Xa Gần Cao Thấp

Chương 164

Mọt sách ăn thịt

......

Đến Bách Châu chỉ là một ý nghĩ nảy ra bất chợt của chị Tống, giờ này những năm trước chị sẽ ở cùng bố mẹ vài ngày, năm nay cha mẹ ra nước ngoài du lịch theo đoàn nên trong nhà chỉ còn lại chị và chồng. Đề cập yêu cầu ly hôn, chồng chị chỉ nói: "Chắc chắn chưa? Vậy để tôi suy nghĩ."

Tình cảm vợ chồng chỉ còn sự ràng buộc về con gái và nhu cầu qua lại thỉnh thoảng giữa những mối quan hệ xã giao. Cuộc hôn nhân nhạt nhoà đã kéo dài hơn mười năm, có một dạo ngay cả hai người họ cũng cảm thấy hay là cứ sống đại khái thế này thôi: không ly hôn, không can thiệp vào cuộc chơi của nhau, không chơi được nữa thì về nhà, cùng nhau hoà thuận trải qua tuổi già bình yên.

Trong giới của chị còn có một cách giải quyết vấn đề hôn nhân khác, đó chính là ly hôn nhưng không ly thân, hai vợ chồng vẫn sống chung trong một ngôi nhà, duy trì biểu hiện giả dối về hôn nhân với bên ngoài.

Tống Việt Quỳnh đang dùng bữa sáng tự phục vụ (buffet) trong khách sạn cảm thấy, kiểu hôn nhân này cũng có nghĩa là "tự phục vụ", hoàn toàn dựa vào tự giác.

Phong Niên gọi taxi đã xuất hiện ở lối vào khách sạn và rảo bước thật nhanh khi nhìn thấy chị Tống, suýt trượt chân ngã. Phong Niên ngượng ngùng cười, cởi áo khoác ra ngồi đối diện chị Tống, nhìn chị cắt dưa hấu thành từng miếng nhỏ.

"Em không đói à?" Chị Tống ngồi thẳng lưng, tạo thành một đường thẳng mảnh mai từ vai đến cánh tay. Phong Niên nói có hơi đói, em muốn đưa chị ra ngoài ăn.

Phong Niên, chị rời nhà lúc bốn giờ sáng bay đến Bách Châu, không phải chỉ để ăn. Chị Tống nhìn cô gái, ánh mắt đáp lên mu bàn tay cô: "Sao thế này?" Đầu ngón tay chị nhẹ nhàng chạm vào tay Phong Niên: "Em bị bỏng dầu à?"

"Đêm giao thừa em định xuống bếp nấu thịt chua ngọt, không để ý khiến dầu bắn vào tay, thành mấy vết phồng rộp." Tay Phong Niên hơi lùi về sau, bỗng chị Tống đứng dậy: "Chị đi lấy vài món cho em ăn."

Từ phía sau, Phong Niên nhìn chị chăm chú, từ đuôi tóc cho đến phần lưng và mông được bộ váy len phác hoạ, chị Tống bất ngờ quay đầu lại, bắt gặp ánh mắt của cô: "Ăn chút thịt bò và tôm không?"

Phong Niên gật đầu, cũng đứng dậy đi rót hai tách trà. Lại ngồi xuống trước cửa sổ, chị Tống vẫn tiếp tục trò chuyện với Phong Niên như trước, vẫn nói về George Eliot và Virginia Woolf đã bị cô giấu kín từ lâu, chị nói rằng con gái chị là Chương Chương sau này có khả năng sẽ học khoa học kỹ thuật, con bé không có cảm xúc gì với văn học, cũng coi là điều tốt.

Nói đến đây, đuôi mắt Phong Niên thoáng đến cảm xúc khiên cưỡng, chị Tống cười: "Em học văn, đó là điều tốt đối với chị." Bởi đó là con đường chúng ta gặp nhau. Hai chân chị khép lại, đầu gối hướng về phía Phong Niên và chạm vào chân Phong Niên không muốn rời xa. Phong Niên uống trà, hết ngụm này đến ngụm khác, không muốn cử động chân.

Ngồi hơn một tiếng, chị Tống lau miệng: "Thời tiết ở Bách Châu dễ chịu hơn ở Bắc Kinh, em đi dạo với chị nhé?" Cô tự nhiên mặc áo lên giúp Phong Niên, những đầu ngón tay lành lạnh chạm lên mặt cô gái: "Toàn là collagen." Lại chọc chọc, giọng điệu như đang làm nũng: "Sao trông em không được vui? Là vì chị đột ngột đến Bách Châu phá hỏng kế hoạch đi chơi xuân của em à?"


