Uế Sinh

Chương 19

Sau khi đại náo phủ tướng quân, quốc sư Xuân Y chủ động tới nhà xin lỗi lão tướng quân.

Quốc sư tươi cười ấm áp. Đám tùy tùng dâng quà tạ lỗi đi vào – một cây san hô đỏ nguyên vẹn rực rỡ lấp lánh dưới nắng trưa.

Xuân Y nói ngày đó hắn lỗ m ãng, nay nghĩ lại mới thấy đắc tội tướng quân là việc không sáng suốt.

Lão tướng quân cáo bệnh không tiếp khách. Dương Quan ngồi đối diện quốc sư, im lặng gật đầu. Tuy không nói thành lời nhưng trong lòng dậy sóng.

Đúng ra là không có ân oán gì đó, ngươi bị bệnh, ngươi phát điên, ngươi làm nhà ta rối tung hết cả.

Xuân Y: Đều là người có thân phận, không đáng làm vậy vì một đầy tớ đâu.

Dương Quan: Ừ.

Phải, phải, phải, không đáng đâu. Tình chủ tớ của các ngươi sâu đậm thật đấy, không, gian tình mới phải. Mà nói lại, thanh niên đó là ai? Mình không hay chú ý đến đầy tớ trong nhà lúc trước, tại sao cha có mối hận sâu sắc với y tới vậy? A, không phải chứ? Không phải chứ? Không, không, không đâu, tuy cha có ngang tàng nhưng chắc vẫn chưa tới mức đó…

Xuân Y: Dương công tử nghĩ sao?

Dương Quan: Phải.

Phải cái rắm. Bây giờ phủ Viễn Uy tướng quân không còn như xưa, thử là mấy chục năm trước khi ngươi còn chưa đầu thai mà dám làm thế xem? Giờ không được nữa rồi, ngươi cũng biết đắc tội chúng ta chẳng có hậu quả gì. Thôi, tại mình và đệ đệ không có tiền đồ, không có chiến công. Hay là mình bất chấp tất cả xin ra biên quan vậy…

Có chiến công là có tất cả. Biết đâu khi ấy Dương Kích và Liễu Ô cũng có thể quang minh chính đại về kinh, sống thoải mái…

Xuân Y: Dương công tử sẽ không so đo với ta chứ? Ta xuất thân bần hàn, không hiểu quy củ quá nhiều.

Dương Quan: Không đâu.

Đột nhiên, Xuân Y đứng dậy vỗ tay. Một bóng người mảnh khảnh, dáng hình tao nhã bước vào, là A Phiếm.

Xuân Y: Dương công tử có thể mời lão tướng quân ra không? Ta và người hầu đích thân xin lỗi.


Dương Kích thầm gào thét, da mặt tên này làm từ tường thành hả?

Nhưng vẫn nói: Xin đợi một lát, ta vào hỏi.

Xuân Y gọi hắn lại: Chỉ hỏi không thôi chắc chắn lão tướng quân không ra đâu.

Xuân Y: Công tử nói với lão tướng quân thế này, hãy nói ta muốn nói chuyện về “nữ nhân đó” với lão tướng quân.

Dương Quan: …Ai cơ?

Xuân Y: Công tử cứ việc nói thế. Nếu lão tướng quân không ra, tay sẽ trình việc “nữ nhân đó” lên Ngự hoàng.

Lát sau, Dương Dụ chống gậy tới phòng khách. Hai người mỉm cười nhìn sang, một như hồ ly ngàn năm, một giống quỷ đội lốt người.

Lão bảo con trai đi trước rồi từ từ ngồi xuống, lạnh lùng nhìn đối diện. Lão tướng chinh chiến sa trường lâu ngày, dù đã cởi giáp nhiều năm song khuôn mặt vẫn còn sát khí.

Dương Dụ: Ngươi muốn làm gì?

Xuân Y: Ôi chao, lão tướng quân đừng nói thế, nghe như ta là người xấu vậy. Nào, A Phiếm, trà nghệ của ngươi khéo, rót trà cho tướng quân đi.

