Uông Xưởng Công

Chương 5

*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.

Ngoài võ nghệ, còn phải so tài về mưu lược quân sự, thiếu một trong hai đều không được!

Trước đây, sau khi nàng khỏi bệnh, anh họ Diệp Hướng Chinh đã được trúng tuyển vào Nghi Loan Vệ

Chuyện đó trở thành chuyện vui lớn, dường như lan truyền đến từng ngóc ngách trong nhà họ Diệp

Không những thế, để khoe bản lĩnh của Diệp Hướng Chinh, ông nội còn triệu tập tất cả con cháu trong gia tộc đến sảnh Vinh Ân nghe Diệp Hướng Chinh giảng giải về binh pháp.

Bởi vì năm đó Diệp Tuy đã qua tuổi cập kê nên vừa vặn đủ tư cách vào sảnh Vinh n, và được nghe về đề thi của sát hạch lần này.

Khi ấy, nàng cũng không mấy hứng thú với những chuyện3này

Chỉnhớ đề thi là “Đạo dùng binh trong tấn công”, còn Diệp Hướng Chinh giải đề thế nào thì nàng quên mất từ lâu

Chắc hẳn là câu trả lời của Diệp Hướng Chính chẳng có gì đặc sắc, nên nàng mới không hề có chút ấn tượng nào

Về sau, khi đọc được những trang luận bị giấu trong thư phòng của anh trai, nàng mới biết thế nào là gọi là tài hoa xuất chúng.

Anh trai nàng đã lấy dẫn chứng từ các trận chiến kinh điển để trình bày về đạo dùng binh trong tiến công lẫn thủ thành, thực sự vô cùng xuất sắc

Quan trọng nhất là, anh trai còn đưa ra cách nhìn “Dùng binh phải xem thời cơ, tình thế, không nên cố đánh”.

Rất lâu sau này, nàng1truyền đạt cách nhìn đó của anh trai ra ngoài, nó trở thành tâm đắc mà mỗi Nghi Loan Về đều nằm lòng: “Cố tranh thắng vu bạch đao chi tiền giả, phi lượng tướng dã

Thiết bị vu dĩ thất chi hậu giả, phi thượng thánh dã

Tri dữ chúng đồng, phi quốc sư dã

Kỹ dữ chúng đồng, phi quốc công dã.”

(*) Dịch nghĩa: Cho nên tranh thắng nơi trận mạc không phải là tướng giỏi, phòng bị khi đã mất không phải là bậc thánh, trí giống như mọi người không phải là bậc quốc sư, tài nghệ như mọi người không phải là bậc quốc công (Trích bản dịch của NXB Thời Đại).

(Lời tác giả: Câu nói mà Nghi Loan Về đọc thuộc lòng này được trích dẫn từ “Lục thao”,8tác phẩm của Khương thái công, một trong những bộ binh thư đầu tiên của Trung Quốc, cụ thể thể nào đã không còn kiểm chứng được

Đáng tiếc, khi ấy anh trai nàng qua đời đã nhiều năm, chỉ còn những câu binh lược này là không biến mất...

(*) Binh lược: sách lược về các phương pháp điều binh khiển tướng đánh trận.

Sống lại một kiếp này, nàng chắc chắn sẽ khiến tài hoa và thuật dùng binh của anh trai tỏa sáng, không ai có thể ngăn cản!

Mang theo quyết tâm này, Diệp Tuy rời viện Ánh Tú, đi về viện Tây Đường của mình.

Viện Tây Đường nằm chếch về phía Tây của viện Ánh Tú, trồng rất nhiều hải đường Tây Phủ”, nàng bèn lấy luôn tên viên là “viện9Tây Đường”

(*) Hải đường Tây Phủ hay còn được gọi hải đường Tây Thục, là loài bản địa bản địa Quảng Đông, Quý Châu, phía Tây Tứ Xuyên, và Tây Bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Viện Tây Đường không lớn, nhưng cũng có ba lối vào

Một viện thế này, xem như là chỗ ở rất tốt đối với một cô nương của nhà họ Diệp rồi

Nàng dọn tới viện Tây Đường lúc bảy tuổi, đến khi mười sáu tuổi lấy chồng thì vừa tròn chín năm sống ở đây

Mỗi cành cây ngọn cỏ của viện Tây Đường, từng chiếc bàn chiếc ghế trong phòng đều là những thứ mà Diệp Tuy yêu thích và hợp ý nàng nhất.

