Vì Em Mà Sống

Chương 133

Trên mạng luôn thịnh truyền câu: "Lên đại học, tôi đổi một bao tiền lấy một bao sách; Tốt nghiệp, đem bao sách đó bán, lại mua không nổi một cái bao tải!" Đúng là chân lý. Bốn năm đại học, tôi dùng tuổi xuân và học phí thiết yếu đổi lấy bằng tốt nghiệp và giấy chứng nhận học vị. Thuở niên thiếu tiêu tiền như nước, không nhận biết được cái đắn đo, âu lo về tiền bạc. Bây giờ hồi tưởng quá khứ, chừng như mình là một kẻ ngốc. Có lẽ quãng đường từ mười tám đến hai mươi hai là thời kỳ quá độ sang tuổi trưởng thành.

Trải qua tháng ngày đèn sách ở phương xa là ký ức tôi mãi mãi ghi khắc, ở nơi đó có tôi của mông lung, của chần chừ, của ngây ngô, của đau thương, còn có khoảnh khắc kéo hành lý ra khỏi cổng trường, không hề ngoái đầu nhìn lại. Lúc ấy, cảm giác bước ra khỏi cổng rất mơ hồ, tựa như tôi đã đem sự ấu trĩ, vô tri của mình vứt lại phía sau, sảng khoái tiến tới tương lai phía trước. Thật cảm kích những năm tháng không tiền, không thế đã có Vũ giúp tôi vượt qua. Cảm ơn nàng đã ở thời điểm bản thân tôi yếu đuối nhất nắm tay tôi khe khẽ: "Hi, em sẽ luôn luôn ở bên Hi."
Đương nhiên, thời đại học, tôi vẫn có một vụ thu hoạch to đùng, đó chính là tình thương mến thương của lũ con gái chung phòng ký túc xá. Bình thường tôi không uống rượu, chủ yếu vì tôi thuộc dạng bựa xỉn. Một khi đã uống, nhất định sẽ uống tới bét nhè bét nhét mới thôi.
Tôi mang giọng bâng quơ nói với tụi nó:
"Thẩm Hi tôi kính mọi người một ly! Hôm nay từ biệt không biết khi nào gặp lại. Mọi người đừng quên tự bảo trọng!"
Ngoài miệng, tôi nói đại vài câu nhạt toẹt, kỳ thật chủ ý không phải là thế. Có lẽ chỉ vì muốn tìm chút ngụy trang. Phía dưới vỏ bọc tươi cười này, có mấy ai nhìn ra tâm hồn mỏng manh cơ chứ?
***
Sau khi từ Bắc Kinh trở về, chớp mắt đã sang tháng bảy. Tháng bảy có sinh nhật của Vũ. Thú thật thì tôi không phải tuýp người lãng mạn, hơn nữa thường xuyên bị quở là đồ cù lần. Nhưng đối với trái tim của Vũ, tôi có xu hướng đặc biệt nhạy cảm. Có lẽ bởi hỉ nộ ái ố của nàng luôn tác động đến thần kinh của tôi trước, khiến tôi cũng vui buồn theo.
Cảm giác ấy rất khó miêu tả, hệt như kiểu ngửa đầu lên trời, tôi không muốn chờ mong cái gì, càng không muốn trông thấy cái đó. Chẳng qua, tảng mây lớn nhỏ bềnh bồng kia luôn làm cho người ta thanh thỏa. Tôi mong Vũ hạnh phúc, cũng giống như cách tôi nhìn lên bầu trời. Một cảm giác tôi không thể cho bạn biết rõ, nhưng với nàng lại có thể.
Vò đầu bứt tóc đăm chiêu suy nghĩ phải mua quà gì tặng Vũ, rốt cuộc không có kết quả. Vậy mà lúc cùng Quân xem phim hoạt hình, lại đưa ra quyết định vào sinh nhật của nàng ra ngoại ô xem đom đóm.
Hôm cùng Quân xem bộ phim nọ, trong đấy có một cảnh giữa đêm tối, ở ven bờ một dòng sông nhỏ, hòa cùng cơn gió vi vu, có những chú đom đóm lập lòe phát sáng. Xem tới đoạn đó, Quân nhìn chằm chằm vào tivi hồi lâu, sau đó hỏi tôi:
"Tiện Tiện, cái chớp lóe chớp lóe kia là gì thế?"
"Là đom đóm."
"Đẹp ghê! Nhưng sao cho tới bây giờ con cũng chưa từng thấy?" Quân thích thú hỏi.
"Muốn xem đom đóm phải đợi tới hè, ở chỗ nguồn nước không bị ô nhiễm. Hiện tại thành phố bị ô nhiễm nặng, nếu muốn xem phải ra ngoại thành."
"..." Quân im lặng, chắc là tôi giải thích hơi khó hiểu. Nó buồn xo ngó tôi một cái rồi cụp đầu tiu nghỉu.
Trông vẻ mặt ngô ngố của Quân, tôi chợt dấy lên cảm giác xót xa không căn nguyên. Nhẹ nhàng ôm con bé, tôi hỏi:
"Quân, con muốn xem đom đóm sao? Chờ má mi nghỉ hè, Tiện Tiện sẽ xin vài ngày dẫn hai mẹ con cùng đi, chịu không?"
"Dạ!"
Từ khi hứa dẫn Quân đi xem đom đóm, mỗi ngày con bé đều quấn lấy tôi nhắc mãi, làm tôi cũng mong ngóng theo.
Vũ nghe nói sẽ ra ngoại ô xem đom đóm, nàng rất bất ngờ, nhưng cũng không giấu được sự phấn khích. Tôi đoán mỗi một người đều bị thu hút bởi những sự vật xinh đẹp, cho nên mọi người đều thích đàn đom đóm lập lòe ấy.
Ngồi bên bờ suối với Vũ, đêm hè có chút lành lạnh, tôi nhích nhích người dán sát nàng. Hai đứa cùng dõi về bộ dạng nhấp nhỏm, bừng bừng hưng trí của Quân đối với đom đóm mà phì cười.
"Mùa hè là mùa của đom đóm. Đom đóm yêu cầu rất cao đối với chất lượng nước. Chúng chỉ ở rìa nguồn nước trong. Đó là lý do hiện nay ở thành phố rất hiếm có thể bắt gặp đom đóm. Thành phố bị ô nhiễm nặng, bất luận là chất lượng nước, không khí hay là con người. Để giữ gìn được một tâm hồn vừa trong sạch vừa thấu đáo, kỳ thật cũng không dễ dàng."
"..."
"À, đúng rồi, Vũ, sau khi Hi nắm được tập tính sống của đom đóm, Hi phát hiện "túi đèn đom đóm" của Xa Dận tàn nhẫn biết bao."
"Nghĩa là sao?"
"Đom đóm sinh ra vì tình, chỉ có thể sống không quá mười ngày. Ánh sáng lập lòe kia là dùng để tìm kiếm tình yêu. Xa Dận bắt chúng bỏ vào túi, không phải đã khiến chúng cả đời cô đơn, không tìm được chân tình của mình sao?"
"... Đồ ngốc."