Xuân Y: Lão tướng quân cứ thả lỏng, không có việc gì nghiêm trọng cả. Chẳng qua dạo này ta khó khăn, muốn dùng chuyện về “nữ nhân đó” giao dịch với ông.

Xuân Y nhìn vào mắt Dương Dụ, không chút nao núng. Hắn là trẻ mồ côi, từng bị chó hoang đuổi, từng suýt chết cóng trong đêm gió tuyết, từng suýt chết đói, sự uy hiếp của Dương Dụ chẳng khác nào trò cười với hắn.

Vương hầu quan tướng luôn nghĩ mình có thể đứng trên cao nhìn xuống, một cái nhìn để khiến người ta sợ hãi.

Nhưng với Xuân Y, chỉ cần thêm bốn chữ khác vào sau cụm “vương hầu quan tướng” này.

Đó là “cao quý hơn ai?”


Xuân Y là quốc sư, nhưng vị trí quốc sư này rất thú vị. Xưa nay, là chưởng môn của quốc giáo đạo Xá Uy, phần lớn quốc sư là con cháu danh môn.

Quốc sư vốn không có thực quyền, nhưng nếu có gia thế chống lưng thì sẽ hình thành nên quyền thế ngút trời. Các nhà quý tộc sẽ chọn trong số con cháu trong nhà đưa vào núi Sở, những đệ tử này không sống chung với đạo giả đạo Xá Uy bình thường mà ở riêng trên một ngọn núi khác. Rất ít khi có con cháu nhà quý tộc ăn ở chung với đệ tử bình thường, Trương Dẫn Tố là ngoại lệ của ngoại lệ.

Vị trí chưởng môn này thường rơi vào trong những đệ tử đó. Vị trí được chọn trước, sau đó đệ tử được chọn sẽ xuất hiện trước các đệ tử khác trước khi kế vị.

Xuân Y trở thành chưởng môn là chuyện chính hắn cũng bất ngờ, bởi theo hắn nghe ngóng từ trước, vị trí chưởng môn được chọn sẵn là Trương Dẫn Tố.

Nhưng làm cũng làm rồi, không lý nào trả lại.

Sau khi thành quốc sư, hắn mới phát hiện mình đã bước vào một trường thi.

Người trong “trường thi” này đều từ chính tứ phẩm trở lên, có gia tộc ủng họ phía sau, có đồng liêu giúp đỡ trong triều. Những người này được học cách đối phó với “trường thi” này từ nhỏ, thậm chí họ nắm rõ cả con đường làm quan sau này của mình.

Xuân Y chẳng ăn nhập với họ. Một quốc sư không có gia thế nâng đỡ, chẳng khác nào vật trang trí trong triều. Muốn đứng lên thì chỉ có cách tìm chỗ dựa… ví dụ như, Ngự hoàng.

Chẳng qua mình Ngự hoàng thì không đủ. Lòng vua vô tình, chỗ dựa lớn nhất cũng là chỗ dựa không vững chắc nhất. Không có chỗ dựa, quốc sư là Xuân Y hay Đông Y cũng chẳng khác biệt gì. Một khi Trương Dẫn Tố lập công trở về, vị trí quốc sư này có thể được thưởng cho y bất cứ lúc nào.

Hắn cần một sự trợ giúp mới. Đám quan văn chia bè phái hoặc đấu đá lẫn nhau, quan hệ phức tạp; nhưng nhà tướng thì là con đường đơn giản hơn nhiều.

Xuân Y: Điều tra nội gián của Đào thị là việc quan trọng nhất lúc này. Ta có thể đề bạt công tử Dương Quan làm tiên phong, còn ta cũng sẽ đi cùng, điều tra thân phận của nội gián khi xuất chinh đánh Đào thị.

Xuân Y: Khi đó, Dương Quan có chiến công, ta và Dương Quan cùng có công điều tra nội gián, vẹn toàn đôi bên. Tướng quân thấy sao?

Xuân Y: Ta đang cho Dương Quan tướng quân cơ hội để lập công. Ông cũng không mong con mình đi gác cổng cung cả đời đấy chứ?