Trước khi xuất giá, nàng còn không nỡ mà xin cha mẹ để trong viện7Tây Đường, đợi sau này nàng có cơ hội về thăm sẽ lại ở đây

Tiếc rằng kiếp trước nàng không bao giờ được về sống trong căn viện này nữa

Năm ấy, nhà họ Diệp đã sớm bị phá hủy, một mồi lửa thiêu rụi tất cả những gì thuộc về Tam phòng, chỉ còn lại ít gạch vỡ, ngói nát

May thay, hiện giờ viện Tây Đường vẫn còn, hải đường Tây Phủ trong viện vẫn tươi tốt, hết thảy đều là những gì nàng mong đợi

Bấy giờ, một người phụ nữ trung niên hơi đậm người đi ra đón nàng, nheo mắt cười nói: “Hôm nay cô nương chơi ở trường ngựa có vui không? Điểm tâm đã chuẩn bị xong rồi, cô nương mau vào đi.” Nói đoạn, người nọ tiến lên đỡ Diệp Tuy với thái độ vô cùng tự nhiên và thân thiết.

Vành mắt Diệp Tuy đỏ hoe, nàng khàn giọng gọi: “Nhũ mẫu, con...” Đây là Quý ma ma, nhũ mẫu của Diệp Tuy, là người chăm sóc cho nàng từ nhỏ đến lớn, sau này lại cùng nàng tới nhà họ Cố ở Nam Bình!

Quý ma ma còn sống, chứ chưa chết trong hồ Bích Nghiên nhà họ Cổ.

Đến tận bây giờ, nàng vẫn nhớ rõ hình ảnh lúc Quý ma ma được vớt lên bờ với thân thể lạnh lẽo cứng ngắc..

Nắm lấy tay Quý ma ma, cảm nhận hơi ấm tỏa ra từ tận đáy lòng, nàng chục rơi lệ.

Thấy Diệp Tuy như vậy, Quý ma ma thổi cười, vội hỏi: “Cô nương sao vậy? Đã xảy ra chuyện gì sao?” Diệp Tuy lắc đầu, đáp: “Nhũ mẫu, con không sao, con ngã từ trên lưng ngựa xuống, thiếu chút nữa sợ mất vía.” Sợ Quý ma ma chưa yên tâm, nàng còn cố ý xoay mấy vòng, tỏ vẻ mình vẫn ổn

Quý ma ma thấy nàng thực sự không sao, mới yên lòng

Nhưng vẫn nghiêm nghị nhìn nha hoàn đứng sau lưng Diệp Tuy, trầm giọng hỏi: “Rốt cuộc chuyện cô nương ngã ngựa là thế nào?” Người mà bà hỏi là hai nha hoàn theo Diệp Tuy ra khỏi phủ, Bội Ngọc và Bội Thanh

Bà vừa dứt lời, Bội Ngọc và Bội Thanh liền cúi đầu, vừa lo sợ vừa áy náy

Trước mặt Quý ma ma, bọn họ không dám giấu bất cứ điều gì, lần lượt nhận tội: “Là sơ suất của nô tỳ, xin Quý ma ma trách phạt.”

Quý ma ma là nhũ mẫu của Diệp Tuy và là ma ma quản sự ở viện Tây Đường, địa vị không tầm thường.

Tuy Bội Ngọc, Bội Thanh là hai đại nha hoàn, nhưng ngày thường đều hết sức kính sợ Quý ma ma.

