Viễn Cổ Hành

Chương 20

“Soạt” một tiếng, Lam Nguyệt cảm giác chân mình được thả lỏng, mơ mơ màng màng mở mắt ra nhìn. Trát Nhĩ nhẹ nhàng cọ xát khuôn mặt mềm mại của Lam Nguyệt, vỗ về dỗ dành cô ngủ tiếp. Lam Nguyệt trong lúc mơ màng biết là Trát Nhĩ tách khỏi cô, rời giường để tổ chức đi săn thú.

Trong lúc mơ màng, Lam Nguyệt nghĩ: nên rời giường thôi, một lúc nữa Ô Lệ nhất định sẽ chạy tới.

“Lam, dậy, Lam, dậy”

Vừa nghĩ tới, cánh cửa hang được làm từ những thanh gỗ buộc lại với nhau xuất hiện tiếng động, giọng nói ồn ào của Ô Lệ vang lên. Lam Nguyệt ngồi dậy, thuận tay tiếp được bé gái mập đang nhào lên, chọc chọc vào cái trán của bé

“Ô Lệ, rửa mặt và tay chưa?”

“Lam, chờ ngươi rồi cùng rửa, mau lên đi” Ô Lệ lắc lắc cái cổ Lam Nguyệt, giục Lam Nguyệt rời giường.

Mặc quần áo xong, cầm đồ dùng rửa mặt, dẫn theo bé gái mập chuẩn bị đi rửa mặt, đi tới cửa hang, ngẩng đầu nhìn phương xa mặt trời mới nhú lên một nửa, hít sâu một hơi: không khí thật tốt, thiên nhiên thật trong lành quá.

Đúng vậy, Lam Nguyệt đến căn cứ núi đá đã 20 ngày, cộng với mấy ngày lúc cô mới tới nữa thì Lam Nguyệt đã đến thời viễn cổ được một tháng rồi. Từ lúc đến núi đá này, Lam Nguyệt ngày ngày bận rộn xử lý da thú, học nói với Ô Lệ, ngôn ngữ của trẻ con tương đối đơn giản, dễ dàng học, múc nước, dạy phụ nữ ở núi đá dùng nồi đá nấu canh, tìm rau dại các loại.

Thấm thoát đã một tháng trôi qua. Hiện tại Lam Nguyệt đã có thể giao tiếp với mọi người rồi. Lam Nguyệt biết được mọi người trong quần thể này là di chuyển từ rừng rậm Mông Tạp kia tới đây, quần thể vốn có tổng cộng 500 người, ở nơi cư trú bên kia xảy ra động đất, theo như cách nói của già Sơn thì là: yêu quái đội đất lên ra ăn thịt người. Động đất đã khiến hơn 100 người chết, trên đường di chuyển lại chết gần trăm người nữa, lúc đến núi đá chỉ còn lại ba trăm nhân khẩu như hiện tại. Cha của Trát Nhĩ thời trẻ thích xông xáo đi khắp nơi, là ông đã phát hiện ra núi đá bên cạnh rừng rậm Mông Tạp này, còn dẫn theo mọi người di chuyển đến núi đá, sau lại bị Hổ răng kiếm ở rừng rậm Mông Tạp bên cạnh ăn thịt, cho nên sau đó mới gặp cô. Mộc Sa và Hoắc Lí không phải là anh em ruột của Trát Nhĩ, bọn họ là anh em cùng nhau lớn lên từ bé. Hoắc Lí là em trai của Khôn, ngược lại Tô mới là chị gái của Trát Nhĩ, nhưng bọn họ chỉ có cha mẹ mới gọi là cha mẹ, còn anh chị em thì gọi thẳng tên nhau, khó trách lúc Lam Nguyệt vừa tới, Tô đặc biệt thân thiết với cô như vậy.

Cha mẹ của Mộc Sa và Khôn đều đã qua đời. Mẹ Trát Nhĩ sinh Trát Nhĩ ra không bao lâu thì chết, lúc di chuyển cha cũng mất, già Sơn không có con cái, đối xử với Trát Nhĩ giống như con mình. Lam Nguyệt luôn có cảm giác già Sơn còn yêu thương cô gấp đôi, đặc biệt là thỉnh thoảng lại dùng một loại ánh mắt rất kỳ lạ nhìn chằm chằm bụng của cô. Già Lưu thì thường xuyên nhắc tới Mộc Sa trước mặt Lam Nguyệt, bộ dáng kia giống như muốn lập tức đi trói Mộc Sa nhét vào trên giường của cô, để cô tùy ý hưởng thụ vậy, khiến cho Lam Nguyệt mỗi lần nhìn thấy Mộc Sa thì đều tránh né. Đối với chuyện muốn Lam Nguyệt chấp nhận Mộc Sa, già Sơn cũng giữ vững quan điểm ủng hộ. Lam Nguyệt cảm giác, già Sơn vô cùng mong muốn cô có thể chấp nhận toàn bộ những người tỏ tình với cô. Đặc biệt, sau khi hai già phát hiện Lam Nguyệt dạy mọi người làm váy từ da thú, quần áo và túi từ da thú, lại càng dùng loại ánh mắt “Ngựa giống” chờ mong nhìn cô, hại Lam Nguyệt gần đây cứ nhìn thấy hai ông lão này là phải lủi thật nhanh.

