Chương 164: Dù nhỏ che mưa to (1)
Chương 164: Dù nhỏ che mưa to (1)Chương 164: Dù nhỏ che mưa to (1)
Tô Tô loanh quanh ở bên ngoài nửa ngày, mới cố gắng lấy hết dũng khí trở lại một cửa hàng thợ rèn nằm ở góc thành trấn, đó là một nơi có sân đất sét có hai lối vào, có kệ cao, nhưng mà liếc mắt nhìn lại thì cái bài trí đơn sơ kia làm cho người ta có cảm giác không thoải mái, liền biết cuộc sống gia đình này không dễ dàng, xa không thể gọi là giàu có sung túc dồi dao, trước ống gió lò sưởi trong phòng trước, một gã nam tử trung niên cởi trân, dáng người hùng khôi, cơ bắp có thể nói là rắn chắc, nói là phi ngựa trên quyền người đứng trên cánh tay cũng không quá lố, cánh tay so với đùi nữ tử còn to hơn, không nằm trên đường cái để dùng ngực đập vỡ tảng đá lớn thì quả là thập phần tiếc hận. Hán tử cả người màu đồng cổ này đang cầm một chiếc búa rồi đặt một phôi sắt nóng lên đe rồi nện búa, hán tử liếc mắt nhìn Tô Tô, không lên tiếng, tiếp tục leng keng thùng thùng rèn sắt. Tô Tô từ nhỏ đã giúp công làm việc vặt đã sớm thuộc nằm lòng với độ lửa rèn sắt, chạy tới sọt đổ chút than củi vào trong bếp lò, sau đó đang định đi đến phía sau nằm tĩnh dưỡng một lát, dùng lời của lão phu tử mà nói thì đó chính là dưỡng hạo nhiên chính khí, vành tai đã nghe hơn hai mươi năm bỗng nghe được tiếng bước chân, liền tranh thủ thời gian chạy đi, mới chạy đến ngưỡng cửa, chợt nghe được một tiếng quát khẽ, chỉ phải ngoan ngoãn đứng lại xoay người, giả ngu giả si cười cười, một vị lão thư sinh nghèo kiết dáng dấp lão nhân trong tay xách theo một con cá chép, giận dữ nói: "Lại đánh nhau với mấy tên vô lại Lưu Hoành kia sao?"
Tô Tô nhỏ giọng bĩu môi nói thầm: "Ta còn quân tử tránh xa làm bếp nữa."
Lão nhân vừa muốn trừng mắt, người trẻ tuổi cợt nhả đã chạy đến trước mặt, cầm lấy con cá chép béo ngậy còn đang nhảy nhót, thoải mái nói: "Lão nhân nhi, trong nhà vừa hay còn có chút hành tỏi, ta đi làm cho lão món cá chép kho tàu mà đầu bếp Nhạc Bính Lâu cũng mặc cảm."
Không nói còn tốt, nghe nói như thế lão phu tử lập tức cảm thấy tức giận: "Vườn rau trong nhà đào đâu ra hành tỏi?"
Người trẻ tuổi nói lỡ miệng vội cầm cá chép chạy về phía sau viện, lão phu tử cổ hủ cứng nhắc cũng không liếc mắt nhìn thợ rèn đến một cái mà đi theo tận tình khuyên bảo nhắc nhở, đại khái là tương tự như "Quân tử xử sự, muốn thì ta làm, không để cho chuyện đi theo ta" mà thánh hiền dạy bảo, Tô Tô đã sớm nghe đến mức tai đóng kén, đưa lưng về phía lão phu tử, khẩu hình giống như đúc với lão nhân, khi lão phu tử lương khổ dụng tâm nói đến câu "Tính tình thiếu niên, cần thu liễm chứ không được kiêu ngạo, sẽ dưỡng được đức", Tô Tô thật sự chịu không nổi mà tức giận bất bình nói tiếp "Ta vẫn còn tính tình của lão nhân, nhất định phải vui vẻ chứ không thể u sầu, như thế mới có thể dưỡng sinh được! Triệu lão đầu, lại lề mề nữa thì ta cũng sẽ không nấu cơm nữa đâu!" Lão phu tử sửng sốt, thở dài lắc đầu, không nói nhiều nữa, nhưng mà vẻ mặt đã hòa hoãn hơn rất nhiều, năm ngón tay khép lại, vuốt qua chòm râu, rõ ràng là đồng ý với thanh niên trước mặt về việc dưỡng sinh cho lão nhân.
