Viết Xuống Chút Hồi Ức

Chương 16



Lúc đó trong đầu tôi nghĩ ngay đến hai từ: "Phí lời."
Sau này, tôi nghĩ cuộc gặp gỡ trong mưa ấy xảy ra là vì Thẩm Phương nhận ra tôi, theo như chị nói, là chị muốn xem xem tôi có diễn ra vở kịch nào kỳ cục nữa hay không.

Xì, đúng là nhà tư bản không phải tự nhiên mà phân phát lòng từ thiện.
- --------
Trả lời bạn đọc lầu trên: Có thực sự ly kỳ đến thế không? Có lẽ do tôi sử dụng ngữ điệu phóng đại lên thôi, sự tình thật ra cũng không có gì to tát.

Nếu như nói đến chuyện đánh nhau với người da đen, thật ra không có mấy những du học sinh Trung Quốc ở London nào mà chưa từng bị cướp, hoặc chưa từng nhìn thấy cướp.
- --------
16-11-2006 - 04:58:54
Tôi ngồi trên giường, nhìn hai cô gái đến từ sao Hỏa trạc tuổi tôi, trong lòng nhất thời dâng lên một cảm xúc khó tả.

Đúng là tôi rất vui khi bầu bạn với bọn họ, nhưng trong lòng luôn có một loại lo lắng khắc khoải thầm kín.

Lúc đó tôi không muốn thật sự trở thành bạn với họ.

Tôi luôn cảm thấy chúng tôi chỉ là những đường ray thi thoảng vắt chéo qua nhau trên đường sắt, rồi cũng sẽ có lúc phải người ai nấy đi, tôi không muốn đặt quá nhiều tình cảm vào cuộc gặp gỡ nhìn có vẻ kỳ diệu này.
Tôi nhìn bọn họ cười, nhìn bọn họ nói chuyện.

Hôm đó Thẩm Phương không ăn bận gây "chấn động" lắm, chị mặc giản dị mà tinh tế, Sue cũng vậy, nhưng, nhìn có vẻ Sue ăn mặc thời thượng hơn, có lẽ vì cô ấy thích trang điểm đậm và ăn mặc cầu kỳ, lần nào cũng phải trưng diện thật diêm dúa.


Thứ giật gân hơn là túi xách của Thẩm Phương, quả thật chị lại đeo một chiếc không giống như những lần trước, lần này chị làm cô người mẫu quảng cáo cho Dior
Cá nhân tôi thích chiếc Dolce&Gabbana to bự của Sue hơn, nó to khổng lồ thật đấy, cứ như mang đi du lịch vậy, thật ra bên trong chẳng có thứ gì cả.

Mà trong xã hội Anh này, như một số người thường nói, túi xách là tấm danh thiếp đầu tiên của người phụ nữ, nhìn những chiếc túi này, nói lên rằng họ là những đứa trẻ con nhà giàu.
Sau đó, tôi dần dần phát hiện ra rằng Thẩm Phương thật ra có sở thích sưu tập túi xách, cũng không hẳn chị học thói đó từ các nước chủ nghĩa tư bản.

Có lần chúng tôi đến Bắc Kinh, bà chị ấy tự dưng mua một chiếc túi xách quân đội, nói rằng có thể đem theo đến party có chủ đề kỷ niệm Thế chiến thứ hai, lại còn khăng khăng muốn mua thêm một huy hiệu chủ tịch khắc trên đó, nhưng bị tôi dứt khoát ngăn lại: "Chị có ngốc không thế, hay là chị mua thêm chiếc phù hiệu đỏ trên tay, hoá trang thành cô bác đảng viên cho xong."
Tôi đang nghĩ lung tung, nhưng hình như họ đã cười qua đoạn buồn cười mất rồi.

