Tướng Dạ

Chương 4

Tuy dân tình của đế quốc giản dị và cởi mở, đây lại là câu chuyện riêng tư nói giữa đêm khuya ở doanh trại nhưng khi nghe thấy mấy từ "công chúa ngớ ngẩn" này, sắc mặt Mã Sĩ Tương trở lên vừa căng thẳng vừa khó coi.

Từ khi cô gái thân phận tôn quý kia vào Vị Thành, hắn cố gắng xử sự cẩn thận từng li từng tý một, ai ngờ Ninh Khuyết dám to gan khơi khơi buông ra một câu đánh giá như vậy, hơn nữa hắn cho rằng đánh giá của Ninh Khuyết cũng không công bằng nên càng không hài lòng.

Ai cũng biết tứ công chúa của Đại Đường chẳng những không ngu ngốc mà còn cực kỳ nổi danh.

Quốc lực Đại Đường hùng mạnh, quân đội bưu hãn, bất kể đối với man tộc trên thảo nguyên hay các nước còn lại vùng Trung Nguyên, chưa bao giờ nghĩ đến thủ đoạn hôn nhân chính trị đầy nhục nhã này, ngoại trừ lần Thái tổ hoàng đế năm xưa gả tôn nữ cho mấy vị thủ lĩnh man tộc trung thành nhất thì không còn tình huống tương tự nào xảy ra.

Song ba năm trước đây thảo nguyên bỗng xuất hiện bất ổn, kim trướng bộ lạc lớn nhất của man tộc dưới sự xúi giục của nước địch nảy sinh ý phản, lúc đó vị tứ công chúa được bệ hạ vô cùng sủng ái mới mười ba mười bốn tuổi đã bất chấp sự phản đối của cả nước, kiên quyết quỳ trước cung Đại Minh, khóc chảy máu mắt xin tình nguyện được gả sang thảo nguyên làm thê thiếp cho vị Thiền Vu của kim trướng kia.

Chuyện đồn ra ngoài, thiên hạ khiếp sợ, khắp nơi đầu đường ngõ phố xôn xao bàn luận, văn thần liên thủ dâng tấu can ngăn, bệ hạ nổi giận, hoàng hậu tâm tư phức tạp không đưa ra ý kiến, nhưng tất cả đều không ngăn được quyết tâm của nàng. Khi Thiền Vu của kim trướng trên thảo nguyên nghe thấy câu chuyện cảm thấy vô cùng vinh hạnh, lại càng thích tính tình của vị công chúa, lập tức sai sứ giả mang theo năm ngàn dê, bò, ngựa vào triều, dùng ngôn ngữ khiêm tốn chân thành nhất xin cầu hôn, Hoàng đế bệ hạ đành bất dắc dĩ quyết định năm Thiên Khải thứ mười một sẽ cho con gái xuất giá.

Công chúa tới thảo nguyên chưa được nửa năm đã dùng nhu tình của mình khiến vị thủ lĩnh hùng tâm bừng bừng kia trở lên bình tĩnh thu liễm bình như một con hùng sư, chịu ngồi yên tự bảo vệ quốc gia mà từ bỏ ý định gây chiến.

Nhưng ai ngờ mấy tháng trước vị Thiền Vu đang tuổi tráng niên đó đột nhiên chết bất đắc kì tử, người em trai anh dũng của ông ta lên kế vị, tình hình biên cương lập tức trở lên căng thẳng. Trong hơn bốn năm kể từ khi cô thiếu nữ nhỏ bé quỳ trước cung Đại Minh tự quyết định hôn nhân, biên giới phía tây bắc đế quốc được hưởng sự hòa bình hiếm có, đây thực sự là công lao to lớn của vị công chúa điện hạ.

Mặt khác nghe đồn rằng một nguyên nhân rất lớn khiến công chúa kiên trì muốn tới thảo nguyên là để tách xa Hoàng hậu nương nương. Nếu đây là sự thật, việc không ỷ vào sự sủng ái của bệ hạ mà chủ động tránh lui đối với hoàng hậu giữ cho thượng tầng đế quốc không xảy ra mâu thuẫn gay gắt trong mắt quân đội và đám văn thần thực sự là hành động dám hi sinh vì đại thế, hiền lương vô cùng.

