưng khay trà xanh cùng một đĩa điểm tâm tới, thấy bảo là phu nhân chuẩn bị cho mấy người dùng giải lao.

A Thải cùng Từ Tịch Diễn bắt mùi ăn uống thì lập tức thu vẻ mặt u sầu, lau nước miếng chạy lại, bao nhiêu lo toan sầu khổ đều quẳng ra sau sạch.

Mộ Phù Sanh khép y tịch trong tay, hỏi tiểu nha hoàn: “Dung Lạc đâu?”

Tiểu nha hoàn lễ phép đáp: “Buổi chiều cậu Dung Lạc bảo mệt, phu nhân để cậu về phòng ngủ, đến giờ còn chưa tỉnh.”

Mộ Phù Sanh nhíu mày, nhanh chóng rảo bước về phía hậu viện.

Khi Dung Lạc tỉnh giấc, bên ngoài trời đã đen kịt, đầu có chút váng vất, bốn phía tĩnh lặng, y không muốn dậy, cũng không muốn đốt đèn, chỉ đờ đẫn nằm trên giường.

Không bao lâu sau, cửa đột nhiên được đẩy mở, có người bước vào, nhẹ nhàng gọi: “Tiểu Lạc?”

Dung Lạc nghiêng mặt nhìn, chỉ thấy bóng người mập mờ dưới ánh trăng u tối.

Mộ Phù Sanh tới bàn điểm đèn, đi lại bên giường ngồi xuống, tay vén mấy lọn tóc mất trật tự che mặt y, để lộ đôi mắt sáng lấp lánh dưới ngọn đèn: “Tỉnh rồi à?”

Dung Lạc gật đầu, muốn nói, cuống họng lại bật tiếng ho khan.

Mộ Phù Sanh đặt tay lên trán y.

Lòng bàn tay hắn lành lạnh, làm Dung Lạc đang thất thần đánh cái giật mình, hỏi hắn: “Có phải ta bị sốt không”?

Mộ Phù Sanh ấn lên mạch đập trên tay y, sau đó mới thu tay nói: “Không có gì, chỉ phong hàn nhẹ thôi, lát nữa ta cho người sắc thuốc cho ngươi, uống vào là khỏi.” – lại hỏi y: “Cơm được rồi, có đói không?”

Dung Lạc lắc đầu.

Mộ Phù Sanh vỗ về y: “Khó chịu thì cứ nằm đó, ta đi lấy cơm cho ngươi, khó chịu cũng phải cố ăn một chút.” – rồi xoay người rời đi.

Dung Lạc vươn tay từ trong chăn níu ống tay áo hắn, khàn đặc thều thào: “Ta vừa mơ một giấc mơ.”

Mộ Phù Sanh quay đầu, hỏi: “Mơ gì?”

Dung Lạc chống tay ngồi dậy, vỗ vỗ lên giường.

Mộ Phù Sanh biết y có chuyện muốn kể cho hắn nghe, có chút bất ngờ, hắn đành ngồi xuống cạnh y, lấy gối đỡ sau lưng cho y, lại vớ chiếc áo vắt bên cạnh phủ lên người cho y.

Dung Lạc ngoan ngoãn để hắn tự quyết, chỉ thấp giọng thì thào: “Ta mơ hồi nhỏ có lần cùng ngươi đi chơi, thấy có hai mẹ con rơi xuống sông, ngươi còn nhớ không?”

Mộ Phù Sanh gật đầu.

Dung Lạc lại nói tiếp: “Tưởng như sự tình mới chỉ xảy ra ngày hôm qua thôi vậy, quang cảnh trong mơ rất rõ ràng, quá trình cũng tương đồng, thậm chí ta còn có thể nhớ rõ mặt của từng người, duy chỉ có một điều bất đồng…” – nói tới đây, y ngừng một chút, “Trong giấc mơ của ta, về sau bà mẹ kia chết.”

~

Thành Phụng Dương có một nhánh của con sông Hoàn Thành [1].

Tên của nhánh sông, là Trường Trữ.

Trường Trữ, Trường Trữ, ý an bình dài lâu.

Tuy mang cái tên đầy ý an bình, nhưng kỳ thực nhánh sông lại tuyệt không an bình.

Nước sông sâu vô cùng, nếu không phải người quen sông nước, không cẩn thận ngã xuống, chỉ e cũng cửu tử nhất sinh. Vì thế quan phủ đã ra lệnh cấm từ lâu, nếu chưa được phép, người dân không được bén mảng tới bên bờ sông Trường Trữ chơi đùa.