Thẩm Phương hơi nhúc nhích, đứng lên, hỏi: "Mấy giờ rồi?"
Tôi chống cằm nhìn trên bàn viết: "Trên bàn có đồng hồ."
Thế là, Thẩm Phương đi tới, liếc qua đồng hồ, nói: "Đã nhanh vậy cơ à, mọi người có đói không?" Nói xong, chị nhìn sang những cuốn sách tham khảo trên bàn tôi, cầm lên một quyển, giở đi giở lại.
Sue cũng đứng lên, nói: "Không, giờ thì chưa." Tôi cũng ực một tiếng
Lúc ấy, Thẩm Phương quay người lại, giơ cuốn sách trong tay lên và hỏi: "Em học Y Dược à?"
Tôi gật đầu, thấy rất oai, ở Anh không có nhiều người học chuyên ngành giống tôi, huống hồ tôi còn là phụ nữ, trong lòng lại vui vẻ, thật không tốn công tôi vẫn luôn chuẩn bị cho khai giảng sau Giáng Sinh, trên bàn đầy ắp những cuốn sách và giáo trình, hi vọng tôi sẽ để lại ấn tượng là một học sinh giỏi với chị.
Đúng thật, chị kinh ngạc mà cười lên: "Không ngờ đó, em là con gái mà lại học ngành đó, chắc trong nước em học rất giỏi nhỉ?"
"Đương nhiên." Lúc nói câu này tim tôi đập thật mạnh.

Thực tế là, trước mùa hè năm đó, cố lắm tôi mới lọt được vào hàng ngũ những học sinh vừa đủ điều kiện đỗ, sau kỳ nghỉ hè ấy, vì để biến kế hoạch vĩ đại của tôi thành sự thật, tôi đã cắm đầu vào học điên cuồng, vì lúc đó tôi hiểu rằng việc đổi chuyên ngành đối với tôi đã là điều không thể, hơn nữa nếu muốn sống những tháng ngày trong mơ chỉ dựa vào những chuyên ngành ấy, rất khó.
Vì vậy, tôi chỉ có đường phấn đấu để đạt được mục tiêu nhờ ngành học của mình.

Kết quả là, từ năm ba tôi đã bắt đầu nhận được học bổng, và đồ án tốt nghiệp của tôi đã đạt được một trong hai điểm A duy nhất trong cả năm học.
Tôi nghĩ rằng sau này khi nộp đơn vào đại học, việc tôi đủ sức vào một trong những trường top 5 hàng đầu ở Anh có liên quan mật thiết đến sự nỗ lực của tôi.

Thế nên tôi tự gọi mình là học sinh giỏi, và cũng không thấy đỏ mặt cho lắm.
"Em có thấy khó không? Chị lại lật quyển giáo trình của tôi, cười nói: "Ôi, chị xem chả hiểu gì cả."
Nghe chị nói thế, tôi lại hàng thêm đắc ý, cố ý nói bằng giọng như không có chuyện gì to tát: "Cũng ổn, cũng không khó như chị nghĩ đâu, chủ yếu là có vài từ không hiểu, về mặt kiến thức thật ra cũng khá giống với ở Trung Quốc." Dừng lại vài giây, tôi lại như đang nói với chính mình: "Trước em còn nghĩ ở Anh sẽ dạy những kiến thức mà em không được học ở Trung Quốc cơ."
Đó là lời thật lòng, nhưng tôi chưa từng nhắc tới chuyện này với ai cả.

Chính vì vậy mà tôi mới dám nghỉ học để đi làm thêm, thực ra mà nói thì tôi nghĩ những tiết học trên trường, những kiến thức trong sách vở, độ khó của các chủ đề cũng chỉ giống trường đại học cũ của tôi.

Trở ngại duy nhất là rào cản ngôn ngữ.

Nhưng nhắc đến lại thật khó nghĩ, vì dù sao tôi du học để đào tạo chuyên sâu, với cả mỗi năm phải đóng học phí nhiều như vậy, nếu tôi nói với mọi người, thực tế việc tôi học ở Anh chỉ là dùng tiếng Anh học lại kiến thức năm ba năm tư mà thôi, vậy về nước tôi phải xoay sở thế nào đây.

Nên là, chỉ có thể cố gắng thôi, phồng má giả làm kẻ mập.
Nhưng hôm đó, Thẩm Phương vừa hỏi, tôi đã vô thức trả lời.
"Hả?" Thẩm Phương nhìn tôi, nhướn lông mày, như đang nghĩ gì đó, Sue cũng đi tới.
Thẩm Phương nghĩ một lúc, rồi liếc qua nhìn Sue, dùng tiếng Anh hỏi bằng giọng thăm dò: "Em có phải thạc sĩ giảng dạy không?
Tôi không hiểu lắm tại sao lại gọi là "thạc sĩ giảng dạy", tôi nghĩ rồi trả lời: "Sao lại thạc sĩ giảng dạy chứ, bọn em đang đi học, thi cử, và làm bài tập thôi."
Chị khẽ nhướn mày, hơi mím môi, suy nghĩ rồi gật đầu: "Chẳng trách." Sau đó, lại nói: "Các học sinh ở Trung Quốc hầu như đều học rất giỏi."