Phong Niên nói không phải, chỉ là cảm giác như đang bước vào phòng thi lên đại học lần thứ hai. Cô lấy áo khoác cho chị Tống, ước chừng độ dày và nói mặc thế này không đủ, sẽ lạnh.

Vậy chị sẽ mặc của em. Chị Tống nói đùa, ung dung khoác áo lên: "Chỉ đi dạo một lát thôi."

Ra khỏi cửa khách sạn, chị Tống hỏi: "Tại sao lại giống kỳ thi đại học?" Chị có giao câu hỏi nhó nhằn gì cho em sao? Hay là, chị khiến em có ấn tượng giống người coi thi?

"Em không lãng mạn." Phong Niên nói em không biết lãng mạn thế nào. Chị đến Bách Châu là một chuyện vui lớn đối với em. Em không biết phải làm sao mới xứng với niềm vui đó.

Cô không tập trung khi ăn, tâm trí mải mê đếm nhiều điểm tham quan, xong lại... gạt bỏ. Một Bách Châu bé bằng lỗ mũi như thế, biết lấy gì ra gây ấn tượng với chị Tống học rộng tài cao?

Trước mặt chị Tống, người sắp học tiến sĩ sau nửa năm nữa như Phong Niên xuất hiện nỗi niềm bất lực nho nhỏ. Cô không những không biết nên lãng mạn làm sao, mắt cũng không to, và e rằng tiền trong túi cũng không mua nổi một chiếc áo khoác trên người chị Tống. Cảm xúc của triết gia Plato dần chìm xuống dưới làn sóng hiện thực.

Lúc đó, chị Tống đưa tay ra: "Có dám nắm tay ở ngoài một lúc không?"

Phong Niên nắm tay chị không chút do dự, chị Tống nói vậy ra đây là bàn tay của cao thủ hoành thánh, để chị cảm nhận xem có gì khác biệt không. Chị nhắm mắt lại, đốt ngón tay cảm nhận bàn tay của Phong Niên: "Gầy, không có nhiều thịt, không hợp gói hoành thánh, chỉ nên cầm bút thôi." Chị đút tay Phong Niên vào túi áo khoác: "Hầu hết những lần chúng gặp nhau nói chuyện đều ở trong xe, hiếm khi có dịp sóng vai đi cạnh nhau."

Phong Niên, em đã thấy rất nhiều chủ nghĩa lãng mạn trong văn học, nói theo cách đơn giản nhất, chủ nghĩa lãng mạn đề cao tính chủ quan của con người, phải không?

Vừa nói, họ vừa bước ra ngoài cửa khách sạn, băng qua đường cái, bước lên con đường ngắm cảnh dọc sông Bách Châu, vẫn đông nghịt khách du lịch dù cho đang là mùng 2 Tết. Chị Tống và Phong Niên không hề buông tay nhau, khi đi trên vạch kẻ đường, Phong Niên muốn rút ra nhưng chị Tống vẫn giữ chặt lại. Nửa người cô gái tê dại, cô nói, phải, đề cao tính cách và tình cảm của con người.

Chị Tống không nói gì, chỉ dựa vào lan can nhìn sông Bách Châu trên đường ngắm cảnh, chị khen phong cảnh rất đẹp, có cảm giác giống sông Hoàng Phố. Mũi chị đỏ ửng vì gió, tay kia nắm chặt gấu áo khoác.

Ngắm dòng sông một lúc, ngón tay cái chị Tống mân mê vòng tròn trên lòng bàn tay Phong Niên trong túi áo khoác, khiến Phong Niên an tâm, vì chị Tống không chê ghét vẻ đẹp nội tâm và bé nhỏ của Bách Châu, tạm thời cô chưa phá hỏng "lãng mạn".

"Phong Niên." Chị Tống gọi, Phong Niên tiến lại gần, cố gắng bắt lấy từng câu chữ bay trong gió của chị Tống.

"Vì lãng mạn mang tính chủ quan..." Chị khẽ cười: "Không sao." Chị buông tay Phong Niên, vuốt lại mái tóc rối tung vì gió của mình: "Chiều nay em đi thử đặc sản Bách Châu với chị nhé. Nếu chị mập lên, chị sẽ đổ thừa cho em."


Phong Niên cười và nói em sẽ không làm chị thất vọng. Nhưng trong lòng cô thoáng chốc chua xót, có vài lời nghẹn lại trong cổ họng.