Nhưng cấm thì cứ cấm vậy thôi, bởi mỗi khi hạ về, bờ Trường Trữ lại xanh biếc hàng cây bào đồng, dương liễu rũ thướt tha, cảnh sắc mỹ miều khôn tả siết, vì thế lúc nào cũng có đám trẻ con ham chơi nhân giờ nghỉ trưa không ai trông giữ mà lén lún chạy tới đây chơi đùa, hoặc câu cá bắt tôm, hoặc bơi lội nghịch nháo.

Cũng vì thế, bi kịch đôi khi phát sinh.

Có một lần Mộ Phù Sanh đang dắt Dung Lạc ra ngoài dạo chơi, vừa đúng lúc đi ngang qua bờ sông, nghe thấy có tiếng trẻ con nỉ non khóc, xung quanh túm tụm đông người, dường như có chuyện xảy ra, hai người nhìn nhau rồi cùng chạy ra xem.

Qua hỏi thăm mới biết có bà mẹ nhảy xuống cứu đứa con bị trượt chân ngã xuống sông, nào ngờ không biết bơi, chờ khi hai mẹ con được người hảo tâm trông thấy nhảy xuống cứu thì bà mẹ đã đoạn khí, còn cậu con vì được mẹ đẩy mà bám được cành cây bên bờ mới có thể bảo toàn tính mạng.

Cậu bé ôm chặt tay mẹ khóc òa, Mộ Phù Sanh đi tới quan sát đồng tử của bà mẹ, thấy đồng tử chưa giãn, liệu rằng còn có thể cứu, thế là gọi người tới hỗ trợ.

Ai ngờ đám đông xung quanh lại không tin, thấy hắn trẻ măng, vẻ mặt vẫn còn nét ngây ngô độc hữu của thiếu niên thì chê cười hắn nói khoác không biết ngượng. Mà người nhà hai mẹ con chạy tới nơi vẫn chưa thoát khỏi nỗi đả kích nặng nề, úp vào người bà mẹ khóc lóc sụt sùi, chẳng còn ai để tâm tới lời hắn nói nữa.

Mộ Phù Sanh thấy không ai phản ứng liền chẳng nói chẳng rằng, hắn vắt tà áo quỳ xuống bên cạnh nàng, lật nàng nằm ngửa, mở hàm dưới của nàng, vừa bảo Dung Lạc hỗ trợ nhổ hết cỏ xung quanh cho nàng dễ dàng thở.

Mộ Phù Sanh mở khớp hàm nàng, tay bóp mũi, đồng thời hít một ngụm đầy khí, cúi đầu thổi vào miệng nàng.

Làm đi làm lại mấy lần, trong miệng nữ nhân đột nhiên ói ra một ngụm nước, sau đó ho khù khụ dần tỉnh.

Rõ ràng bà mẹ đã sớm đoạn khí, vậy mà thanh niên lại có thể cứu tỉnh, đám người đứng xem chung quanh đều thập phần kinh ngạc, lời nói cũng bộc lộ ý bội phục, mọi người đều khen hắn tuổi không lớn đã có bản lĩnh cải tử hồi sinh, quả là không thể xem thường.

Cũng bởi vì chuyện này mà tên tuổi của Mộ Phù Sanh mới dần lan truyền khắp thành Phụng Dương.

~

Mộ Phù Sanh nói: “Có giấc mơ như vậy cũng bình thường, bởi vì mộng đều tương phản với đời thực.”

Dung Lạc lắc đầu: “Có đôi khi ta thường nghĩ, giả sử khi ấy bà mẹ đó không tỉnh lại, sự tình sẽ diễn biến như thế nào.”

Mộ Phù Sanh bật cười: “Sự tình đã qua, không có khả năng ấy đâu.”

Dung Lạc cười nhẹ: “Nói cũng phải.”

Nhưng rồi chỉ một lúc sau, ý cười trên mặt Dung Lạc dần tàn, chỉ còn biết ngơ ngác nhìn ngọn nến heo hắt lay động bên kia bàn.

Mộ Phù Sanh biết y có tâm sự, hỏi: “Tiểu Lạc, ngươi muốn biểu đạt điều gì với ta?”

Đáy mắt Dung Lạc hấp háy, thần tình ủ nhược: “Mộ Phù Sanh, có phải ta sẽ chết không?”

Mộ Phù Sanh sững người: “Sao ngươi lại nói vậy.”

“Ta hỏi ngươi, mặc dù Mộ gia y quán nổi danh thật đấy, nhưng không có mấy người biết nhà của người, hiện giờ cũng là thời kỳ y quán đóng cửa, nếu không phải ngươi tiết lộ ra ngoài thì sao có nhiều người chủ động tới cửa tầm y như vậy?”

Mộ Phù Sanh nhíu mày.

Dung Lạc đẩy chăn, xoay người ngồi xổm bên mép giường, đối diện với hắn: “Ngươi tìm nhiều người bệnh như vậy, nhất định có mục đích, phải không?”