Tôi nghe không hiểu chị ấy muốn nói gì, nên chỉ biết cười trừ.
Thấy tôi không có phản ứng gì, chị lại nói: "Em học chương trình này, tại sao không đăng ký làm thạc sĩ nghiên cứu?"
"Thạc sĩ nghiên cứu? Cái đó không phải những học sinh học lên tiến sĩ mới học được sao?" Tôi có hơi chóng mặt.
Thẩm Phương và Sue cùng cười lên, Sue nóng lòng muốn giải thích cho tôi, nhưng Thẩm Phương ngăn cô ấy lại: "Để tớ nói, cậu toàn nói tiếng Anh, sợ em ấy không hiểu lắm."
Sau đó, qua lời của Thẩm Phương tôi mới hiểu ra, chế độ đại học của Anh thực ra chỉ phân làm hai giai đoạn, tiếng Anh là Undergraduate và Postgraduate, giải thích về mặt chữ, Under là "trước tốt nghiệp", cũng chính là "hệ chính quy" theo cách nói của người Trung Quốc, chỉ bao gồm một học vị, là cử nhân.

Còn Post, "sau tốt nghiệp" bao gồm hai học vị, những người có trình độ thực hành thấp hơn sẽ nhận được bằng thạc sĩ và những người có trình độ thực hành cao hơn sẽ nhận được bằng tiến sĩ.
Truyền thống hàng ngàn thế kỷ của các trường đại học ở Anh vẫn luôn ở mức "trước tốt nghiệp", đạt được kiến thức thông qua việc giảng dạy của giáo viên, sinh viên lắng nghe, sau đó làm bài kiểm tra.
Đến giai đoạn "sau tốt nghiệp", nhà trường mặc định bạn đã nắm chắc những kiến thức cơ bản và có năng lực tìm tòi những kiến thức mới, lúc này nếu bạn muốn đạt được thành tích cao hơn, quá trình học tập sâu hơn của bạn là việc trực tiếp tự tham gia nghiên cứu đề tài hoặc dự án nào đó mà bạn hứng thú, trong suốt quá trình này, sẽ không có ai giảng bài cho bạn, cũng không có bất cứ kỳ thi nào.

Đến cuối cùng đạt được học vị gì, một là phụ thuộc vào nguyện vọng của bạn, hai là hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả bạn đạt được.
Đên những năm 90, số lượng sinh viên "sau đại học" ồ ạt chiếm hơn 90% nguồn lực của các trường đại học, mức tiêu hao tài chính đổ vào nghiên cứu thật đáng kinh ngạc.

Mặc dù mô hình này đã đem lại cho nước Anh một nền văn minh khoa học và công nghệ cao, nhưng dưới sự suy giảm toàn thể về thực lực của quốc gia, cải cách giáo dục phải được tiến hành.

Trong đó cải cách nổi tiếng nhất là tuyển sinh sinh viên nước ngoài một cách rộng rãi và thu học phí cao hơn gấp 5 lần so với sinh viên trong nước để bù đắp lỗ hổng kinh phí đào tạo.
Đây chính là thời điểm xuất hiện "thạc sĩ giảng dạy", người Anh dựa vào sự ưu ái của nước ngoài dành cho hệ thống giáo dục của Anh, và nắm bắt tâm lý rằng mọi người muốn có được một công việc tốt dựa vào học lực cao, mà tạo ra mô hình giáo dục một năm đáng khinh này (tôi cho là vậy), nộp một năm học phí cao cắt cổ, sau đó cấp cho bạn một tấm "bằng thạc sĩ".
Và người Anh nghĩ thế nào về địa vị của tấm bằng "thạc sĩ giảng dạy" này? Tôi sẽ lấy một ví dụ đơn giản để làm rõ.
Nếu bạn lấy bằng "thạc sĩ giảng dạy", mục đích sau khi tốt nghiệp của bạn là học lên PhD, tức là tiến sĩ.

Khi bạn đem tấm bằng "thạc sĩ giảng dạy" đi nộp, bạn bắt buộc phải bắt đầu ở giai đoạn gọi là "MPhil", sau từ một đến một năm rưỡi, bạn phải viết một bài luận văn tương tự như luận văn thạc sĩ về công trình nghiên cứu trước đó, sau khi đủ điều kiện, mới có thể bắt đầu học PhD, tiến sĩ nghiên cứu.
Mà "MPhil" được gọi là gì? Chúng tôi biết, chúng tôi thường dùng từ "PhD" để gọi học vị "tiến sĩ", chính là Doctor Of Philosophy, không phải là tiến sĩ triết học đâu, vì người Anh cho rằng dù học ngành gì đi nữa, học được đến đỉnh cao thì đều được gọi là nhà triết học, nên lấy cái tên đó.