Gác cổng cung, cũng tức là giáo úy trong cung, đây đã là con đường lên trời bao người mong ước rồi. Nhưng đó cũng có nghĩa là không có chiến công, vinh quang gia tộc chấm dứt tại đây.

Sau khi bị Lý Miên uy hiếp bằng chuyện này, Dương Dụ không ngờ Xuân Y sẽ lấy ra dùng lại lần nữa. Một người muốn lão buông bỏ binh quyền, một người đề nghị lão Đông Sơn tái khởi.


Chiến công… chỉ cần Dương Quan lập chiến công…

Lão gần như đã có quyết định, song vẫn nhìn sang A Phiếm. Như biết lão nghĩ gì, Xuân Y bèn nhắc: Ta giao dịch với ông bằng chuyện năm đó, không phải dùng y.

Xuân Y lại nở nụ cười khiến người ta không vui: Đám vương hầu quan tướng các ông cứ thấy kẻ thấp cổ bé họng nào có tí nhan sắc đều nghĩ đã thuộc về mình, phải sửa lại tính này đi.



Họ ra khỏi trấn Trường Xà nhờ thân phận của Dương Kích. Trương Dẫn Tố không buông lỏng cảnh giác với hai người họ, vẫn lấy cớ như cũ.

Đầu tiên y thành thật thừa nhận mình là mật sứ của Ngự hoàng, trước kia mai phục ở Liễu gia làm tiên sinh dạy học. Sau đó thừa nhận một cách không thật thà lắm, là Ngự hoàng lệnh y giết Tấn Vương, chẳng qua sự việc bại lộ, Ngự hoàng hy sinh y để phủi sạch quan hệ.

Vậy nên Trương Dẫn Tố bị thượng cấp vứt bỏ không còn đường chạy, đành xuất quan mưu sinh, dọc đường gặp Liễu công tử tôn sư trọng đạo, Liễu công tử quyết định học theo tỷ tỷ với tướng quân, chạy trốn cùng Trương tiên sinh…

Cảm động trời đất biết bao…

Liễu Ô lo lắng nói: Nhưng tuy ngoài biên quan có nhiều nước nhỏ, song đều đồng lòng hướng về Đào thị. Tiên sinh ở ngoài đó lâu ngày khó tránh qua lại gần gũi với chúng. Sau này, nếu có ngày Ngự hoàng miễn xá cho thì tiên sinh cũng đã mang nhiều hiềm nghi khó gạt sạch rồi…

Trương Dẫn Tố: Ta không còn cách khác.

Liễu Ô nhíu mày: Tiên sinh không còn cách khác, nhưng từ lòng riêng, ta không thể để đệ đệ đi theo tiên sinh được.

Liễu Chí: Tỷ tỷ, ta phải đi cùng y, tỷ không biết một mình y yếu thế nào đâu.

Liễu Ô thở dài, nói nhỏ: Đệ thì hiểu…

Trái lại, Dương Kích nhẹ nhàng ôm vai cô. Liễu Ô muốn nói lại thôi, cuối cùng không nói nữa, cho đệ đệ đi cùng y.

Dương Kích và Liễu Ô đến doanh trại của Tấn Vương ở biên quan, đợi Tấn Vương về thì tự tiến cử. Còn Trương Dẫn Tố thì dẫn Liễu Chí xuất quan, trốn vào sa mạc.



Gần đây có người hạch tội Liễu Thừa tướng, nói công tử Liễu Chí của Liễu phủ mất tích là vì kết bè làm việc xấu với Trương Dẫn Tố đâm Tấn vương, đã cùng nhau bỏ trốn ngoài biên quan.

Người dâng tấu thuộc phe của Viễn Uy tướng quân, tất nhiên kẻ sai sử phía sau là Xuân Y. Từ khi biên quan báo tin khẩn cấp, Ngự hoàng mệt mỏi rõ rệt, phe Thừa tướng trở lại nắm quyền. Bản tấu hạch tội Liễu Thừa tướng lần này đến rất đúng lúc, giúp Lý Dung có cơ hội cảnh cáo ông ta, tạm giành lại quyền chủ động.