Đôi mắt đen thẳm của Mộ Phù Sanh ngưng đọng nhìn y, không trả lời.

Sau cùng Dung Lạc cũng nói ra điều suy đoán chôn sâu trong lòng: “Ta và họ, có cùng một căn bệnh, đúng chứ?”

Mộ Phù Sanh buông một hơi dài thườn thượt, tay muốn kéo y dậy: “Tiểu Lạc, ngươi đừng nghĩ ngợi nhiều quá, ta cam đoan nhất định không có chuyện gì…”

“Mộ Phù Sanh, ngươi đừng gạt ta,” – Dung Lạc cũng không nhúc nhích, tay kia đặt lên bàn tay Mộ Phù Sanh đang nắm khửu tay mình, chăm chú nhìn hắn, rành rọt từng chữ: “Ngươi cũng biết, trước khi nương ta mất, những đại phu chữa cho bà cũng nói hệt như ngươi đang nói với ta.”

Tuy sốt, nhưng tay Dung Lạc lại lạnh lẽo, lòng bàn tay còn lấm tấm lớp mồ hôi mỏng, cho thấy y đang căng thẳng thế nào.

Hai ngươi đối diện một lúc lâu, rốt cuộc Mộ Phù Sanh cũng thỏa hiệp: “Ta sẽ nghĩ mọi biện pháp chữa trị cho ngươi.”

Là một lời hứa hẹn, cũng là câu trả lời.

Chứng tỏ, rất có khả năng y sẽ giống như mẫu thân y, sớm ly khai nhân thế ư?”

Nỗi nghi vấn nghẹn trong lòng bấy lâu cuối cùng cũng có lời giải đáp, vẻ dũng cảm cố chấp vừa rồi thoáng chốc đã như không khí tiêu thất mất, hai mắt hoen đỏ, ngồi lên giường.

Mộ Phù Sanh không đành lòng thấy y như vậy, hắn kéo y vào lòng: “Ta biết tại sao ngươi kể câu chuyện kia, ngươi muốn nói rằng, một người xây dựng danh tiếng đã không dễ dàng, một khi vô ý làm sai một việc thôi cũng có thể mất tất cả những gì đang sở hữu trong nháy mắt, có phải không?”

Dung Lạc nghe tới đây, rốt cuộc cũng không dằn lòng nổi mà nhắm mắt, dòng lệ lập tức lấp lánh từ khóe mi lăn dài, rơi xuống vạt áo Mộ Phù Sanh, biến mất.

Mộ Phù Sanh nhẹ nhàng hỏi y: “Tiểu Lạc, ngươi có tin ta không?”

Dung Lạc vùi mặt vào cổ hắn, khẽ gật đầu, sau đó, lại dùng sức gật đầu.

**

Hôm ấy trôi qua không được bao lâu, trong thành Phụng Dương đột nhiên lưu truyền một lời đồn.

Chuyện rằng hai tháng trước, ái tử của trấn quốc công Trần Công – Trần Mật đột nhiên bị một cơn váng đầu sốt cao, liên tục mấy ngày sau cũng không lùi, có dùng bao nhiêu thuốc trân quý cũng không biến chuyển.

Trần Công thương con lòng như lửa đốt, chỉ vì thể chất tiểu công từ nhỏ đã yếu ớt, nên mới chần chừ chưa cho vời đại phu vội, nay thấy sự tình càng thêm bề nghiêm trọng mới vội vàng chi ra một số bạc lớn mời lão đại phu nổi danh Phùng Quý trong thành tới chữa trị.

Phùng lão gia tử tới Trần gia, tỉ mỉ hỏi han bệnh tình của Trần tiểu công tử, bắt xong ba lượt mạch, kết luận rằng đây là chứng hàn nhập thể, vì muốn Trần tiểu công sớm ngày khôi phục mà Phùng lão gia tử đã quyết định thi trâm trị liệu.

Ai ngờ Phùng lão gia tử thi trâm liên tiếp ba ngày cho Trần tiểu công tử, tới rạng sáng ngày thứ tư, hạ nhân tiến phòng hầu hạ Trần tiểu công tử mới phát hiện người đã chết bất đắc kỳ tử trên giường.

Phùng lão gia tử thi châm lại đoạn khí Trần tiểu công tử đang sống nhăn, Trần Công nổi giận lôi đình, lập tức khép Phùng lão gia tử vào tội mưu sát, bẩm báo lên trên.

Chuyện Trần Công cáo trạng thần y Phùng Quý tức thì lan nhanh như ngựa phi.