Mà "MPhil", cũng chính là Master Of Philosophy.
Viết đến đây, mọi người đã hiểu chưa? Còn tôi thì hiểu rồi.
Tức là, trong mắt người khác, việc bạn học "tân thạc sĩ" chỉ là vô dụng, bạn còn phải học "lão thạc sĩ" như người ta.

Đợi sau khi bạn đạt được "lão thạc sĩ", vẫn còn phải học lên "tiến sĩ" nữa.
Lúc đó tôi ngu người luôn, không ngờ tôi tốn nhiều tiền như thế chỉ để học thứ này!
Thẩm Phương như nhìn ra tâm tư của tôi, chị lại an ủi: "Thật ra, học thạc sĩ giảng dạy bây giờ cũng rất phổ biến, bởi vì nhanh."
Tôi không nói gì, chỉ nghĩ, tôi đến đây để lấy kinh, tôi không muốn bỏ tiền ra mua bằng cấp rồi về lừa người ta.
Có lẽ Thẩm Phương hiểu những điều ấy đang thực sự làm tôi choáng ngợp, nên, chị nói: "Thế này đi, chị biết một giáo sư trong khoa của em, lát nữa chị sẽ đưa số điện thoại của ông ấy cho em, em có thể đi tìm ông ấy." Chị như đang mở lời làm dịu bầu không khí: "Thực ra, chị nghĩ ngành của em nếu như theo học thạc sĩ nghiên cứu sẽ thích hợp hơn."
Tôi vẫn không nói gì, trong đầu vẫn quay mòng mòng không lối thoát, tôi nghĩ sao mà mình lại đen thế, lúc đó cảm thấy như bị lừa một vố vậy!
Tôi đường đột hỏi Thẩm Phương: "Giáo sư mà chị quen biết ấy, ông ấy có nhận nghiên cứu sinh không?" Thẩm Phương ngây ra một lúc, có lẽ trước giờ tôi luôn có bộ dáng nghiêm chỉnh, không ngờ tôi lại có thể đưa ra yêu cầu ấy.

Nghĩ một lúc, chị nói: "Chị cũng không biết, hay em hỏi thử xem?"
Bầu không khí chỉ vì tinh thần sa sút của tôi mà cũng trở nên ngột ngạt, Sue muốn làm dịu sự căng thẳng ấy, nên đi tới sờ vào miệng vết thương của tôi: "Miệng em sao rồi?" Sau đó tự cười ngốc: "Em dũng cảm thật đấy, sao lại xông đên đánh hắn chứ."
Tôi nặn ra nụ cười, vô thức trả lời: "Cũng không phải là dũng cảm, em còn tưởng hắn trộm túi của em." Nói xong câu này, tôi tự tát thầm bản thân một cái bạt tai, quả này không giả làm anh hùng được rồi.
Thẩm Phương và Sue rộ lên cười "ồ"....!ý vị sâu xa....
Tôi cũng cười, thôi kệ vậy, chuyện đã đành, kẻ phế vật vô năng như tôi đến cả chuyện đi học cũng bị lừa, ra vẻ oai phong làm gì cơ chứ.
"Trong túi em có thứ gì đáng giá hả? mà lại dám liều mạng như vậy?" Sue lại hỏi.
"Không có, chỉ là có chiếc đồng hồ em mới mua." Tôi xoa mũi, thật là ngại.