Chị Tống nói em liên tục phân tâm, nghĩ chị đến Bách Châu sẽ thất vọng. Thực ra Bách Châu đối với chị chỉ là một trong vô số thành phố chị từng đến công tác, thực sự không có gì đặc biệt. Điều đặc biệt chính là em.

Em đang nghĩ cách làm sao để khiến chị hài lòng với mối quan hệ của chúng ta trong thời gian đợi chị ly hôn thành công. Em là người có ý thức đạo đức cao đẹp, cũng rất lương thiện và yếu đuối, em muốn tiến lên nhưng chân sau cứ bị kìm lại. Có phải không?

Phong Niên bần thần, nhưng vẫn gật đầu. Phần tóc máy bay không còn hình dạng máy bay nữa, lại trở thành một nhúm dày.

Chị Tống vuốt tóc cô, chị cười, thật ra hình dáng khuôn mặt của em hợp với tóc dài, đừng duỗi thẳng hết, chỉ cần duỗi một phần chân tóc đằng sau đỉnh đầu là được, lần sau chị sẽ đưa em đến tiệm cắt tóc, họ có cách.

Hai người họ lại im lặng, chị Tống khẽ hắt hơi, Phong Niên đề nghị, chúng ta quay về đi.

Chị Tống gật đầu, liếc thấy phía trước có một cô bé bán hoa, Phong Niên ngấm ngầm hiểu, mua một bông rồi ngượng ngùng đưa cho chị Tống: "Năm mới vui vẻ."

"Sao lại là một bông?" Chị Tống nhận hoa và ngửi.

"Ngàn vàng mua một cơn say, cầu vui chứ chẳng mong nhiều." Với đôi môi tái nhợt, Phong Niên đọc một câu trong "Phỏng cổ" của Lý Bạch, thấy đôi mắt sâu thẳm của chị Tống, dòng máu và sức sống nhanh chóng xông lên khuôn mặt cô, đôi môi mỏng cũng nhuộm màu đỏ tươi của hoa hồng.

"Đấy, mọt sách khi biết lãng mạn đúng là có sức sát thương rất ghê gớm." Chị Tống quay người đi về phía khách sạn, quay lưng lại vẫy tay với Phong Niên, Phong Niên hít một hơi thật sâu, cũng cất bước đi theo.

Tỉnh dậy, Phong Niên chạm vào kính, phát hiện sắc trời ngoài cửa sổ đã tối, chị Tống quay người lại đặt tay lên vai cô, nhắm mắt rồi hôn lên vai cô gái. Phong Niên tuy bị cận nhưng vẫn có thể thấy những vết đỏ chi chít trải dài từ vai cho đến ngực mình. Đây là buổi lễ trưởng thành muộn màng được chị Tống dẫn dắt thành công chỉ với lần thử đầu tiên.

Ban đầu chị Tống tưởng rằng Phong Niên không hề tinh ý, nhưng sau một màn dạy dỗ, người có khả năng tiếp thu nhanh chóng như Phong Niên đã biết cách khởi hành. Được nếm thử quả ngọt do Phong Niên đem lại trong lần thứ ba, chị Tống cắn nhẹ tai cô gái: "Thật không giống tay mơ."

Như một tay lão luyện, Phong Niên nghiêng người ôm chị Tống vào lòng, để mùi tóc của chị thấm vào nơi sâu trong tim phổi cô. Dần dần tuần tra đến eo chị Tống, tay Phong Niên dừng lại ở đó, cảm nhận sự mịn màng, sự mảnh mai, chị Tống hỏi cảm giác đó như thế nào?


"Ngước mắt trông tất thảy, một bữa dịch Quỳnh ngon." Mọt sách bắt đầu không đứng đắn trên giường, khiến chị Tống bật cười, nói quả nhiên.

Quả nhiên mọt sách ăn thịt, ăn hết bữa này lại thèm bữa nữa. Chị Tống véo cánh tay Phong Niên, nghỉ ngơi một lúc rồi ngồi dậy mặc quần áo vào, chị nói phải gọi hai cuộc điện thoại, hôn lên má Phong Niên: "Xin lỗi vì làm ồn đến em."

Phong Niên mở điện thoại kiểm tra tin nhắn, Du Nhậm gửi đến hai tin, một tin hỏi buổi tối cậu có rảnh không? Hai người họ sắp ăn hiệp thứ hai. Tin nhắn thứ hai được gửi đến cách một tiếng sau: "Phong Niên, cậu không đến ăn cùng bọn mình cũng không sao, nhưng bản thân cậu đừng bỏ bê ăn uống, không tốt cho sức khoẻ." Du Nhậm còn chèn thêm hai chữ ngắn gọn: "Đúng không?"