Trong nhà có một quy củ, thời gian trễ nhất Quân phải đi ngủ là mười giờ rưỡi, thời gian trễ nhất tôi phải đi ngủ là mười một giờ rưỡi. Đồng hồ vừa điểm mười giờ, Vũ đã lên tiếng xua chúng tôi về nông trại. Quân mếu mặt nài nỉ, nàng vẫn kiên quyết không cho. Kết quả là, trên đường trở về, Quân mất hứng, cái mỏ của nó trề ra những ba tấc, miệng còn ấm ức lầm bầm.
Thật ra, tôi cảm thấy tính của Quân tốt lắm. Con người chia thành nhiều loại. Quan hệ giữa người và người đôi khi sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Có vài người sẽ mang thù, người như thế cho phép tôi gọi là "tiểu nhân", còn loại kia tôi sẽ gọi là "quân tử phóng khoáng." Quân thuộc loại đấy. Một giây trước nó có thể giận bạn thấu xương, nhưng một giây sau, nó sẽ quên béng.
Tối nằm cạnh Vũ, tôi nhịn không được, hỏi:
"Vũ, con nít thôi mà, thỉnh thoảng chơi khuya một lần cũng đâu có mất gì đâu?"
"Không được, một lần cũng không. Không thể có ngoại lệ, nếu không về sau làm sao giáo dục con bé?"
"..."
————————–
Á à, Thẩm phu nhân không chỉ ngụ ý giáo dục con trẻ mà còn giáo dục cả Thẩm đại nhân luôn. (≧∇≦)/ Chà, cụ Xa Dận với cụ Mạc Đĩnh Chi ý tưởng lớn gặp nhau nhỉ. Thế mà cụ Hi lại xuyên tạc cụ Dận chia cắt tình iu của lũ đom đóm đấy. (=o=") Nhớ hồi cấp 2, đám bạn cùng lớp của Bảo Bảo còn chế thơ của bác Hồ + vẽ râu ria + hình xăm lên các cụ danh nhân, lão thành cách mạng, ... nữa chứ. Haizzz. (=____=") Đúng là nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.

REPORT THIS AD

Bình Luận (0)
Comment