Đối với đám tướng lĩnh biên cương thân trải trăm trận như Mã Sĩ Tương, việc công chúa phải gả sang nước địch thực sự là nỗi sỉ nhục đối với bọn họ. Họ không sợ chiến tranh, càng không sợ đám người man rợ, nhưng chẳng ai muốn cự tuyệt nền hòa bình được trời cao ban cho này. Vì thế, cảm xúc của họ đối với vị công chúa này hết sức phức tạp, vừa có sự giận giữ khó hiểu, vừa có sự cảm kích, nhưng sâu trong tâm hồn mỗi người đều là lòng tôn kính không nói lên lời.

Ninh Khuyết là một binh sĩ bình thường, không biết có hiểu nổi tâm tình phức tạp của đám tướng quân hay không hoặc có thể hắn cũng chẳng thèm để ý, bởi vì chuyện trước mắt rõ ràng có nguy cơ ảnh hưởng đến cái mạng nhỏ của hắn. Mà theo quan điểm của hắn, so với tính mạng bản thân mọi thứ còn lại đều không đáng nhắc đến.

Vì vậy, hắn làm bộ như không nhìn thấy vẻ mặt nặng nề của đối phương, tiếp tục nói:

- Vết tên bắn trên xe ngựa cho thấy thủ hạ của vị Thiền Vu mới lên kia quả thực ra tay rất tuyệt tình, thuộc hạ đoán đám hộ vệ của công chúa bị giết chết trên thảo nguyên ít nhất cũng quá nửa.

- Nghe nói họ gặp phải mã tặc. - Vẻ mặt của Mã Sĩ Tương hơi mất tự nhiên, đại khái ngay cả hắn cũng muốn nhổ vào lời giải thích của mình.

- Ồ, ngay cả Thiền Vu của kim trướng cũng không dám công khai ra mặt tấn công công chúa Đại Đường nên tất nhiên thủ phạm là mã tặc, có điều ai chẳng biết đám mã tặc đó do kẻ nào xui khiến. - Ninh Khuyết tiếp tục nói: - Nhưng nghĩ kĩ lại chuyện này cũng không mấy hợp lý, ai cũng biết đám mã tặc thực sự do kị binh của Thiền Vu xui khiến thì tên mọi rợ đó lấy đâu ra lá gan to như vậy nhỉ? Chẳng lẽ hắn không sợ triều đình nổi giận đem binh mã đến đạp nát kim trướng của hắn sao?

Đại Đường lấy võ lập nước, dân phong tuy giản dị nhưng anh dũng, cực kì coi trọng tôn nghiêm.

Nếu muốn triệt để đạp bằng kim trướng trên thảo nguyên, e rằng Đại Đường cũng phải hao tổn quá nửa thực lực quốc gia. Một vị công chúa được gả ra ngoài bị tấn công liên lụy cả nước rung chuyển mệt nhọc, dường như là chuyện không thể xảy ra.

Nhưng trên thực tế, trong lịch sử Đại Đường xuất hiện không ít hành động đầy cảm tính như vậy, nói văn hoa là những câu chuyện hào khí tận trời.

Nổi tiếng nhất là một chuyện xảy ra khi Thái tổ đã về già.

Lần đó, một bộ lạc nào đó ở thảo nguyên tấn công Bạch Dương trấn, toàn trấn một trăm bốn mươi người bị chém tận giết tuyệt, đế quốc phái sứ giả sang trách tội thì Thiền Vu kiêu ngạo của bộ lạc đó cắt luôn tai sứ giả rồi đuổi về. Thái tổ giận tím mặt, quyết định thân chinh thảo nguyên, động viên cả nước tổ chức đội quân tám vạn thiết kỵ cuồn cuộn lên đường chinh phạt. Bộ lạc kia nghe tiếng hoảng sợ vỡ mật, lập tức đạp tuyết bỏ chạy lên hoang nguyên phía bắc nhưng thiết kỵ Đại Đường liên tiếp mấy tháng đuổi theo không bỏ, cuối cùng giết sạch toàn bộ lạc đối phương.