Chẳng qua ai cũng biết rằng nếu tiếp tục như vậy, biên quan, triều đình, sớm muộn cũng có một bên sụp đổ.

Năm đó Lý Dung hấp tấp, tức lên là phế bỏ Lý Miên. Nhưng Lý Miên ngã xuống, để lại trước mặt Ngự hoàng non trẻ là đầm nước sâu không thể dò, hắn hoàn toàn không đủ sức khống chế dòng nước chảy.

Hắn nâng đỡ Trương Dẫn Tố và Xuân Y làm tâm phúc, song vẫn không thể ngăn cản sóng lớn. Cho nên, Lý Miên quyết định ra tay bày vở kịch ám sát Tấn Vương, ép Trương Dẫn Tố ra ngoài biên quan điều tra nội gián của Đào thị.

Ông ta đã chọn thay Lý Dung – ổn định biên quan rồi mới chấn nhiếp triều đình.

Tuy không phục, nhưng Lý Dung cũng phải thừa nhận lựa chọn này đúng đắn. Phải chuyển hết giông bão tranh đấu sang việc chống lại Đào thị, không thể để mưa to gió lớn lại trong triều.

Sau tiết thu phân, quốc sư tiến cử Dương Quan làm chủ tướng. Ngự hoàng phê chuẩn cho Dương Quan dẫn binh, Xuân Y giám quân, đến ải Trường Xà Cốc chi viện Tấn Vương Lý Hàn.

Lúc này, Lý Hàn cũng đã về doanh trại, chấp nhận Dương Kích. Hắn ta bất hòa với Lý Dung, bèn mặc kệ thân phận của Liễu Ô, làm chủ tổ chức hôn lễ cho hai người, còn quang minh chính đại sắp nhà ở biên thành cho họ.

Dương Quan đến nơi cũng nghe nói đệ đệ ở đây. Huynh đệ gặp lại, có rất nhiều lời muốn nói, nhưng hai người đều chỉ ngồi nhìn nhau im lặng, lời muốn nói thì đều tự nói trong lòng.

May sao có Liễu Ô hòa giải: Huynh trưởng, mời huynh uống trà.

Dương Quan: Đa tạ đệ muội. Phải rồi, hai người đã nghe chuyện Trương Dẫn Tố và Liễu Chí rồi chứ?

Mọi người đều lo lắng cho họ. Trương công tử và Liễu công tử cùng trốn đi, vào các thành Tây Vực trong sa mạc. Nơi đó là địa bàn của Đào thị, gần đây có tin rằng Đào thị chuẩn bị tấn công lần nữa. Một khi có chiến tranh, sa mạc sẽ thành chiến trường, hai người họ lưu lạc bên ngoài, vô cùng nguy hiểm.

Mọi người cùng thở dài. Nhất là Liễu Ô, mắt cô đỏ lên, ngoảnh đi không nói gì.



Trương Dẫn Tố buộc Liễu Chí lên lưng ngựa, giục ngựa chạy khỏi cổng thành, rời khỏi tòa thành Tây Vực dừng chân lần này.

Người chen chúc đen nghịt nơi cổng thành, mắt người nào người nấy đỏ rực, điên cuồng đuổi theo họ, liến thoắng ngôn ngữ nước khác. Đám người này đều bị hơi thở ô uế của Liễu Chí xâm lấn thần trí, chỉ biết đuổi theo hơi thở của ô uế như điên dại.

Càng ngày cơ thể của Liễu Chí càng rời rạc nghiêm trọng, hơi thở ô uế cùng ngày một nặng hơn. Người dân ở các thành trấn ven đường không có tu vi đạo pháp, chỉ mấy ngày hắn đã khiến cả tòa thành phát điên.

Không được, cứ thế này thì không được! Dân chúng ven đường quá nguy hiểm!

Trương Dẫn Tố ngồi trên lưng ngựa rạch tay, dùng máu mình vẽ bùa lên lưng Liễu Chí, áp bớt hơi thở ô uế. Thứ kia thì không đồng tình: Thế này vui lắm mà! Chúng ta đi tới đâu đánh đó luôn!

Bình Luận (0)
Comment