Người viễn cổ đều thuần phác, cũng rất thân thiện, không có chuyện đấu đá lẫn nhau, trừ chuyện muốn cô thu đàn ông ra, Lam Nguyệt cảm thấy ngày tháng của mình trôi qua rất thoải mái. Hai ngày này Lam Nguyệt đang dạy các phụ nữ làm thịt khô, chuẩn bị cho mùa đông. Hôm nay cô cùng Ô Lệ đến bờ sông một chút, nhân tiện đi hái cây đay dại. Loại cây đay dại này là khi Lam Nguyệt vừa tới núi đá không lâu, lúc ra bờ sông tắm thì phát hiện thấy. Hai bên bờ sông ở núi đá đều là loại đay dại này, nhìn rất giống cây đay, Lam Nguyệt nghĩ loại đay dại này có thể là tổ tiên của cây đay, cô phát hiện bên trong loại đay dại có sợi có thể rút ra làm chỉ. Đoạn thời gian trước lấy da thú bắt được dùng chỉ đay may cho Trát Nhĩ hai cái quần da thú, đàn ông ở núi đá nhìn thấy Trát Nhĩ mặc, ánh mắt đều sáng lên nhìn chằm chằm phụ nữ của mình. Nhìn mấy người phụ nữ vây quanh, Lam Nguyệt đành phải dạy các cô, đàn ông của các cô nhiều lắm, làm một sợi cũng phải mất mấy ngày. Lam Nguyệt nhìn thấy thế thì khóe miệng giật giật.

Hôm nay đi hái đay dại không phải để làm quần áo, mà là tẽ sợi từ đó ra, xoắn hai sợi lại với nhau, sau đó làm một chiếc lưới đơn giản. Lam Nguyệt đã muốn ăn cá sông từ lâu lắm rồi, mặc dù hiện tại mới mùa thu con mồi còn rất nhiều, nhưng mà cá là thủy sản giàu dinh dưỡng, người trên trái đất này có ai là không biết đâu.

Bé gái mập Ô Lệ đi theo Lam Nguyệt hào hứng hái đay dại, còn có bé gái tên là “Tiểu Ny” cùng hai bé trai chạy theo. Bốn đứa trẻ này thường xuyên chơi cùng nhau, từ sau khi Lam Nguyệt tới, Ô Lệ suốt ngày quanh quẩn bên Lam Nguyệt, cho nên Lam Nguyệt đành phải mang theo bốn cái đuôi nhỏ hoạt động ở bên ngoài.

“Tiểu Đâu, thu đay dại cô đã rửa sạch lại một chỗ”

Lam Nguyệt gọi một đứa bé trai trong đó, rồi nói với bé trai còn lại: “Tráng, cháu lên phía trên đi tìm cải thìa và cải chíp, dẫn theo Tiểu Ny”

Cải chíp ở đây không khác cải chíp ở hiện đại lắm, cuống rất nhỏ, lá không lớn, vị hơi đắng, sau khi nấu với nước sôi thì không còn vị đắng nữa, ăn còn có vị hơi ngọt. Loại rau dại này là khi Lam Nguyệt đi đến núi đá phát hiện ra, xung quanh núi đá đâu đâu cũng mọc loại rau dại như vậy, nhưng mọi người ở đây không biết có thể ăn được, vẫn là Lam Nguyệt dạy bọn họ, phải ăn kết hợp thịt và rau củ.

Sau khi Lam Nguyệt phân chia nhiệm vụ cho chúng xong, Tráng và Tiểu Ny cầm túi da thú mà mẹ bọn chúng làm cho đi đào rau dại, Lam Nguyệt và Ô Lệ thu dọn cây đay dại, Tiểu Đâu để đay dại đã rửa sạch ở trước mặt Lam Nguyệt, rồi cũng ngồi tẽ vỏ cây đay dại cùng. Trẻ con thời viễn cổ rất chăm chỉ. Lam Nguyệt ở bên cạnh bắt đầu xoắn sợi dây. Cô tẽ vỏ cây đay dại thành những sợi nhỏ rồi xoắn chúng thành dây thừng, sau đó bắt đầu thắt, sau một lúc rất lâu, cuối cùng cũng làm xong một cái túi lưới. Cô lại tìm một nhành cây hơi mảnh để làm miệng túi, dùng sợi gai quấn thật chặt vòng quanh nhành cây để cố định miệng túi, rồi buộc cây gỗ lớn làm cán, cán rất dài, có thể cho vào trong sông để mò, mặc dù nước sông rất nông, chỉ trên thắt lưng của Lam Nguyệt, nhưng vẫn nên làm cán dài một chút mới tốt.

Lam Nguyệt làm xong liền vội vã muốn dùng thử, bảo Ô Lệ và Tiểu Đâu, cùng nhảy vào trong sông. Có thể bởi vì cá ở nơi đây có rất ít thiên địch(kẻ thù thiên nhiên), nên dám bơi qua bơi lại quanh chân Lam Nguyệt, Lam Nguyệt vừa chao một cái đã bắt được hai con.

“Lam. . bắt cá làm gì?” Ô Lệ nghiêng đầu hỏi Lam Nguyệt.

“Để làm cá ăn” Lam Nguyệt quăng cá lên bãi cỏ ven bờ, vỗ má Ô Lệ.

“Nhưng mẹ nói cá rất thối, không ăn được”. Bạn nhỏ Ô Lệ nghiêm túc nói với Lam Nguyệt.

“Đúng vậy, Lam, cá thối”. Bạn nhỏ Tiểu Đâu ở phía sau phụ họa, trên mặt còn phối hợp bằng cách nhăn mặt khịt mũi tỏ vẻ cá rất thối.

“Ha ha, để cô làm cho mấy đứa ăn, chờ cô bắt xong rồi nướng ăn ha”. Lam Nguyệt trấn an hai bạn nhỏ, “Ăn sống đương nhiên là tanh rồi”, Lam Nguyệt đã hiểu tại sao trước kia bọn họ không ăn cá.

Bình Luận (0)
Comment