"Đồng hồ? Đồng hồ gì? Mang ra xem nào?" Quả nhiên Sue là người cái gì cũng tò mò.
Đúng là bà tám, tôi nghĩ.
Nhưng tôi vẫn kéo chiếc vali dưới gầm giường ra, lấy ra một chiếc đồng hồ, tôi cũng có lòng khoe khoang một chút, các chị cũng đừng nghĩ tôi là đứa nhà quê chả biết gì.
"Ồ, không ngờ em cũng khá có mắt thẩm mỹ đó." Thẩm Phương khen tôi một câu, tôi lại bắt đầu nở hoa trong lòng: "Cũng tạm thôi." Bản thân không khiêm tốn chút gì.
"Em đeo sao?" Sue hỏi, tôi không trả lời, thực ra tôi muốn giả vờ là mua cho mình, để bọn họ nghĩ tôi thuộc loại "giàu tầm ngầm".
"Chắc tặng mẹ em nhỉ?" Thẩm Phương nghiêng đầu nhìn tôi, trong mắt ngập tràn ý cười và dò hỏi.
Đúng là tôi rất ngạc nhiên: "Sao chị biết em mua tặng mẹ?"
"Haha, chị nghĩ không hợp với phong cách của em lắm." Thẩm Phương vuốt tóc theo thói quen: "Chị cũng chỉ đoán thôi."
Không ngờ lại đoán ra, tôi cũng không tiện tiếp tục lừa nữa, gật gật đầu.

Thẩm Phương lại khen: "Thật hiếu thảo nha."
Sue định lấy chiếc đồng hồ ra: "Chị thử xem nào." Bị Thẩm Phương ngăn lại, lườm cô ấy một cái: "Là quà của người ta." Sue bĩu môi đặt chiếc đồng hồ trở lại, rất không vui nói: "Tớ cũng phải mua một cái, hoá ra là trang sức của hãng này, cứ tưởng đồng hồ không đẹp, nhìn gần cũng đặc biệt ra phết."
Lòng tôi nhẹ nhõm hẳn, tôi cũng không muốn để Sue đeo, không phải vì tôi keo kiệt, mà tôi chỉ không muốn bất cứ ai có thể đeo trước khi mẹ tôi được đeo nó.

Nhưng tôi cũng phát hiện, dù trông có vẻ Sue rất thoải mái tuỳ tiện, nhưng có vẻ chị ấy lớn tuổi hơn Thẩm Phương, mà chị cũng rất sợ Thẩm Phương.
Thẩm Phương và Sue chuẩn bị ra ngoài ăn, gọi tôi đi cùng, nhưng tôi từ chối, tôi thực sự bị mất hứng bởi cái thứ "thạc sĩ giảng dạy ấy", lúc đó còn chưa bật khóc luôn là đã tốt lắm rồi, làm gì còn tâm trạng đi ăn cơm.
Thẩm Phương và Sue khuyên tôi hết lời, tôi vẫn kiên quyết nói rằng phải trông coi cửa tiệm, bọn họ chỉ đành rời đi.

Khi tôi tiễn Thẩm Phương ra xe, tôi kéo chị lại: "Chuyện ông giáo sư đó, nhờ chị giúp em liên lạc nhé." rồi rất nghiêm túc nói: "Thật ngại, làm phiền chị nhiều quá."
Thẩm Phương rất hào phóng: "Không có gì, dễ như trở bàn tay thôi mà."
Cửa xe đóng lại, khi tôi định trở về tiệm sau khi tiễn bọn họ, thì cửa sổ xe lại được hạ xuống, Thẩm Phương ở bên trong cười hỏi: "Vốn dĩ chị đến để xem vết thương của em, thế mà lại làm phiền em lâu như thế, ban nãy náo nhiệt quá, làm quên cả hỏi em, em nói chị biểu dương em, em muốn chị biểu dương em thế nào đây?"
Tôi cười lúng túng: "Chị cũng biết đấy, em tưởng cái túi đó là của em nên mới giành lấy, không cần biểu dương đâu." Sau đó, nối liền bằng một câu: "Hơn nữa em còn nhờ chị nghe ngóng chuyện giáo sư nữa mà."
Thẩm Phương cười: "Đây là hai chuyện khác nhau, chị đã nói rồi, cũng phải tính, coi như an ủi em."
Tôi vẫn khăng khăng khách khí, Thẩm Phương xua tay: "Bọn chị nghĩ kỹ rồi, em mau quay về đi, ông chủ của em đang chờ đó, bọn chị đi trước đây."
Nhìn chiếc Bentley đi xa, tôi quay người bước vào cửa hàng.

Tôi nhớ rằng ngày hôm đó trời rất nhiều mây, và mọi thứ tôi nhìn thấy đều có màu xám xịt.

Đúng như cảm giác của tôi lúc đó.
Trong vài ngày tiếp theo, Thẩm Phương không đến nữa.

Chỉ khoảng 3 ngày sau, chị ấy gọi cho tôi và bảo tôi cho chị địa chỉ email.

Qua hôm khác, bảo tôi đi tìm chỗ nào đó để kiểm tra hộp thư..


Bình Luận (0)
Comment