Có người giật mình phỏng đoán: Phùng lão gia tử bốn mươi năm có lẻ trong nghề, mỹ danh thần y tái thế, chuyên trị cho phú quý quan gia, vô số ca bệnh qua tay chưa lần nào thất thủ chẩn nhầm, vậy mà lần này thế nào lại làm một người còn đang sống khỏe lăn quay ra chết. Phùng lão gia tử tuy có bệnh ngại bần ái phú, nhưng dù sao lão ta cũng hành nghề cứu người hơn nửa đời người, cuối cùng lại vì một người mà rơi vào vòng thảm thê.

Lại có đa số người bảo Phùng lão gia tử đang bị bỏ tù mọt gông, làm thần y nhiều năm vậy mà có căn bệnh vặt vãnh cũng không chữa được,  xem còn mặt mũi nào mà vênh váo nữa không.

Nào biết, mẹ đẻ của Trần tiểu công tử chính là đệ nhất phòng chính thê Chu thị của Trần Công, sinh Trần tiểu công tử chưa được bao lâu thì cũng mắc căn bệnh đó mà qua đời.

Lúc đó Trần Công chỉ là một viên võ quan không lớn không nhỏ trong triều, lại đúng lúc thế cục triều chính rung chuyển, cả nhà Trần Công phải sống cuộc sống lang bạt, không có điều kiện tầm y xem bệnh cho Chu thị. Mãi tới khi Chu thị bệnh chết, Trần Công vẫn áy náy và hổ thẹn vô cùng, cũng chỉ đổ cho bản thân sơ sảy, bi thống quặn lòng mà chẳng thể truy cứu.

Mà nay mới quý một đầu xuân, đột nhiên có một căn bệnh truyền lưu từ trong các y quán, căn bệnh kỳ quái có triệu chứng tương đồng với bệnh thương hàn, phát sinh cao ở những thiếu niên thiếu nữ cùng các trung niên nam nữ có chồng hoặc vợ mất sớm, đã có không ít người mắc bệnh không qua khỏi, tình huống trở nên nan giải vô cùng.

Chứng kiến lời đồn đại đã phát tán khắp thành, chúng đại phu y quán mưu cầu danh tiếng đều đồng loạt ngậm miệng không đả động đến căn kỳ bệnh này, thậm chí còn có nhiều y quán còn không nhận người bệnh có chứng bệnh tương tự.

Nhất thời, thành trấn nơi nơi đều chìm trong không khí u ám, ai cũng nơm nớp lo sợ.

Đúng vào lúc đó, trong một con ngõ nhỏ thuộc khu phố lớn trong thành lại xuất hiện một tờ bố cáo có nội dung tương đồng, trên có ghi: Phàm là bách tích trong thành Phụng Dương, ai nghi ngờ trong người mắc căn bệnh này đều có thể mang theo gia quyến tới Mộ trạch tại thành Nam chẩn bệnh, đồng thời hứa hẹn không thu một đồng phí khám.

Phần cuối bố cáo còn kèm theo một lời tuyên bố đặc biệt rằng, căn bệnh này không phải dịch bệnh, tiếp xúc bình thường tuyệt đối không lây nhiễm.

Bố cáo vừa được dính lên đã oanh động cả thành.

Ai mà không biết Mộ công tử của Mộ gia y quán tuy trẻ tuổi nhưng thanh danh đã lan khắp vùng, lại có bản lĩnh diệu thủ hồi xuân, hắn ít lời nhưng vẫn được tín phục mười phần.

Mà những người đang mắc bệnh, so với việc ngồi lỳ ở nhà chờ chết, chẳng thà tới Mộ gia một lần xem sao, biết đâu còn le lói một tia hy vọng.

¤____________

1. Sông Hoàn Thành: thuộc huyện Vô Vi, tỉnh An Huy. Sông Hoàn Thành là con sông nổi tiếng nhất của huyện, nó nổi tiểng bởi địa hình, địa mạo nhất trong tỉnh, thậm chí hiếm thấy trong cả nước.

Con sông bao trọn một vòng quanh huyện, có khoảng 1, 2 nhánh trong nội thị, tổng diện tích khoảng 1.67 km2, đường bờ sông dài khoảng 8.12km. Cảnh trí sông Hoàn Thành chia làm 5 khu cảnh quan chính, phía Đông là phong cảnh điền viên, đầu mút phía Nam là khu quần thể thủy điện, sườn Tây Nam là thảm thực vật, sườn Tây Bắc là hệ thống du lịch thắng cảnh, phía Bắc là cảnh trí nhân văn. 5 khu thắng cảnh vừa đặc sắc lại vừa được dòng nước xanh rì bao bọc, cả quần thể rộng lớn lại có sắc thái đối lập nhau. Chính điều này đã tạo nên sự nổi tiếng và đặc biệt của con sông.
Bình Luận (0)
Comment