Tô Tô - đến phòng bếp nhỏ hẹp âm u, ném cá chép lên thớt gỗ, đẩy cửa sổ ra, vo gạo nấu cơm trước, tiện đà thành thạo cầm dao, đối phó với con cá chép đỏ đã định trước mệnh không lâu kia, lão phu tử đứng ở bên ngoài ngưỡng cửa, ánh mắt hiền lành. Tô Tô lột vảy cá, giơ cánh tay lên vuốt mấy sợi tóc trán, vẻ mặt chuyên chú. Vị lão học nghiên nho nhã phía sau kia, từ khi hắn bắt đầu hiểu chuyện thì đã nương tựa lẫn nhau, cái miệng kia có đạo lý lớn nói không hết, nói hai mươi mấy năm cũng không nói xong, không đi làm thánh nhân mà chỉ ở trong thành làm một tiên sinh tư thục thì thật sự là thiên đại khuất tài, nhưng mà mấy năm nay trong cái nhà không giống nhà này, dựa vào việc lão phu tử dạy học kiếm tiên cho mười mấy đứa trẻ, cùng với Tề thúc rèn sắt trong tiên viện, mới tính là không đói chết người, cơ mà kỳ quái chính là quanh năm thấy Tề thúc gõ gõ đập đập mà cũng không thấy bán đồ sắt cho ai. Hắn không thích nên toàn ngủ gật, cũng không có tâm tính nghị lực đi trộm tài năng như bạn láng giêng cùng lứa tuổi, hắn biết cân lượng của mình, trừ phi trên trời rơi xuống một bao tải vàng bạc nện vào đầu, nếu không đời này hắn chính là một thằng có cái mạng nát, về sau có thể cưới được vợ hay không cũng không thành vấn đề, được chăng hay chớ, còn có thể thế nào nữa đây, tòng quân đánh giặc ư? Vậy thì không được sợ tè ra quần. Làm nghề buôn bán đầy mùi tiên ư? Thứ nhất không có tiền vốn, hắn cũng không có tính tình đê tiện khúm núm luôn tặng khuôn mặt tươi cười với người khác, thứ hai là lão phu tử không tức giận mà muốn đánh gãy tay chân của mình.
Tô Tô than thở, nếu bản thân là người trong câu truyện "ly miêu đổi thái tử" của tiên sinh kể chuyện thế thì sẽ là chuyện đẹp đến cỡ nào?
Một tới hai đi, cơm đã chín, đồ ăn cũng có thể vào đĩa, Tô Tô tức giận nói: "Lão đầu nhi, đi gọi Tê thúc đến ăn cơm đi." Trên bàn ăn, cho dù lão phu tử thường xuyên nói "ngủ không nói ăn không nói”, nhưng khi tuổi Tô Tô dần lớn, lão phu tử cũng thật sự trở thành "Lão" phu tử, sau khi tên tiểu tử này chịu được cốc đầu cũng liên không coi ra gì, thời điểm ăn cơm cũng vừa ăn vừa nói nhồm nhoàm: "Tề thúc, sao không đến Nha Yến kiều trên chợ để mời chào sinh ý, mùi rượu sợ ngõ nhỏ sâu, lãng phí tay nghề của thúc."
Lão phu tử nhịn không được phá giới nói: "Bán tài nghệ cho người buôn bán nhỏ, thành thể thống gì!"
Tô Tô liếc mắt nhìn chất phác hán tử cùng lão phu tử đang trừng mắt dựng râu, bất đắc dĩ nói: "Người buôn bán nhỏ thì sao, sẽ không phải là người sao? So tướng mạo với đế vương thì thiếu một con mắt hay là thiếu hai cái đùi? Chẳng phải đều là từ trong bụng mẹ chui ra sao?"
Lão phu tử vỗ bàn một cái, nói: "Hoang đường!"
Lão nhân ban đầu đang tinh tế nhai cơm, một tiếng răn dạy hiên ngang lẫãm liệt này khiến cho mấy hạt cơm phun ra trên mặt bàn, Tô Tô câm đũa chỉ chỉ, lão phu tử hơi đỏ mặt gắp từng đũa từng đũa trở lại trong bát.
Tô Tô có chút ủy khuất cứng miệng nói: "Lão đầu nhi, chính ngài cũng nói hiền nhân không ép buộc người khác, chỉ là xoay chuyển một chút tự nhiên thành thiện tâm, không ngại thiện ngữ nói vài câu tốt với người. Nhưng những lão đầu nhi này sao mà không nói cho ta được nửa câu nào tốt thế? Nếu cả đời này ta cũng không có tiền đồ, thì tiền đồ kia cũng đều là bị lão mắng đến không có đấy."