Văn Võ Trong Triều Đều Nghe Thấy Tiếng Lòng Của Ta

Chương 7

Lão Hoàng đế “ừm” một tiếng, lại nói: “Còn ả tiện tì kia, chờ ả ta sinh hạ hoàng tôn, liền ban c.h.ế.t cho ả, coi như nể mặt ả ta có công sinh hạ hoàng tự, trẫm sẽ không để ả ta phải chịu cảnh bị đánh chết.”

Bàn tay đang xoa huyệt thái dương dừng lại. Ngay cả hương thơm thoang thoảng trên y phục cũng rời xa.

Lão Hoàng đế ngồi dậy, khó hiểu quay đầu lại: “Muội tử?”

Vẻ không đành lòng trên mặt Đậu Hoàng hậu càng thêm rõ ràng.

“Ngũ lang, Tần quý nhân cũng đáng thương, hay là tha cho nàng ta một mạng, để nàng ta đến chùa Thiên Trấn cạo tóc xuất gia, cả đời ăn chay niệm phật, cầu phúc cho hoàng thất.”

Lão Hoàng đế chớp chớp mắt: “Nàng ta đáng thương chỗ nào? Dám làm loạn hậu cung, nhất định phải trả giá đắt!”

Đậu Hoàng hậu ôn tồn nói: “Nếu như ban đầu Kì nhi không đi trêu chọc nàng ta, nếu như Kì nhi có thể trực tiếp đến cầu xin một danh phận chính thất cho nàng ta, nếu như sau khi nàng ta vào cung, Kì nhi có thể buông tay, thì nàng ta cũng không đến nông nỗi này. Thiếp cho rằng, nàng ta tuy có lỗi, nhưng tội không đáng chết.”

Lão Hoàng đế tức giận: “Trẫm bị cắm sừng thì là trẫm có lỗi sao!”

Chuyện bị “cắm sừng” là một điển tích của triều đại trước, nghe nói lúc bấy giờ có vị hôn quân nhìn trúng vợ của một vị đại thần, mỗi lần thừa dịp chồng nàng ta ra ngoài, liền lén lút đến tư thông. Hai người còn giao hẹn, nếu như chồng nàng ta ở nhà, người gác cổng sẽ đội một chiếc mũ màu xanh lá, hắn nhìn thấy từ xa thì sẽ không đến nữa.

Sau đó chuyện này cũng bị bại lộ, “mũ xanh” từ đó trở thành biểu tượng châm chọc đàn ông.



Đậu Hoàng hậu nhìn thẳng vào mắt lão Hoàng đế, ánh mắt vẫn ôn hòa như trước: “Cho nên, vì thanh danh của hoàng thất, nàng ta phải xuất gia, cả đời không được hưởng thụ vui thú.”

Lão Hoàng đế vẫn không vui: “Ở trong chùa có ăn có uống, đâu có phải là trừng phạt gì.”

Đậu Hoàng hậu vẫn kiên trì với ý kiến của mình, còn sai đại cung nữ bên cạnh đi đón Tần quý nhân đến, an bài ở một bên điện. Lão Hoàng đế tức giận: “Muội tử làm phản rồi!”, rồi phẩy tay áo bỏ đi.

Khi trở lại triều đường, hễ vị đại thần nào mắc lỗi nhỏ là ông lại mắng té tát.

Hứa Yên Miểu âm thầm thu nhỏ sự tồn tại của bản thân, lại một lần nữa may mắn vì mình chỉ là một tiểu quan, đứng cuối hàng ngũ, sẽ không bị lão Hoàng đế chú ý đến.

【Ông ta bị làm sao vậy? Nuốt phải thuốc nổ à?】

【Cũng đâu phải chúng ta “cắm sừng” ông ta, cần gì phải trút giận lên chúng ta chứ?】

Các vị quan lớn quan nhỏ suýt nữa thì gật đầu phụ họa theo.

Sau khi hoàn hồn, mọi người đều lảng tránh ánh mắt, nhìn trời nhìn đất, tuyệt đối không nhìn lên vị Hoàng đế đang ngồi trên Kim Đài.

Lão Hoàng đế: “…”



Đại thái giám đứng bên cạnh liếc nhìn sắc mặt Hoàng đế, hai chân suýt nữa thì khuỵu xuống.

Kỳ lạ, sao tự nhiên trán Bệ hạ lại nổi gân xanh thế kia? Ai chọc giận Bệ hạ rồi? Lúc trước Bệ hạ bắt gian tại trận cũng không tức giận đến vậy.

… Mà nói đi cũng phải nói lại, tại sao Bệ hạ lại đột nhiên biết chuyện Thái tôn và Tần quý nhân tư thông ở chỗ giả sơn giữa triều đường như vậy?

Đại thái giám nghi ngờ không hiểu.

Lão Hoàng đế hít sâu một hơi.

Trẫm không tức giận, trẫm không tức giận, trẫm không tức giận… Trẫm sẽ không làm ra chuyện hồ đồ như vị hoàng đế triều trước, kết tội người khác chỉ dựa vào suy đoán!

Hơn nữa…

Trong lòng lão Hoàng đế thầm niệm ba chữ “Hứa Yên Miểu”, cau mày, nhưng lại nhớ đến chuyện xảy ra cách đây nửa năm, cũng là một buổi thiết triều trang nghiêm như thế này, tiếng lòng của Hứa Yên Miểu lần đầu tiên bị lộ ra ngoài——

Lần đó là chuyện quan viên giả mạo nạn hạn hán ở Sơn Đông.

Mười mấy năm nay, lão Hoàng đế cùng một số quan viên cấp cao ở kinh thành đều cho rằng Sơn Đông nhiều năm liền xảy ra hạn hán, triều đình liên tục điều động lương thực đến cứu trợ. Quan viên Sơn Đông dâng tấu chương, nói Sơn Đông hạn hán, sĩ tử Sơn Đông đến kinh thành tham gia khoa cử cũng nói Sơn Đông hạn hán, triều đình cũng không nghi ngờ gì, cho đến khi nghe thấy tiếng lòng của Hứa Yên Miểu:
Bình Luận (0)
Comment