Lần này, bọn họ đã biết sai, cũng không dám giải thích chổi lỗi, chỉ nơm nớp chờ xử phạt.

Diệp Tuy yên lặng đứng cạnh Quý ma ma, cẩn thận quan sát hai đại nha hoàn của mình

Nói thế nào nhỉ, kì thực nàng đã không nhớ ngoại hình của hai đại nha hoàn này, nhưng vẫn nhớ kĩ những việc họ đã làm

Quả thực là ấn tượng quá sâu sắc! Sau khi nàng ngã ngựa, mẹ nàng đã hết sức tức giận, cho rằng Bội Ngọc và Bội Thanh lơ là, lập tức đuổi bọn họ ra khỏi viện Tây Đường

Bội Ngọc thành nha hoàn làm việc nặng, sau này luôn tận tâm chăm sóc anh trai nàng, trở thành thiếp thất của huynh ấy, sau đó nữa..

Ánh mắt Diệp Tuy lạnh đi, cuối cùng nhìn về phía Bội Thanh

Bội Thanh bị đuổi đến phòng giặt đồ, chắc hẳn đã chịu không ít khổ cực, bằng không cũng sẽ không trở thành như thế

Cũng chính bởi chịu khổ, nên Bội Thanh mới có thể vượt qua muôn trùng gian khổ, trước khi chết đã mang chân tướng đến nhà họ Cổ ở Nam Bình.

Giờ lần nữa nhìn lại, Diệp Tuy mới thấy bản thân không biết nhìn người

Ngay cả tính cách của đại nha hoàn bên mình thế nào nàng cũng không biết

Hay nói cách khác, nàng vốn chưa từng để tâm

Bội Ngọc mà nàng ngỡ chín chắn hiểu chuyện lại là người ác độc thâm hiểm

Bội Thanh mà nàng cho là ù lì hướng nội lại liều chết đến bên nàng

Bây giờ nghĩ lại, nàng trông có vẻ khôn ngoan nhưng thật ra lại hồ đồ, chẳng trách người ta nói nàng “tốt số”! Người không biết gì thường sẽ suôn sẻ, không phải chính là tốt số sao?

Mắt Diệp Tuy chợt lóe lên, nàng nói: “Lần này là việc ngoài ý muốn, nể tình trước đây các em chăm chỉ lần này phạt nhẹ thôi, phạt các em ba tháng tiền lương.”

Quý ma ma ngạc nhiên nhìn Diệp Tuy, mấp máy môi định nói nhưng cuối cùng không nói gì

Cô nương vẫn mềm lòng quá

Thôi vậy, sau này là phải trông nom nghiêm khắc hơn, chỉ mong hai đứa nha hoàn này ghi nhớ lòng tốt của cô nương

Nghe lệnh phạt như vậy, Bội Ngọc và Bội Thanh đều cùng thở phào, liên tục tạ ơn, thầm cảm kích không thôi

Phạt ba tháng tiền lương còn đỡ, bọn họ sợ nhất là mất việc, bị đuổi khỏi viện Tây Đường

May mà cô nương nhân từ

Ngẫm nghĩ một lát, Diệp Tuy gọi Bội Thanh lại dặn dò: “Em đi hỏi thăm, nếu thấy Ngũ thiếu gia thì mời huynh ấy đến viện Tây Đường một chuyến.” Nghe vậy, Bội Ngọc ngớ người ra, không nhịn được mà ngẩng đầu nhìn Diệp Tuy

Lúc trước toàn là nàng ta đến viện của Ngũ thiếu gia, sao lần này lại là Bội Thanh đi?

Nhưng nàng ta vừa mới phạm lỗi, chỉ dám nghĩ thẩm trong bụng không dám nói ra.

Diệp Tuy thoáng liếc nhìn Bội Ngọc, sau đó dời mắt

Nàng còn phải quan sát thêm, nếu Bội Ngọc vẫn giống kiếp trước, nàng sẽ không dễ dàng bỏ qua cho nàng ta!
Bình Luận (0)
Comment