Chiến tranh liên tục mấy tháng, tàn sát hết kẻ địch, miêu tả rất đơn giản, kết quả nhìn qua cũng rất nhẹ nhàng đẹp mắt, nhưng trong đó lại ẩn chứa những nỗ lực cùng cái giá khổng lồ.

Để đáp ứng nhu cầu trận chiến hao tiền tốn của này, triều đình huy động trăm vạn dân phu, thu mua toàn bộ gia súc của ba quận Hà Bắc khiến khắp nơi ruộng đồng hoang phế, mười nhà trống chín, phương nam thuế má tăng gấp bốn lần, tiếng kêu dậy đất, quan viên trong triều không còn tâm lực để ý chính sự, thiên hạ rung chuyển dữ dội, thậm chí đến sát bờ sụp đổ.

Khí chất kì diệu nhất của đế quốc Đại Đường trong thời điểm nguy hiểm đó cũng như trong vô số lần thử thách những năm tháng sau này cuối cùng được thể hiện ra.

Trong lúc thiết kỵ đế quốc viễn chinh hoang nguyên phương bắc, quân phản tặc phương nam không hề lợi dụng thời cơ thuế má tăng cao để tiến hành công kích, trái lại thậm chí còn rút vào núi rừng sông hồ, dường như bọn họ cũng không muốn thừa dịp ngáng chân đế quốc!

Đám giặc cỏ phản quân có lẽ chẳng mấy kẻ nghĩ đến cái gọi là đại nghĩa dân tộc, có lẽ trong số bọn họ cũng có người muốn nắm lấy cơ hội tốt để lên làm thiên tử này, nhưng họ không thể không đối mặt với một hiện thực: khi bọn họ quyết định chớp lấy thời cơ, toàn thể dân chúng cùng khổ - những người ngày thường vẫn ủng hộ họ, cùng đám đầu lĩnh và binh sĩ ở tầng thấp nhất của nghĩa quân đều kịch liệt phản đối.

Lịch sử đánh giá Đường thái tổ không cao, nội bộ đế quốc cũng đánh giá tương tự.

Bất kể sử sách chính thống hay những tiên sinh kể chuyện nơi tửu lâu khi nói về vị hùng chủ này đều không tách rời với những hình dung đại loại như thích lập chiến công lớn, tin dùng đám nịnh thần tiểu nhân, dùng hình pháp tàn khốc, cầu trường sinh mà vô đạo.

Nhưng bất kể là văn nhân tối cổ hủ hay giáo viên thư viện cực độ coi thường quyền lực hoàng đế, cho tới những nông phu thương nhân hàng ngày vẫn căm ghét đám quyền quý, không ai lên tiếng phản đối trận chiến này. Bọn họ có thể dùng đủ loại lý do để chửi mắng vị hoàng đế khai quốc, nhưng chưa có ai cho rằng trận chiến tranh hao tiền tốn lực, làm lê dân khốn khổ chỉ vì một lần quân vương nổi giận kia là không nên xảy ra!

Bởi lẽ từ khi mở nước đến nay, những con người sinh sống trên mảnh đất này vẫn thủy chung kiên trì bảo vệ một đạo lý giản dị: ta không bắt nạt người nhưng người đừng có ý nghĩ bắt nạt ta; còn nếu ta bắt nạt ngươi, vậy thì ngươi… tốt nhất đừng có tư tưởng bật lại! (con bà lũ Khựa, tư tưởng Đại Háng tự sướng đây mà)

Ai dám đụng đến ta, ta liền đập hắn.

Đây chính là nguyên tắc lập nước căn bản của Đại Đường.

Đây chính là con đường dành cho kẻ mạnh như Đại Đường.

Đây cũng chính là lý do tại sao đất nước hùng mạnh nhất trên thế giới là Đại Đường.
Bình Luận (0)
Comment