Nhắn lại xong, Phong Niên từ từ nằm xuống, sợ gây ra dù chỉ là một tiếng động nhẹ. Nhưng chị Tống đang nói những lời lịch sự với ai đó vẫn nhận thấy, tay kia vô thức sờ lên mặt Phong Niên.

Chân thực như giả tưởng, như giấc mộng, như búp hoa hé mở, như nhuỵ vàng tỏa ngát hương thơm, như cánh hoa nở rộ đến tột đỉnh. Phong Niên cảm thấy như vậy khi nhìn lên trần nhà, nghĩ mãi, nghĩ mãi, bỗng vô giác bật cười.

Du Nhậm đang ngồi dưới nền nhà phòng khách nhà mình, vừa ăn sườn dê vừa bấm điện thoại: "Phong Niên đã về, vẫn không có thời gian."

Túc Hải nói em biết. Hôm nay biểu hiện ăn uống của cô bé thất thường, bữa trưa chỉ ăn một bát, đến nhà Du Nhậm ăn món sườn dê nướng do Viện trưởng Du nấu cũng ngâm mãi mới ăn hết nửa khúc.

"Chị ấy cho em leo cây, chị Du Nhậm, Hoại Phong Niên học hư rồi." Mặt Túc Hải đỏ bừng vì sức nóng từ máy điều hòa, tay vừa chạm vào ly rượu vang đỏ đã bị Du Hiểu Mẫn vỗ nạt: "Tiểu Hải, trẻ vị thành niên uống nước lọc đi." Du Hiểu Mẫn - người bị chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, tăng đường huyết và tăng lipid máu cuối năm ngoái - thậm chí còn không chuẩn bị một lon coca. Bọn trẻ chỉ được uống nước lọc, trừ cô được uống rượu vang đỏ.

"Học hư thế nào?" Đôi mắt Mão Sinh long lanh, đang đắm chìm trong niềm vui cho sự tự do sắp tới của Ân Tú, đánh giá dành cho Phong Niên cũng cao hơn: "Tiểu Hoài không thể học hư được, cậu ấy là loại người ngay thẳng."

Du Nhậm ho khan, thay cho lời cảnh cáo Túc Hải đừng nên nói nhiều.

Túc Hải cúi đầu cắn hai miếng sườn dê, sau đó lau tay bấm điện thoại: "Hoại Phong Niên, cả đời này đừng hòng được em cắt tóc cho, chị đắc tội em rồi!" Miệng nhỏ nhẫy dầu tức giận trề môi, Du Nhậm cười, xoa mái tóc xù của Túc Hải: "Đừng giận, đừng giận, lần sau chúng ta sẽ cho Phong Niên leo cây."

Sự thân mật lọt vào tầm mắt Viên Liễu ngồi cạnh, cô gái nhỏ gắp khúc sườn thứ hai cho Túc Hải: "Tiểu Hải, miếng này được nướng ngon nhất, vàng óng giòn thơm, cho cậu ăn."

Túc Hải nói Tiểu Liễu đúng là tốt quá, sau đó đáng thương nhìn Du Nhậm, được Du Nhậm gắp rau cho: "Tiểu Hải ở Bắc Kinh một thời gian trông xinh hơn nhỉ, có phải do ăn đủ rau không?"

Đúng thế, cái gì em cũng ăn. Thời tiết Bắc Kinh khô hanh, ngày nào em cũng mua một cân rau ăn đổi món. Túc Hải tựa đầu lên vai Du Nhậm: "Chị Du Nhậm, em nhận ra chị chưa bao giờ nuốt lời." Túc Hải còn giương hàng mi giả lên nhìn sắc mặt âm u của cô bạn thân - Viên Liễu cứng ngắc nhét vào trong miệng một miếng cà chua, vừa nhai vừa buồn bực liếc Túc Hải.

Túc Hải chợt nhớ tới một câu đã từng nghe qua: "Mất cái này được cái kia." Bộ dạng Tiểu Liễu trông như bị thất sủng. Bỗng tâm trạng cô dễ chịu hơn, cười gian xảo với Viên Liễu rồi gửi tin nhắn cho Phong Niên: "Hoại Phong Niên, em đang ăn sườn dê, không để lại cho chị một khúc nào đâu. Chị đã bị hạ cấp từ bạn ăn uống của em thành người qua đường."


"Nhóc ăn đi, ăn nhiều vào. Chị cũng có cái ăn." Nhắn xong, Phong Niên không khỏi nhếch mép cười.

"Cười cái gì?" Chị Tống hỏi sau khi gọi điện thoại.

"Bạn nhỏ tức giận, trách em cho họ leo cây, không ăn sườn dê cùng họ." Phong Niên đặt điện thoại xuống, chăm chú nhìn chị Tống. Người yêu hào phóng nghênh đón cô, đôi mắt sáng ngời đầy dịu dàng: "Hả?"

Có luồng nhiệt nóng chảy qua bụng Phong Niên, cô ngơ ngác, nói em đã xong rồi, Tống Việt Quỳnh, em xong rồi. Chị Tống lại kéo chăn đắp lên đầu hai người, nói vẫn chưa xong.

Thở hồng hộc sau hiệp thứ tư, Phong Niên mới kịp hỏi, đôi mắt cận mờ mịt lại lóe lên ánh sáng suy tư: "Đây là yêu sao?"

"Đây là một loại tình yêu." Chị Tống nhẹ nhàng cười: "Đồ mọt sách ngốc."

......

Lời của Phy (góc đọc thêm):

Bàn về mối liên hệ giữa Bán Thổ Vân - Virginia Woolf

Bộ này ngoài Việt kịch ra thì lĩnh vực chiếm spotlight nhiều chính là văn học. Không chỉ riêng Phong Niên và chị Tống, những tình tiết về Du Nhậm trước đó cũng nhắc đến Virginia Woolf, cũng chính là nhà văn đã ảnh hưởng đến Bán Thổ Vân rất nhiều, dưới đây là một vài bàn luận mà mình biết về nữ văn sĩ này.

Đối với những ai quan tâm đến vấn đề nữ quyền, cái tên Virginia Woolf chính là nhân vật quan trọng không thể thiếu trong sự phát triển của nữ quyền và các phong trào chủ nghĩa hiện đại, với cuốn "A Room of Ones Own" kinh điển lưu lại rõ những câu châm ngôn nổi tiếng, là một trong những cuốn sách đầu tiên nói lên tiếng lòng và thức tỉnh quyền con người trong phụ nữ.

Trong số những tác phẩm của bà, có cuốn "The Waves" dường như là nguồn gốc để Bán Thổ Vân lấy cảm hứng viết ra "Xa gần cao thấp" - The Waves đã có bản dịch với tựa "Những lớp sóng", 6 nhân vật chính được miêu tả từ lúc trẻ cho đến khi trưởng thành, qua thời gian dần dần bị tan ra và hoà lẫn vào nhau, giọng văn chính xác là "kịch thơ" như lời bà miêu tả, cùng những ẩn dụ ngập tràn hình ảnh, khơi gợi cảm quan và sức tưởng tượng cũng khá giống với "Xa gần cao thấp".

Tuy nhiên, nghe lý thuyết thì hay nhưng truyện của bà rất khó đọc, mình đã đọc cuốn "Orlando" và "Bà Dalloway" cả bản tiếng Việt lẫn tiếng Anh, do mình hơi kén bản dịch nên tưởng do người dịch trúc trắc thế nào nên khó ngấm, nhưng đọc bản gốc thấy đúng là khó đọc thật, không chỉ vì bà viết theo dòng ý thức, mà trong những câu văn mang đầy ẩn dụ và lối viết hỗn loạn, cảm giác mình cũng bị điên theo (Vì... bà Woolf bị rối loạn lưỡng cực).

Mình chưa có thời gian đọc "The Waves", nhưng đối với mình, "Orlando" là một tác phẩm rất cuốn hút, nó xóa nhòa ranh giới của giới tính thời đó, khi một người nam có thể ngủ dậy và biến thành nữ với tâm thái rất bình thản, chìm trong hiện thực và ảo mộng trào phúng có lẽ phải đọc đi đọc lại mới thấm. Và trong Dalloway, có câu nói mở đầu rất ấn tượng: "Bà Dalloway nói sẽ tự đi mua hoa", để mà đời nay chúng ta có lời lyrics rất cháy "I can buy myself flowers" của Miley Cyrus, thể hiện sự thức tỉnh về quyền và sự tự do của một người phụ nữ trong những năm 1900 (thời mà phụ nữ Mỹ vẫn phải đấu tranh đòi quyền bầu cử).

Nếu có thời gian, các bạn cũng có thể tìm đọc những tác phẩm của Woolf nha.

......

Bình Luận (0)
Comment